ISO HÀNH CHÍNH

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO làm thay đổi các chỉ số PAR INDEX, PCI, PAPI

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn TCVN ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ quy định từ năm 2006 tại Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg với phiên bản của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000; sau đó được cập nhật, thay thế bằng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 và vừa được Thủ tướng quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014, có hiệu lực từ ngày 18/5/2014. Đây là bước tiếp tục khẳng định kết quả tích cực, thiết thực của việc áp dụng HTQLCL vào quy trình quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nói chung, trong xử lý hồ sơ, công việc của tổ chức, cá nhân nói riêng, nhất là trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhằm tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan, đơn vị mình; thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công.

PAR INDEX - Chỉ số đo lường sự hài lòng về cải cách hành chính: là bộ chỉ số đánh giá công tác cải cách hành chính của các bộ ngành và địa phương với kỳ vọng công tác cải cách hành chính sẽ được đánh giá một cách định lượng.

PAPI - Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam đối với chất lượng quản lý, điều hành và cung ứng dịch vụ công ở địa phương: là một bộ chỉ số đo lường khách quan về hiệu quả công tác quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công tại địa phương dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền và trong sử dụng dịch vụ công.

PCI (Privincial Competitiveness Index) - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh:là chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường chính sách thuận lợi ở mức độ như thế nào cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nguyên tắc được xác địnhcủa PAR INDEX: Được thực hiện theo ba nhóm phương pháp.

Thứ nhất là tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh theo thang điểm đã quy định.

Thứ hai là thẩm định điểm các bộ, tỉnh tự đánh giá, chấm điểm với sự tư vấn của Hội đồng thẩm định.

Thứ ba là điểm đánh giá qua điều tra xã hội học từ việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp hay còn gọi là đối tượng thụ hưởng cải cách hành chính. Thông qua PAR INDEX sẽ có thể đo lường sự hài lòng của người dân về hành chính và các dịch vụ công, giáo dục, y tế hay chỉ số một cửa cấp huyện sau quá trình xây dựng, triển khai… Tất cả những chỉ số này về lâu dài sẽ tạo ra một loạt các công cụ mới, có hiệu quả đo lường, đánh giá cải cách hành chính. Để cải cách hành chính trở thành một quyết tâm chính trị cao và đi vào thực chất thì cần có thưởng phạt rõ ràng và cụ thể. Ví dụ, một bộ hay tỉnh hai - ba năm liền yếu kém, không cải thiện thì phải xem xét lại vị trí của các cán bộ lãnh đạo, thậm chí là người đứng đầu cơ quan đó.

Nguyên tắc được xác định của chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ tiêu thành phần:

Chi phí gia nhập thị trường: Tăng cường năng lực cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, bộ phận dịch vụ công để hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về thủ tục hành chính, tránh tình trạng doanh nghiệp phải làm lại hồ sơ nhiều lần.

Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Thực hiện cải triến các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai ở các cơ quan tỉnh, huyện, xã nhằm rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thủ tục hồ sơ, nhất là đối với các cơ quan.

Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Minh bạch quy trình tiếp nhận, xử lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp.

Chỉ số chi phí không chính thức: Tăng cường tính công khai, minh bạch và sự giám sát chặt chẽ trong cấp giấy phép, đấu thầu, mua sắm công để hạn chế việc chi hoa hồng của các doanh nghiệp cho các cán bộ, công chức, viên chức.

Chỉ số chi phí thời gian: Cải tiến các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính ở các cơ quan quản lý nhà nước.

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng: Thực hiện bình đẳng trong giải quyết công việc giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, giữa các doanh nghiệp có qui mô lớn với doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa.

Chỉ số tính năng động của lãnh đạo: Tổ chức tham vấn các cơ quan đầu mối về doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để tiếp thu các phản ánh về chất lượng điều hành của chính quyền.

Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Tổ chức thực hiện, kiểm tra và tăng cường quản lý các hoạt động phát triển doanh nghiệp.

Chỉ số đào tạo lao động: Nâng cao hiệu quả hơn trong việc đào tạo, nhất là đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.

Chỉ số thiết kế pháp lý: Đề nghị các cơ quan tư pháp các cấp tăng cường năng lực xét xử các vụ án hành chính, kinh tế có liên quan đến doanh nghiệp.

Nguyên tắc được xác định của chỉ số PAPI bao gồm 06 chỉ tiêu thành phần:

Tham gia của người dân ở cấp cơ sở: Mức độ tham gia của người dân ở cấp cơ sở, qua đó tìm hiểu mức độ hiệu quả của các cấp chính quyền địa phương trong việc huy động sự tham gia của người dân cũng như tính chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của người dân.

Chỉ số nội dung ‘công khai, minh bạch’: bao gồm ba chỉ số nội dung thành phần là công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo; công khai, minh bạch ngân sách cấp xã; và công khai, minh bạch quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất và khung giá đất đền bù.

Trách nhiệm giải trình với người dân: Đo lường hiệu quả tương tác giữa chính quyền với người dân, việc thực hiện các thiết chế thực hiện dân chủ, cơ chế đối thoại giữa chính quyền và người dân.

Kiểm soát tham nhũng: Đánh giá vàkiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương; cung ứng dịch vụ công; công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công; quyết tâm chống tham nhũng

Thủ tục hành chính công: Đánh giá chất lượng dịch vụ, hiệu quả cung ứng dịch vụ hành chính công được đo lường thông qua các chỉ số về chất lượng dịch vụ hành chính công.

Cung ứng dịch vụ công: Nhằm đánh giá chất lượng viên chức góp phần phát triển bền vững.

Khi áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO là một giải pháp nhằm tăng cường nâng cao các chỉ số, là do:

Các quy trình quy định mang tinh hệ thống từ tiếp nhận đầu vào đến xử lý bên trong và kết quả đầu ra của một công việc, một loại thủ tục. Xác định rõ người, rõ việc, các bước tiến hành giải quyết công việc, rút ngắn thời gian thực hiện so với hiện tại; giải quyết nhanh và dứt điểm các trường hợp tái định cư còn bất cập. ‘Kỹ năng mềm’ của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là kỹ năng tiếp xúc với người dân và năng lực thừa hành các nhiệm vụ được giao trong xử lý thủ tục hành chính và cung ứng dịch vụ cho người dân. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về thái độ, trình độ, nhận thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu công việc.Tập trung vào khách hàng nhằm thỏa mãn khách hàng và hiểu rằng tất cả các lợi nhuận hoặc mất mát đều đến từ sự thỏa mãn khách hàng. Tiến hành xem xét của lãnh đạo thường xuyên để cải tiến HTQLCL bảo đảm phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. Người đứng đầu cơ quan xác nhận hiệu lực của HTQLCL. Thiết kế để đạt được các mục tiêu thực hiện các nguồn lực có sử dụng có hiệu quả (Con người, thiết bị, công nghệ, thông tin...). Cập nhật các văn bản pháp lý vào quy trình xử lý công việc chuyên môn một cách liên tục kịp thời.

Như vậy, có thể nói một cách chung nhất là nhiều quy phạm pháp luật hiện hành mới chỉ quy định chung về trình tự, các bước tiến hành, thời gian thực hiện, còn cụ thể hơn nữa là ai làm, làm như thế nào, trách nhiệm ra sao thì cần thiết phải áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO, nhất là ISO 9001-2008 trong giai đoạn hiện nay ở từng cơ quan, đơn vị và khi đó tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của công chức sẽ được nâng cao. Việc áp dụng ISO là thực hiện một phương pháp làm việc theo khoa học, đảm bảo công việc dịch vụ có chất lượng. Từ đó, góp phần tạo dựng và làm thay đổi các Bộ chỉ số liên quan tới việc cải cách hành chính nhằm thỏa mãn các nhu cầu của tổ chức, công dân và doanh nghiệp.

Nguyễn Quang Anh – Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng

– Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Giang

Áp dụng ISO vào hoạt động của Sở GD&ĐT Bắc GiangÁP DỤNG TCVN ISO 9001:2008 VÀO CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Bắc Giang đẩy mạnh cải cách hành chính trong hệ thống chính trị Bắc Giang: Hàng loạt cơ quan hành chính nhà nước áp dụng ISO thành công Bắc Giang- Hoạt động xây dựng và áp dụng và triển khai theo Kế hoạch số 1787/QĐ-UBND tỉnh Bắc GiangCơ quan hành chính tăng cường áp dụng TCVN ISO 9001:2008 Để công chức 'tử tế' với dân Kiểm tra thực hiện cải cách hành chính, ISO, ứng dụng công nghệ thông tin tại Tân Yên Thu hút tư nhân vào tái cơ cấu kinh tế Tổng hợp Kết quả tụ chấm điểm ISO hành chính các cơ quan năm 2016 Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước - Cách làm của Bắc Giang