ĐÈN XÔNG TINH DẦU CHIM TRĨ CỠ LỚN

Giá bán: 600.000 VNĐ

Đèn xông tinh dầu chim trĩ cỡ lớn

Thiết kế:

Đèn làm bằng sứ thấu quang, men trắng, in hình chim trĩ, gốm được nung 2 lần, trải qua 2 giai đoạn nung thai cốt, giúp cho màu men sáng bóng, thuần khiết.

Kích thước: Đường kính 17cm, cao 30cm.

Trọng lượng: 1,5kg.

Phụ kiện: 01 bóng sơ cua.

Hướng dẫn sử dụng:

Trên nóc đèn được làm lõm xuống có thể đổ một chút nước và nhỏ vài giọt tinh dầu vào. Khi cắm điện bóng đèn nóng lên làm bay hơi tinh dầu. Xông tinh dầu để làm sạch khử mùi phòng, đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa, hỗ trợ phòng dịch, diệt khuẩn, giúp ngủ ngon, hạ huyết áp, giải stress, quyến rũ...các công dụng này tùy thuộc loại tinh dầu sử dụng. Đèn gốm phát sáng giúp trang trí không gian thêm xinh đẹp.

Khi sử dụng đèn cần chú ý hướng dẫn sử dụng như sau để kéo dài tuổi thọ cho đèn:

Đổ 10ml nước sau đó thêm 3-5 giọt tinh lên nóc đèn khi đèn nguội cho không gian 12-15m2. Chỉnh chiết áp cự đại để làm nóng nhanh, khi tinh dầu bốc hơi thì hạ chiết áp xuống 50-70%. Không nhỏ trực tiếp tinh dầu hoặc nước lạnh vào khi bóng đèn đang nóng, nó có thể làm vỡ bóng gốm.

Không di chuyển đèn khi bóng đang đốt nóng, nó có thể làm rụng tóc bóng đèn.

Không sờ tay vào bóng đèn khi nóc chưa nguội, nó có thể làm bạn giật mình và gạt đổ đèn.

Để xa với các vật liệu dễ cháy, trên mặt phẳng ổn định.

Để xa tầm tay trẻ em.

CON TRĨ, LOÀI CHIM QUÝ CỦA VIỆT NAM

Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình

Ở Việt Nam, có loài chim quý nhất thế giới, hiện nay khó tìm. Đó là chim trĩ, gọi nôm na là con trĩ.

Trung Hoa là nước to lớn, đủ loại cầm thú ấy mà vẫn thiếu con trĩ.

Thời phong kiến, trĩ là loại chim quý báu được vua chúa Trung Hoa ưa thích, các phái đoàn Việt Nam đi sứ bên Trung Hoa thường dâng con trĩ. Nếu không có chim trĩ còn sống thì dùng lông trĩ mà thay thế. Dắt lông trĩ sau lưng, trên mão là dấu hiệu sang trọng.

Đời nhà Hán, sử chép rằng ở Cửu Chân, Nhựt Nam tức là vùng Thanh Hóa, Quảng Bình xứ ta có nước Việt Thường đem dâng con trĩ lông trắng. Đó là loài trĩ khó kiếm nhất.

Ngoài loại bạch trĩ nói trên, ở dãy núi Trường Sơn xứ ta còn vài loại khác:

Bích trĩ, tức trĩ có lông màu vàng và đỏ. Hải trĩ, lông đen hơi xanh. Sơn trĩ, lông có vằn. Tỵ Châu trĩ, ở nơi cổ có vòng đỏ. Phỉ Thúy trĩ, trên lưng có hình vẽ đều đặn, hoặc vuông, hoặc tròn. Trĩ lông trắng gọi là Hàm trĩ.

Theo truyền thuyết hoang đường thì nếu con trĩ sống gần đầm nước sâu, lâu ngày có thể hóa ra một loài sò hến.

Vua Minh Mạng cho trạm hình con trĩ vào Cao Đỉnh, tức là cái vạc ba chân tiêu biểu cho uy quyền nhà vua, để tại Thế Miếu, nơi kinh đô Huế.

Các nhà khảo cổ xác nhận: Chim phụng hoàng không bao giờ có thật, người ta đồn rằng phụng hoàng ở núi cao, lâu lắm mới xuất hiện, ít ai thấy! Sự thật là các họa sĩ thời xưa dùng hình dáng con chim trĩ để vẽ ra chim phụng hoàng … cho thêm vẻ huyền bí.

Chim trĩ quả thật là kỳ quan của nước ta vậy!

Và nữa, những hìn ảnh chiếc lông chim cắm trên mũ Vua Hùng, Mỵ Lương cính là những chiếc lông của loài chim quý này.

Sách Việt Sử Lược chép rằng: “Đến đời Thành Vương nhà Chu, bộ lạc Việt Thường Thị (người Việt Thường) mới đem dâng chim trĩ trắng. Sách Xuân Thu gọi đất này là Khuyết Địa, sách Đái Ký gọi là Điêu Đề…”.

Giờ đây loài chim quý đó đã được các nghệ nhân Bát Tràng đưa lên chiếc đèn xông tinh dầu CHIM TRĨ với kích thước lớn cao 30cm, đường kính thân 17cm với mức giá 700.000đ.