Doanh nghiệp nợ bảo hiểm người đại diện pháp luật có chịu trách nhiệm không

Vấn đề doanh nghiệp không coi trọng việc đóng bảo hiểm dẫn đến nợ tiền bảo hiểm hiện nay xảy ra thường xuyên. Vậy trách nhiệm pháp lý khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm là gì? Doanh nghiệp nợ bảo hiểm người đại diện pháp luật có chịu trách nhiệm không? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết tư vấn dưới đây:

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm

Trách nhiệm pháp lý khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm

Trách nhiệm hành chính

Đối với hành vi không đóng tiền bảo hiểm xã hội, chậm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 88/2015 NĐ-CP)

Trách nhiệm hình sự

Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được quy định tại Điều 216 BLHS 2015

Mức xử phạt khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm

Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 88/2015 NĐ-CP) quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội… như sau:

Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Khoản 5 Điều 216 BLHS 2015 quy định doanh nghiệp phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau:

  1. Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng:

Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định dưới đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người lao động;

Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động

  1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định dưới đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng:

Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người lao động trở lên;

Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động

Mức phạt khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm

Mức phạt khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm

Người đại diện có chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm?

Điều 14 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định trên.

Do đó có thể nói bản chất của việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động và doanh nghiệp cùng nhau tham gia chứ không phải quan hệ giữa người lao động và người đại diện của doanh nghiệp.

Như vậy, người đại diện không có chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp nợ tiền đóng bảo hiểm mà chủ sở hữu công ty có trách nhiệm thanh toán hết khoản nợ BHXH cho cơ quan BHXH. Trường hợp không thanh toán sẽ là căn cứ để công ty bị áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật (xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự)

Vai trò của luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp

Vai trò của luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp

Vai trò Luật sư bảo vệ cho người đại diện khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm như thế nào?

Luật sư hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc sau:

Nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Luật sư tham gia việc hoà giải, tham gia phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;

Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Luật sư tranh luận tại phiên toà.

Các công việc pháp lý khác

Long Phan PMT cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin tránh gây thiệt hại đến khách hàng; tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Cam kết thực hiện tư vấn đúng pháp luật, bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là bài viết tư vấn về Doanh nghiệp nợ bảo hiểm người đại diện pháp luật có chịu trách nhiệm không? Trường hợp khách hàng có thắc mắc liên quan tới bài viết hoặc có các nhu cầu cần được tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp. Xin cảm ơn.