Một Số Đặc Tính Tiến Hóa của Loài Ngựa - Tiền Lạc Quan

Theo hệ thống phân loại động vật, các giống ngựa được thuần hóa hay sống hoang dã và các loài động vật dạng ngựa như ngựa vằn, la, lừa, v.v... ngày nay thuộc Giống/Chi Equus (Giống/Chi Ngựa hiện đại), Họ Epidae (Họ Ngựa), Bộ Perissodactyla (Bộ Ngón Lẻ hay Bộ Móng Guốc Lẻ, Móng Guốc Ngón Lẻ).

Giống Equus là Giống duy nhất chưa tuyệt chủng (hiện sinh chủng) đã trải qua quá trình tiến hóa hằng chục triệu năm từ một Giống “động vật dạng ngựa” sơ khai có tên là Eohippus (nghĩa là “Ngựa bình minh”), sống từ Thế Tiền Eocen, cách nay khoảng hơn 54 triệu năm.

Những động vật thuộc Giống Eohippus (nay được đổi tên là Hyracotherium) có kích thước nhỏ, chiều cao khoảng từ 25 cm đến 50 cm (10 in đến 20 in, tương tự như các loài cáo hay chó ngày nay).

Trong quá trình tiến hóa từ Giống Ngựa sơ khai Hyracotherium đến Giống Ngựa hiện đại Equus, các “động vật dạng ngựa” đã trải qua nhiều dạng trung gian nhằm thích ứng và chống chọi với những biến đổi khí hậu, môi trường sinh sống, thức ăn, cũng như khả năng trốn chạy những động vật thiên địch, hầu có thể được sinh tồn.

Người ta đã tìm được ở Bắc Mỹ nhiều hóa thạch của các “động vật dạng ngựa” cho thấy những đặc tính tiến hóa của các dạng ngựa trung gian này. Người viết xin ghi lại sơ lược một vài đặc tính tiến hóa này:

1- Kích thước và sức dẻo dai

Sự biến đổi rất rõ về kích thước: chiều cao từ khoảng không quá 35 cm (14 in) ở Eohippus đến kích thước to lớn của những loài ngựa như hiện nay.

2- Cấu tạo chân và số ngón chân

Trải qua quá trình tiến hóa, cấu tạo chân biến đổi. Các chân dần dần dài ra để con thú có thể chạy nhanh hơn, trốn chạy những động vật thiên địch, đây là một đặc tính thích ứng với sự biến đổi của môi trường sống từ những vùng rừng rậm cho đến những vùng thảo nguyên thoáng đãng, bao la, không có nơi ẩn tránh.

    • số ngón chân giảm dần cho đến chỉ còn một ngón chân giữa (ngón thứ ba)

    • ngựa chỉ đứng trên một ngón chân, trọng lượng cơ thể chủ yếu tập trung trên ngón chân này

    • các xương chân hoàn toàn dính liền nhau, không có bàn chân, chân không xoay được như chân các động vật khác

    • có móng guốc, do móng chân cong lại và trở nên dày hơn, được bảo vệ bằng chất sừng

3- Cấu tạo răng:

Răng phát triển không ngừng, dù mặt răng ngày càng mòn dần.

Răng hàm phát triển để thích ứng với thành phần thực phẩm, từ những loài gặm lá cây và chồi non mềm đến những loài nhai cỏ thân cứng, có thành phần silica cao.

- Số răng hàm tăng dần, khi các răng tiền hàm biến dạng thành răng hàm

- Thân răng phát triển lớn hơn, cao dần và chắc hơn

- Mặt nhai của răng có nhiều nếp nhăn hơn và có gờ cứng

Công thức răng các loài ngựa ngày nay là 3.1.3.4.3 – 3.1.3.3

Eohippus (Hyracotherium)

hình chân trái (ngón chân giữa metacarpal tô màu vàng) ;

cấu tạo răng (a men răng; b ngà răng; c chất xi-măng)

Evolution of the horse

http://en.wikipedia.org/wiki/Evolution_of_the_horse

Mẫu vật phục chế của Eurohippus parvulus, một dạng ngựa sơ khai sống trong Thế Tiền Eocen ở Âu Châu

Một số dạng trung gian và sơ lược một số đặc tính tiến hóa của loài ngựa:

Niên đại địa chất Dạng tiến hóa Một số đặc tính tiến hóa

(My: Million Years ago trung gian

: triệu năm trước)

Thế Tiền Eocen 54-34 My

khoảng 55 My Eohippus - chiều cao không quá 35 cm (14 in)

(Hyracotherium) - trọng lượng khoảng 4 kg – 12 kg

- lưng cong

- chân ngắn

- các xương chân không dính liền nhau

- chân trước 4 ngón, chân sau 3 ngón

- bàn chân còn có dấu vết các ngón chân số 2 và 4

- ngón chân có móng guốc nhỏ thay vì móng vuốt

- con thú đứng trên cả bàn chân

- gan bàn chân có lớp đệm dày (tương tự như

gan bàn chân của loài chó)

- thân răng thấp

- mỗi bên hàm có 3 răng cửa, 1 răng nanh, 4 răng tiền

hàm và 3 răng hàm

- Thức ăn: trái cây, cành lá và chồi non mềm

khoảng 50 My Orohippus - lưng cong

- bộ óc tương đối nhỏ

- dấu vết các ngón chân thứ 1 và 2 đã biến mất

- cấu tạo răng biến đổi đáng kể: răng tiền hàm

biến đổi thành răng hàm, số lượng răng hàm tăng lên

khoảng 47 My Epihippus - răng phát triển hơn, cấu tạo 2 răng tiền hàm gần

giống như các răng hàm

khoảng 40 My Mesohippus - cơ thể to lớn hơn Epihippus một ít: chiều cao

(Oligohippus) khoảng 70 cm (24 in)

- lưng thẳng hơn, chân và cổ dài hơn

- các chân trước và sau đều có 3 ngón, trong đó

chỉ có một ngón chân thứ 3 chạm mặt đất`

- ở các chân trước chỉ còn vết tích của ngón thứ 4

- gan bàn chân có lớp đệm dày

- kích thước các bán cầu não to lớn hơn

- cấu tạo các răng tiền hàm đều giống các răng hàm

khoảng 35 My Miohippus - kích thước to lớn hơn Meohippus

- hộp sọ dài hơn

Thế Oligocen 34-24 My

khoảng 25 My Kalobatippus - giống này không được phổ biến, nhưng đây là dạng

trung gian từ Miohippus đến Parahippus

Thế Miocen 24-5.3 My

khoảng 23 My Parahippus - kích thước to lớn hơn Miohippus

- chân có 3 ngón, những dây chằng “dạng lò xo” bắt đầu phát triển

- thân răng cao, to và chắc hơn

khoảng 17 My Merychippus - cao khoảng 1 m

- chân dài hơn, có 3 ngón chân, ngón giữa chạm đất,

hoàn toàn đứng trên đầu ngón chân giữa và trọng lượng cơ thể

tập trung chủ yếu trên ngón chân này

- chân có móng guốc

- các xương chân đều dính liền nhau

- nhờ những đặc tính của chân như trên, con thú chạy được nhanh

trên mặt đất cứng

- thân răng cao

khoảng 15 My Pliohippus - chân có 3 ngón

- thân răng cong, không giống răng loài ngựa hiện đại

Equus có thân răng thẳng

khoảng 12 My Dinohippus - các chân đều chỉ còn 1 ngón

- chân, xương sọ và cấu tạo răng gần giống loài ngựa

hiện đại Equus

Thế Pliocen 5.3-2.5 My

khoảng 4 My Equus - Chi (Giống) Equus được tiến hoá từ đầu Thế Pleistocen và được phổ biến

nhanh chóng trên thế giới

- chân dài, các xương chân đều dính liền nhau, chỉ có một ngón,

có những dây chằng để tránh móng guốc bị vặn

- thân răng cao, thẳng và chắc

- não bộ to hơn não bộ Dinohippus

Thế Pleistocen 2.5-0.01 My

Equus Giống (Chi) ngựa hiện đại

Gồm một số loài sống khắp nơi trên thế giới, như:

- Equus burchelli, E. grevyi, E. zebra : các loài ngựa vằn/rằn ở Phi Châu

- E. caballus : gồm nhiều loài phụ và nhiều giống ngựa được sử dụng trong

việc di chuyển và vận chuyển trong đời sống hằng ngày và

trong chinh chiến, cũng như trong các môn thể thao, giải trí

như cỡi ngựa, đua ngựa, cá ngựa, v.v...

- E. africanus, E. asinus : các loài la, lừa ở Bắc Phi Châu, Trung Á, ...

Một số tài liệu tham khảo chính

Hunt, Kathleen (1995) Horse Evolution. The TalkOrigins Archive

http://www.talkorigins.org/faqs/horses/horse_evol.html

Molén, Mats (????) The evolution of the horse

http://creation.com/horse-evolution

a b c d

So sánh kích thước thân răng và bề mặt nhai của răng của một số dạng tiến hóa trung gian loài ngựa

a Hyracotherium (Eohippus) ; b Mesohippus ; c Merychippus ; d Equus

Illustration by Jan Nord

http://creation.com/horse-evolution

So sánh cấu tạo chân của một số dạng tiến hóa trung gian loài ngựa

(bên trái là phát họa chân trước, bên phải là phát họa chân sau)

Illustration by Jan Nord

http://creation.com/horse-evolution