Tiểu đường tuýp 1 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Theo thống kê và báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiểu đường tuýp 1 là một trong những căn bệnh nguy hiểm xếp vào top đầu trên thế giới. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm, gây ra nhiều biến chứng phức tạp và có tỉ lệ tử vong rất cao. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường tuýp 1, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ở bài viết bên dưới.

Lượng insulin trong cơ thể giảm, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1) là một căn bệnh mãn tính, xảy ra khi tuyến tụy không còn khả năng sản sinh đủ hormon insulin để giúp kiểm soát lượng đường huyết, làm cho nồng độ đường trong máu tăng cao. Đa số những bệnh nhân mắc chứng tiểu đường tuýp 1 sẽ phải phụ thuộc vào insulin suốt đời (tức là liên tục phải đi tiêm insulin vào đường huyết).

Các thống kê cho thấy, tiểu đường tuýp 1 không quá phổ biến. Trong số tất cả các bệnh nhân tiểu đường trên thế giới chỉ có 10% thuộc tuýp 1. Tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường tuổi vị thành niên, bởi căn bệnh này thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm, có khả năng phá hủy hoại đến toàn bộ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Nếu không được tiến hành điều trị bệnh kịp thời, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ mắc phải một số căn bệnh như mù lòa, nhồi máu cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, suy thận,…

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh đái tháo đường loại 1 xảy ra khi khi hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tấn công nhầm tế bào beta của đảo tụy – nơi sản xuất insulin giữ vai trò điều hòa, cân bằng đường huyết. Với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 1, insulin được sản xuất ra ít hơn hoặc hoàn toàn không có. Điều này khiến cho lượng đường trong máu nhanh chóng tăng cao và khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị tiểu đường.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch chống lại các tế bào tuyến tụy của chính cơ thể. Hậu quả của phản ứng trên là sự sản xuất insulin bị giảm sút hoặc ngừng hẳn. Điều này khác hoàn toàn so với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn tiết ra insulin nhưng các tế bào của cơ thể không đáp ứng được với nó như một chất kích hoạt để bắt giữ glucose. Chính vì vậy mà lượng đường huyết vẫn ở mức rất cao.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1

Đa số các bệnh nhân khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 đều khó có thể phát hiện bệnh kịp thời, bởi bệnh thường khởi phát đột ngột, rầm rộ. Chỉ khi tiến hành xét nghiệm lượng đường trong máu, bác sĩ mới có thể kết luận bệnh nhân có bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hay không. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng có một số biểu hiện chủ yếu như sau:

Bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt khi bị tiểu đường tuýp 1

Bệnh nhân thường rất hay khát nước, thậm chí khát nước thường xuyên.

Nhu cầu đi tiểu cao hơn bình thường, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu mỗi lần cũng nhiều.

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược, thiếu sức sống, không còn năng lượng để thực hiện các sinh hoạt thường ngày, chỉ muốn từ bỏ mọi hoạt động.

Bụng luôn cảm thấy đói, mắt thường xuyên bị mờ, không nhìn rõ.

Vết thương, vết loét rất khó lành, nhất là khó cầm máu ở các vết thương hở.

Da khô, ngứa trên da, thường xuyên mắc các chứng bệnh viêm da, ghẻ lở.

Giảm cân rõ rệt nhưng không rõ nguyên nhân, thường xuyên nhức đầu, chóng mặt.

Xương khớp thường xuyên bị nhức mỏi, vô cùng khó chịu, hay bị chuột rút.

Rối loạn hệ tiêu hóa, ăn vào buồn nôn hoặc nôn, tính cách thay đổi dễ cáu gắt.

2 cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Đa số những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 sẽ được chẩn đoán dựa trên 3 yếu tố: triệu chứng, độ tuổi và xét nghiệm máu. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường có các dấu hiệu sau đây:

Cách kiểm tra lượng đường trong máu

Đường huyết lúc đói > 126 mg/dL (7 mmol/l).

Nghiệm pháp dung nạp glucose, được đo 2h sau khi uống 75mg glucose > 200mg/dL (11,1mmol/l).

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dL (11,1mmol/l) sau 2 lần thử ngẫu nhiên.

Hemoglobin A1C > 6,5%

1 – Tiêm insulin cho người bệnh

Hiện nay vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này bắt buộc phải tiến hành tiêm insulin suốt đời. Đây là phương pháp có thể giúp người bệnh có thể giảm được những triệu chứng của bệnh nhưng bắt buộc bệnh nhân phải sống “chung thủy” với thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, để đạt hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu tối đa các biến chứng không mong muốn xảy ra thì người bệnh cần lưu ý như sau:

Tiêm thuốc insulin giúp duy trì cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1

Về liều lượng: Tuyệt đối tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn sử dụng quá liệu có thể gây nên tình trạng tăng đường huyết cấp tính và ngược lại có thể gây hạ đường huyết đột ngột.

Thời gian tiêm thuốc: Thời gian tiêm thuốc là vô cùng quan trọng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Vị trí tiêm: Tiêm dưới da, nên tiêm ở vị trí mông, 2 bên cánh tay, ở rốn hoặc ở đùi. Chỗ tiêm thường bị đỏ, sưng, đau và ngứa. Do đó, bạn nên thường xuyên thay đổi vị trí tiêm.

Bảo quản: Các loại insulin đều được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra tiêm, bạn cần làm ấm chúng đến nhiệt độ phòng.

Giảm đau khi tiêm: Bằng cách loại bỏ hết khí trong ống tiêm.

Nếu trong quá trình tiêm insulin gặp phải bất cứ dấu hiệu nào bất thường như hạ đường huyết, hạ kali máu, kích ứng da,… bạn cần nhanh chóng liên hệ ngay cho bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời.

2 – Hướng mở trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Liệu pháp gen

Liệu pháp gen – Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 trong tương lai

Nhằm mục đích phòng ngừa, điều trị có hiệu quả và cứu chữa các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, nhằm phát hiện các gen tương tác với gen gây bệnh và cơ chế gây bệnh. Tuy nhiên do bệnh tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh đa gen nên trong thời gian tới liệu pháp gen vẫn chưa thể áp dụng được trong lâm sàng, mặc dù đã có một số kết quả ban đầu rất khả quan.

Liệu pháp miễn dịch

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh tự miễn, nên các nhà khoa học đã tiến hành một số thử nghiệm lâm sàng phòng ngừa bệnh tiểu đường. Đây là cách để các nhà khoa học có thể đánh giá hiệu quả của việc điều chỉnh miễn dịch xem có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 1 ở những người có nguy cơ cao hay không?

Liệu pháp miễn dịch – Vẫn đang từng bước thử nghiệm

Các hướng tác động nhằm ngăn ngừa sự phá hủy các tế bào beta (là nơi sản xuất insulin) do nguyên nhân tự miễn dịch như các can thiệp bằng kháng nguyên, cytokine, các kháng thể đơn dòng,… Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp này đối với quần thể có nguy cơ cao (90% sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 1) là không chắc chắn. Chính vì thế, liệu pháp này cần phải được tiến hành các thử nghiệm mới trên các quần thể lớn hơn.

Tác động lên môi trường

Phương pháp loại bỏ các tác nhân từ môi trường vẫn còn đang nghiên cứu

Nhiều hướng nghiên cứu mới nhằm giúp việc phòng ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách phá bỏ hoặc ức chế các tác nhân từ môi trường có thể tương tác, hoạt hóa các gen gây bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, trong thực tế có một số tác nhân được quy kết là thủ phạm như nhiễm trùng, nhiễm độc, chế độ ăn,… nhưng chưa được xác định chắc chắn. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có thể tiến hành các nghiên cứu đặc hiệu theo tác nhân gây bệnh.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa nêu ở trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về bệnh tiểu đường tuýp 1. Nếu chẳng may gặp phải bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nào của căn bệnh này, bạn nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.