Tội đánh người già bị xử lý trách nhiệm hình sự thế nào

Ngày đăng: 10:21:52 12-04-2020

Đánh người già là hành vi có thể bị truy cứu trách nhệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Vậy, chủ thể cố ý gây thương tích cho người già yếu phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tham khảo đến quy bạn đọc.

Cố ý gây thương tích cho người già yếu phải chịu trách nhiệm hình sự

1. Trách nhiệm hình sự có thể phải chịu khi đánh người già

Người có hành vi đánh người già yếu có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu thỏa mãn câu thành của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 BLHS 2015:

· Chủ thể thực hiện tội phạm phải có năng lực trách nhiệm hình sự;

· Hành vi khách quan là tác động trái pháp luật đến thân thể người khác trái luật như hành hung, đánh đập…;

· Hậu quả là nạn nhân bị tổn thương cơ thể từ 11% trở lên;

· Trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này nếu nạn nhân là người già yếu;

· Hình thức lỗi là cố ý.

Khung hình phạt tối đa có thể lên đến tù chung thân

2. Mức xử phạt với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khung hình phạt dành cho người phạm tội tại Điều 134 BLHS 2015 được quy định như sau:

· Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1;

· Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm đối với trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2;

· Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm với trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3;

· Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm với trường hợp phạm tội quy định tại khoản 4;

· Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân với trường hợp phạm tội tại khoản 5;

· Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm với trường hợp chuẩn bị phạm tội tại khoản 6.

Lưu ý, việc xác định khung hình phạt với người chưa đủ 18 tuổi phải thực hiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 101 Bộ luật này.

3. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

· Phạm tội có tổ chức;

· Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

· Phạm tội có tính chất côn đồ;

· Phạm tội vì động cơ đê hèn;

· Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

· Phạm tội 02 lần trở lên;

· Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

· Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình;

· Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

· Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

· Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

· Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Hành vi ngược đãi người già yếu cũng là hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự

4. Phân biệt với tội danh liên quan đến hành hạ, ngược đãi người già yếu

4.1. Tội bức tử (Điều 130 BLHS 2015)

Hành vi khách quan của tội danh này là đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình như bỏ đói, bỏ khát, đuổi khỏi nơi ở, lăng mạ, chửi bới… khiến nạn nhân tự sát.

Người thực hiện hành vi này có thể chịu mức phạt tối đa lên đến 12 năm tù.

4.2. Tội ngược đãi người khác (Điều 140 BLHS 2015)

Hành vi khách quan của tội danh này là đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 185 BLHS 2015.

Người thực hiện hành vi này đối với người già yếu có thể chịu mức phạt tối đa đến 03 năm tù theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4.3. Tội hành hạ ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS 2015)

Hành vi khách quan của tội danh này là đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha me, vợ chồng hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Người thực hiện hành vi này đối với người già yếu có thể chịu mức phạt tối đa đến 05 năm tù theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về trách nhiệm hình sự phải gánh chịu khi đánh người già. Nếu quý khách hàng còn điều gì chưa rõ trong quá trình tham gia tố tụng xin vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư thông qua hotline để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Long Phan PMT: Công ty luật sư, tư vấn pháp luật miễn phí, cung cấp dịch vụ luật sư uy tín tại TPHCM. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng.


Địa chỉ: Số 50/6 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

SĐT: 0908 748 368

Email: info@luatlongphan.vn

Site: https://sites.google.com/site/luatlongphan/

Facebook: https://www.facebook.com/luatlongphan

Google Form https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdp4QwM2Per4LtbnquhsgQJeEptvK3Z6k6rswi6P6-deOwg6g/viewform?usp=sf_link

Google Map https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=18mMjTGTtioO4NZU7zP6o_2-a6eUpvy6F

Tài Nguyên https://drive.google.com/drive/folders/1pccmr1Q4bWKwQTZZKUZaW7NFIVu6JthS?usp=sharing