Hạ tầng số

Việc phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng số quốc gia đồng bộ, hiện đại phục vụ chính phủ số là xu hướng phát triển của thế giới nói chung và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam nói riêng.

Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Giải pháp quan trọng của Chương trình được đặt ra là tập trung là phát triển hạ tầng số, nền tảng của phát triển kinh tế số, xã hội số.

Hạ tầng số phục vụ Chính phủ số là một thành phần quan trọng trong Quy hoạch hạ tầng TT&&TT. Các thành phần của hạ tầng số phục vụ chính phủ số liên quan và tác động lẫn nhau, như kết nối liên thông phải đi cùng chia sẻ dữ liệu và phải được đảm bảo bởi pháp luật.

Phát triển hạ tầng mạng bảo đảm khả năng kết nối cho các cơ quan và hệ thống thiết bị IoT; bảo đảm năng lực tính toán, xử lý, lưu trữ, bảo mật... của Trung tâm dữ liệu; mở rộng các nguồn dữ liệu thời gian thực hữu ích cho hoạt động quản lý của chính quyền. Các nền tảng tích hợp, thu thập và phân tích dữ liệu phù hợp với nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Thí điểm lắp camera giám sát, với tổng số camera phân loại theo vị trí lắp, trong đó: Camera lắp trụ sở cơ quan nhà nước, khu vực công cộng, các trường học (18 chiếc), các điểm nút giao thông công cộng. Góp phần xử phạt hàng nghìn trường hợp, thu nộp ngân sách nhà nước, đồng thời cải thiện ý thức tham gia giao thông của người dân.

Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng cần thiết phải tạo dựng vòng tròn tuần hoàn khép kín trong đó hợp thành 03 yếu tố bổ trợ giữa con người - quy trình - công nghệ