Tư vấn thành lập doanh nghiệp MIỄN PHÍ đúng luật
Ngày đăng: 07:29:35 17-11-2020
Thủ tục thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc trước khi đi vào hoạt động kinh doanh. Các thủ tục này khá rắc rối và gây nhiều khó khăn cho những tổ chức cá nhân muốn thành lập công ty. Thông qua bài viết dưới đây sẽ tư vấn trọn gói và miễn phí cho quý khách hàng thủ tục thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp theo đúng trình tự pháp luật hiện hành.
Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn
Vấn đề thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
· Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không yêu cầu vốn pháp định, thì luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.
· Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định để hoạt động, thì vốn để thành lập công ty phải bằng hoặc lớn hơn so với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
Sau đây là một số ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định:
· Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng (Điều 03 Nghị định 76/2015 /NĐ-CP);
· Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
· Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
· Thành lập trường đại học tư thục: Trên 500 tỷ đồng (Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP);
· Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng (Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP)….
Điều kiện về mặt chủ thể thành lập doanh nghiệp
Các tổ chức, các nhân điều có quyền thành lập doanh nghiệp trừ những trường hợp sau đây (được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014):
· Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
· Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
· Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
· Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
· Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
· Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
· Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng chống tham nhũng.
Điều kiện về tên doanh nghiệp
Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến được quy định tại các Điều 38 - Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải gồm hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng được viết theo thứ tự:
· Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
· Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính
Được quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Sau đây là những chi phí cần để thành lập một doanh nghiệp giúp quý khách hiểu rõ hơn các khoản chi tiêu, kế toán- thuế và dự toán được các chi phí thành lập công ty hợp lý và hiệu quả.
· Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư (Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
· Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp 2014)
· Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp
· Phí mua chữ ký số (Token) (Nghị định 130/2018/NĐ-CP)
· Chi phí mở tài khoản ngân hàng, nộp thông báo tài khoản ngân hàng. Doanh nghiệp cần phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và đồng thời để nộp thuế theo quy định.
· Lệ phí môn bài (Nghị định số 139/2016/NĐ-CP)
· Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn Giá trị gia tăng (Nghị định 119/2018/NĐ-CP)
· Một số chi phí khác: chi phí hồ sơ, thiết kế, in ấn biển hiệu công ty; chi phí trang bị cơ sở vật chất của công ty; chi phí thuê mặt bằng kinh doanh – trụ sở;…
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những gì
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những gì tùy thuộc vào loại hình công ty mà quý khách mong muốn thành lập.
· Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
· Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
· Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
5. Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức
6. Văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
7. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
· Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
5. Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức
6. Văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
7. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Các bước thực hiện đăng ký doanh nghiệp như sau:
1. Doanh nghiệp soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp (thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định).
3. Khắc con dấu pháp nhân và thông báo sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp. Sau đó gửi thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh, đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nhờ luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp đúng luật của Long Phan PMT
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, vốn, chi phí, hồ sơ và trình tự thủ tục. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh và đầu tư, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trên chặn đường phát triển bền vững. Mọi sự hợp tác vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn./.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được gặp luật sư tư vấn luật doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với công ty Luật Long Phan PMT qua các hình thức sau:
Tư vấn luật doanh nghiệp qua EMAIL để nhận được sự tham vấn từ luật sư, luật gia vui lòng gửi câu hỏi đến email pmt@luatlongphan.vn, quý khách sẽ nhận được giải đáp vấn đề bằng văn bản hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng.
Tư vấn qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí trực tuyến qua ZALO: 1900636387
Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 1900 63.63.87(Luật sư trực tiếp giải đáp).
DOANH NGHIỆP TƯ VẤN TRỰC TIẾP TẠI
TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
VĂN PHÒNG TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP TPHCM
Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
Quận 7: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
Kết nối với Luật Long Phan qua:
Google site: https://sites.google.com/site/luatlongphan/
Pbase: https://pbase.com/luatlongphan/profile
Coub: https://coub.com/luatlongphan
Leetchi: https://www.leetchi.com/en/c/l9Vxq7dw
Yolasite: http://luatlongphan.yolasite.com/
Anchor.fm: https://anchor.fm/luatlongphan