Hát Cho Người Tị Nạn - Nguyễn đức Nam

Hát Cho Người Tị Nạn

Nguyễn đức Nam

Source: https://xa.yimg.com/kq/groups/SqlRBBLtetmMoeTuKw--/c.hjOwXufNj08XvDdOE-/name/Hat+Cho+Nguoi+Ti-Nan+KNM+79.pdf

Aberdeen ProvingGround,

MD, 4/23/1975:

Tối 23 tháng 4 năm 1975,

Tôi đang ở nhà một người bạn thuộc quận Arlington, Virginia thì nhận được điện thoại của Đại Úy Hick từ VănPhòng Trung Tướng Chỉ Huy TrưởngTrung Tâm Huấn Luyện Aberdeen Proving Ground, gọi về trình diện ngay lập tức.

Tôi về đến trường vào lúc 2 giờ sáng ngày 24 4 1975. Cùng với 5 Sĩ Quan khác, tôi nhận được Sự Vụ Lệnh đi công tác ở Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas và phải lên đường ngay tức khắc.

Trong Sự Vụ Lệnh không ghi rõ công tác kéo dài bao lâu, chỉ cho biết là các Sĩ Quan vẫn được trả lương như khi còn đang thụ huấn.

Xe bus của Bộ Binh Hoa Kỳ đưa chúng tôi ra phi trường Baltimore, đáp chuyến bay 455 của hãng Frontier một hãng máy bay nhỏ, được thuê riêng cho quân nhân và gia đình đến St. Louis, Missouri rồi từ đây, bay đến Forth Chaffee, Arkansas vào lúc 20:36.

Theo lời người Sĩ Quan Hướng Dẫn thì Forth Chaffee là Trung Tâm Huấn Luyện National Guard của HoaKy, lớn như một thành phố và có thể cung ứng chỗ ở cho hơn hai chục ngàn người. Hiện nay, trung tâm này hoàn toàn bỏ trống, để chính phủ Liên Bang dùng cho chương trình đặc biệt nào đó, đang còn được giữ kín.

Vì trời tối, chúng tôi không thấy nhiều, chỉ thấy những doanh trại ngang dọc, trống trải, như những trại lính đã bỏ hoang từ lâu. Vả lại, phải dậy từ sáng sớm nên giờ này, chúng tôi đã thấy mệt, không quan tâm nhiều đến ngoại cảnh, cũng như những lời người Sĩ Quan Hướng Dẫn vừa nói Chúng tôi được đưa đến một khu nhà xây cất khang trang, có bảng chữ “BOQ” (Bachelor Officer Quarter: Cư Xá Sĩ Quan Độc Thân). Mỗi người trong chúng tôi có một phòng riêng, có bếp, có phòng tắm, có TV, có tủ lạnh, có telephone, rất tiện nghi. Tuy nhiên, sau khi tắm rửa, chúng tôi mở TV để xem tin tứ bên nhà, mới biết tất cả TV đều không có hình ảnh. Chúng tôi thử telephone và giật mình khi biết đường dây điện thoại chưa được nối với tổng đài. Tất cả những khu nhà kế cận đều vắng tanh. Người Sĩ Quan Mỹ đã đi từ lâu. Chúng tôi quyết định đi ngủ sớm, sáng mai lên Văn Phòng trình diện, sẽ hỏi về vấn đề TV và Điện Thoại.

Forth Chaffee, ARK,4/24/1975:

Việc đầu tiên chúng tôi phải làm ngay sáng nay là lên Văn Phòng Bo Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt tại Fort Chaffee để trình diện. Đại Úy Tân là sĩ quan cao tuổi nhất được chúng tôi đề cử làm Trưởng Toán để trình Sư Vụ Lệnh cũng như để liên lạc với Thiếu Tá Miller, Trưởng Khối Điều Hành. Sau khi làm đầy đủ thủ tục, chúng tôi được mời sang phòng họp. Tại đây, chúng tôi được Thiếu Tá Miller cho biết là chúng tôi được Trung Tâm Huấn Luyện Quân Cụ Aberdeen Proving Ground biệt phái xuống Arkansas, phục vu cho Liên Đoàn 96 Dân Sự Vụ, trong một công tác đặc biệt và tối mật. Vì lý do đó, chúng tôi sẽ không được liên lạc với bên ngoài, không có báo đọc, không được dùng điện thoại, không được xem TV, không được gửi thư cho bất cứ ai. Chúng tôi có nhiệm vụ dậy những người đầu bếp của quân đội Mỹ cách nấu cơm và thức ăn Việt Nam. Chúng tôi có nhiệm vụ huấn luyện một số Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan Hoa Kỳ viết và đọc tiếng Việt. Dĩ nhiên là những đối thoại thông thường và đặc biệt là phải nhấn mạnh đến phong tục, tập quán, cách xưng hô phức tạp của ngôi thứ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.

Đại Úy Lư, Bắc Kỳ Di Cư 54, dân Hố Nai, là người nấu ăn rất giỏi, thường nấu Phở cho chúng tôi ăn ở Aberdeen, được chúng tôi đề cử dậy mấy anh Chef Cooks Hoa Kỳ nấu cơm Ta. Đại Úy Tân, già nhất, người miền Trung, lúc nào cũng giảng “moral” như ông Giáo Già, cho làm Giảng Sư Công Dân Giáo Dục, dậy cho Mỹ những bài học Đạo Đức thuộc loại “Quốc Văn Giáo Khoa Thư ”.Trung Úy Long, trẻ tuổi yêu đời,“đấu láo” không biết mệt, được đề cử dậy Mỹ “đàm thoại tiếng Việt”. Long thích lắm vì luôn luôn dậy Mỹ những “tiếng lóng”, làm chúng tôi cười đứt ruột. Tôi tưởng mình thoát nợ, có nghĩa là không phải dậy dỗ gì cả, ai dè, có một anh Hạ Sĩ Quan Mỹ, không biết học tiếng Việt từ hồi nào mà đọc tiểu thuyết Việt Nam rất nhiều, chuyện nào cũng nhớ vanh vách, bây giờ lại muốn học nhạc Việt Nam mới phiền chứ! Muốn học nhạc thì phải có đàn, tôi bảo anh ta như vậy. Anh Hạ Sĩ tên Tom bèn dẫn tôi đến một Thrift Shop trong căn cứ, mua tặng tôi một cây guitar cũ, giá 20 đồng, tình trạng cũng khá tốt. Từ đó, sau bữa ăn tối, chúng tôic ó màn “văn nghệ bỏ túi: Mỹ hát nhạc Việt” cũng đỡ buồn trong lúc xa nhà, xa gia đình, xa quê hương….

Chúng tôi xuống Forth Chaffee đã gần một tuần. Thấy quân nhân Mỹ thuộc ngành Công Binh Kiến Tạo ngày đêm tu sửa doanh trại, chúng tôi nghĩ là sắp có khóa huấn luyện của hàng chục ngàn National Guards. Nhiều khi chúng tôi cũng thắc mắc không biết tại sao mình lại phải huấn luyện quân nhân Mỹ cách nấu cơm, cách trò truyện, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, chúng tôi hỏi Niên Trưởng Phạm VănTân thì Niên Trưởng bảo rằng: “Các cậu đừng có nghĩ tầm bậy tầm bạ. Mỹ sẽ không bỏ mình đâu!”…

Forth Smith,Ark. 30/4/1975:

Chúng tôi được lệnh ra phi trường Forth Smith từ tờ mờ sáng. Chúng tôi đi hai xe Jeep với khoảng 10 xe Bus của quân đội Mỹ chạy theo sau. Sau một tuần cấm trại, hôm nay là lần đầu tiên chúng tôi được thấy thành phố Forth Smith.

Khi đoàn xe vừa ngừng, chúng tôi bước ngay đến mấy sạp báo. Hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi thấy trên trang nhất là hình Thiết Giáp của VC tràn vào Dinh Độc Lập, phía trên là một hàng chữ lớn: “ TổngThống VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng”. Tôi tưởng mình ngủ mê, nhưng cả một xấp báo đều có hình ảnh, có tựa đề như thế.

Tôi cảm thấy lạnh run người. Đầu óc tôi choáng váng, nhức nhối. Tôi nhìn các bạn đồng ngũ. ĐạiÚy Tân, Đại Đội Trưởng Đại Đội 811ở Đà Nẵng nhưng vợ con còn ở Huế, thì mắt đỏ hoe. Đại Úy Lư, thuộc Kho Đạn Dược Long Bình, vợ con ở Biên Hòa, đang dán mắt vào tờ báo, khóc thành tiếng. Trung Úy Long, còn độc thân hàng ngày nói liếng thoắng, bây giờ im lặng, cúi đầu thở dài. Trung Úy Linh và Trung Úy Hùng, là hai Sĩ Quan thuộc vùng 4 Chiến Thuật thì đang thì thầm với nhau : “Đ.m, buông súng sao được!Tao nghĩ là vùng 4 không đầu hàng,vùng 4 sẽ là một chiến tuyến mới, sẽ là một chiến khu để quân ta kéo về cố thủ, chờ ngày phản công…”…

Một chiếc máy bay của hãng PanAm vừa hạ cánh. Vì Forth Smith Airport là một phi trường nhỏ, phi cơ có thể chạy gần đến phòng đợi nên chúng tôi có thể bước thẳng đến phi cơ để chào đón những hành khách, những đồng bào ruột thịt, những người Việt Tị Nạn đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ.

Bây giờ chúng tôi mới biết rõ mục đích của Quân Đội Mỹ khi gửi chúng tôi xuống Forth Chaffee để huấn luyện quân nhân Mỹ về cách sinh sống của người Việt Nam! Dù đang choáng váng vì tin “buông súng đầu hàng” kia, nhưng chúng tôi vẫn phải cố gắng làm bổn phận chào mừng đồng bào và hướng dẫn đồng bào về Trại Tạm Trú Forth Chaffee. Trong khi đang trò truyện, thăm hỏi đồng bào, chúng tôi nghe được những lời nói mỉa mai trong đám đông: “Mẹ kiếp, Tướng Tá còn phải tháo lon, tháo quân phục bỏ chạy, Đại Úy thì nhằm nhò gì mà còn đeo lon vớí lá ...”

Chiều hôm ấy, sau khi đã lo chỗ ở, chỗ ăn và cấp phát một số những vật dụng cần thiết cho khoảng trện 300 đồng bào, chúng tôi lên Văn Phòng Thiếu Tá Miller, xin được tháo bỏ cấp bậc Sĩ Quan VNCH trên quân phục. Thiếu Tá Miller đồng ý và làm cho chúng tôi những bảng tên bằn gtiếng Mỹ để quân nhân Mỹ xử sự với chúng tôi cho đúng cách.

Thiếu Tá Miller đã từng phục vụ ở VN, trong dịp Mậu Thân 1968, ông tỏ ý rất thông cảm với hoàn cảnh thất lạc gia đình, mất nhà, mất nước, mất cả quân đội của chúng tôi. Trong một Văn Thư gửi cho toàn thể quân nhân Mỹ trong trại Tị Nạn Forth Chafee, tôi còn nhớ có một đoạn “Thefollowing named Vietnamese Officers is to be accorded all military respectsand priviledges that are accorded to U.S Army Officers.”

Ngày lại ngày, chúng tôi ra phi trường đón đồng bào, hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào, nhiều khi xuống khu tạm trú, ăn cơm với đồng bào, thay vì ăn ở Câu Lạc Bộ Sĩ Quan. Ngày lại ngày, chúng tôi hy vọng tìm được tin tức gia đình qua những người quen biết từ các trại tị nạn khác được chuyển đến Forth Chaffee.

Vào khoảng giữa tháng 5, 1975 đồng bào tị nạn ở đây có ngày đã lên đến 25 ngàn người. Mỗi khi có gia đình nào được sponsor ra khỏi trại thì lại có một gia đình khác được chuyển từ Guam hay từ Mã Lai, Thái Lan đến thay thế

Vì số đồng bào quá đông, chúng tôi được tăng cường một số Sĩ Quan cùng cảnh ngộ từ các Trường Hải Quân, Không Quân, Truyền Tin, Công Binh, Pháo Binh, Bộ Binh. Dù vậy, chúng tôi vẫn phải làm việc 24 trên 24 vì có những chuyến bay đến vào lúc nửa đêm về sáng.

Forth Chaffee 5/07:

Tân Dân, tờbáo Việt đầu tiên trên đất Mỹ

Để đồng bào biết tin tức về VN, tin tức thế giới và nhất là để gửi đến 25 ngàn đồng bào những thông cáo quan trọng, tôi đề nghị Thiếu Tá Miller làm một tờ nhật báo ViệtNam. Tất cả máy móc để ấn loát,Trung Đoàn 96 Dân Sự Vụ, thuộc Lực Lượng Đặc Trách Tị Nạn đã có đầy đủ, chỉ thiếu nhân sự. Nữ TrungÚy Kathy Newman, một người biết đọc và viết tiếng Việt, được cử làm Chủ Nhiệm, tôi làm Chủ Bút và Trung Sĩ Tom làm Thư Ký, đặc trách layout và ấn loát. Tin tức thì được dịch ra từ báo Mỹ, chép xuống từ TV, Radio. Thông Cáo thì Tom và tôi có thể viết được.

Báo được đặt tên là “Tân Dân”, theo ý của Kathy là “ New People”. Tôi đề nghị lấy tên báo là “Người Mới” cho dễ hiểu và gần gũi với đồng bào nhưng Kathy thích “ Tân Dân” vì cô cho rằng nó có vẻ “văn chương” hơn.

Sau số báo đầu tiên, chúng tôi được rất nhiều đồng bào đến văn phòng giúp đỡ trong vấn đề dịch tin, vẽ tranh, viết bài.Văn Phòng Liên Lạc của Trại Tị Nạn bây giờ biến thành Tòa Soạn của Nhật Báo Tân Dân. Tôi thànhNhà Báo Full Time, không phải ra phi trường đón đồng bào, cũng không phải lái xe đi vòng quanh trại kêu gọi trẻ em vào nhà mỗi khi có mưa đá, tob ằng trái banh ping pong.

Một hôm, đang làm tin thì Capt.Tân đến cho biết ca sĩ Khánh Ly mớ inhập trại. Tôi bỏ tất cả, chạy xuống khu tạm cư, tìm về dãy nhà mà anhTân đã cho biết số. Khánh Ly ở đó, với em gái NgọcAnh và người anh là Phạm NgọcSơn. Đã lâu lắm tôi không gặp “BéLệ Mai” của báo Ngôn Luận. Cũng đã lâu lắm tôi không gặp Ngọc Anh và Sơn. Những truyện kể, những thăm hỏi, những nhắc nhở về kỷ niệm ở Chợ Quán, ở Phan ThanhGiản, ở Dalat cứ tiếp nối, theo nhautràn về. Không chỉ riêng tôi ngồi nóichuyện với Khánh Ly mà đồng bào đứng đầy căn phòng tạm trú để nghe Khánh Ly nói chuyện …

Nhiều người ao ước được nghe Khánh Ly hát. Khánh Ly chỉ cười buồn cho rằng chuyện ấy khó có thể làm được. Tôi chợt nghĩ đến lờiThiếu Tá Miller nói với chúng tôi hôm nào “tôi có thể giúp quý bạn bất cứ vấn đề gì, nếu trong khả năngvà trách nhiệm của tôi”.

Tôi cảm thấy phấn khởi lạ lùng.Từ dẫy nhà tạm trú, tôi băng qua mộ tkhu đồi đầy hoa tím dại, hướng về văn phòng của Miller. Tới bên kia chân đồi, tôi thấy một người nằm dài trên cỏ, trong bộ đồ bay mầu đen đã bạc phếch, dường như đang ngủ. Tôi đến gần người phi công đó, nhìn lên phía trên túi áo, thấy hàng chữ Sỹ Phú. Tôi lấy chân đá nhẹ vào người ấy và hỏi:- Này, phải Sỹ Phú đấy không? Người phi công kia, hé mắt nhìn,giọng mệt mỏi:- Sỹ Phú đây.Ai đó? Nam hả?-Nam đây. Tại sao nằm ở đâyvậy?- Moa trốn sponsor! Moa khôngmuốn rời trại, sợ về chỗ xa lạ, khôngđược gặp người Việt mình nữa!

Forth Chaffee, Ark. 6/1975:

Hát Cho Người Tị Nạn

Vào một chiều tháng 6, khi nắng vừa khuất sau những dẫy nhà tiền chế trước kia dùng làm nơi huấn luyện Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ và nay là những mái nhà tạm thời cho hai mươi lăm ngàn người tị nạn hàng ngàn đồng bào đã tràn ra đường, hớn hở kéo nhau về khu Văn Phòng của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Dân Sư Vụ. Ở đó, một sân khấu lộ thiên mới được dựng lên. Ở đó, có dựng vài cây micro và có những chiếc loa phóng thanh của nhà binh chồng chất lên nhau. Ở đó, có một cây guitar, mua ở tiệm bán đồ cũ. Nhưng ở đó có Khánh Ly và Sỹ Phú. Thế là đủ, quá đủ cho một buổi hát nhạc Việt Namlần đầu tiên trên đất tạm dung. Đặc biệt hơn nữa: người đệm đàn lại là một người lính Mỹ, đôi khi được tiếp tay bởi một sinh viên tị nạn vô danh nhưng tiếng đàn thì vô cùng truyền cảm.

Khánh Ly hát như chưa bao giờ được hát, hát như say, như mê. Sỹ Phú dốc toàn sức lực cho những tình khúc tiền chiến bất hủ, những giòng nhạc Ngô Thụy Miên ngọt lịm. Những tình tự dân tộc không những chỉ vang lên trong thính trường đó mà còn truyền đi khắp nơi, baotrùm cả một khung trời bát ngát baola qua nhũng máy khuếch đại âm thanh treo trên những cành cây,những cột điện.

Có nhiều người đã khóc. Tiếng khóc hòa với tiếng vỗ tay. Có những tiếng khóc biến thành lời ca, có nhũng tiếng khóc không thành lời trên phím đàn. Những giọt lệ âm thầm nhỏ xuống môi khô vì nhớ nhà, nhớ quê, nhớ vợ dại con thơ, nhớ chồng trong tù, thương con chìm sâuđ áy biển. Không cần ghế bọc nhung của một rạp hát sang trọng, không cần hệ thống âm thanh đắt tiền, không cần ánh sáng nhấp nháy, không cần ban nhạc đại hòa tấu, chỉ có hai người hát mà có tới hơn hai mươi ngàn khán thính giả ngồi trên cỏ say mê nghe, vỗ tay như pháo nổ thì làm sao mà quên được.

Đã hơn 32 năm qua, những hình ảnh tôi chụp trong Forth Chaffee đã mờ nhạt đi, nhưng dường như hình bóng Khánh Ly, Sỹ Phú vẫn còn sáng rõ trong hồn tôi.

NĐN (30.4 .2007)