Cao Bá Quát

Thơ chữ Nôm

Chén rượu tiêu sầu

Nghĩ đời mà chán 

Nhân sinh thấm thoát

Tài tử đa cùng phú

Tài hoa là nợ

Thanh nhàn là lãi

Giai nhân bài 1 - Giai nhân nan tái đắc

Giai nhân bài 2 - Tài tử với giai nhân

Trải khắp đường đời


Thơ chữ Hán

Sa hành đoản ca

Dương phụ hành / Bài hành về người thiếu phụ phương Tây

Bạc xuân giản Nguyễn Chính Tự • Cuối xuân gửi Nguyễn Chính Tự

Cái tử 丐子 • Người ăn xin

Chinh nhân phụ 征人婦 • Vợ chinh nhân

Chu trung đối nguyệt 舟中對月 • Ngắm trăng trong thuyền

Chung dạ độc muộn 終夜獨悶 • Suốt đêm một mình lo buồn

Du Tây Hồ bát tuyệt kỳ 1

Du Tây Hồ bát tuyệt kỳ 2 

Du Tây Hồ Trấn Quốc tự


Du vân 遊雲 • Đám mây trôi

Đại vũ kỳ 1 大雨其一 

Đào hoa nguyên lý nhân gia 桃花源裏人家 • Nhà dân ở chốn Đào Nguyên

Đạo phùng ngạ phu

Đăng Hải Vân quan 登海雲關 • Lên ải Hải Vân

Đăng Hoành Sơn 登橫山 • Lên núi Hoành Sơn

Đăng Khán Sơn hữu hoài 登看山有懷 

Đăng Long thành lãm thắng hữu cảm

Đề Trấn Vũ miếu 題鎮武廟 • Đề thơ đền Trấn Vũ

Đối vũ kỳ 1 對雨其一 • Nhìn mưa kỳ 1


Đông Pha Xích Bích du

Há Hạ Châu tạp ký kỳ 01

Hàn dạ ngâm 寒夜吟 • Bài ngâm đêm lạnh

ơng giang tạp vịnh 香江雜詠 • Thơ vịnh sông Hương

Hữu sở tư 有所思 • Nỗi nhớ

Khách lộ cảm hoài 客路感懷 • Nỗi nhớ trên đường xa

Khuê oán kỳ 1 

Khuê oán kỳ 2

Khuê oán kỳ 3

Khuê oán kỳ 4


Lạc hoa 落花 • Hoa rụng

Lạc Sơn lữ trung 樂山旅中 • Trọ ở Lạc Sơn

Lam giang chu trung vọng Hồng Lĩnh

Lan bì quân tử 蘭比君子

Nguyệt trung vịnh mạt lỵ hoa 月中咏茉莉花 • Trong trăng vịnh hoa nhài

Nhàn vịnh 閑咏 • Vịnh nhàn

Quá Dục Thuý sơn

Sơn cư tảo khởi 山居早起 • Dậy sớm ở núi

Tài mai 栽梅 • Trồng mai

Thanh Phong điếm đề bích 清風店題璧 • Đề vách quán Thanh Phong


Thôn cư vãn cảnh  • Cảnh chiều thôn quê

Thưởng cúc kỳ 01 賞菊其一

Thưởng cúc kỳ 02 賞菊其二

Trà giang thu nguyệt ca

Túc sơn tự 宿山寺 • Nghỉ lại chùa núi

Vãn quy 晚歸 • Về muộn

Vịnh Hưng Đạo Vương

Vịnh Tản Viên sơn 詠傘園山

Vọng Phu thạch 望夫石

Vũ trung độ Linh giang 


Xuân dạ độc thư 春夜讀書

Cao Bá Quát 高伯适 (1809?-1855) tự Mẫn Hiên 敏軒, hiệu Chu Thần 周臣, sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức.

Năm Tân Sửu (1841), tháng 8...Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên, chữa văn sĩ nhân (chữa 09 chữ trong một số quyển thi phạm húy). Bộ Lễ và Viện Đô sát tra xét, nghị tội: Quát và Nhạ phải tội xử tử. Nguyễn Văn Siêu (làm Phân khảo) phải tội trượng, đồ. Chủ khảo và Giám khảo bị cách chức, giáng chức. Vua xét lại, tha cho Quát, Nhạ tội xử tử và chuyển thành giảo giam hậu. Siêu chỉ bị cách chức, tha cho tội đồ; Chủ khảo Bùi Quỹ và Phó khảo Trương Sĩ Tiến bị cách lưu làm việc. 5 cử nhân có bài được sửa đều phải thi lại cả ba kỳ và đều được lấy đỗ trở lại [10].

Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội). 

Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàn Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Thời gian ở Kinh đô Huế lần này, ông kết thân với một số thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã được mời tham gia Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.

Năm Canh Tuất (1850)[12], do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).

Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ ở phủ Quốc Oai.


Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn. Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.

Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn... Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng 12 năm này rơi vào năm dương lịch 1855 [13]), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình[14]), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai (huyện lỵ huyện Yên Sơn cũng là phủ lỵ phủ Quốc Oai[15], ngày nay là thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai). Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt bị quân triều đình bắt được, sau cả hai đều bị xử chém. Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân khởi nghĩa bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).

Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn [16].

Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa, triều đình ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao của ông. Anh trai song sinh của ông là Cao Bá Đạt đang làm Tri huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa, và có tiếng là một viên quan mẫn cán và thanh liêm, cũng phải chịu tội và bị giải về kinh đô Huế. Dọc đường, Cao Bá Đạt làm một tờ trần tình gửi triều đình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn.