Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?

Với những bệnh nhân mắc bị tiểu đường, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng. Chỉ cần bạn áp dụng thực đơn không đúng hoặc ăn thức ăn dư hay thiếu một thành phần nào đó, đã không thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Nhất là bệnh nhân tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, cũng như gây ra một số biến chứng phức tạp khác. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.

Sau quá trình thăm khám, bao giờ cũng vậy, bệnh nhân tiểu đường cũng sẽ được bác sĩ yêu cầu thay đổi chế độ dinh dưỡng để có thể dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu. Có thể nói, tiểu đường là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim, suy thận, mạch vành, tai biến mạch máu não,… Chính vì vậy, bên cạnh việc luyện tập thể dục và sử dụng thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm quá trình phát triển của bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, viêm tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu là điều bắt buộc. Việc tiêm insulin sẽ giúp người bệnh có thể duy trì cuộc sống và cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt. Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, insulin còn có rất nhiều trong các loại thực phẩm. Chính vì thế, để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng thêm, người bệnh có thể cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm sau:

1 – Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Bổ sung các loại rau xanh và trái cây cho cơ thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu. Rau xanh và trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical rất cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.

Với những bệnh nhân bị tiểu đường có thể bổ sung cho cơ thể một số loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh,… Đây là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… sẽ có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm lượng đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Bên cạnh đó, các loại trái cây như bưởi, cam, quýt, táo,… sẽ cung cấp nhiều vitamin tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

2 – Thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Những loại thực phẩm giàu chất đạm sẽ giúp những bệnh nhân bị tiểu đường cải thiện được lượng đường trong máu. Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt bò. Trong thịt bò có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung cho cơ thể lượng đạm từ các loại hải sản khác nhau như cá bơn, cá trích, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò,… Đây chính là những nguồn protein lý tưởng cho những người bị đái tháo đường.

3 – Thực phẩm có chứa chất béo tốt

Thực phẩm chứa chất béo tốt là những loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chúng sẽ giúp cho lượng máu lưu thông tốt hơn và hạn chế được lượng đường tăng cao trong máu, cũng như một số căn bệnh tim mạch khác. Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật.

Khi sử dụng dầu ô liu, bạn nên chú ý sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến trong nền nhiệt độ cao, vì chúng có thể sinh thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân tiểu đường nên ăn thịt nạc hàng ngày.

4 – Thực phẩm chứa nhiều omega-3

Cá là một trong những nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Đặc biệt, các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo omega-3. Thành phần này không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích rất lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp, nấu không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chất béo đơn không bão hòa được xếp vào nhóm chất béo không có hại cho sức khỏe, hay còn gọi là chất béo “lành mạnh”. Loại chất béo này có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ bị bệnh tim và hàm lượng cholesterol cao. Chính vì thế, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chứa chất béo đơn không bão hòa.

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường vốn là căn bệnh rất “khó tính”. Chỉ cần bạn áp dụng thực đơn không đúng sẽ rất dễ gặp phải hiện tượng tăng lượng đường trong máu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, những người bị tiểu đường nên tránh các loại thực phẩm sau để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

1 – Các loại thực phẩm ngọt

Có thể nói, những loại thực phẩm có vị ngọt nhân tạo là kẻ thù số 1 của bệnh tiểu đường. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Nếu bạn tiếp tục cung cấp thêm lượng đường cho cơ thể, đồng nghĩa với việc giúp cho lượng đường trong máu ngày càng tăng cao và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas,… và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt,… Đây là những loại thực phẩm, người bệnh tiểu đường không nên ăn, nếu cần thiết cũng nên hạn chế sử dụng đến mức tối đa.

2 – Tinh bột

Tinh bột chứa rất nhiều đường và không tốt cho sức khỏe của những người bị tiểu đường. Dù đây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn nhưng các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nhiều cơm trong mỗi bữa, kể cả các loại thực phẩm như cơm, phở, bún,… Những loại thức ăn ăn liền như phở, cháo ăn liền cũng cần phải kiêng kị tuyệt đối, vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

3 – Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa là thành phần rất dễ khiến cho bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết. Chính vì thế, những bệnh nhân tiểu đường không nên ăn loại thức ăn này. Các loại chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa,…

Ngoài ra, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem,… cũng chứa nhiều lượng chất béo này. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm như dầu ăn đã chiên đi chiên lại, thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, các loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên,… Chúng không tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

4 – Thực phẩm có chứa những chất kích thích

Không chỉ riêng bệnh tiểu đường, với các căn bệnh khác cũng vậy, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân. Rượu, bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích sẽ nhanh chóng gia tăng lượng đường trong máu, rất khó kiểm soát được. Bên cạnh đó, nếu sử dụng thường xuyên, cũng đồng nghĩa với việc bạn nhanh chóng hủy hoại sức khỏe của bản thân mình. Với những bệnh nhân tiểu đường, việc kiêng các loại bia rượu là điều rất cần thiết cho người bệnh.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA:

Theo thông tin chia sẻ từ bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (Giám đốc trung tâm dinh dưỡng thành phố) trên báo Sức khoẻ Đời sống, người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng đường trong các món nấu nướng như: canh chua, kho cá, thịt, pha nước mắm,… Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống, bệnh nhân cần phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc sau để tránh tình trạng tăng đường huyết, ngăn chặn và làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng, kéo dài tuổi thọ.

Chia khẩu phần thành nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

Không nên thay đổi quá nhanh & nhiều cơ cấu cũng như khối lượng các bữa ăn.

Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.

Người bệnh không nên lười vận động, ngồi một chỗ suốt ngày. Bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây cũng được xem là một phương pháp rất tốt giúp hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Ngay từ bây giờ, bệnh nhân tiểu đường nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế tình trạng tăng lượng đường huyết trong máu.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có cơ sở để xây dựng thực đơn cho chính bản thân mình. Bạn nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thức ăn nào, để tránh tình trạng lượng đường trong máu tăng cao và gây ra những biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe của bệnh nhân.