Vợ đang mang thai chồng có được đơn phương ly hôn không?

Ngày đăng: 01:45:24 18-03-2021

Khi vợ đang mang thai nhưng tình cảm, cuộc sống hôn nhân gia đình xảy ra nhiều vấn đề và người chồng muốn ly hôn? Vậy khi vợ đang mang thai chồng có được đơn phương ly hôn không? Thủ tục ly hôn đúng pháp luật như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên dưới góc nhìn pháp lý.

Ly hôn khi vợ đang mang thai

Quy định pháp luật về việc chồng đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

● Trước hết khi một trong hai bên có yêu cầu ly hôn Tòa án sẽ hòa giải trước.

● Nếu hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

LƯU Ý: Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định rõ: Chồng KHÔNG có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Chồng có được đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014:

● Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

● Nhưng Luật Hôn nhân Gia đình không có hạn chế việc thuận tình ly hôn hoặc người vợ yêu cầu ly hôn khi đang mang thai. Do đó trường hợp này chỉ người vợ mới có thể nộp đơn yêu cầu đơn phương ly hôn.

● Quy định đặc biệt này nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ.

Như vậy, Nếu người chồng vẫn cố tình nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương tại Tòa án thì Tòa án cũng sẽ trả lại đơn theo Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Thủ tục xin ly hôn khi đang mang thai

Đơn phương ly hôn

Chuẩn bị hồ sơ

01 Hồ sơ ly hôn bao gồm:

● Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

● Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

● Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

● Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

● Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

● Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

Nộp hồ sơ

Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bạn cư trú, làm việc. Cư trú có thể là tạm trú hoặc thường trú theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Trường hợp Đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Mức án phí ly hôn không có tranh chấp về tài sản chung là 300.000 đồng theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phú cho Tòa án.

Tòa án thụ lý

Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự. Nên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bạn cư trú, làm việc có thẩm quyền thụ lý vụ án

Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí Tòa án sẽ xem xét thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn thì cha mẹ vẫn có những quyền và nghĩa vụ nhất định được quy định tại Điều 58 dẫn chiếu đến Điều 81, 82, 83, 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Trong đó tập trung xoay quanh nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn xuất phát từ tầm quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc các đối tượng yếu thế như trẻ em.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn cha mẹ có thể tự thỏa thuận tuy nhiên nếu cha mẹ không thể tự thỏa thuận thì có thể nhờ Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

● Vợ đang mang thai nên con được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

● Người chồng cũng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung của 2 người và vợ cũng không được cản trở quyền thăm nom con của người chồng.

Luật sư hỗ trợ tư vấn về việc đơn phương ly hôn

Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn

Pháp luật hôn nhân gia đình đang ngày càng hoàn thiện nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình khi không thể giải quyết được bằng hòa thuẫn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và làm đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy Luật Long Phan sẽ giúp bạn hiểu rõ và thực hiện đúng pháp luật thông qua các công việc sau:

● Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến đơn phương ly hôn

● Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn ly hôn

● Chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục công chứng giấy tờ theo yêu cầu của khách hàng;

● Liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

● Tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi có xảy ra tranh chấp ly hôn.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề vấn đề Vợ đang mang thai chồng có được đơn phương ly hôn không. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline 1900.63.63.87 để được gặp luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình đưa ra hướng giải quyết.

Tham khảo thêm:

Long Phan PMT: Công ty luật sư, tư vấn pháp luật miễn phí, cung cấp dịch vụ luật sư uy tín tại TPHCM. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng.

Địa chỉ: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

SĐT: 1900636387

Email: pmt@luatlongphan.vn

Website: https://luatlongphan.vn/tu-van-luat/hon-nhan-gia-dinh

Site: https://sites.google.com/site/luatlongphan/

Folder https://drive.google.com/drive/folders/1pccmr1Q4bWKwQTZZKUZaW7NFIVu6JthS

Twitter https://twitter.com/i/events/1301423029184917504

Thủ tục đăng kí kết hôn