Tuyến Tụy

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Hiểu thêm về vị trí và chức năng của tuyến tụy sẽ giúp chúng ta nắm vững các kiến thức về cơ quan này, có biện pháp ứng phó kịp thời nếu phải đối mặt với bệnh ung thư tuyến tụy.

Tuyến tụy là gì?

Tuyến tụy là một cơ quan nằm ở bụng, được coi là một phần của hệ tiêu hóa và hệ thống nội tiết của cơ thể. Tuyến tụy có kích thước dài khoảng 15,24 cm, có hình chữ nhật và bằng phẳng, đôi khi được mô tả trong các tài liệu y họ có hình chữ J.

Vị trí của tuyến tụy trong cơ thể

Tuyến tụy là một cơ quan dạng tuyến, tạo thành một hệ thống ống dẫn có nhiệm vụ quan trọng đối với sức khỏe, với chức năng vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết. Hai căn bệnh chủ yếu liên quan đến tuyến tụy chính là bệnh viêm tụy và ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, tuyến tụy sản xuất insulin không đủ nhu cầu của cơ thể cũng sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

Tuyến tụy có vị trí là nằm ở giữa vùng bụng, được bao quanh bởi lá lách, gan, dạ dày, túi mật và ruột non, nằm ở phía sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Tuyến tụy gồm ba phần là phần đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Đầu tụy nằm ở sát đoạn tá tràng D2 và đuôi tụy thì kéo dài đến sát lách. Ống tụy còn được gọi là ống Wirsung – một ống nằm dọc suốt chiều dài cảu tụy và có thể dẫn lưu dịch tụy để đổ vào đoạn D2 của tá tràng. Chỗ ống tụy nối với tá tràng được gọi là bóng Vater. Ống mật chủ thì thường kết hợp với ống tụy ở gần bóng Vater hoặc tại bóng Vater. Theo một số tài liệu y học thì nơi đổ ra của ống tụy và túi mật ở cùng một vị trí và khu vực này còn được gọi là cơ vòng Oddi.

Chức năng của tuyến tụy

Tuyến tụy có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, bao gồm hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết. Chức năng nội tiết của tuyến tụy là nơi sản xuất các kích thích tố glucagoninsulin. Trong đó, insulin có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt đường glucose trong máu, làm giảm hàm lượng đường có trong máu và cho phép những tế bào của cơ thể có thể sử dụng glucose để phục vụ cho mọi hoạt động khác nhau.

Tuyến tụy hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của cơ thể

Insulin được tuyến tụy sản xuất sau khi cơ thể hấp thụ những loại thức ăn giàu protein nhất là sau khi chúng ta ăn uống các thực phẩm có chứa carbohydrate – làm tăng lượng đường trong máu. Nếu tuyến tụy bị suy yếu hoặc gặp những vấn đề ảnh hưởng đến mức độ sản xuất insulin, khiến tuyến tụy không sản xuất đủ hormone này phục vụ nhu cầu của cơ thể thì có thể chúng ta sẽ phát triển bệnh tiểu đường type 1.

Không giống như insulin, glucagon được tuyến tụy nội tiết tiết ra lại có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, sự kết hợp quan trọng của cả insulin và glucagon sẽ giúp chúng ta duy trì mức độ đường phù hợp trong máu.

Thứ hai là chức năng ngoại tiết của tuyến tụy – sản xuất ra các dịch tiêu hóa. Sau khi thức ăn được đưa vào dạ dày thì các enzyme tiêu hóa (hay còn gọi là dịch tụy) sẽ đi qua nhiều ống dẫn nhỏ, để đến ống tụy chính rồi tiến đến ống dẫn mật. Ống mật sẽ lấy dịch tụy vào túi mật, trộn cùng với mật để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của cơ thể.