Các bước xây dựng thương hiệu tại Bắc Giang

Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng

- Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu. Nghiên cứu thị trường. Phương án tiết kiệm nhất có thể sử dụng là phỏng vấn chọn mẫu chính các đối tượng khách hàng mục tiêu đầu tiên của bạn. Ở bước này, bạn cần trả lời được 5 câu hỏi :

+ What?: Bạn kinh doanh cái gì? Sản phẩm cốt lõi của bạn là gì? Sản phẩm mà bạn dự kiến tung ra thị trường có khác biệt gì? Có ích lợi gì?

+ When?: Thời diểm nào nên tung sản phẩm ra thị trường?

+ Where? Bạn định bán sản phẩm ở đâu? (Bán theo hình thức nào: bán sỉ, bán lẻ hay bán hàng qua hệ thống phân phối…)

+ Who?: Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Vẽ chân dung càng cụ thể, khả năng thắng lợi càng cao.

+ How?: Các khách hàng mục tiêu của bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm mà bạn định bán?

- Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị. Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này. Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:

Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes): là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác. Ví dụ đặc tính cơ bản của Aquafina là: Nước tinh khiết đóng chai; Logo màu trắng trên nền xanh mát mẻ với màu đỏ của mặt trời trên dãy núi. xanh với sóng trắng, rõ nét, khác biệt.

Các Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): là lợi ích thực tính lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.

Niềm tin thương hiệu/Brand Beliefs Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng

Tính cách thương hiệu/ Brand personlization: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao?

Tinh chất thương hiệu/ Brand Essence là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử như câu slogan của thương hiệu

Bước 2: Môi trường cạnh tranh.

Nhận diện Thương hiệu: Xây dựng thương hiệu “đúng ngay từ đầu” không có nghĩa là bạn phải bỏ ra một khoản kinh phí thật lớn cho thương hiệu. Có một cách tiết kiệm khôn ngoan là: Bạn thuê một công ty chuyên nghiệp chỉ thiết kế những thứ cơ bản nhất cho h ệ thống nhận diện. Ban đầu chỉ cần Logo, phong bì, giấy viết thư và card. Những quy định phức tạp và chi tiết, có thể được thực hiện sau, và đương nhiên, thanh toán sau.

Hãy chọn những mẫu thiết kế đơn giản nhất. Và càng ít màu càng tốt. Hãy chọn màu nào khiến bạn nổi nhất trong đám đông. Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ. Công cụ gợi ý: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu

Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.

Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách của năm thứ nhất để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm. Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào, trên các kênh nào…Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời.

Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm: Có bao nhiêu % người biết thương hiệu (brand awareness)?. Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu, mối liên hệ/nhận xét, có bao nhiêu % người dùng thử thương hiệu đó?. Có bao nhiêu % người tiếp tục dùng sau lần dùng thử?. Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về thương hiệu?

Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:

1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?

2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?

3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?

4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.Tuyên ngôn về sứ mệnh/ tầm nhìn và câu phương châm kinh doanh (slogan của thương hiệu). Một câu slogan hay là vấn đề rất “đau đầu” ngay cả đối với các doanh nghiệp hàng đầu. Nếu không chọn được phương án nào thật sự đắt giá, tốt nhất bạn không nên sử dụng câu Slogan nào cả. Thay vì một câu slogan theo kiểu “dịch vụ tốt nhất đáp ứng mọi nhu cầu của bạn” (chả đại diện cho bất kỳ ai), bạn nên đưa ra phương châm kinh doanh của mình, chẳng hạn thay vì “dịch vụ tốt nhất” sẽ là “giao hàng trong vòng 1h” (sau khi có đặt hàng)…

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức. Hãy là chính bạn. Đây chính là vấn đề bản sắc thương hiệu và định vị thương hiệu. Các định vị trí của thương hiệu trong “não” của người tiêu dùng (người tiêu dùng sẽ nhớ gì về thương hiệu đó). Tại sao phải định vị?. Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận. Họ chỉ có thể nhớ những gì rõ ràng, đơn giản và khác biệt. Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó. Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu (Brand Equity). Những thương hiệu mạnh phát triển khi mà người ta bắt đầu tin tưởng vào sự hứa hẹn của thương hiệu dựa trên kinh nghiệm của họ với thương hiệu đó. Những kinh nghiệp này phát triển trong nhận thức và sự kỳ vọng. Nếu thương hiệu của bạn không đáp ứng được các kỳ vọng của người tiêu dùng trong mọi sự tương tác khách hàng, họ sẽ dần dần bị xao động và quay lưng lại với thương hiệu của bạn để tìm một thương hiệu khác đáp ứng được những kỳ vọng của họ. Đừng để họ đi mất! Hãy sử dụng những hướng dẫn nhận diện thương hiệu của bạn để chắc rằng thương hiệu của bạn luôn được thể hiện một cách nhất quán.

Bước 6: Hệ thống giá trị cảm xúc, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu

Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…). Thương hiệu không thể xây dựng qua 1 sớm 1 chiều. Để xây dựng một thương hiệu, bạn cần phải kiên nhẫn và không được từ bỏ. Luôn luôn đưa ra những khẩu hiệu và những kinh nghiệm thương hiệu, thúc đẩy sự hứa hẹn của thương hiệu. Đây là cách mà bạn phát triển nhận thước về thương hiệu. Lấy dẫn chứng sắc bén là trong lĩnh vực giải trí. Chúng ta hãy xem Hollywood, vào một ngày nào đó mà một người nổi tiếng của họ mà không lên báo thì ngày đó là ngày họ cận kề với bờ vực rời bỏ việc kinh doanh. Những người nổi tiếng được học cách mà họ luôn luôn ở vị trí cao nhất trong lòng người hâm hộ hoặc là họ sẽ mất hẳn tầm ảnh hưởng, danh tiếng, và cuối cùng là thu nhập của họ. Đó là lý do tại sao Kardashian, dàn diễn viên của Jersey Shore và Justin Bieber có mặt tại khắp mọi nơi. phải kiên trì xây dựng thương hiệu của cá nhân, công ty, gia đình bạn...

Bước 7: Xây dựng Cấu trúc thương hiệu

Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên)bao gồm:

Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm. Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm. Kế hoạch tung sản phẩm mới theo từng năm. Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

Bước 8: Văn hóa thương hiệu

Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

Thương hiệu của bạn sẽ đại diện cho một dòng sản phẩm dịch vụ? hay nhiều dòng khác nhau? hay là một thương hiệu theo kiểu “tập đoàn”?

Mỗi hình thức cấu trúc thương hiệu khác nhau đều có những phương án phát triển khác nhau.

Với các doanh nghiệp nhỏ, tốt nhất nên xây dựng thương hiệu một dòng sản phẩm. Hãy là một chuyên gia trong chính lĩnh vực của mình.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu

Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”. Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

Bước 10: Xây dựng lời hứa Thương Hiệu

Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi. Brand Equity – Tài sản thương hiệu. Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp. Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.