Tiểu Vũ

Giông Mùa

Những tiếng nổ nho nhỏ ầm ầm, ì ì kéo dài làm tôi chợt thức giấc. Tôi nghiêng người nhìn cái đồng hồ nhỏ trên bàn cạnh đầu giường đang miệt mài âm thầm gõ nhịp đếm thời gian. Đã hơn bẩy giờ sáng mà bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn tối, bầu trời thì xám xịt, gió thổi mạnh làm mấy cái cành lá nhỏ nhắn, gầy guộc của cây đào, cây sơ-ri nhà bên cạnh lung lay, oằn mình ngả nghiêng như muốn đổ gập xuống.

Tôi chợt nhớ ra, hèn chi mà đã hơn bẩy giờ sáng trời vẫn còn tối đen như vậy, vì hôm nay là ngày nước Pháp thay đổi giờ.

Giờ mùa hạ sẽ được chuyển sang giờ mùa đông, nghĩa là chúng ta được phép quay ngược hai cây kim của chiếc đồng hồ thời gian lùi lại một giờ và chúng ta sẽ được ngủ nướng thêm một chút nữa, vì ông mặttrời không chịu dậy sớm để buông thả những tia nắng nồng ấm xuống trần gian. Có lẽ những hạt sương thu đã liên kết với nhau tạo thành một tấm màn sương óng ánh, chiếu ngời che chắn, khiến ông mặt trời say đắm mải mê đến nỗi quên luôn việc mở cánh cổng nhà trời để cho con người một ngày mới tràn ngập ánh nắng tươi vui.

Theo dự báo thời tiết thì tối nay, tám tỉnh miền đông bắc sẽ chịu ảnh hưởng cơn bão đầu tiên của mùa thu, thế mà mới năm giờ chiều, mưa gió đã kéo tới xô đẩy làm ngả nghiêng, quằn-quại mấy cái cây trongvườn đến tội nghiệp. Lác đác những chiếc lá vàng còn sót lại trên cành giờ đành phải âu sầu buông tay xa nhánh, tả tơi rơi rụng đầy trên thảm cỏ xanh. Trời bỗng dưng tối đen màu mực như đêm đã xuống từ lâu, không còn giống những ngày hè của tháng trước mới vừa đây, mười giờ tối mà trời vẫn còn sáng trưng như năm sáu giờ chiều ở nước ta.

Nhìn lại quê hương miền Nam thân yêu với hai mùa mưa nắng chan hòa nên bão giông thích kéo đến đùa vui cùng những ngày mưa tầm tã. Mưa dầm dề lê thê, cứ rỉ rả cả đêm lẫn ngày, nên lượng nước mưa không thoát kịp ra cống rãnh càng làm cho mực nước sông dâng cao thêm lên. Đó là nguyên nhân gây ra những cơn lụt lội tràn ngập khắp phố phường. Không những làng mạc bị chìm trong giòng nước lũ mà nhữngcánh đồng lúa bạt ngàn cũng bị vạ lây. Đôi khi là những đồng ruộng gần ngày gặt hái hay những vườn tược đang là vụ mùa sắp được thu hoạch cũng bị tàn phá bởi bão giông.

Nói đến lụt lội là nhắc nhớ đến miền Trung, chúng ta liên tưởng đến một vùng đất hình dáng gầy gò khẳng khiu như chiếc đòn gánh. Nhưng thời tiết nơi đây lại khắc nghiệt hơn hai đầu miền Nam và miền Bắc. Cái vùng đất khô cằn được ví von là xứ " chó ăn đá gà ăn muối " này đã cho chúng ta hiểu được cái khổ lụy mà người dân miền Trung phải gánh chịu.

Thiên tai cứ vô tình đổ ập lên đầu của những người dân lành vô tội ở miền đất không may này. Người dân vì yêu mảnh đất của ông cha để lại nên cố gắng gượng bám víu vào vùng đất tổ tiên cho dù cuộc sống nơi đây nghiệt ngã không được trời ưu đãi. Mưa dầm gây lụt lội thường kéo theo bão về là một thảm họa cho dân lành khi phải chống chọi với những tháng ngày khốn khó buồn thảm, thiếu ăn, mất mùa.

Mưa dầm thấm đất, cái đại họa lụt lội mà con người phải chịu đựng lại còn thêm vật lộn với mưu kế sinh nhai để kéo lê cuộc đời cơ cực. Cơn lũ lan tràn vào nhà rồi đến khi nước rút đi, sẽ cuốn trôi theo luôncái gia tài nho nhỏ vừa được gầy dựng hay chỉ là một chút xíu dành dụm góp nhặt từ bấy lâu nay.

Thành phố Paris hoa lệ lấp lánh muôn ánh đèn màu về đêm cũng có những ngày mưa mềm thấm đất để nước sông được dịp dâng lên cao. Mùa mưa thường đi đôi với mùa giông bão nên thỉnh thoảng cũng gây ngập lụt ở một vài tỉnh, thành phố. May mắn thay cho những người dân ở đây, chính phủ luôn tận tình lo lắng giúp đỡ và giải quyết rất nhanh chóng những tai ương để sớm ổn định đời sống của người dân.

Như hồi tháng sáu vừa rồi, Thánh địa Lourde bị lụt lội vì nước sông Gave thình lình dâng cao. Nhiều khu vực trong nhà thờ, cái hang nơi Đức Mẹ xuất hiện ... đều bị hư hại ngập trong làn nước. Mọi ngườiđều lo lắng, nhất là những du khách đến Lourde để đi hành hương, thăm viếng nơi Đức Mẹ hiển thánh. Vậy mà với sự tiếp tay của chính phủ, cùng với sự tương trợ nhân ái của các hiệp hội, đoàn thể, của giáo dân trên toàn thế giới mà trong một thời gian ngắn, đã thu được một số lớn hiện kim, nên nhà thờ đã gấp rút tu sửa kịp thời và mọi hư hao được tạm hoàn chỉnh để đón tiếp giáo dân tứ xứ đến thăm viếng Thánh địa.

Hai tháng sau thiên tai, buổi lễ đầu tiên nhân ngày lễ Đức Mẹ Thăng Thiên đã được trang trọng diễn ra bình thường như hằng năm, với nhiều thánh lễ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau vào ban ngày và tối đến, vẫn rước kiệu Đức Mẹ, thánh lễ đêm với ánh nến lung linh trên tay hàng bao nhiêu ngàn khách hành hương từ các nước trên thế giới về tham dự.

Giông bão theo mùa là một trong những thiên tai mà con người chúng ta gần như không lường trước được. Đó là siêu quyền lực của trời (thiên) gây ra tai hại (tai) mà con người bé nhỏ của chúng ta phải chịu đựng và cúi đầu chấp nhận mà thôi.

Để có thể tránh được phần nào những thương đau mất mát, chúng ta chỉ còn biết dùng khoa học để tiên đoán, để theo dõi, ngăn ngừa chuẩn bị hầu tránh bớt những thiệt hại về vật chất và bảo vệ luôn cả sinhmạng quý giá của con người.

datu-tieuvuparis

tháng mười 2013

canh thanh

2 nov. 2013

Ngăn ngừa giông bão của trời,

Giông bão lòng người ngăn bởi chi mô ?


Répondre

Tieu Vu

Tiểu Vũ

Muốn ngăn cửa đóng cài then

Gió giông mặc gió không nên ngó nhìn

Lỡ mà con gió vô tình

Xuyên rào len vách ...

... thì lỗi tại mình, mình ơi !

hahaha !

3 nov. 2013 (modifié 5 nov. 2013)

Modifier

Supprimer

canh thanh

canh thanh


gió mưa là bịnh của trời,

lửng lơ là bịnh của người đa đoan !


2013/11/3 Tieu Vu (Google Sites) <

5 nov. 2013

Supprimer

canh thanh


canh thanh


Đã đành đóng cửa, cài then

Cố tình cơn gió cứ len lỏi vào.

Xô cho sập vách, ngã rào,

Trách ai hỉ , để khỏi đau lòng người ?

Sao mà... cứ khoái giỡn chơi !!!


2013/11/5 canh thanh <thanhcanhmt155@gmail.com>


> gió mưa là bịnh của trời,

> lửng lơ là bịnh của người đa đoan !

>

>

> 2013/11/3 Tieu Vu (Google Sites) <

6 nov. 2013

Supprimer