Buồn Vui Đời Phi Công

Ninh De Gaulle

Thứ Bảy, 20 tháng Tư năm 2013 23:40

Tác Giả: Nguyễn Văn Chuyên


Cái biệt danh “Đờ Gôn” (De Gaulle) mà bạn bè đặt cho anh thật là đúng với vóc dáng của một người Việt Nam to lớn ngoại khổ. Anh cao khoảng 1m75 với đôi vai rộng thật rộng làm cho bộ đồ bay mầu xám, dù là cỡ lớn nhất, trông cũng ngắn cũn cỡn. Cặp vai rộng làm cho người đứng sau lưng nhìn anh tưởng như là anh mặc áo bay mà quên chưa lấy cái móc áo ra vậy.

Tôi không dám gọi anh là Ninh Đờ Gôn vì khi tôi là Thiếu Úy mới về nước, anh đã mang lon Đại Úy được 3, 4 năm rồi. Anh là Sĩ Quan An Phi của Phi Đoàn, một nhiệm vụ xem ra hiền hòa nhất trong một cuộc chiến đang trong thời kỳ gay go. Anh rất hiền, thật là hiền làm đôi khi tôi thầm nghi ngờ về tài đánh giặc của anh. Anh ít đùa dỡn, không bài bạc, rượu chè, ăn chơi như những bạn bè đồng trang lứa. Những lần đi bay các phi vụ hành quân chung với anh, tôi mới thấy mình đã nhận xét lầm; vì trong cái bề ngoài hiền hòa ấy, anh xông pha, vùng vẫy một cách rất dũng cảm và chính xác mỗi khi tấn công mục tiêu.

Tôi làm quen với anh rất mau, có thể vì cùng giọng nói ...Bắc Kỳ với nhau, hoặc là vì tôi thường được sắp xếp đi bay chung phi tuần với anh trong nhiều phi vụ yểm trợ quân bạn, đặc biệt là trong vùng Tây Bắc hoặc phía Bắc của phi trường Biên Hòa: tôi bay phi cơ số hai và anh là người bay phi cơ số một.

Những lúc chúng tôi “sánh vai” ra đi từ phòng trực Phi Đoàn, đến phòng nai nịt áo lưới, đai dù và những dụng cụ cứu nạn, rồi phòng Hành Quân Chiến Cuộc nhận tọa độ mục tiêu, rồi ra bãi đậu phi cơ, ai nhìn anh và tôi đi bên nhau chắc cũng phải nực cười, vì anh và tôi trông cứ như một đôi đũa lệch: anh cao hơn tôi đến một cái đầu.

Tôi bay theo anh Ninh đến những mục tiêu nóng bỏng nhất, nơi quân bạn dưới đất cần yểm trợ: Lộc Ninh, An Lộc, Kà Tum, Tống Lê Chân, Chơn Thành, Lai Khê, Xa Cam, Minh Thạnh, Bến Cát, Tân Khai, Đức Hòa, Đức Huệ, v.v... Sau mỗi phi vụ, anh đều vội vã lái chiếc xe du lịch cũ kỹ trực chỉ về Khu Cư Xá Sĩ Quan với vợ con. Anh có hai cháu gái, chị Ninh đang mang thai và anh chị thì hy vọng làm thế nào có được một đứa con trai.

Không biết từ thời nào mà hình như những người mang nghiệp bay rất hay tin dị đoan. Dù theo đạo Công Giáo, anh Ninh cũng có vẻ ăn ở không yên khi thấy việc mang thai của vợ mình là một trong những điềm xui truyền khẩu, ngoài việc săn bắn chim, đi bay thế chỗ cho nhau và ...vợ có bầu, v.v... Rồi một tai nạn xẩy đến làm anh Ninh càng thêm lo nghĩ và có vẻ tin vào những điều xui truyền khẩu của nhân gian.

Hôm ấy, anh Ninh và tôi đi yểm trợ quân bạn mở đường tại Rừng Lá, Phan Thiết đang bị Cộng Quân đắp mô, chặn đường quấy phá. Đến mục tiêu chúng tôi bay xuống thấp và nhìn rõ hai đoàn xe bị kẹt hai bên mục tiêu và đồng bào tràn xuống đầy hai bên đường lộ chờ đợi. Ninh gọi tôi trên tần số:

- Phi Long 42, đây 41 gọi.

- Hai nghe!

- Cẩn thận nghe hai. Đồng bào và xe cộ rất sát mục tiêu. Đừng để tai nạn nào xẩy ra nghe không, hai!

- Hai nghe! Tôi đi skip Napalm sát đọt cây nghe!

- Ok! Nhưng đừng xuống thấp quá kẻo vướng xe đò, cột đèn thì phiền nghe!

- Hai nghe rõ!

Mục tiêu chỉ cách Quốc Lộ 1 chừng 100 mét và quân bạn đang dàn hàng ngang đẩy Cộng quân ra xa khỏi Quốc Lộ. Chúng tôi bay thật thấp trên đoàn người và nhìn thấy họ nhảy lên vẫy tay chào. Tôi lắc đôi cánh nẵng trĩu 6 trái bom Napalm cồng kềnh đáp lễ. Ninh mang 10 trái bom nổ 500 pounds nên anh đánh từ 3 ngàn bộ xuống, từng trái một theo sự chỉ dẫn của phi cơ quan sát L-19 trên mục tiêu. Còn tôi đánh từng trái Napalm sát ngọn cây, tạo ra một hàng rào lửa phân cách giữa bạn và thù. Mỗi lần đến sát mục tiêu, tôi đều nhìn thấy những vệt đạn lửa của địch quân bắng những vũ khí cá nhân hạng nhẹ nhắm bắn vào phi cơ của mình. Xong việc, Ninh gọi tôi:

- Hai, đây Một gọi!

- Hai nghe!

- Tôi còn kẹt hai trái bom không chịu rơi. Tôi sẽ vào mục tiêu một lần nữa. Anh bắn cà-nông bảo vệ cho tôi nhé!

- Hai nghe rõ!

Ninh nhào xuống mục tiêu một lần nữa, vẫy vùng, nhả từng loạt đạn cà-nông, nhưng hai trái bom bị kẹt vẫn không chịu rơi xuống. Tôi bay sau Ninh và khi anh bắt đầu kéo lên khỏi mục tiêu, tôi xả hết 800 viên cà-nông 20 ly dọc theo hàng rào lửa do bom Napalm đang cháy ở bên phía địch quân. Nhìn về phía đám đông và đoàn xe bị kẹt trên Quốc Lộ, tôi thấy dân chúng vỗ tay nhảy mừng. Tôi lắc đôi cánh vẫy chào và phóng theo sau phi cơ của Ninh. Ninh gọi tôi:

- Hai, đây Một gọi!

- Hai nghe!

- Theo tôi về khu oanh kính tự do để mình giải tỏa mấy trái bom này!

- Hai nghe rõ. Tôi đang bay sau lưng bạn!

Trước khi tới khu giải tỏa, Ninh thông báo và xin phép đài kiểm báo Paris tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Sau khi được phép, Ninh nhào 5, 6 lần xuống mục tiêu tự do, vận dụng hết mọi phương pháp, vùng vẫy, giằng co, cố làm cho 2 trái bom lìa ra khỏi cánh phi cơ, nhưng mãi mà chỉ có một trái chịu rơi, còn một trái vẫn đeo chặt vào cánh phải của máy bay. Mệt qúa, Ninh gọi đài kiểm soát phi trường Biên Hòa để xin về đáp.

- Biên Hòa đài, Phi Long 41 gọi!

- Biên Hòa đài nghe bạn!

- Phi tuần 2 phi cơ A-1 xin đáp. Phi cơ số 1 kẹt một trái bom 500 pounds.

- Ok. Thuận cho bạn về đáp “straight in” (bay thẳng từ xa vào) phi đạo 09, gió từ hướng 120 độ, mạnh 10 knotts. Sẽ có xe cứu hỏa và xe cứu thương túc trực sẵn cho bạn.

Rồi Ninh ra lệnh cho tôi:

- Phi Long 42, tactical formation (Bay xa tôi ra!). Trông chừng trái bom và phi cơ của tôi nghe!

- Phi Long 42 nhận 5!

Đài Kiểm Soát Biên Hòa lại gọi Ninh:

- Phi Long 41, Biên Hòa đài gọi!

- Biên Hòa nghe bạn!

- Bạn phải bay tuyến downwind (hướng gió xuôi) ở phía Bắc của phi trường, trước khi vào final approach, không được bay vào khu dân cư phía Nam là thành phố Biên Hòa. Nghe rõ trả lời!

- Phi Long 41 nhận rõ!

Theo lệnh của Đài Kiểm Soát, Ninh và tôi cẩn thận nhẹ nhàng đem hai chiếc máy bay men dọc theo hướng Bắc của phi trường, song song với phi đạo. Tôi bay xa xa phía sau Ninh vừa để ý nhìn phía trước, vừa để ý nhìn trái bom còn kẹt bên cánh phải của Ninh. Bất thình lình, tôi thấy trái bom rớt ra khỏi cánh máy của Ninh, dù phi cơ Ninh vẫn bình phi nhẹ nhàng ở 1,500 bộ. Tôi bấm máy la lên:

- Phi Long 41, trái bom của anh rớt rồi!

- Ok, hai! Tách xa tôi ra! Theo dõi kỹ trái bom xem sao!

Tôi dõi mắt nhìn theo trái bom, nhưng mầu olive của nó mau mắn mất hút hòa lẫn theo mầu cỏ cây dưới đất . Phía Bắc phi trường là những đồng ruộng bao la bát ngát, ở trên nhìn xuống chỉ thấy lác đác vài căn nhà nằm giữa những lùm dừa, lùm cau nho nhỏ. Thế mà đúng là “họa vô đơn chí”, trái bom rớt trúng vào một trong những lùm cau nhỏ ấy. Trong chớp mắt, tôi thấy một nhoáng lửa, một cái rùng mình thật mạnh của phi cơ, rồi bụi mù và khói lửa bùng lên từ xóm nhà nhỏ bé ấy.

- Phi Long 41, đây Hai gọi!

- Nghe Hai!

- Chết rồi! Bom rớt trúng nhà dân rồi Một ơi!

- Tôi thấy rồi! Trời ơi! Sao xui quá! Biên Hòa Đài, Phi Long 41 gọi!

- Biên Hòa Đài nhận rõ vấn đề! Xin bạn cho biết vị trí!

- Tôi đang ở 1,500 bộ, khoảng 5 miles hướng Bắc của phi trường. Xin bạn cho phi cơ tản thương gấp!

- Biên Hòa Đài nhận rõ! Sẽ điều động các phương tiện Emergency liền cho bạn!

Ninh và tôi cùng bay vòng lại phía mấy căn nhà nhỏ. Lửa và khói bay ngút trời. Người ta chạy túa ra những con đường đất, tay cầm vải trắng phất qua phất lại như ra hiệu đầu hàng xin chúng tôi đừng thả bom nữa. Ruột tôi thắt lại. Tim tôi đập liên hồi. Đau xót đến tận cùng! Chừng 5 phút sau, một phi cơ trực thăng cấp cứu của Mỹ, danh hiệu Pedro, vẫn túc trực thường xuyên trong phi trường Biên Hòa bay tới và đáp xuống cạnh đám cháy. Ninh gọi tôi trên tần số và bảo tôi về đáp.

Suốt đoạn đường từ bãi đậu phi cơ vào tới Phi Đoàn, Ninh không nói với tôi một lời. Anh đăm chiêu, mắt nhìn xa xăm. Tôi nghĩ anh đang vô cùng khổ tâm nên cũng không muốn bắt chuyện với anh làm gì. Sau khi trút bỏ đai dù và các thiết bị an toàn xong, tôi lấy Honda phóng thẳng đến Bệnh Xá, vừa đúng lúc chiếc trực thăng Pedro đáp xuống thả những nạn nhân vào phòng cấp cứu: hai người đàn bà, ba đứa trẻ con và một em bé mình mẩy băng bó, máu me đỏ thắm. Tôi rùng mình chạy Honda vội về Phi Đoàn. Trong phòng trực hành quân, Ninh đang ngồi viết Tờ Tự Khai. Tôi nói cho Ninh những điều tôi nhìn thấy ở Bệnh Xá. Ninh gục đầu xuống bàn viết, khóc nức nở.

* * *

Ít tháng sau, vào một buổi chiều tháng Tư năm 1973, trong một phi vụ yểm trợ cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh tại Cai Lậy, hai chiếc phi cơ thuộc Phi Đoàn 514 và hai chiếc thuộc Phi Đoàn 518 là hai phi tuần Skyraider được điều động từ phi trường Biên Hòa xuống trợ lực. Ninh và Thiếu Úy Toàn (Toàn Cu-Li) với danh hiệu Phi Long 61, cất cánh sau hai phi cơ của Phi Đoàn 514. Như thường lệ, Ninh đeo 10 trái bom nổ 500 pounds và Toàn mang 6 trái napalm nặng nề, cồng kềnh.

Bầu trời Miền Tây hôm đó khá nhiều mây, cộng thêm những màn khói mịt mù do nông dân đốt cỏ cây bên dưới bay lên làm cho tầm nhìn xa của phi công cũng bị giới hạn phần nào. Trần mây lơ lửng cao chừng 4 ngàn bộ và những cụm mây cumulus đầy hơi nước với độ dầy cả ngàn bộ. Dù tầng mây có những lỗ hổng lác đác, nhưng cũng đủ bắt buộc phi công phải bay dưới 4 ngàn bộ để quan sát cho rõ mục tiêu.

Theo lời Toàn kể thì lúc hai phi cơ còn ở xa xa là đã nhìn thấy hỏa lực phòng không của địch “dàn chào” rất kỹ hai chiếc Skyraider của Phi Đoàn 514 Phượng Hoàng đến trước đang quần thảo trên mục tiêu. Nào là đạn 23 ly, nào là đạn 37 ly phòng không nổ tung tóe xung quanh hai chiếc Skyraider lì lợm. Ninh lên tiếng cảnh giác Toàn:

- Phi Long 62, Một gọi!

- Hai nghe!

- Bọn nó bắn rát lắm. Cẩn thận nghe Hai! Đi ra xa mục tiêu một chút chờ Phượng Hoàng làm việc xong thì mình sẽ vào.

- Hai nghe rõ!

- Vùng này có rất nhiều (hỏa tiễn tầm nhiệt) SA-7. Anh bay xa tôi ra. Trông chừng cho nhau. Có gì la lên liền nghe Hai!

- Hai nhận 5!

Ninh và Toàn làm vòng chờ xa xa theo sự hướng dẫn của phi cơ quan sát tại hiện trường. Bỗng Toàn thấy một vệt lửa mầu cam từ dưới đất bay lên nhắm thẳng về hướng phi cơ của Ninh, lúc đầu chậm rãi rồi vụt nhanh như chớp nổ tung vào ống khói ở vùng đầu máy bay của Ninh. Toàn vừa há miệng định la lên thì đã thấy Ninh bay vụt ra khỏi phi cơ và chiếc dù hai mầu trắng đỏ bung ra với Ninh lơ lửng bên dưới. Chiếc Skyraider đầy bom đạn bốc lửa, quay tròn như con vụ được hai vòng rồi đâm xuống đất nổ tung. Mặc dù đeo trên thân tầu 6 trái napalm nặng nề, Toàn vẫn lì lợm và cố gắng lượn theo sát chiếc dù để xác định là Ninh còn sống và đã thoát ra khỏi chiếc phi cơ lâm nạn.

Rồi Toàn đưa chiếc máy bay vút lên trên tầng mây để che khuất tầm nhìn của địch quân. Toàn đổi tần số và báo cho Trung Tâm Kiểm Báo Paris tại phi trường Tân Sơn Nhứt:

- Paris đây Phi Long 62!

- Paris nghe bạn.

- Thông báo cho bạn: phi cơ số 1 của tôi bị trúng SA-7 và rớt ở Cai Lậy.

- Xin bạn cho biết tọa độ!

- Phòng không bắn nhiều quá, và trời rất nhiều mây nên tôi không thể xác nhận được tọa độ ngay bây giờ bạn!

- Tình trạng phi công ra sao?

- Phi công đã bung dù ra. Bạn liên lạc với phi cơ quan sát L-19 tại mục tiêu, có thể sẽ có tọa độ chính xác cho bạn. Tôi về đáp tại phi trường Biên Hòa nghe bạn.

- Nhận 5, Phi Long 62 về đáp Biên Hòa! Bạn yên chí! Chúng tôi sẽ liên lạc và chuyển lệnh điều động cấp cứu Phi Long 61!

Cho đến tối, vẫn không có tin tức gì của Ninh, mặc dù Toàn thề độc là nó đã bay vòng quanh dù của Ninh trước khi chui lên mây né đạn phòng không. Tôi được Thiếu Tá Phi Đoàn Trưởng (PĐT) Nguyễn Quan Vĩnh giao nhiệm vụ đi đến nhà báo tin cho chị Ninh. Tôi gõ cửa và bước vào căn nhà lính thô sơ. Chị Ninh đang ngồi ẵm đứa con gái nhỏ. Trên bàn ăn, mâm cơm đạm bạc đã dọn sẵn và chừng như đã nguội. Thấy tôi, chị uể oải, nặng nề đứng dậy. Bụng chị đã lớn lắm. Chị mỉm cười hỏi:

- Có chuyện gì đấy chú?

- Dạ, Thiếu Tá PĐT sai em đến báo tin cho chị hay là tối nay anh Ninh không về được.

- Sao thế hả chú?

- Dạ, anh ấy bị hư máy bay, phải đáp khẩn cấp ở dưới Cần Thơ. Phi trường mình đã gởi chuyên viên xuống để sửa chữa, hy vọng một hai bữa nữa thì anh ấy sẽ về đến.

Nét mặt chị Ninh lộ vẻ lo lắng. Vài giọt lệ tủi thân trào lăn trên má. Chị ôm chặt lấy đứa con gái nhỏ vào lòng, trong khi đứa gái lớn e thẹn bám lấy chân chị. Chị thở dài lẩm bẩm với các con, lớn vừa đủ để tôi nghe thấy:

- Thôi, đi ăn cơm các con. Bố không về được thì ba mẹ con mình ăn vậy!

Tôi chào chị Ninh từ giã, bước vội ra khỏi cửa. Một mặc cảm tội lỗi tràn ngập tâm tư tôi vì tôi biết tôi đã nói dối chị Ninh. Tôi chỉ biết là Ninh không về, nhưng tôi biết rõ không phải vì máy bay của Ninh hư và càng không phải là Ninh đáp xuống phi trường Cần Thơ!

Ngày hôm sau, cả phi đoàn vẫn chờ đợi tin tức của Ninh. Bặt vô âm tín từ các phi vụ quan sát và trực thăng tìm kiếm chung quanh khu vực mục tiêu. Vì quá nóng lòng, Thiếu Tá PĐT đã lấy xe pick up của Phi Đoàn, đích thân chở Thiếu Úy Toàn xuống tận Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 7 Bộ Binh để yêu cầu đơn vị này phụ một tay trong công tác đi tìm kiếm Ninh. Theo Toàn cho biết, hai người đã được một sĩ quan trung cấp tiếp đón, dùng xe Jeep của đơn vị chở hai người đi loanh quanh đến một vài địa danh gần mục tiêu thăm hỏi, nhưng cuối cùng không được kết quả gì và hai người đã thất vọng trở về Biên Hòa.

Cuối cùng Đại Úy Nguyễn Khoa Hoài trong Phi Đòan đã nẩy ra một ý kiến. Sau khi hội ý với Phi Đoàn Trưởng, Đại Úy Hoài lấy điện thoại xin tổng đài nối liên lạc với văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Khi tướng Nguyễn Khoa Nam lên tiếng bên kia đầu máy, Đại Úy Hoài nói:

- Chào chú, cháu là Hoài đây.

Chẳng hiểu hai chú cháu tướng Nguyễn Khoa Nam nói chuyện gì, chỉ thấy Đại Úy Nguyễn Khoa Hoài vâng dạ lia lịa bằng giọng Huế của anh. Cả Phi Đoàn quây quần xung quanh Đại Úy Hoài, hồi hộp chờ đợi. Sau cùng, Đại Úy Hoài nói:

- Cháu cần nhờ chú một việc. Cần lắm!

- ???

- Cháu có người bạn rất thân, hôm qua bay yểm trợ cho quân bạn trong vùng trách nhiệm của chú, bị bắn rớt, có nhảy dù ra mà mấy toán cấp cứu của Không Quân kiếm mãi không thấy. Chú ra lệnh cho thuộc cấp đi hành quân tìm nó dùm cháu được không?

- ???

- Dạ đúng rồi! Tại mặt trận Cai Lậy ngày hôm qua đó chú! Khi có tin gì chú báo ngay cho cháu ở Phi Đoàn nghe. Cảm ơn chú!

Đại Úy Hoài gác điện thoại xuống. Mọi người đều mừng vì may mắn có cháu ruột của Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh bay chung trong Phi Đoàn. Hai ngày qua, rồi ba ngày, vẫn không có tin tức gì của Ninh. Và mỗi ngày, tôi đều được phái đến Khu Cư Xá Sĩ Quan để ...nói dối chị Ninh. Không ai có can đảm nói sự thật cho chị. Sau ngày thứ ba, chị nói với tôi:

- Mong sao anh ấy về kịp. Chỉ còn có vài ngày nữa là tôi sanh rồi chú ạ!

Đến ngày thứ tư thì tin dữ về đến Phi Đoàn: Ninh đã chết! Cả Phi Đoàn bàng hoàng khi hung tín được Bộ Tư Lệnh Không Quân điện thoại lên. Cùng lúc ấy, Tướng Nguyễn Khoa Nam gọi điện thoại cho Đại Úy Hoài than phiền rằng vì đi vào tìm và lấy được xác của Ninh, ông đã mất một vài quân nhân dưới quyền. Nhưng ông cũng thông cảm vì sự yểm trợ của Không Quân mấy hôm trước và vì Ninh bị bắn rơi trong phi vụ yểm trợ cho đơn vị Bộ Binh trong vùng trách nhiệm của ông.

Thiếu Tá PĐT lái xe đưa tôi và Đại Úy Trương Phùng là Ủy Viên Xã Hội của Phi Đoàn xuống Bộ Tư Lệnh KQ nhận xác Ninh. Con đường từ Biên Hòa về đến Sài Gòn dài thật dài, dù chiếc xe pick up của Phi Đoàn Trưởng đã chạy hết tốc lực. Chúng tôi đi thẳng đến Nhà Vĩnh Biệt trong phi trường Tân Sơn Nhứt. Hệ thống máy lạnh có lẽ không làm việc tốt lắm, nên vừa mở cửa ra là cả ba chúng tôi bị dội ngược lại vì mùi hôi thối của Ninh xông ra. Xác Ninh với khổ người cao lớn trong bộ đồ bay lấm bùn chương lên thật to nằm trên bàn.

Tôi không thể ngờ rằng đời sống con người lại có thể qua mau được như vậy. Một người mà mọi người quen biết đang yêu mến, đang trông chờ có thể đến nỗi như thế này sao?! Bất chợt, tôi lại nhớ đến thân phận mình, đến thân phận những bạn bè, chiến hữu khác đang bay vào lửa đạn khắp bốn Vùng Chiến Thuật, đang đùa dỡn với tử thần, đang vì Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm mà quên đi sự an lành cho chính mình. Tôi nhìn xác anh Ninh, lại nhớ đến chị Ninh và hai cháu gái nhỏ ở nhà và bật khóc.

Phải khó lòng lắm, Thiếu Tá PĐT, Đại Úy Trương Phùng và tôi mới moi được cái bóp trong túi áo bay trên ngực của Ninh ra. Đúng là Ninh rồi! Thẻ bài, giấy tờ tùy thân, hình vợ con và Thẻ Chủ Quyền của chiếc xe cũ kỹ anh vẫn lái hằng ngày. Tôi để ý không thấy sợi dây chuyền vàng với cây thánh giá Ninh đeo trước ngực và chiếc cà rá pilot anh vẫn đeo trên tay cũng không còn.

Chúng tôi phải xem xét kỹ như vậy vì khuôn mặt của Ninh không giống như lúc Ninh còn sống nữa. Da mặt Ninh đen như than vì nằm phơi nắng ba bốn ngày ngoài ruộng. Những con trùng sống dưới nước vẫn còn bò lổm ngổm bên xác Ninh. Theo lệnh của Thiếu Tá PĐT, tôi lấy tờ báo cuộn cái bóp của Ninh lại và bỏ vào túi áo bay dưới ống quần phải để mang về trao lại cho chị Ninh.

Dùng hết sức lực, cả ba chúng tôi vần nghiêng được xác Ninh, cố tìm xem nguyên nhân nào đã gây ra cái chết cho anh. Chẳng mấy khó khăn, chúng tôi thấy một vết đạn xuyên từ sau gáy trổ thẳng lên phía sau đầu của Ninh. Lúc đó, chúng tôi đoán biết là Ninh đã bị bắn chết khi đang treo lơ lửng trên trời. Chiếc dù hai mầu đỏ trắng của phi công khi rơi xuống ruộng nước đã bị hòa lẫn với mầu bùn đất làm cho nỗ lực tìm kiếm Ninh của các máy bay quan sát và trực thăng trong những ngày đầu đã không đưa đến kết quả nào.

Chúng tôi trở về Biên Hòa sau khi liên lạc và trao cái bóp của Ninh cho gia đình vợ anh ở Sài Gòn. Thiếu Tá PĐT bảo chúng tôi ra ngồi phía sau, để dành cabin chiếc xe pick up cho thân nhân của chị Ninh cùng đi lên Khu Cư Xá Sĩ Quan để đưa chị Ninh về Sài Gòn chăm sóc. Khi tôi thúc giục mau ra xe, chị Ninh tỏ vẻ nghi ngờ và phân vân, hỏi tôi:

- Tại sao tôi phải về Sài Gòn hả chú Chuyên?

- Dạ, vì phi cơ anh Ninh vẫn còn hư ở dưới Cần Thơ, mà chị thì sắp sanh, nên cần có người nhà phụ giúp chị và các cháu.

Rồi chị Ninh và các cháu lên chiếc xe du lịch cũ kỹ đi về Sài Gòn trước. Khi thấy chúng tôi đến sau bằng những chiếc xe pick up chở đồ đạc lỉnh kỉnh của nhà chị dọn từ Biên Hòa về, chị đoán già đoán non sự thể và òa lên khóc. Tôi nhìn thân hình nhỏ và cái bụng to của chị, miệng chị lẩm bẩm gì đó tôi nghe không rõ, rồi tự nhiên nước mắt tôi cũng dâng trào và tôi bật khóc thành tiếng. Cả nhà chị cùng những người hàng xóm hiếu kỳ đang vây quanh cũng không cầm được nước mắt và khóc theo. Chị hỏi tôi:

- Anh Ninh chết rồi hả chú Chuyên?

- ???

- Trời ơi! Sao chú lại nói dối tôi? Dẫn tôi đến thăm chồng tôi đi chú! Trời ơi! Anh ơi! Nỡ lòng nào anh bỏ em và các con thế này?!

Chị khóc lóc rên rỉ. Cái bụng quá lớn làm chị khó xoay xở. Chị không thể vật vã như những góa phụ khác. Chị ngồi bệt xuống chiếc phản gỗ, gương mặt bỗng tái nhợt đi, rồi bất tỉnh. Người thì lo bôi dầu gió, người thì quạt cho chị tỉnh lại. Không ai đồng ý chi chị đi thăm anh Ninh cả vì hai lý do: Ninh đã chương lên to và nặng mùi lắm rồi. Chị lại sắp sanh tới nơi có thể bất lợi cho thai nhi.

Sau một hồi được người thân “phù phép” bằng dầu gió, chị Ninh tỉnh lại. Chỉ chỉ ngồi yên mà không khóc nữa, tuy hai hàng nước mắt vẫn tuôn trào. Trước khi ngất xỉu đi lần thứ hai, chị mơ màng nói với theo:

- Chú Chuyên à, nếu chú không cho tôi đến nhìn mặt anh Ninh lần chót, ...”tôi sẽ không đẻ cho mà coi”!

Hai ngày sau, tôi và một vài chiến hữu trong Phi Đoàn được đưa xuống Nhà Vĩnh Biệt để đứng gác quan tài của Ninh, trước khi anh được an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Buổi tối trước ngày tiễn biệt Ninh, người ta mới đưa chị Ninh và hai cháu bé đến. Chị Ninh và hai cháu đều mặc bộ đồ tang vải màn thưa trắng, riêng chị còn có thêm một cái khăn trào mào trùm kín đầu và mặt. Ba mẹ con bước vào phòng để quan tài, đang khóc lóc ồn ào nhưng bỗng nín bặt. Chị lẩm bẩm lớn đủ cho mọi người nghe thấy:

- Tôi đã hứa rồi, tôi đã hứa rồi! Tôi sẽ không khóc. Tôi sẽ không khóc lóc, không vật vã đâu! Ninh ơi, em đến thăm anh lần cuối, rồi em sẽ về đi sanh đây anh! Sao anh lừa dối em? Sao anh lừa dối các con hả anh? Anh hứa anh sẽ về nhà ngay với em và các con sau phi vụ mà sao đã cả tuần lễ rồi mà anh vẫn còn nằm đây? Sao anh chẳng nói một lời, Ninh ơi! Em khổ quá Ninh ơi, anh có biết không, Ninh ơi?!

Chị Ninh cứ lẩm bẩm như thế và cả hai cháu gái nhỏ cùng bám lấy chân mẹ đi vòng quanh ve vuốt cỗ quan tài. Những người có mặt không ai cầm được nước mắt và tất cả cùng khóc theo chị Ninh.

Lúc ấy, một sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân đến cử hành nghi thức gắn lên chiếc gối nhỏ bằng nhung đỏ trên quan tài của Ninh một Bảo Quốc Huân Chương, một Phi Dũng Bội Tinh và truy thăng Đại Úy Nguyễn Văn Ninh lên ...Cố Trung Tá. Lý do là vì Ninh đã có Nghị Định lên Thiếu Tá, nhưng khi Ninh tử trận, Nghị Định thăng cấp của Ninh chưa kịp về đến Phi Đoàn. Người ta trao cho chị Ninh chiếc gối nhỏ mầu máu đỏ tươi ấy với những huy chương được cài cẩn thận cạnh hai bông mai bạc. Chị ôm lấy nó, nức nở và khuỵu gối xuống bất tỉnh trong vòng tay thân nhân.

Đêm hôm ấy, chị Ninh hạ sanh một cháu trai, đúng như nguyện ước của chị và anh Ninh Đờ Gôn.

* * *

Lời người viết:

Đã 40 năm qua kể từ ngày Ninh anh dũng hy sinh, không biết chị Ninh, hai cháu gái và cháu trai bây giờ ra sao, sau sự mất mát đớn đau tuyệt đỉnh ấy?! Trong những tháng năm khói lửa của cuộc chiến sau khi anh hy sinh và rồi qua những thăng trầm dâu bể của đất nước, cầu mong chị và các cháu vẫn được Ơn Trên và anh linh của Ninh phù trợ, để có can đảm và hy vọng trong đời sống. Dù đớn đau, dù cay đắng, dù bạc bẽo, mong rằng chị và các cháu lúc nào cũng có thể tự nhủ được trong lòng mình rằng, sự chiến đấu anh dũng và hy sinh cao cả của anh Ninh cho quê hương dân tộc Việt Nam sẽ vẫn mãi mãi được quê hương và dân tộc tri ân. Kính.

¤¤¤¤¤

Vỡ Mảnh Tinh Cầu

(Gọi là để tưởng nhớ những vì sao Không Quân)


Đào Vũ Anh Hùng

Đó là buổi sáng trời rất đẹp của ngày 26-2, năm 1962. Tôi đạp xe từ Phú Nhuận lên nhà sách Khai Trí tìm mua vài quyển Toán, chạy ngang dinh Độc Lập. Khi vừa qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tự– Công Lý, bỗng giật bắn mình, nghe phủ ào qua đầu một tiếng gầm xé thinh không cực lớn và thật gần, ngay trên những ngọn cây sao cao vút bên vệđường. Tôi thật không biết chuyện gì xảy ra, kinh hoảng đâm xe lủi vào lề, nhảy xuống. Tôi đứng dưới một gốc sao nhìn lên trời, nơi vừa giáng xuống tiếng gầm như trời sập và tim đập loạn. Loáng thoáng qua vòm cây, tôi thấy một chiếc máy bay khu trục xé gió bay rất thấp phía sông Saigon hướng về dinh Độc Lậ p. Nó vút lên cao, nghiêng đôi cánh sắt, lượn gắt một vòng nữa rồi quay lại… Tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, hết hồn quẳng vội chiếc xe, ngồi bệt xuống đất, nép vào gốc cây nhìn lên cái bụng sơn trắng của chiếc phi cơ với những trái bom thon dài sáng bạc được nhả ra, loang loáng lướt qua

vòm cây, rơi xéo xuống cánh trái dinh ông Diệm. Rồi tiếng nổ, khói bụi bốc lên. Súng phòng không từtrong dinh vàtừphía bến Bạch Đằng ròn rã nô ̉lụp bụp trên trời từng cụm khói đuổi theo con chim sắt. Tôi thấy thêm một chiếc khác bay cao vàbay xa hơn, phía bến Bạch Đằng, cũng đang bịsăn đuổi, chao liệng như chim hâu len lách giữa những cụm khói nởhoa đen trên nền trời xanh ngọc bích. Buổi sáng lịch sử, hai phi công Phạm PhúQuốc vàNguyễn Văn Cử oanh kích dinh Độc Lậ p tôi tình cờchứng kiến từphút giây đầu.Trước đó, năm 60, cũng chính ngay cổng dinh Độc Lậ p, tôi đã chứng kiến cuộc nổi dậy ngắn ngủi của quân Dù do các trung tá Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Triệu Hồng chủ xướng và thất bại, người thì chết, người phải lưu vong. Năm cuối cùng của chế độ nhà Ngô, tôi ở trong Tổng Hội Sinh Viên Saigon, tham gia phong trào tranh đấu Phật Giáo, bị mật vụ của Dương Văn Hiếu thuộc Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung bắt giam cho đến ngày cách mạng 1-11-63, có lẽvì ảnh hưởng tinh thần Quốc-Cử va ̀vì không khí đấu tranh sôi bùng nhiệt huyết tuổi hai mươi. Sau này tôi gia nhậ p Không Quân, không biết cóphải vì hình ảnh hai chiếc khu trục sáng ngày hôm đó, cùng những cái tên tôi cho rằng rất đẹp và hùng can dự vào những biến cố làm đổi thay lịch sử– tên tuổi những phi công Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Phụng Tiên, Huỳnh Minh Đường… hay hình ảnh ông Kỳ trong bộ đồ bay đen với huy hiệu Thần Phong in trên bìa báo Paris Match đãảnh hưởng sâu đậm đến quyết định tương lai của tôi. Những người danh tiếng trên, tôi chỉkhông biết phi công Huỳnh Minh Đường. Còn các nhân vật Nguyễn Văn Cử, Phạm PhúQuốc, Phan Phụng Tiên, tôi biết là do chơi với Tâm, Phúc, em ông Cử, với Phạm Phú Đê, em ông Quốc và Phó Quốc Uy, em vợ tướng Tiên.

Tôi vốn yêu những mái tóc trung niên bạc mà đẹp, có nét giang hồ từng trải, hào hoa nghệ sĩ như mái tóc Phan Phụng Tiên, Hoàng Hải Thủy, hay tướng Nguyễn Văn Hiếu… Nên khi gặp tướng Tiên lần đầu, tôi thấy rất gần gũi, bởi mái tóc bạc của ông, vàbởi ông là một trong những người hùng tham gia cuộc đảo chính hụt ngày nào. Lúc đó là năm 73, ông làm tư lệnh Sư Đoàn 5 Không Quân và tôi được biệt phái về Saigon, đặc trách thành lập Biệt đội Trực Thăng DạThám bảo vệ vòng đai thủ đô và các vùng phụ cận, sau mùa Hè đỏ lửa 1972. Thời gian đó, Việt Cộng mở chiến dịch vừa đánh vừa đàm song song với hòa hội Paris. Saigon là mục tiêu của những cuộc pháo kích để khủng bố và gây tiếng vang. Tôi thành lập biệt đội Night Hawk, đêm đêm bay những phi vụ tuần thám, rọi đèn củ soát những nơi nghi ngờ có đặc công Việt cộng xâm nhập hay xạ kích vào những “trận địa pháo” do địch đặt súng cối hay hỏa tiễn nhắm vào Saigon từ các vùng ven đô như Tân Bình, Vĩnh Lộc, NhàBè, ThủĐức, Gia Định, Thủ Thiêm, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhơn Trạch, GòVấ p, vv… Tôi được chỉ định trông coi Biệt Đội Trực Thăng DạThám vì trước đó, đã thành công trong nhiệm vụ thành lập Biệt Đội Trực Thăng VõTrangyểm trợ Đặc Khu Rừng Sát, hộ tống các giang thuyền Hải Quân, áp tải tàu bè, các thương thuyền di chuyển trên sông Lòng Tảo từ Saigon ra Vũng Tàu và ngược lại, can thiệp ngăn chặn các cuộc phục kích của Việt cộng… Biệt Đội thuộc quân số Sư Đoàn 3 KQ ở Biên Hòa nhưng nhận lệnh chỉ huy và điều động của nhiều cấp bộ khác nhau: BộTư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ), Bộ Tư lệnh Không Quân (Thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phó). Phòng Đặc Trách Trực Thăng BTL/KQ. Sư Đoàn 3 KQ và Không Đoàn 33 Chiến Thuật có nhiệm vụyểm trợBiệt đội. Vị thê ́của tôi rất tế nhị và phức tạp giữa các cơ cấu quyền lực đó. Chiều chiều chúng tôi đem phi cơ vào Tân Sơn Nhất, đêm bay, sáng hôm sau đem tầu về trả Biên Hòa. Cũng vì mỗi đêm phải vào Tân Sơn Nhất, chúng tôi được cho một phòng trực với đầy đủ tiện nghi, máy lạnh, giường nệm… Tôi lên gặp Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, xin cho Biệt đội mỗi tháng mười ngàn đồng mua càphê, nước ngọt để các phi hành đoàn giải khát. Ông ký giấy cho liền và hỏi, “Mười ngàn đủkhông?” Rồi không đợi tôi trả lời, ông nói luôn, “Tôi biết trực thăng các cậu khổ bỏ sừ!”. Tôi cười, nói một câu cám ơn, chào rồi ra về. Tướng Tiên lấy bà Hoàn - Phó Thị Ngọc Hoàn - chị ruột của một người bạn rất thân của tôi, Phó Quốc Uy, cũng là em cố Đại tá Phó Quốc Chụ, một trong số 9 sĩquan bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” ngày 1- 6-98 sau cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, trước cửa trường Phước Đức, số266 đường Khổng Tử, ChợLớn, có sáu vị Đại tá QLVNCH tử thương. Năm 82, vợ chồng Uy vượt biển đến định cư ở Orlando, chỗ Chuẩn tướng Tiên vàTrung tá Phó Quốc Dũng tự Dũng “Mù” (vì ông đeo kính cận hạng nặng), thuộc Khối Yểm Trợ Hành Quân SĐ5KQ, tôi kéo cả nha ̀qua thăm. Đó là lần tôi gặp lại tướng Phan Phụng Tiên kể từ sau ngày rời Biệt đội Night Hawk đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu rồi trở lại Phi đoàn. Anh em nói chuyện xưa, nói đến những ngày cuối cùng, đến giây phút cuối cùng rời bỏ Saigon. Chính lúc đó tôi mới biết chỉchút xíu nữa tôi có thể cũng kẹt ở lại hoặc bị bắn rớt ngay sáng ngày 29-4, bên hông Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, khi tôi hẹn tướng Kỳ đê ̉tôi bay về đón vợ con rồi trở lại Nhà Bè trong vòng 30 phút, rồi sẽ đưa anh em xuống Cần Thơ theo lời ông dặn…

Tướng Tiên nói :

- Sáng hôm đó, anh ngồi trong phòng Hành quân với ông Lành. Phòng Thủ gọi máy báo cóchiếc trực thăng đá p sân Câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc. Ông Lành nói, đừng để pilot gây ra “panic”. Cảanh lẫn ông Lành đều nghĩ thằng quản lý Câu lạc bộ đem máy bay về đón vợ con nó. Ông Lành ra lệnh cho Phòng Thủ hãy bắt giữ phi hành đoàn lại, không cho cất cánh, nếu trái lệnh, cứ bắn hạ… Tôi thú vị với những điều ông vừa kể: - Anh biết không, chính em lái chiếc phi cơ đó, đáp xuống Huỳnh Hữu Bạc. Ông cười:- Cậu hên dấy! Anh thấy ông Lành rất serious. Sau này tôi còn xuống Orlando thăm ông lần thứ nhì. Ông vẫn “kỹ” như ngày xưa, trong nhà không co ́lấy một hạt bụi. Hồ tắm che lưới, lá cây không rớt được xuống hồ. Chị Hoàn ghé tai tôi: - Anh ấy không cho chị nấu nướng trong nhà. Chị phải đặt một cái bếp ở garage, em thấy có khô ̉không?

Cái nhà đólà của vợ chồng Tuấn để cho bốmẹ ở. Vợ chồng Tuấn - Vân ở Dallas vì Tuấn làm việc tại đây. Trong lúc chuyện trò, ông kể cho tôi nghe chuyện ông bị thô ̉ra hàng chậu máu, phải qua Pháp tĩnh dưỡng sau khi bán cái cửa tiệm buôn vỏ xe hơi ở Cali. - Anh già rồi, trong người không được khỏe. Không ngờ đến cái tuổi này mình xuống sức quá. Ông bà Tiên về chơi Dallas hai lần, ở nhà Tuấn. Tôi vẫn thường qua ăn cơm với ông, đem sách truyện cho ông đọc, dẫn ông đi thăm bạn bèhoặc hai anh em tha thẩn trong khu thương xá, nói với nhau đủthứ chuyện, nhất làchuyện Không Quân. Ông cóvẻthích Dallas, muốn về Dallas vàhẹn nếu bán được cái nhà ở Orlando cho cháu Tuấn, sẽ dọn lên trên này. Nhưng ông vĩnh viễn không bao giờtrở lại thành phốDallas nữa. Ông bàTiên vềởvới vợchồng ông Dũng Mù, là anh vợvàcũng làbạn thiếu thời của ông Tiên. Lần này đúng là ông “ngã” xuống, theo nghĩa bóng. Vàrồi tối thứ Bảy 21-11-95, ông “ngãxuống” thật, theo nghĩa đen, sau bữa ăn vui vẻởnhàcháu Uyển, con gái vợchồng Uy-Thảo,“Bác Tiên ăn hết bát mìlớn, chuyện trò mãi với chúng cháu tới gần nửa đêm, rất vui vẻ, không cómột triệu chứng gì… Bác về, vào phòng tắm, ngã, đi luôn…” Nghe tin ông chết đường đột. Tôi điếng lặng đi một lúc… Cuối tháng 9-95, tôi qua San Francisco, gặ p Tuấn trong đám cưới con trai lớn của Uy-Thảo lấy cháu Quỳnh Anh, ái nữcủa ông Hiệ p Cồ, trưởng trường Quân sựngày xưa. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe tướng Tiên. Tuấn nói, “Bốcháu dạo này cũng khỏe.” Tôi nghe, không mấy yên tâm vì ông vềDallas lần trước, cóvẻmệt mỏi, khámệt mỏi. Ông không còn nhậm lẹ, ngại gió máy, quấn cái khăn phu-la quanh cổ và thỉnh thoảng ho húng hắng. Ông códáng của một người đãvềgià, dùrằng mắt còn sáng, gương mặt còn rắn rỏi. Dáng của một con hổnhớrừng, trầm mặc, u hoài tưởng tiếc thời oanh liệt.

Thời gian trông coi Biệt đội Night Hawk, tôi gặ p tướng Tiên cóvài lần. Nhưng với tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh phóKhông Quân thì tôi gặ p thường hơn vàcócơ hội hiểu tính tình ông nhiều hơn. Trước đây, tôi chỉ được nghe biết vềông qua những “huyền thoại”. Hoặc thỉnh thoảng vềBộTư lệnh, ghéCâu lạc bộuống nước với ThếPhong hay Phạm Hồ, thấy ông hay ngồi trầm ngâm một mình một bàn, gói kín, lầm lìkhắc khổtrong bộtreillis với ngôi sao thêu chỉđen trên cổ áo rất khó nhận ra cấp bậc.

Như đãnói, tướng Lành trách nhiệm giám trợBiệt đội Night Hawk do tôi chỉ huy. Ông liên lạc hàng ngày với BộTư lệnh Biệt Khu ThủĐô, theo dõi hoạt động của Biệt đội vàgiải quyết các vấn đềtrên cấ p Tư lệnh. Nhưng thực ra, ông không phải giải quyết gì vìtôi hàng tuần họ p vàgiải quyết trực tiế p với BTL/BKTĐ hoặc với Khối Đặc Trách Trực Thăng của Đại táTrần Minh Thiện. LàBiệt đội trưởng, tôi cónhiệm vụtrực tiế p chỉhuy vàđiều động hoa tiêu, hàng ngày theo dõi các phi vụ, giải quyết các trởngại hay các vấn đềliên quan đến công tác hành quân, dựcác phiên họ p hoặc thuyết trình Quân báo, báo cáo phi xuất với Không đoàn 33, với phòng Đặc trách Trực thăng, BộTư lệnh KQ, Biệt khu Thủđô, và Không đoàn 43 Chiến Thuật. Cương vị tôi hết sức tếnhị vàphức tạ p, chắc chắn không thể tránh được những đụng chạm với các đơn vị bạn. Biết thếnào cũng cóchuyện xảy ra, nên tôi hết sức giữgìn vàkêu gọi hoa tiêu phải tuyệt đối tôn trọng kỷluật phi hành, tôn trọng các tiêu lệnh hành quân vàan phi. Tôi buộc hoa tiêu phải ghi tất cảmọi sự việc, mọi biến cốxảy ra trong đêm, thật đầy đủchi tiết vàcác diễn tiến trong sổNhật kýHành quân, phòng khi dùng đến. Quảnhiên, những điều lo xa không phải vô ích. Trong một cuộc họ p hàng tháng tại BộTư lệnh Biệt khu Thủđô, dưới sựchủtọa của Chuẩn tướng LýBáHỷ, các sĩ quan đại diện đơn vịcủa Tiểu khu Gia Định, các Chi khu, các đơn vịbiệt lậ p… Khi giải thích lý do tại sao quân bạn bịbắn lầm, tọa độxạkích cho sai, phi cơ cất cánh trễ giờ, bay ra ngoài địa giới, chỉđiểm pháo binh không chính xác, vv… tất cả đều quy lỗi vềphía phi hành đoàn. Những lời cáo buộc đều mang tính cách chung chung, không ai đưa ra một bằng chứng cụthể nào, rõ ràng làmuốn trút bỏtrách nhiệm lên Không Quân một cách khơi khơi, theo kiểu “khẩu thuyết vô bằng!”… Tôi lên bục thuyết trình sau cùng, với sổNhật kýHành quân trong tay. Tôi cảm ơn các sĩ quan bạn vềnhững điều họvừa cho biết, xin lỗi vànhận trách nhiệm tất cảnhững “bê bối”, những lỗi lầm lớn nhỏđó, nếu quảthực do hoa tiêu gây ra. Tôi trình bầy tất cảnhững sựviệc được ghi nhận trên giấy trắng mực đen, những sựkiện cóthật, không một lời biện minh, đểmọi người dựhọ p toàn quyền thẩm định mức độxác thực vàgiá trị mỗi biến cố. Tôi lật từng trang giấy, đọc to vàrõràng những việc vụxảy ra, với tên tuổi của từng vịsĩ quan “ngồi thùng”, đi theo trực thăng dạthám (mà chúng tôi gọi đùa làphi vụ“soi ếch”), với cấ p bậc, sốquân, đơnvị, tọa độcùng đầy đủchi tiết sựviệc xảy ra trong đêm:

- Ngày….., Trung úy….., sốquân….. lên tầu yêu cầu muốn bay đi đâu thì bay, hết giờcứviệc bay về, đểông nằm ngủ.

- Ngày….., Thiếu úy….., số quân….. không biết coi bản đồ, hỏi, được cho biết là sĩquan Ban 1, đi thế ông sĩquan Ban 3 “bận công việc” không đi bay được.

- Ngày….., Đại úy….., sốquân….. dắt theo một cô gái, năn nỉ xin cho đi bay cùng, đểxem “Saigon By Night” ra thếnào?

- Ngày….., Đại úy….., sốquân….. lên tầu ói mửa đầy sàn vìsay rượu. Phi hành đoàn phải hủy bỏphi vụbởi không người thay thế.

- Ngày….., Chi khu….., Phi cơ xuống đón sĩ quan tháp tùng, bị trong đồn bắn lên không cho đáp vì “ Máy bay làm ồn không ngủ được !”, vv… và vv…

Sau phần thuyết trình của tôi, cử tọa im phăng phắc. Không khí ngột ngạt thấy rõ.

Chuẩn tướng Lý Bá Hỷ không nói một lời. Ông cám ơn tôi vàcho giải tán buổi họp ngay lập tức. Thiếu tá Phong Già, sĩ quan Liên lạc KQ tại BKTĐ chạy theo níu lấy tôi nhăn nhó:

- Ông làm mạnh quá, kẹt tôi !

Tôi cười :

- Nếu họ không đổ rác lên đầu Không Quân, tôi bao giờ đem những chuyện ấy ra nói công khai ? Ông cần xăng nhớt đã đành, nhưng đây là vấn đề danh dự của Không Quân… Các người anh em không có chuyện báo cáo trong cuộc họp, đã đem ra nói khơi khơi làm quà cho ông tướng mà không ý thức như thế là bôi bác danh dự chúng tôi, những thằng Không Quân “chân không tới đất, cật chẳng tới trời”!

Ngay sáng hôm sau, Đại tá Trần Minh Thiện gọi tôi vào Bộ Tư lệnh Không Quân trình diện. Vừa thấy tôi, ông cười, hỏi:

- Anh biết tôi cho đòi anh vô đây có chuyện chi không?

Tôi nhìn vịchỉ huy trưởng cũ hiền như Bụt của mình ngày xưa, nói tỉnh :

- Đại tá phạt tôi vì chuyện bên Biệt khu Thủ đô ngày hôm qua chứ gì ?

- Anh làm gì mà phạt? Mấy ông cốvấn Mỹ đi họp về khen anh lắm đó ! Thôi, vào đây.

Tôi theo ông bước qua một phòng làm việc khác trong Khối Đặc trách. Đó là văn phòng của một Đại tá Cố vấn Mỹ.

Tôi đứng nghiêm chào. Ông Đại tá đứng dậy, bước vòng qua bàn bắt tay tôi.

Ông cho biết sáng hôm qua códự cuộc họp ởBKTĐ, chứng kiến cuộc trần thuyết của tôi. Ông có headset nghe thông dịch nên hiểu tất cả, về, nói chuyện với Đại tá Thiện. Ông khen tôi thẳng thắn dám nói sự thật và tặng tôi mấy thùng bia Budweiser đem vềcho Biệt đội để tỏ lòng yêu mến.Tướng Lành cũng biết chuyện này. Môt hôm gặp tôi trong Câu Lạc Bộ, ông hỏi, “Mấy thùng bia các anh uống hết chưa?”

Đólà lần đầu tiên tôi thấy ông cười vui một cách rộng rãi. Vì biết ban ngày tôi không đi bay, ông yêu cầu tôi huấn luyện ông bay trực thăng một tuần vài giờ.

Trong tất cảnhững phi vụ huấn luyện đó, lần nào cũng có đàn anh Lưu Văn Trâm thuộc phòng Đặc trách đi theo. Tôi thường đưa tướng Lành đi bay tập ởnhững nơi gần Saigon vàcó an ninh, như vùng ThủĐức hay Chi khu Nhà Bè.

Ông Trâm ngồi thùng, mỗi lần thấy tôi để tướng Lành đáp vào các “confined area” - một trảng cỏ có cây cao chung quanh hoặc bãi đáp nhỏ hẹp có rào giây kẽm gai – ông Trâm có vẻ nhột, ngồi sau cứ thấ p thỏm, sợ ra mặt, lén vỗvai tôi, ra hiệu bảo tôi nắm cần lái, đỡ cho ông tướng.

Tôi biết đàn anh Lưu Văn Trâm sợ là phải. Nó giống như cảm giác một người lái Honda chở một người ngồi sau. Anh ngồi lái muốn phóng lạng thế nào cũng không sợ vì mình kiểm soát dược mình, nhưng anh ngồi sau thì teo bu-di, la chói lói…

Tôi cố tình muốn trêu ông Trâm, để tướng Lành muốn bay thế nào thì bay, đáp sao thì đáp. Tôi đốt điếu thuốc, hút phì phèo vàgếch chân lên thành cửa cockpit ngắm trời mâycho ông Trâm lộn ruột chơi, nhất lànhững lúc tướng Lành vô cận tiến đá p rụt rèvào cái ô nhỏxíu rào kẽm gai ởNhàBè. Tướng Lành rất tỉnh. Ông bay vững hơn Đại táTường “Mực” và không nói nhiều, không đòi… uýnh “thầy” như ông Tường, mỗi khi bay ẩu, bị“thầy” chụ p cần lái. Đi bay huấn luyện cho Đại tá Tường, ai cũng ớn. Mấy ông Staffs các Phi đoàn Trực thăng ởBiên Hòa, từ ông Lai, Cửu, Luân, Ức, Vân, Lộc, Trọng… ông nào cũng “né”. Cuối cùng họ“bán cái”, đùn cho tôi. Ông Lai dụtôi: - Tôi biết ởđây chỉ cóanh làĐại táTường không dám “uýnh” vìổng nểanh hơn tụi tui. Trực thăng màổng làm như khu trục, bay ào ào ghê thấy bà. Mình chụ p cần lái, ổng cung tay thúc cùi chỏ, “Bộmày chê tao không biết bay sao mà làm tàng?”.

Tụi tui thằng nào cũng rầu thúi ruột. Còn anh, tôi “bảo đảm” ông Tường không dám đụng tới anh đâu !

Chẳng hiểu tôi nghe bùi tai hay tò mò muốn biết xếp lớn dữ cỡ nào, bèn nhận lời. Buổi sáng xách nón bay ra phi đạo, check tàu xong, tôi ngồi nghe nhạc đợi xếp. Phi vụ huấn luyện ghi 8:30 giờcất cánh. Gần 9 giờ vẫn chưa thấy xếp ra.

Tôi gọi máy xin hủy bỏ phi vụ. Cậu sĩ quan trực hốt hoảng yêu cầu tôi đợi thêm vài phút. Mười phút sau xe Jeep đưa ông Tường ra phi đạo. Thấy ông, tôi giả vờ cầm nón bay leo xuống, nói:

- Trời đất !... Sao Đại tá giờ này mới ra? Tôi gọi Đồng Nai hủy bỏ phi vụ rồi.

- Rồi!... Cái gì màcàm ràm, bầy đặt làm khó tôi ?

Đoạn ông cười lớn: - Ủa, mà sao hôm nay anh bay? Bộmấy thằng kia tụi nóghét tôi lắm sao?- Ghét thìkhông ai dám ghét nhưng ông “uýnh” đau quá, họsợ. - Cha! Ngon lành ha? Vậy chớanh không sợsao? - Sợchứ. Bởi thếtôi phải nói trước với Đại tá, tôi nhỏcon, ông làm ơn tha cho đừng đánh, tội nghiệ p. Ông đánh làtôi bỏbay, đi thưa cảnh sát liền một khi…! Đại táTường cười khàkhà: - Thưa cảnh sát, uýnh theo cảnh sát. Mấy thằng kia khôn tổmẹ. Tôi mà dám đánh anh? Đứa nào nói vậy? Cólẽtôi là người duy nhất bay huấn luyện cho ông Tường Mực mà không bịđánh. Trái lại, ông còn cóvẻthích đi bay với tôi đểnói chuyện lăng nhăng.Đại tá Nguyễn Văn Tường và Đại tá Trần Minh Thiện có lẽ là sĩ quan cao cấp Không Quân chết sớm nhất ở Mỹ, từ năm 76-77.

Tướng Lành chết bởi bệng ung thư xương năm 82 ở San Jose. **

*San Jose, có hai ông tướng Không Quân đã ra đi. Đó là Thiếu tướng Võ Xuân Lành và rồi Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính. Tướng Tính là Tư lệnh Sư đoàn 3 KQ, tôi làm việc dưới quyền ông.

Phải nói, đời tôi có diễm phúc được làm việc dưới quyền hai vị sĩ quan chỉ huy ngành tác chiến mà hiền hậu dễ thương như những ông thánh. Đó là Đại tá Trần Minh Thiện, ông “Thánh Denis”, và Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, người hiền trong những cấ p chỉ huy hiền số một của Không Quân.

Tôi du học về, chọn Phi đoàn 215 ởNha Trang, lúc đómới rời vào từ ĐàNẵng được vài tháng, do Thiếu táThiện làm Phi Đoàn Trưởng. Tôi đeo lon Chuẩn úy vào trình diện, thấy ông người Nam, cónụcười hết sức nhân hậu, cũng yên tâm. Lúc đóPhi đoàn còn bay H-34, to con, kềnh càng, và… bẩn phát sợ. Bên trường bay, phi cơ Mỹ sạch như lau, nên khi nhìn thấy máy bay của Việt Nam cũkỹgiànua, dầu mỡ, bùn đất dính bệt từcàng cho tới nóc, tôi thật nản. Người bay ckeck-ride cho tôi đầu tiên làThiếu tá Thiện. Ông dẫn tôi ra bãi đậu, thấy tôi đeo găng màcòn rón rén sợbẩn, ông cười, leo lên làm tiền phi. Tôi leo theo ông, chỉ sợ trượt chân té gãy cổ !

Ông chỉ một cái ống trên nóc phi cơ, hỏi tôi:

- Cái này tiếng Mỹ kêu bằng gì ? Hồi đó phi cơ lèo tèo mươi chiếc, hư hỏng nằm ụ đến một nửa, bay hành quân còn chưa đủ, lấy đâu mà huấn luyện, nên bỏ lâu không bay dễ quên và lựng bựng.

Tôi nhìn cái ống cong cong chìa ra đằng trước, biết nó là cái ống lấy áp xuất gió cho đồng hồ phi tốc nhưng lú lẫn, bị hỏi bất chợt, không tài nào nhớr a tiếng Mỹ làgì, ấ p úng trả lời:

- Thưa, làcái “Pi-Tốt” Nói xong tôi mới biết mình cả quỷnh. Thiếu tá Thiện cười diềm đạm:

- Nó là cái Pivot chứ, quên rồi sao?

Lúc xuống đất kiểm soát thân tàu, ông lại khảo tôi mục khác:

- Anh biết trực thăng cócái bánh đuôi dùng để làm gì không?

- Dạ, để… đáp ! Bánh xe của phi cơ là để đáp thì đúng quá rồi, ai mà không biết.

Nhưng ông Thiện hỏi tôi câu đó là hỏi về một công dụng khác chứ đâu phải để nghe tôi trả lời một câu bà già trẻ con cũng biết, cần gì phải là Pilot ?

Ông nói:

- Cái bánh đuôi là đểmấy ông Pilot… đái! Sau này tôi mới biết làông không hềnói rỡn vềcông dụng của cái bánh đuôi! ĐểPilot đái vàđể… chóghếch chân lên đái! Tôi phục vụdưới quyền Đại tá Trần Minh Thiện một thời gian ngắn nhưng cũng đủbiết thêm vềông trên một vài phương diện khác. Thí dụnhư ông còn làmột nhạc sĩ chơi nhạc cho phòng trà, đầy nghệsĩ tính. BàThiện rất đẹ p vàcódáng nét quýphái, mệnh phụ. Ông rời Phi đoàn 215 vềBộTư Lệnh năm nào tôi quên nhưng kỷniệm cuối đáng ghi nhớvới ông ởPhi đoàn làcâu chuyện thơ thẩn khiến từđóông để ývàkhoái tôi. Chuyện thếnày, một hôm họ p Phi đoàn, ông cảnh giác các hoa tiêu đi bay phải tuyệt đối tuân theo luật An Phi, trên trời cũng như dưới đất, bất cứlúc nào. Ông nhắc lại các luật lệvàđưa ýkiến nếu làm được thơ hay vècho dễnhớđểlàm khẩu hiệu thìtốt. Tôi ngồi dưới, nghe ông nói tới đâu là làm một câu thơ tới đó, đầy đủ tất cảmọi điều ông nói đến. Khi chấm dứt cuộc họ p, tôi đứng lên yêu cầu đểtôi đọc bài thơ “An Phi Trực Thăng” đócho Phi đoàn nghe. Ông Thiện rất thích bài thơ này, bảo tôi dưa cho TạDuy Quýcho vào Bản Tin An Phi hàng tháng của Không đoàn 62. Bài thơ lục bát dã chiến tôi còn nhớ như sau: Tiền phi không kỹ la ̀liềuNhớt săng không đủ là tiêu cuộc đời Trên trời dưới đất ai ơi RPM giữkẻo rơi thật phiền Cân bằng làlẽtựnhiên Đừng bay bướm quá, đừng tin mình tài Cánh mềm chém cũng thành hai Mây mưa gióbão hỏi ai dám cừ?

Khi lên, lúc xuống từtừ Bay cao vợđợi, em chờbiết không? ** *Chuẩn tướng Huỳnh BáTính người Nam, gốc Phật Giáo Hòa Hảo. Ông làmột cấ p chỉhuy thật hiền, thương lính vàdễdãi với binh lính. Tôi đổi vềBiên Hòa cuối năm 71, là những ngày sôi động chiến tình mặt trận ngoại biên màSư đoàn 3 KQ phải gánh vác. Sau đólà trận An Lộc, Bình Long… Cái địa thế của Vùng III, vùng đất trấn giữ những con đường bôn tậ p của địch nhằm xâm nhậ p Saigon, là gánh nặng luôn luôn chĩu oằn trên đôi vai những lực lượng quân sựQuân đoàn, trong đóSư đoàn 3 KQ đóng vai trò quan trọng. Tôi đãthấy cảnh tướng Tính mất ăn mất ngủgiữa cái thời nồng độ chiến tranh lên tới mức ngặt nghèo đó. Nhiều khi tôi nhìn ông, bất giác sinh niềm ái ngại. Ông cao, gầy mảnh khảnh, nói mau vàlớn giọng, bước đi thoăn thoắt, giải quyết vấn đềrột rột theo lối nhàbinh nhưng không hiểu sao, nhìn ông, tôi vẫn không thểnghĩ đólàhình ảnh một ông tướng nắm quyền quân sự, điều động cảmột Sư đoàn tác chiến Không Quân. Ông giống một người điền chủ, hay một ông giáo hiền lành hơn một người lính chiến đấu.

Tôi nhớ có lần, một hạ sĩ quan kỳcựu, cơ phi của Phi đoàn tôi bị Quân cảnh giam xe vì đi Honda trong căn cứ không có thẻ chủ quyền. Đương sự năn nỉ tôi xin tướng Tính tha.

Tôi tìm loanh quanh, rồi đến gặp thẳng ông tại tư thất. Tôi lên lầu. Ông đang nghỉ trưa, mặc bộ pijama sọc đỏ ra tiếp tôi ngoài hành lang.

Ông hỏi:

- G ìnữa đây, ông Hùng?

- Tôi có thằng em, bị Quân cảnh giam xe vì không có giấy tờ. Xin tướng tha cho nó, tội nghiệp.

Ông cầm láđơn, liếc xem qua, hỏi: - Biết xe không cógiấy tờsao còn mua cho rắc rối? Tôi làm sao trảlời được câu hỏi của ông, nên cười trừ. Ông viết lên lá đơn mấy chữ, đưa cho tôi:- Biểu nóchạy thì chạy ngoài đường, đừng chạy trong căn cứ, Quân cảnh bắt nữa ráng chịu! Tôi suýt bật cười vì câu mắng nhẹnhàng của ông. Tướng Tính làmột cấ p chỉhuy cótrách nhiệm đối với thuộc cấ p vàlà con người ngay thẳng, đạo đức. Tôi đãchứng kiến ông lúc vui, buồn, hờn giận rất “người”. Như lúc ông tức giận chửi thề trong buổi trưa chinook đón những tù binh VNCH do Việt cộng trao đổi, từ Lộc Ninh về đáp Biên Hòa. Một tù binh ta bị Việt cộng từ dưới đất bắn lên, chết ngay trong lòng chiếc phi cơ khi đang bay trên quốc lộ13, khúc Bầu Bàng.

Phi cơ bay thấp 500 bộ và theo đường do chúng thỏa thuận với Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự, cam kết bảo đảm an toàn.

Ông gọi máy kêu Quân cảnh bảo vệ an ninh cho “mấy thằng Việt cộng chó đẻ” kẻo bị đám đông dân chúng, thanh niên học sinh đang tụ tập nơi bãi đậu đón tù binh trở về, phẫn nộ đánh trả thù.

Những ngày long đong bay vào An Lộc, ông lên Lai Khê, ăn cơm gạo sấy thịt hộp với chúng tôi, đứng nơi bìa rừng cao su mong ngóng những chuyến bay từ An Lộc trở ra, như mẹ mong con. Ông căn dặn chúng tôi bay cẩn thận, ráng xong phi vụ trở về an toàn.

Nhiều lần tôi bắt gặp ông quay đi, che dấu những giọt nước mắt lăn trên đôi má hóp, mỗi lần có tin một phi hành đoàn hy sinh trong vùng bão lửa kinh hồn ấy.

Những ngày Phước Long bị vây hãm, ông mặc áo giáp, đội nón sắt, bay với chúng tôi qua Long Bình theo dõi cuộc hành quân, cùng với tướng Hiếu bên Quân Đoàn.

Hôm thả Biệt kích 81 vào Phước Long, ngày 4-1-75, ông điện thoại gọi chúng tôi qua Quân Đoàn họp với tướng Hiếu vàĐại táCông lúc nửa đêm hôm trước, đến hơn hai giờ sáng mới trởvềSư đoàn thảo kếhoạch hành quân KQ. Tướng Tính giao cho Đại táLê, Tham Mưu PhóHành Quân điều động khu trục yểm trợcuộc đổquân ngày hôm sau. Phải hiểu tầm mức quan trọng của việc giải cứu Phước Long như thế nào khi tướng Tính quyết định dành 60 phi xuất cho mặt trận, đểlại vỏn vẹn có3 phi xuất cover cho toàn vùng.Buổi sáng, cólẽđêm qua không ngủ, tướng Tính xuống Phi đoàn tìm tôi rất sớm. Ông cầm máy Motorola gọi “Đồng Nai 3” làdanh hiệu Đại táLê nhưng không thấy trảlời. Đại táLê đãlấy xe bỏvềSaigon ngay sau cuộc họ p đêm hôm trước! Tướng Tính giận điên lên. Ông chửi thề vàbảo tôi cho anh em cất cánh. Sáng hôm đó, chúng tôi không thấy bóng một chiếc khu trục nào lên vùng. Tôi vẫn cho trực thăng xuống, đá p ngay trên đầu Việt cộng. Mỗi tổ tam tam Việt cộng bị xích chung vào một cỗđại liên nằm chờquân ta dưới hố, không bắn trước. Biệt Kích ngồi trên tầu dí súng vào tận mặt lính Bắc Việt nảy cò, máu óc bắn tung toélên phi cơ. Phước Long mất, BộTổng Tham Mưu cử5 ông tướng xuống điều tra. Tướng Tính họ p các đơn vị trưởng, dặn dò: - Trên xuống điều tra, tôi trách nhiện hoàn toàn. Nếu ra tòa Quân sự hay đi tù, tôi đi. Chỉ xin mấy ông một điều, đừng làm chuyện bậy bạ đổlỗi lẫn cho nhau. Mấy ông nghe rõchưa? Đại táVũQuang Triệu, xước danh “Pilot Thái Bình” mà Dương Hùng Cường mô tảlà“lái máy bay trước khi biết lái xe đạ p”, Không đoàn trưởng Không đoàn 43 Chiến thuật yêu cầu tôi đại diện Không đoàn làm “luật sư” trong buổi điều trần trước Hội đồng Tướng lãnh. Đại táPhan Văn Huấn, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, cómột Thiếu úy tùy viên đi theo, vào phòng họ p sau cùng. Ông xin được nói trước vàhiên ngang nói những lời khíphách: - Mất Phước Long, lý do tại sao, quývịcũng như chúng tôi đều biết nhưng không ai muốn nói ra. Phần Biệt Kích 81, chúng tôi vào chỗ chết đãđành, bởi nghềnghiệ p chúng tôi làtìm chỗchết đểđi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đãlàm quábổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệ p. Nay đưa họra tòa làđiều tôi cho làvô lý. Nếu cólỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quývị ởlại tiế p tục họ p vàcho tôi biết kết quả. Tôi xin phé p được ra vềvìcòn nhiều việc phải làm. Đại táHuấn đứng nghiêm chào vàquay ngoắt đi ra. Ông đến như cơn gióvàông đi cũng như cơn gió. Ông xuất hiện chưa đầy 5 phút, nói một lời ngắn ngủi nhưng tôi ghi nhớmãi cái giây phút lịch sửvàhình ảnh đócủa ông. Hội đồng Tướng lãnh ra về, giao việc điều tra cho Đại táNguyễn Huy Lợi, nha Quân Phá p, ởlại làm việc. Tôi đãlàm trọn vai trò “luật sư”, biện hộcho Không đoàn 43 Chiến Thuật. Ngày di tản, gặ p lại Đại táNguyễn Huy Lợi trên boong tàu Mỹ, trước đông anh em, ông đãkhen tôi không tiếc lời vềviệc tôi đãdám nói ra sự thật vụmất Phước Long. Vụán Phước Long sau đóhoàn toàn chìm xuồng. Tôi nhắc lại việc trên đểthấy tư cách vàlòng nhân hậu của Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính mà ngậm ngùi tưởng nhớđến ông. Nhớngày cuối ởBiên Hòa, ông họ p các Phi đoàn trưởng, chỉthị lậ p danh sách vàcho tất cảvợ con hoa tiêu vềSaigon, BộTư Lệnh sẽthu xế p việc di tản. Các ông Triệu, Luân, Lộc ngày nào cũng rủtôi qua nhàtướng Tính xem có động tịnh gì về vấn đề đi, ởra sao vìthấy tướng Tính lại đem vợcon lên Biên Hòa. Ngày 26-4, ông họ p chúng tôi, nói thẳng: - Vợcon tôi đi rồi, do cốvấn Mỹlo giùm. Sáng nay tôi chỉkị p chạy vào DAO vẫy tay chào, không được hôn từgiã… Không ai lo cho ai đâu. Các anh tính liệu cách nào thì tính, nhưng đừng đểtụi nhỏchúng nó“panic”!

Tôi đem Phi đoàn di tản về Tân Sơn Nhất tối 27-4 khi Biên Hòa bị pháo bằng hỏa tiễn 130 ly.

Sáng 28, tướng Tính gọi tôi lên Biên Hòa, nằm trong hầm TOC chịu pháo với ông.

Buổi trưa, tôi lái chiếc pick-up về nhà lấy cái nồi cơm điện National cho anh em pha càphê và lấy chiếc áo bay đểthay đổi, đoạn xin ông cho tôi về Tân Sơn Nhất, e anh em tưởng tôi “doọt”, bỏ đơn vị, sẽ tan hàng hết.

Sáng ngày 29, Trung tá Trọng, Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 221 đá p xuống Nhà Bè gặp tôi. Trọng nằm vật trên vỉsắt lót phi đạo, gửi anh em PĐ221 cho tôi dẫn bay ra biển. Anh ôm mặt khóc, nhất định quay vềvới vợcon. Anh bảo Trung sĩ Kiên, tài xếcủa Đại tá Triệu trao cho tôi một tập hồ sơ sĩ quan dầy cộm, nói Đại tá Triệu “bàn giao” Không Đoàn cho tôi và cho biết Đại tá Triệu đã theo tướng Tính ra Vũng Tàu, di tản. Sau này tôi được biết Trung tá Trọng ở lại, đi học tập và chết trong tù.

Đó là ngày cuối tôi chia xa tướng Tính. Năm 85, tôi gặ p lại ông ở San Jose, tình cờ, nơi nhà tướng Lâm Quang Thi trong ngày lễ Độc Lập Hoa kỳ. Gặp lại ông, tôi mừng và ông cũng rất vui. Ông vẫn xuề xòa, dáng dấp không khác mấy ngày xưa. Ít năm sau, ông mất. **

*Tôi viết những dòng này, do xúc động bởi cái chết của Chuẩn tướng Phan Phụng Tiên, nhân đó nhắc đến hai ông tướng Không Quân cùng một vài người Không Quân đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa… để ngậm ngùi trước nỗi nghiệt ngãcủa thời gian, dần dần cướp mất của chúng ta những mảnh tinh cầu làm nên khối thể Không Quâncòn lại nơi hải ngoại sau cuộc bèo mây tan tác. Hôm gặp tướng Minh trong tiệc cưới hai cháu Quốc Đăng và Quỳnh Anh, con trai Phó Quốc Uy và ái nữ của ông Lê Trọng Hiệp tức Hiệp “Cồ” trưởng trường Quân sựngày xưa - ởSan Francisco – thấy ông sắc diện hồng hào, phương phi hơn lần gặ p trước, tôi cảm động, đã nói với ông một lời cóvẻnhư đùa nhưng vô cùng thành thật: - Thôi qua đây chúng tôi chỉcòn trông vào cómình Trung tướng thôi đấy. Xin ngài hãy bảo trọng mình vàng, kẻo anh em chúng tôi buồn lắm.

Ông Minh cười sảng khoái: - Trời kêu ai nấy dạ, toa. Mình biết làm sao mànói? Con người có số…Vâng, tôi tin con người cósố. Như tướng Tiên chết đi, chịHoàn gọi qua Cali hỏi chuyện thầy bói. Ông hiện hồn vềnói rõràng làông tới sốchết thì phải chết, không cóđiều gìphải thắc mắc khiếu nại, coi bói phítiền. Ông đãchuẩn bịđâu đấy cho cuộc “tửquy” của ông. Ông Dũng Mùkể: - Lúc ông ấy còn sống, hai anh em nghiên cứu vềhuyền bícủa con người, bao nhiêu sách vởnhư “Hành Trình VềPhương Đông” đều mua đọc vàthảo luận. Ông ấy hiện vềluôn, nói lúc chết đâu cóbiết là mình chết? Mãi hôm sau rước thầy vềtụng kinh, mới biết nhưng không đau khổgì cả. Ông Tiên nói rằng được bàcụanh vàanh Chụ vềđón. Xuống dưới đó, ởmột cái “level” rất thoải mái, gặ p lại đông đủbạn bèxưa. Gặ p cảông Đềđốc họHoàng nữa, họ p hành chính trị chính em vui ghê lắm… Ông ấy đúng là“sinh vi tướng, tửvi thần”. Sau hôm hỏa thiêu, ông thường nhậ p vào cô Hoàn, nói nhiều chuyện, nhưng “điện” yếu dần đi, ông ấy bảo cólẽphải lâu lắm mới vềlại được.** *Đành rằng mỗi người cómột sốmạng, không ai cưỡng lại được. Nhưng tôi không chịu nổi cứngày một vắng thưa dần những người yêu mến, hoảng kinh lên, thấy mình càng ngày càng cô đơn giữa đám nhân loại quá nhiều ma cạo.

Tháng 9-96, Không Quân mất liên tiếp một lúc ba cánh chim: Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Đại tá Đặng Duy Lạc, và Trung tá Dàng Thiện Ngươn.

Anh em đưa tiễn ông Lạc đến nơi an nghỉ cuối cùng rất đông, đầy đủ lễ nghi, quan tài phủ quốc kỳ, thôi cũng gọi là chết vui và may mắn bởi ra đi sớm còn được anh em lo chu đáo, chết muộn màng dễ gì được vậy.

Hồi trong năm nghe Nguyên Vũ từ Pháp về cho biết ông Đạo Cù Trần Tam Tiệp ở Paris, khi không chui vào nhà thương, hôn mê hàng tuần lễ, tôi sợ, cứ hồi hộp nghe ngóng…

Sau đó thở phào ra trước tin ông Đạo đã hồi dương, trở về Paris “sống chung hòa bình” với hai chị em bàcomtesse già độc thân. Tôi gửi cho ông tấm thiệp, thay lời chúc bằng lời năn nỉ,

-“Lạy ông trăm lạy, ông làm ơn sống lâu lâu một chút, đừng đi vội… Đời mà thiếu ông, tôi mất vui..!”

Đào Vũ Anh Hùng

(Dallas 10-96)

*******

Sài Gòn Một Thời Của Một Đời


Nguyễn Mạnh Trinh

Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm. Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh” “Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan” là “Sài Gòn tối đi học một mình”, là “Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”.. Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành/để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ/tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá / cả âm thanh của cuộc sống mọi người/ một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi/trên tim nóng trong linh hồn tất cả /..” Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: “vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta/ và mỗi chúng ta trên một bóng hình/tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm/trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông/mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng/ tôi chạy điên trong một bánh xe tròn / và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống/ ôi chiếc cầu , ôi sở thú. ôi giòng sông/..” Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn / mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi/ mưa hay trời cũng thế thôi/ đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang/..” Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người/thấy em nhức nhối nói cười lượn qua/mini-jupe trắng nõn nà/vàng thu gió lộng chiều sa gót giày/ ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay/ hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên/” Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng / em chở mùa hè của tôi đi đâu/ chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám / tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu..”..

Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.

Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm. Là những con đường quen thân , nhắc lại một thuở ấu thời. Là ngôi trường Chu văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm trung học. Là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính. Là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơm Nhứt khi vừa nhập ngũ. Là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.

Phi Trường Tân Sơn Nhất 1970

Buổi trưa , nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu , dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua . Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, thuở còn đi học, mấy ai tiên đoán được số mệnh mình. Mây bay đi, như đời trôi qua.


“nằm trên cỏ nhìn trời cao

lung linh sợi nắng thuở nào phai phai

nhìn tượng Chúa dưới tàng cây

giơ vai chĩu nặng tháng ngày chiến tranh

mùa hạ mấy bước đi quanh

cổng trường đóng những đoạn đành thế thôi

ngày mai đi bốn phương trời

mây phiêu lãng chợt thương đời phù du..”

Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:


“Thành phố ấy , xôn xao tà áo trắng

nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu

guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn

bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù

mây vào áo lồng lộng bay chiều gió

lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò

sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở

tóc ai buông dài xõa những câu thơ.

Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ

Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường

Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở

Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương..”


Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố , nghe như mình đã trỡ về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hòa , mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm , nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.

Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khoá với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:


“Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ

Chọn không gian tổ quốc mênh mông

Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ

Vào lửa binh không chút nao lòng

Chia sẻ với nhau thời bão gió

Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn

Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ

Tử sinh ai luận chuyện mất còn?

Ngồi uống cùng nhau các hảo hán

Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường

Sách vở giảng đường thành dĩ vãng

Những chàng trai dệt mộng muôn phương..”


Rồi , vận nước đến thời , gia đình ly tán, đi vào trại tù , nếm đủ những cay đắng của đời cải tạo . Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác . Như Từ Thức về trần , cả một thế thời thay đổi. Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ , ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo , là những vùng kinh tế mới xa xăm , những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt :

“Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê

lạnh tanh khuôn mắt người về dửng dưng

vào ra lối rẽ ngập ngừng

mấy năm sao lạ , nỗi mừng chợt xa

cầu thang quẩn dấu chân qua

đời như hạt nước mưa sa bóng chiều

từ rừng máu giọt gót xiêu

thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người

đỏ bầm ánh điện đường soi

cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên

nhìn soi mói nụ cười đen

mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”


Về trình diện công an khu vực , nhìn nụ cười gằn vừa mỉa mai vừa soi mói , nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.

Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn . Trên chuyến xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…


trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi

ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng

Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến

Người trở về từ cuộc chiến lãng quên

Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác

Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời

Người thua trận phần thịt xương bỏ lại

Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời

Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ

Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa

khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ

Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa

Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc

Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay

Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược

Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy



Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã


Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm

Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá

Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên

Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến

Cho máu xương không uổng phí ngày mai

Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện

Cho lỡ làng không chĩu nặng bờ vai

Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ

Đây thịt xương còn sót lại một đời

Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ

Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười

Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc

Mặt trời lên xua tăm tối cho đời..”


Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng

Nghèo đói, bất công, đe dọa, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần , mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình. Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sai Gòn tìm bắt . May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác. Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú , mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân. Những buổi chiều nắng quái , đi trong thành phố, mới thấy cảm gíac của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ. Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm , nên chỉ cómột cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường . Lúc ấy , ở Sài gòn đầy những người ngủ ở hè phố, Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy. Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra. Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng. Thì ra , ở lúc ấy , có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành , bắt người không cần lý do , kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn , kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể. Rồi chính sách phân biệt đối xử , giáo dục thì nhồi sọ , hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tộc ta.

Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng , kiếm một chỗ qua đêm , tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi. Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm. Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ dòn dã . Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi. Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bằt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy .


“ .. hè phố rác lạc loài hoa dại

nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi

cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái

ươm bao năm dầu dãi nụ cười

ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ

ho khan ai quằn quại phổi khô

tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ

nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ

rưng não tủy bầu trời tháng chạp

cành cỏ khô héo mãi phận mình

ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc

đêm bến xe tưởng chốn u minh

đường bảy nhánh chỗ nào phải lối

ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm

như tiếng cú rúc trong huyệt tối

người lao xao cõi tạm cuồng điên

gío nhọn hoắt ngon lành da thịt

mưa giọt soi mộng dữ chân người

ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp

bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời..”


Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển , thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.

Những lần sửa soạn ra đi , tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông , những cây cầu , những dãy phố , mỗi mỗi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối , đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ.

Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ “ ta thắp nến đọc hoài trang sách kể


Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời

Ta hùng hực cánh buồm chờ gió đẩy

Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi

Đã đắp xóa bao lần cơn mộng biếc

đường phải đi cho đến lúc xuôi tay

sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt

giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày

Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa

Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng

Đời hiện tại xích xiềng theu bão lửa

Nỗi niềm riêng còn khóe mắt thương thân

Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội

Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao

Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói

Về phương đông nơi bến đỗ tay chào

Mộng ước mãi chiều nao vời cố quận

Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường

Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận

Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương

Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối

Dù giặc thù vây bủa cả không trung

Còn một chén nốc ngụm men vời vợi

Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường

Chuyện sinh tử dỡn chơi thêm ván cuối

cạn láng rồi thử thách với phong ba

ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi

đường biển vẽ rối tay lái thẳng lối qua.”


Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một htời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…


Nguyễn Mạnh Trinh