Doanh nghiệp đã có quyết định giải thể có được ký hợp đồng mới?

Doanh nghiệp đã có quyết định giải thể có được ký hợp đồng mới hay không là điều mà các cá nhân/tổ chức kinh doanh nên lưu tâm để tránh các rủi ro pháp lý về sau. Về bản chất khi doanh nghiệp GIẢI THỂ thì nó chấm dứt sự tồn tại nên sẽ không được tham gia hoạt động kinh doanh, tuy nhiên pháp luật quy định ra sao về vấn đề này. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trường hợp này.

Doanh nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp giải thể khi nào?

Giải thể doanh nghiệp là thủ tục pháp lý được tiến hành trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN). Khi doanh nghiệp tiến hành giải thể công ty thường bao gồm một trong hai nguyên nhân: một là doanh nghiệp tự nguyện giải thể, hai là doanh nghiệp bị bắt buộc phải giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Trường hợp công ty có quyền quyết định giải thể

Trường hợp 1: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn

Trường hợp 2: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần

Trường hợp công ty bắt buộc phải giải thể

Trường hợp 1: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty

Trường hợp 2: Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người quản lý có liên quan và công ty cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

Các hoạt động bị cấm khi có quyết định giải thể doanh nghiệp

Trước khi giải thể, doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động trong một thời gian nhất định và chắc chắn sẽ tạo ra các giá trị thông qua các hợp đồng thương mại. Trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên liên quan, pháp luật có quy định cụ thể các hoạt động bị cấm của doanh nghiệp trong trường hợp này tại Điều 205 Luật DN như sau:

Khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể như sau:

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

Cất giấu, tẩu tán tài sản;

Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Không ký hợp đồng mới khi doanh nghiệp giải thể

Doanh nghiệp giải thể có được ký hợp đồng mới

Kinh doanh là để tìm kiếm lợi nhuận, việc giải thể là điều mà hầu hết các doanh nghiệp không mong muốn xảy ra. Theo quy định pháp luật, giải thể doanh nghiệp dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký doanh nghiệp. Khi mà một doanh nghiệp không còn tồn tại thì việc thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan đến doanh nghiệp đó là điều không thể. Lúc này doanh nghiệp không được ký kết các hợp đồng mới có liên quan đến mình, việc ký kết này sẽ là vi phạm quy định về chủ thể. Bởi một chủ thể không tồn tại trên thực tế lại là một bên trong một loại hợp đồng.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, ký hợp đồng mới là một trong các trường hợp cấm làm sau khi có quyết định giải thể. Tuy nhiên để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán nợ, các nghĩa vụ tài sản và các công việc khác liên quan đến việc giải thể, thì doanh nghiệp được ký kết hợp đồng mới phục vụ cho việc giải thể. Điều này giúp việc giải thể diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, không vì mục đích lợi nhuận.

Luật sư tư vấn khi doanh nghiệp giải thể

Tư vấn các quy định của pháp luật về giải thể công ty

● Các trường hợp giải thể doanh nghiệp;

● Cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;

● Cách thức ra quyết định về việc giải thể;

● Tư vấn cách thức gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người lao động;

● Tư vấn thủ tục đăng báo giải thể;

● Phương thức thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;

● Thủ tục trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Luật sư hỗ trợ về vấn đề giải thể doanh nghiệp

Luật sư hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

Biên bản họp về việc giải thể;

Quyết định về việc giải thể;

Thông báo giải thể;

Văn bản khác có liên quan.

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề ký kết hợp đồng mới khi có quyết định giải thể doanh nghiệp. Nếu bạn đọc có thắc mắc, cần hiểu rõ thêm thông tin hoặc để biết thêm chi tiết về chủ đề này thì vui lòng liên hệ với với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý khác. Xin cảm ơn!