Chợ tình Sa Pa

Phần lớn các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Giáy...cu trú tại Sa Pa đều sống theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan Xi Păng. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đường đi trước đây khá là hiểm trở, thường là lối mòn cho người va gia súc đi lại. Bản của người dân tộc thường cách khá xa trung tâm thị trấn Sa Pa. Để đi tới chợ bằng đường mòn thường mất khoảng 12 tiếng hoặc nửa ngày. Vì thế mọi người thường đi xuất phát từ ngày hôm trước (tức ngày thứ Bảy) và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày Chủ nhật. Chính vì thế đêm thứ Bảy thường rất là náo nhiệt. Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng Khèn, tiếng Sáo... Trong đó có chứa đựng tình cảm mà của họ muốn thổ lộ.

Chợ tình được duy trì khá lâu cho tới ngày nay, nhưng hiện tại cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ tình mất đi vẻ vốn dĩ của nó.

Những con đường trải nhựa đã thay thế cho những con đường mòn, mọi người cũng không phải tới đây từ hôm trước, vì thay vào đó họ sẽ di chuyển bằng xe máy. Chính vì thế Chợ Tình ngày nay đã không còn đông và náo nhiệt như xưa.

Hai chữ "Chợ tình" đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ lắp ghép này

1. Giới thiệu chung về Chợ Tình Sapa

54 dân tộc trên đất nước Việt Nam mang những sắc màu văn hoá khác nhau. Sự phong phú ấy đã khiến đời sống văn hoá của các dân tộc như tấm áo váy của cô gái Lô Lô, rực rỡ sắc màu mà vẫn hài hoà. Ðẹp lạ thường! Một trong những "sắc màu trên tấm áo váy" ấy là Chợ tình của một số dân tộc ở vùng núi phía Bắc...

Các chàng trai H' Mông thồi khèn tại chợ tình Sapa

2. Đặc điểm của Chợ Tình Sapa

Hai chữ "Chợ tình" đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ lắp ghép này. Bởi lẽ, gọi là chợ thì ở đó phải có mua có bán. Nhưng cái tình ở đây không ai bán, cũng chẳng ai mua. Vậy, đâu gọi là chợ!

Trớ trêu, những người yêu nhau lại lấy chợ làm nơi hò hẹn. Bởi vậy, nôm na có thể hiểu, Chợ tình là nơi hò hẹn, trao gửi tình cảm, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quán tuỳ từng địa phương. Cũng đương nhiên và dễ hiểu vì chợ là đầu mối, là điểm nút của hầu hết những sinh hoạt văn hoá của đồng bào vùng cao.

Các đôi nam nữ hẹn hò tại chợ tình Sapa

Chợ tình nhiều người biết đến nhất là chợ tình Sapa - một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước khi tham gia tour du lịch Sapa. Cái thị trấn nhỏ bé này nằm lọt trong một vùng tiểu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Có những năm mùa đông tuyết rơi nên thật lãng mạn, hấp dẫn du khách. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Ðây là chợ của người Dao. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo.

Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Ðối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn cùng màu, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài cassette. Ở một góc nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ tình bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run.

Các cô gái dân tộc Dao đi chợ tình Sapa

Rồi màn đêm xuống. Sau những bụi cây và cả trên ngọn núi cao tít kia là những âm thành mời gọi lúc trầm, lúc bổng của khèn lá, khèn môi bồng bềnh trong đêm. Phong tục của người Dao không ngăn cản người đã có vợ có chồng đi tìm bạn tình. Con gái 13, 14 tuổi đi theo các chị để làm quen. Những cô gái trẻ, đẹp thường được rất nhiều chàng trai để ý. Họ vây quanh, mở cassette cho cô gái nghe hoặc tán tỉnh rồi tặng quà kỷ niệm. Cô gái không ưng thì bỏ quà chạy và bị nắm tay giữ lại. Ðộng tác này gọi là "kéo", một biểu hiện đặc trưng cho sự tỏ tình quyết liệt. Cho tới lúc "chấm" được một chàng, cô gái dúi vào tay người đó một vật đính ước. Vật đính ước ấy có thể là một chiếc nhẫn, chiếc vòng tay hay chiếc lược... Thế là đám đông ồ lên, tản ra. Cô gái quay về với các bạn gái. Một lúc sau khi yên tĩnh trở lại, 2, 3 cô bạn đưa cô gái này đến "gửi gắm" cho người đàn ông cô đã chọn. Rồi đôi bạn tình đưa nhau tới đâu chỉ có rặng Samu xào xạc kia mới biết...

Những thứ “lạ” ở chợ tình Sa Pa

Chợ tình Sa Pa đang bị mất dần bản sắc văn hóa dân tộc khiến nhiều khách thập phương đến đây không khỏi thất vọng. Nếu không có sự “chấn chỉnh” kịp thời của cơ quan chức năng, e rằng Sa Pa không còn là điểm hấp dẫn của du khách thập phương.

Cái độc đáo của chợ tình Sa Pa là những chàng trai, cô gái H’Mông đến đây để tìm bạn tình. Con trai thổi khèn lá tìm bạn gái, nếu con gái ưng thì đến gần, con trai thổi tiếp, con gái thật ưng cái bụng thì con trai dắt con gái đi tâm sự ở ven sườn đồi hoặc một nơi nào đó. Ở đó chỉ có đất, trời và tình yêu họ dành cho nhau bằng những lời thề non hẹn biển.

Chị H’Chor, 27 tuổi, ở bản Nò Chảy cách chợ tình Sa Pa một ngày đường. Chị và chồng đi từ sáng sớm bằng ngựa và đến chợ từ 5 giờ chiều. Chị mang cả con gái 6 tháng tuổi theo. Nói tiếng Kinh khá sành sỏi, chị cho biết: “Đi chợ tình cũng là “củng cố tình yêu”. Cách đây 7 tháng, tao đã tìm thấy chồng ở chợ này. Phiên chợ nào, vợ chồng tao cũng đến đây cho vui, bán quần áo và túi xách thổ cẩm”.

Người H’Mông có phong tục rất lạ là khi con gái đã lấy chồng, cứ đến phiên chợ tình là vợ đưa chồng đến chợ. Chồng sẽ hòa vào những người bạn trai khác thổi khèn (chỉ thổi những bài dành cho người có vợ rồi) và uống rượu sán lùng. Người vợ múa hát (chỉ múa hát những bài dành cho người đã có chồng, và múa với những người đàn ông đã có vợ, không kể chồng mình). Khi người chồng uống rượu, người vợ ngồi bên rót rượu và khuyến khích chồng uống càng nhiều càng tốt, vì như thế mới chứng tỏ chồng mình nhiều bạn bè. Khi chồng uống say “không biết đường về”, người vợ bế chồng vắt lên lưng ngựa và đưa về nhà.

Nếu giữa đường chồng nôn mửa, người vợ đặt chồng xuống giữa đường và chăm sóc cho chồng, khi nào chồng tỉnh thì mới về nhà. Trước khi đi, người vợ chuẩn bị nhiều đồ như thịt lợn, gạo, ngô để đổi lấy rượu. Nếu dệt được quần áo thổ cẩm thì mang theo để đổi lấy bạc trắng.

Gặp một anh bộ đội ở chợ Sa Pa, tôi chủ động làm quen. Đó là binh nhất Giàng A Lẩu ở Trung đoàn M74, Sư đoàn B16, Quân khu 2. Lẩu đến chợ tình đem theo vợ là Châu Thị Chú, 19 tuổi. Lẩu cho biết, anh đã cưới vợ một năm rồi.

- Lẩu có thường hay đến chợ tình không?

- Không thường xuyên, vì đi bộ đội rồi không có thời gian như trước. Ở bộ đội, chiến sỹ không được uống rượu, đến chợ tình, mọi người uống rượu nhưng Lẩu cũng không uống đâu.

- Nhà Lẩu ở xa không?

- Nhà cách đây nửa ngày đường. Nghỉ phép được 8 ngày, đưa vợ đi chơi chợ 2 ngày mới về. Tôi mời Lẩu điếu thuốc Sa Pa, Lẩu từ chối: “Bộ đội không hút thuốc đâu, Lẩu bỏ rồi”. Còn chị vợ không biết tiếng Kinh, chỉ cười bẽn lẽn nép sau chồng.

Trai H’Mông thổi khèn tìm bạn.

Chợ tình Sa Pa, thường thấy những cô gái H’Mông cầm vòng bằng thổ cẩm, nếu “ưng” người nào, sẽ chủ động buộc vào cổ tay người ấy. Người nào may mắn được buộc nghĩa là được làm người thân của gia đình. Nếu thiếu nữ buộc vào cổ tay con trai nghĩa là “Yêu nhau tôi buộc cổ tay, tôi dành trọn tình yêu cho anh, anh đừng đi theo người khác nữa”. Chiếc vòng ấy còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, nếu được thầy mo buộc cho ai thì không con ma nào làm tội người đó được.

Trước đây, chiếc vòng chỉ có mấy sợi chỉ xanh đỏ, nhưng nay họ làm to bản hơn. Chiếc vòng ấy, con gái H’Mông không chỉ tặng cho người mình yêu mà còn tặng cho cả khách du lịch nữa. Họ cho rằng, tặng cho khách du lịch, khách sẽ nhớ người H’Mông, khách sẽ đến chợ tình và mua đổ thổ cẩm của họ.

Du khách đến chợ tình Sa Pa không chỉ để xem con trai, con gái người H’Mông thổi khèn tìm bạn tình, múa hát mà còn để ngắm sương, mua hàng hóa thổ cẩm, ăn trứng gà nướng, lòng lợn nướng, bắp nướng nữa. Phiên chợ tình cũng là dịp để người H’Mông giao lưu văn hoá giữa các bản làng với nhau, để mua bán hàng hóa, trao đổi cung cách làm ăn, trồng lúa, trồng khoai, buôn bán.

Các cô gái H’Mông đến chợ Sa Pa chơi và mua sắm.

Chợ tình bán đĩa “tươi mát”

Không thể phủ nhận những nét đẹp văn hóa độc đáo của chợ tình Sa Pa như “trai thổi khèn tìm bạn, gái múa ô xòe theo sau, ưng nhau thì nắm cổ tay trao vòng, thưa chuyện”, nhưng cũng thật thất vọng khi những chàng trai, cô gái tỏ thái độ khó chịu, lẩm bẩm chửi và ngửa tay đòi xin tiền, thậm chí họ còn quay lưng lại khi chúng tôi đưa máy ảnh lên “xin một kiểu làm kỷ niệm”.

Lò Văn Ban, một thanh niên ở cạnh Nhà thờ đá Sa Pa cho biết: “Trước đây không có chuyện xin tiền khách du lịch đâu. Có lần, một ông Tây xin chụp ảnh rồi cho tiền một cô gái, thế là chuyện đó lan ra. Bây giờ, không chỉ con gái xin tiền, mà ngay cả con trai cũng xin tiền du khách. Những người xin tiền chủ yếu sống tại thị trấn Sa Pa này, dân ở bản làng khác tới họ không biết xin tiền”.

Một việc khác, hàng rong bày bán công khai tú lơ khơ có xuất xứ từ Trung Quốc có hình thiếu nữ khỏa thân, hoặc nam nữ gợi tình ngay trước cổng Nhà thờ đá. Chúng tôi hỏi mua một bộ bài có hình “mát mẻ”, một chị nói tiếng Kinh khá sõi đưa liền 2 bộ. Chị còn lấy từ trong túi xách ra 3 bộ bài khác đủ loại “Âu, Á”. “Loại nào cũng có. Mua đi, tôi bán rẻ thôi. Chỉ 20 ngàn một bộ, tha hồ mà xem”. Chị bán hàng còn gạ chúng tôi: “Có cả đĩa tươi mát nữa đấy, 10 ngàn một đĩa, mua không?”.

Một tiêu cực khác đang nảy sinh ở chợ tình Sa Pa này là nạn đánh bài ăn tiền trên đường phố. Ngay cạnh những đôi trai gái say sưa thổi khèn, múa ô, xòe là những chiếu bài ăn tiền, tổ tôm, xóc đĩa. Những người chơi bài, xóc đĩa chủ yếu là người H’Mông, và dân địa phương. Theo những người dân ở đây cho biết, hiện tượng này đã xuất hiện từ lâu, nhưng chưa có cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý.

Bên cạnh nét đẹp văn hóa của tập tục, ăn mặc, ngôn ngữ, núi rừng, sơn thủy hữu tình, chợ tình Sa Pa đang nảy sinh nhiều tiêu cực. Chỉ nguyên việc cho tiền mới được chụp ảnh, đánh bài sát phạt nhau, bày bán bài có hình khiêu dâm… cũng phần nào đang đánh mất dần bản sắc của một thị trấn Sa Pa mộng mơ, vốn lấy sự hiếu khách làm nền tảng để thu hút khách du lịch thập phương. Để Sa Pa đẹp mãi, thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần có đợt kiểm tra, loại bỏ những tiêu cực đang tồn tại hiện nay.