ĐÈN XÔNG HÌNH CHĂN TRÂU

Nhà sản xuất: Nước cất Lam Hà

Mã sản phẩm: DXTD-0035

Tình trạng: Còn hàng

220.000 VNĐ

Số lượng +-

CHỌN

Tag: Đèn xông hình Chăn Trâu

MÔ TẢ

ĐẶC TÍNH

Đèn xông tinh dầu vùng Bắc Bộ

Gió lên đi cho thuyền ta ra khơi

Thênh thang trên biển rộng, lòng ta như biển trời.

Buồm thẳng ra khơi quăng chài tay chung kéo lưới

Vượt sóng trở về thuyền ta khoang cá đầy

Bóng thấu quang, men trắng, in hình vùng Bắc Bộ, phong cách hiện đại, trang nhã. Gốm được nung 2 lần, trải qua 2 giai đoạn nung thai cốt, sau đó dán tem đề can nhũ vàng nhập khẩu và nung lần thứ 2 giúp cho màu men sáng bóng, lấp lánh ánh kim sang trọng.

Kích thước: Đường kính 12cm, cao 17cm.

Phụ kiện: 01 bóng sơ cua.

Hướng dẫn sử dụng:

Trên nóc đèn được làm lõm xuống có thể đổ một chút nước và nhỏ vài giọt tinh dầu vào. Khi cắm điện bóng đèn nóng lên làm bay hơi tinh dầu. xông tinh dầu để làm sạch khử mùi phòng, đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa, hỗ trợ phòng dịch, diệt khuẩn, giúp ngủ ngon, hạ huyết áp, giải stress, quyến rũ...các công dụng này tùy thuộc loại tinh dầu sử dụng. Đèn gốm phát sáng giúp trang trí không gian thêm xinh đẹp.

Khi sử dụng đèn cần chú ý hướng dẫn sử dụng như sau để kéo dài tuổi thọ cho đèn:

Đổ 10ml nước sau đó thêm 3-5 giọt tinh lên nóc đèn khi đèn nguội cho không gian 12-15m2. Chỉnh chiết áp cự đại để làm nóng nhanh, khi tinh dầu bốc hơi thì hạ chiết áp xuống 50-70%. Không nhỏ trực tiếp tinh dầu hoặc nước lạnh vào khi bóng đèn đang nóng, nó có thể làm vỡ bóng gốm.

Không di chuyển đèn khi bóng đang đốt nóng, nó có thể làm rụng tóc bóng đèn.

Không sờ tay vào bóng đèn khi nóc chưa nguội, nó có thể làm bạn giật mình và gạt đổ đèn.

Để xa với các vật liệu dễ cháy, trên mặt phẳng ổn định.

Chú ý: Để xa tầm tay trẻ em

~~~*~~~

Bạn có biết hoàn cảnh sáng tác của chiếc đèn CHĂN TRÂU ?

-----------------------

Qua bức vẽ cảnh 2 em bé ngồi câu cá trên lưng trâu ta có thể nhận biết không gian và thời gian không nhỉ?

Chắc hẳn ai đã qua tuổi thơ ở vùng ven đô hay ở nông thôn đều đã từng có chiếc cần câu buộc 1 khúc lông gà làm phao. Chiếc lưỡi câu được uốn bằng dây phanh xe đạp. Đứng ở mép ao mà thả cành câu. Nếu phao chỉ nháy nháy thì đừng giật vội, cá chỉ đấm mồi, phải đợi nó thút đã, giật lên thế nào cũng được con mại cờ. Vùng ven đô chỉ đứng ở bờ ao, chứ lấy đâu trâu mà cưỡi. Và nếu có may mắn lắm được về quê mới được cưỡi trâu. Với những trẻ ở quê thì cưỡi trâu thiện nghệ lắm, chúng túm sừng và trèo từ cổ trâu mà lên còn với trẻ thành phố về thăm quê thì thế nào cũng dẫn ra sườn dốc ven đê, ven đường để đứng ở trên cao mà nhảy lên lưng trâu.

Còn chuyện câu cá cờ, có 2 thời điểm bọn trẻ vẫn đi câu là khoảng 9-10h trưa hoặc 4-5h chiều, lúc đó cá cắn câu mạnh lắm và cũng là khoảng thời gian mà tụi trẻ rảnh dỗi dễ rủ nhau đi câu, bởi đi câu được cá chỉ là 1 phần thôi, phần thích nhất là được cùng nhau vui chơi, cùng nhau vút cần.

Còn nhớ những ngày hè, học sinh được nghỉ học cũng là lúc tụi trẻ rủ nhau đi câu. Sau những trận mưa rào chỉ cần đi lật các viên gạch lên thế nào cũng bắt được mấy con giun bỏ vào ống bơ sữa để làm mồi câu. Con giun được ngắt dài hơn một chút để khi mắc vào lưỡi câu vẫn còn thừ ra một đoạn cho giun ngoe nguẩy để thu hút cá.

Câu được mấy con mại cờ rồi về thì chọn những con đực có đuôi dài đẹp, để nuôi trong chiếc bể cá nhỏ và rồi để xem chọi cá cờ. Còn lại những con cái thì có thể kho với lá cúc tần. Giờ thì không nhớ được mùi vị nữa nhưng hình ảnh đó thì vẫn nhớ như in.