Tạo điểm phục hồi hệ thống có sẵn trên Windows 10

Tạo điểm phục hồi hệ thống có sẵn trên Windows 10

TGTH

Tính năng này lần đầu được Microsoft giới thiệu trong phiên bản Windows 7 và trong các phiên bản hệ điều hành mới hơn, nó được “giấu” khá kĩ. System Image khi được tạo ra sẽ bao gồm các dữ liệu cá nhân của bạn và có thể được sư dụng để khôi phục khi hệ thống Windows bị hư hỏng, do đó khuyến cáo bạn nên khởi tạo gói tin System Image theo định kì như một phần của kế hoạch dự phòng của mình.

Bước 1: Tạo đĩa khôi phục (System Recovery Drive) và sửa chữa hệ thống (System Repair Disc)

Để sử dụng System Image một cách hiệu quả, bạn cần phải có một chiếc đĩa sửa chữa hệ thống (System Repair Disc) hoặc một chiếc USB khôi phục hệ thống (System Recovery Drive). Vì sao lại cần 1 trong 2 thứ này? Đơn giản, trường hợp nếu bạn có một chiếc máy tính Windows 10 không thể khởi động thì đây chính là giải pháp giúp bạn có thể boot vào hệ thống và tiến hành sửa chữa hoặc phục hồi.

Nếu bạn đã có sẳn một chiếc DVD/USB cài đặt Windows 10 thì bạn không cần phải khởi tạo System Repair Disc hoặc System Recovery Drive. Còn nếu chưa có, bạn có thể tiến hành khởi tạo bằng cách làm như sau:

Khởi tạo System Repair Disc (nếu máy tính có trang bị ổ DVD-RW)

Cho đĩa DVD/CD trắng nào ổ đĩa, sau đó nhập từ khóa “Control” vào Cortana rồi nhấp vào kết quả “Control Panel”.

Trong Control Panel, hãy nhấp vào lựa chọn “Backup and Restore (Windows 7)”.

Tiếp theo, hãy nhấp vào lựa chọn “Create a system repair disc”

Hộp thoại khởi tạo xuất hiện, công việc của bạn lúc này chỉ đơn giản là nhấp vào lựa chọn “Create Disc” và chờ quá trình khởi tạo bắt đầu là xong.

Khởi tạo System Recovery Drive (nếu sử dụng USB)

Kết nối thiết bị USB (đã xóa hết dữ liệu bên trong) vào máy tính, sau đó nhập từ khóa “Recovery Drive” vào Cortana và nhấp vào kết quả “Create a Recovery Drive”.

Hộp thoại thiết lập xuất hiện, hãy bỏ đánh dấu ở lựa chọn “Back up system files to the recovery drive” và nhấn Next.

Chờ vài giây để hệ thống nhận diện chiếc USB của bạn. Khi đã xong, hãy nhấn Next để tiếp tục.

Cuối cùng, hãy nhấn “Create” để quá trình khởi tạo được bắt đầu.

Bước 2: Khởi tạo System Image trong Windows 10 Creators

Khi việc chuẩn bị ở bước 1 đã hoàn tất, chúng ta sẽ bắt đầu việc khởi tạo System Image. Cụ thể như sau:

Nhấp vào lựa chọn “Create a System Image” trong Backup and Restore (Windows 7) của Control Panel.

Chờ vài giây để hệ thống nhận diện các phương thức sao lưu dữ liệu mà System Image có thể lưu trữ. Khi đã xong, bạn có thể chọn phương thức nào phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn cứ chọn “On a hard disk” cho đơn giản. Sau đó bạn hãy chọn phân vùng mà mình muốn dùng để lưu trữ dữ liệu System Image, chọn xong hãy nhấn “Next”.

Tiếp theo, hãy lựa chọn phân vùng mà bạn muốn khởi tạo System Image. Ở đây mặc định phân vùng hệ thống “C” đã được chọn sẳn.

Cuối cùng, bạn chỉ việc nhấp vào “Start Backup” để việc khởi tạo System Image được bắt đầu.

Bước 3: Sử dụng System Image để khôi phục

Khi có hệ thống có vấn đề, bạn có thể nhanh chóng khôi phục lại thông qua việc “bung” dữ liệu từ lần khởi tạo System Image trước đó. Cụ thể như sau:

Khởi động máy tính bằng việc ưu tiên truy cập vào đĩa System Repair Disc hoặc System Recovery Drive mà chúng ta đã khởi tạo ở bước 1. Sau đó lần lượt truy cập vào Repair this Computer > Troubleshoot > Advanced Options > System Image Recovery. Nhấp tiếp vào biểu tượng Windows 10 và chọn gói sao lưu System Image mà bạn đã khởi tạo gần đây nhất và nhấn Next, sau đó… ngồi chờ mọi thứ diễn ra một cách tự động.

Khi đã hoàn tất việc khôi phục, bạn cần khởi động lại máy tính và kiểm tra kết quả.

nguồn Genk.vn