Chợ Thắng ở đâu?

https://www.facebook.com/lanrungcongchoThang/

Khu đô thị thương mại phố Thắng (Hiệp Hòa): Xuân về, nhà mới mọc lên

(BGĐT) - Dự án Khu đô thị thương mại phố Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có quy mô 22,87 ha. Giai đoạn 1 của dự án đang được triển khai trên diện tích 12 ha mang đến đổi thay tích cực về cảnh quan đô thị, thúc đẩy phát triển KT-XH. Trong thời gian tới, đây là khu dân cư, kinh doanh trung tâm của thị trấn Thắng.

Phối cảnh Dự án Khu đô thị thương mại phố Thắng.

Đón xuân Ất Mùi, gia đình cựu chiến binh Nguyễn Quang Vinh có tin vui vừa mua được lô đất có vị trí đẹp ở Khu đô thị thương mại phố Thắng. Ông chia sẻ: Dù đây là dự án đang trong quá trình xây dựng hạ tầng nhưng ông vẫn quyết định đầu tư bởi mua thời điểm này giá thấp hơn; chủ đầu tư là Công ty cổ phẩn Bất động sản Detech Land có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mại, tặng quà cho những khách hàng mua đất đầu tiên.

Ngắm lô đất ông Vinh vừa mua, tôi thấy ông quả có mắt tinh đời, vì dự án Khu đô thị thương mại phố Thắng nằm ở trung tâm thị xã Thắng trong tương lai gần. Đây là điểm đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông thuận tiện, cách TP Bắc Giang khoảng 20 km, có quốc lộ 37 đi qua, nối liền với Thái Nguyên và trục Bắc Giang - Lạng Sơn. Đồng thời có tỉnh lộ 296 nối với thị trấn Sóc Sơn (Hà Nội), rất thuận tiện giao thương.

Để khai thác vai trò trung tâm của thị trấn Thắng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch xây dựng thị trấn Thắng thành khu đô thị hiện đại. Theo quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 17-3-2008 của UBND tỉnh, 3 trọng tâm xây dựng với tầm nhìn đến năm 2025 ở thị trấn là Khu đô thị khu III, Khu trung tâm thương mại dịch vụ và Khu trung tâm hành chính huyện Hiệp Hòa.

Hạ tầng giao thông Khu đô thị thương mại phố Thắng đang được xây dựng.

Nhằm hiện thực hóa quy hoạch xây dựng thị trấn Thắng, UBND huyện Hiệp Hòa triển khai xây dựng Khu đô thị thương mại phố Thắng ở khu dân cư số 3. Đây sẽ là khu nội thị của thị xã Thắng nay mai. Với quy mô dân số 3.668 người, dự án chia thành nhiều khu gồm nhà liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự; khu công cộng có nhà văn hóa, nhà trẻ, trung tâm thể dục thể thao và công viên cây xanh. Khu đô thị thương mại phố Thắng nằm gần UBND huyện, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại, bưu điện, ngân hàng… đem lại nhiều tiện ích cho các gia đình đến sinh sống. Đến khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp sản phẩm nhà đất có giá trị, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống giao thông thuận tiện gồm: Nhà phố thương mại, diện tích 100m2-132m2, nhà phố liền kề, diện tích 90m2-100m2, biệt thự đơn lập, diện tích 200m2-300m2.

Các biệt thự được thiết kế xây dựng theo phong cách hiện đại. Đối với nhà liền kề, khách hàng có thể tự thiết kế theo sở thích. Các tuyến giao thông trong dự án có mặt cắt đường lớn; tuyến đối ngoại rộng 33m, 32m, 21m; tuyến nội bộ rộng 15m và 15,5m.

Từ năm 2011, dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết theo quyết định số 1686/QĐ-UBND ngày 22-11-2011 của UBND tỉnh Bắc Giang và giao cho Công ty cổ phẩn Bất động sản Detech Land thực hiện. Năm 2013, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, Công ty nhanh chóng triển khai giai đoạn 1. Đến nay, dự án đã san lấp xong mặt bằng, đang khẩn trương xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước…

Thời gian tới, Công ty sẽ hoàn thành xây dựng vỉa hè và hệ thống cây xanh, từng bước hình thành khu đô thị mới của huyện Hiệp Hòa.

Nguyễn Văn Tân

Hàng trăm tiểu thương chợ huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đứng ngồi không yên, vì thời gian mà huyện yêu cầu họ rời khỏi chợ chỉ còn vài ngày nữa, mà rời khỏi chợ rồi, họ chẳng biết tương lai của cả gia đình họ sẽ về đâu.

Phối cảnh TTTM Hiệp Hòa trên trang điện tử của tập đoàn HDB.

Chợ thành Trung tâm thương mại…

Ngày 06/1/2012, UBND huyện Hiệp Hòa ra thông báo về chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng trung tâm thương mại (TTTM) thị trấn Thắng, theo đó dự kiến thu hồi khoảng 5.600m2 đất (toàn bộ là đất chuyên dùng) để thực hiện dự án, tại địa điểm là chợ huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Địa điểm xây dựng chợ tạm là khu sân bóng trường Trung học cơ sở xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa. Theo thông báo này, tháng 4/2012 sẽ di chuyển các hộ tiểu thương. Theo UBND huyện, thông báo này được niêm yết công khai tại trụ sở UBND thị trấn Thắng và các khu phố kể từ ngày 9/1/2012.

Tại Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Chính, ban hành ngày 13/3/2012, UBND huyện Hiệp Hòa cho hay, ngày 8/3/2012, huyện đã tổ chức Hội nghị thông báo chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng TTTM Hiệp Hòa, với sự có mặt của đại diện nhiều phòng, ban của huyện, chính quyền các xã có liên quan, đại diện một số cty liên quan đến việc xây dựng chợ…

Theo đó, ông Nguyễn Văn Chính kết luận, để đạt được các tiêu chí xây dựng thị trấn Thắng mở rộng (vừa được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV) trong tương lai, việc xây dựng TTTM là rất cần thiết. “Từ tháng 4/2012, UBND huyện, Chi cục Thuế huyện sẽ không thu tiền thuê ki ốt, gian hàng, chỗ ngồi, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của các hộ đang kinh doanh trong khu vực chợ huyện, đề nghị các hộ kinh doanh trong chợ huyện chủ động bố trí di chuyển hàng hóa đến khu vực chợ tạm hoăc chuyển đến kinh doanh tại vị trí khác, trả lại mặt bằng cho UBND huyện thực hiện dự án xây dựng TTTM huyện Hiệp Hòa”.

Tuy nhiên, về cuộc gặp mặt này, bà Đỗ Thị Thanh – đại diện tiểu thương – chia sẻ, theo đề nghị của bà con, UBND huyện đã tổ chức một cuộc họp với bà con, nhưng tại cuộc họp này, chính quyền đã không nghe ý kiến, không trả lời các câu hỏi, không đáp ứng những yêu cầu chính đáng về quyền lợi của đa số bà con.

…Tiểu thương đi đâu?

Bà Nguyễn Thị Hồi, 60 tuổi, gần cả đời buôn bán ở khu vực này, kể ra tiền lệ về việc mua – thuê ki ốt ở chợ Hiệp Hòa, rồi cũng như hàng trăm tiểu thương khác ở chợ Hiệp Hòa, bức xúc với cách làm của huyện khi chuyện chợ tạm chưa đâu vào đâu, phương án đền bù chưa thỏa đáng đã ra thời hạn để tiểu thương dọn khỏi chợ. “Bà con đều nhất trí nếu chợ xuống cấp bà con cùng hùn tiền xây lại, nếu cần xây chợ to đẹp hơn bà con cũng đóng góp với nhà nước, nhưng đẩy bà con ra chỗ chợ tạm không đâu vào đâu rồi để mặc bà con tự tính toán tương lai làm ăn buôn bán thì bà con không nhất trí” – bà Hồi bày tỏ.

Chúng tôi đã tới thăm khu vực đang được UBND huyện cho xây dựng chợ tạm. Đó là khu vực đất bãi bóng của Trường THCS Đức Thắng. Trong thời gian tới, khi chợ tạm được chuyển về đây, hàng trăm hộ tiểu thương sẽ phải làm ăn buôn bán trên địa bàn quá bất tiện. Từ đường chính vào chợ phải đi qua lối ra vào nhỏ dài mấy trăm mét, xe chở hàng loại nhỏ cũng khó vào, và không thể đáp ứng được mật độ đi lại đông đúc.

Vị trí mà huyện chọn xây chợ tạm dù có khoản đất có thể sử dụng làm chợ trong thời gian nhất định nhưng rõ ràng là vị trí không hợp cho việc giao thương và không tiện cho nhu cầu mua bán hàng ngày của đông đảo người dân địa phương. Vì thế, tiểu thương có quyền lo ngại về tương lai việc làm ăn của họ, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của hàng trăm gia đình.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Bảo – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hiệp Hòa, cũng khẳng định hợp đồng ký với các chủ hộ buôn bán giờ đã hết hiệu lực. Để di dời khỏi chợ, huyện tạo điều kiện xây chợ tạm. Sau này khi xây xong TTTM, bà con muốn quay lại kinh doanh tại dây phải làm việc với chủ đầu tư. Theo lời ông Trưởng phòng, có thể hiểu, phải “thuận mua vừa bán” với chủ đầu tư TTTM thì tiểu thương mới có cơ hội quay lại kinh doanh tại nơi cũ.

Ông Bảo cũng không chắc ai sẽ là chủ đầu tư TTTM khi nói “chưa chọn được chủ đầu tư”, tuy nhiên, trên trang điện tử của Công ty cổ phần Tập đoàn BHD, dự án này đang được giới thiệu là cơ hội đầu tư làm siêu thị tổng hợp và văn phòng cho thuê.

Trong đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan chức năng, tiểu thương chợ huyện Hiệp Hòa bày tỏ,“lúc này, hơn 200 hộ đang kinh doanh buôn bán tại chợ, đi kèm theo đó là hàng ngàn nhân công, nhân khẩu chúng tôi đang mất ăn, mất ngủ vì có khả năng sẽ mất công ăn việc làm, mất hết nguồn thu nhập chính, hậu quả về an sinh xã hội đang dần hiện hữu là rất nghiêm trọng” – đại diện tiểu thương bày tỏ - “Chúng tôi mong muốn chính quyền dừng việc di chuyển và rà soát lại toàn bộ quá trình quy hoạch, di dời, chuyển đổi chợ huyện Hiệp Hòa hiện nay cho phù hợp”.

phố Thắng, Bắc Giang. Phố Thắng nay là thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa.

Ngay chiều đó tôi và thằng cháu cử nhân quay phim đến thăm một lăng đá cổ. Đến đây mới biết, Bắc Giang là tỉnh Bắc bộ có số lăng mộ đá cổ nhiều nhất, lăng mộ đá nơi đây, hơn cả tuổi kinh thành Huế.

Đến thăm lăng La quý công, tức quý ông họ La, làm quan thời Lê trung hưng, Ngài sinh cuối thế kỷ XVII, mất giữa thế kỷ XVIII, lăng mộ xây khoảng năm 1750, đời vua Lê Hiển Tông. Lăng mộ được đánh giá có kỹ xảo điêu khắc đặc sắc, có tượng người, tượng vật, như voi, ngựa, nghê... nét khắc chạm tinh vi, mềm mại,….

Cậu cháu quay phim cứ trầm trồ khen nét khắc chạm đá của quần thể lăng.

Gió chiều hiu hắt. Nhìn ngắm lăng, tượng, chợt nghĩ, một thời Ngài La quý công từng vang lừng trời đất, đánh Đông dẹp Bắc, cả hai lần đi sứ, nay sao hiu quạnh giữa đồi đất trung du. Cậu cháu quay phim lại chỉ cảnh xa xa, khen rằng đẹp và tiếc rằng, có mấy đường dây, cùng trụ điện "va" vào khung hình.

Vùng trung du! Đồi đất, ruộng ngô, đường nhỏ quanh co.

Chiều trung du cỏ cây, ngô đồng và phảng phất khói lam chiều, lại có khói đốt đồng, lũ trâu, bò chiều muộn còn mải mê gặm cỏ.

Sáng sau ra chợ Thắng. Ngay tại thị trấn Thắng, cách nhau khoảng 700 mét, có tới hai cái chợ: chợ thị trấn và chợ Thắng. Thế mà cả hai chợ đều đông khách, lắm hàng.

Đã đi nhiều chợ thôn quê, đây là lần tới chợ còn cái chất quê thế. Phố xá và xây dựng đang ập đến, cuốn phăng mất hết chợ quê rồi. Đâu đó chỉ còn trật lại những chợ gọi là quê, mà chẳng quê tý nào. Ngay giữa quê, mà chợ nay sẫm chất tỉnh thành, chất quê phai nhạt, tỉnh không ra tỉnh, quê chẳng ra quê.

Chợ Thắng có nét quê quê quá. Chợ bao quanh khu chùa. Chắc chợ này, xa xưa là chợ của chùa.

Ngấp nghé ngó vào chùa, chả thấy sư đâu.

Lâu lắm rồi mới được ngắm một chợ quê, dù phố sá Thắng đã tràn vào ngay trước chợ.

Chợ Thắng bán nhiều thứ, mua nhiều thứ, toàn những thứ nông thôn tang dã.

Dạo quanh chợ, thấy biết bao thứ hàng xưa, nào dao, nào cá, nào rau, nào ngô, lúa, ốc, hến, rau lang, đơm đó, rổ rá và cả những nhân vật - người, như được bày bán ở chợ.

Nhìn bà hàng la ghim, cái vẻ người buôn bán có tiền, sành sỏi giữa vùng quê, tôi như được đọc, được nhìn và thấy lại bà hàng la ghim thuở nào trong truyện ngắn của các nhà văn hiện thực giữa thế kỷ trước.

Tôi chỉ sợ họ biến mất…

Nào cô hàng chiếu…, nào chị hàng bún,...

Chị hàng chiếu.... Lại nhớ tới chiếu gon phố Hới, được cô hàng chiếu bến Hới bán nơi kinh thành và đáp lại câu đùa của cụ Nguyễn Trãi:

Thiếp ở Tây hồ bán chiếu gon ....

Nào chị hàng mã, vừa đan, vừa phết giấy ngựa mã…

Chị hàng la ghim vừa bán vừa ăn quà bún

Bà hàng khoai, bán hàng mà nhìn quanh quất đi đâu đó.

Cả mấy khóm chuối giữa chợ, cùng mấy cây cổ thụ, lõa xõa bóng giữa chợ quê.

Thằng cháu cử nhân quay phim, đẫn đờ giới thiệu chợ của quê nó. Sao thằng này yêu thích cái chợ quê của nó quá. Mà nó thì nhiễm cái chất thị thành mất rồi.

Thằng cháu quay phim cứ ước ao, được về chợ quê mình quay cái phim: Chợ quê.

Chẳng hiểu nó có thực hiện được chăng?

Ai có dịp, hãy về chợ quê và nếu có dịp nữa, hãy về chợ quê phố Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang để được ôn lại cảnh quê, tìm lại một góc chợ quê còn sót lại trong tâm hồn quê của bạn......