Kinh Tang Lễ

Kinh Tịnh Thân cho người bịnh liệt

Kinh Cầu Hồn (12)

Ngộ đường Chơn Lý gắn lòng thành,

Đạo Đức nên gương chứng quả thanh,

Chơn giả phân rành noi chánh giáo,

Thần minh ủng hộ tiếp Anh Linh.

Trời mở rộng năm châu chung một,

Đạo Trời khai dụng Đuốc Lý Chơn;

Đạo khai thức tỉnh Nguyên Nhơn,

Đạo khai cứu vớt người cơn ngặc nghèo. (1)

Cảnh vật chất như bèo trôi nổi,

Nhờ Anh Linh rõ mối chơn truyền;

Đạo khai độ kẻ hữu duyên,

Độ cho thoát tục đoàn viên với Trời. (2)

Mến trần tục muôn đời lao khỗ,

Có duyên nên tỉnh ngộ đường ngay;

Xác lo bồi đấp công dày,

Hồn về cảnh củ ngày ngày hưởng an. (3)

Nơi cảnh củ thanh nhàn cực lạc,

Nhớ nương theo bạch hạt ân cần;

Gìn lòng bỏ tánh tham sân,

Một lòng nương Đạo phăng lần quê Tiên. (4)

Kiếp ở tạm đảo điên lở dở,

Về quê xưa dứt nợ dương trần;

Ngày đêm bồi bổ Thiên chân,

Nghe theo kinh kệ sớm gần đặng Cha. (5)

Nhớ lời Cha mới là con thảo,

Con thảo thời dạy bảo phải tuân ;

Anh Linh sáng suốt trong ngần,

Anh Linh vững chặc bổn căn nơi lòng. (6)

Đường rộng rải mau giong ruổi bước,

Bến bờ kia sẵn Đuốc chực người;

Dắt về đường chánh của Trời,

Dắt về đến chốn đến nơi quê nhà. (7)

Hồn tuy gọi có ba tên khác,

Rõ Lý Chơn khỏi lạc cã ba;

Độ Hồn ra khỏi Ái hà,

Độ hồn thoát tục khỏi sa hồng trân. (8)

Người muốn đặng đến từng ngôi củ,

Phải lo Tu cho thấu đường ngay;

Nhứt Tâm gìn giữ hằng ngày,

Trau dồi Tâm Tánh cho dày công phu. (9)

Trời đã dạy trí ngu cũng một,

Cũng một đều con ruột của Thầy;

Giữ cho Tâm Tánh đừng phai,

Đến ngày đều được Liên Đài trổ tên. (10)

Thầy mở rộng một nền Bác Ái,

Độ gần xa con dại của Thầy;

Khắp cùng Nam Bắc Đông Tây,

Thảy đều con dại của Thầy tư riêng. (11)

Linh Hồn vốn Thiêng Liêng sáng suốt,

Luật Thánh ban phải thuộc phải dè;

Anh Hồn trưa sớm đề huề,

Thần Hồn nương cậy đường về lối đi. (12)

Trước chỉ dạy qui y Tam Bảo,

Tam Bảo là rào giạu của Trời ;

Thầy răn Thầy dạy đủ lời,

Hồn Linh ghi tặc kịp thời đoàn viên. (13)

Đạo Trời độ Thần Tiên Phật Thánh,

Đạo Trời ban chánh chánh đường đường ;

Đạo Thầy rộng mở khắp phương,

Khắp phương mở rộng một đường Lý Chơn. (14)

Rõ Chơn Lý hóa Nhơn thành Đạo,

Thành Đạo rồi quả báo đâu lo ;

Chung vui Tạo Hóa một lò,

Một lò Tạo Hóa bày phô nhản tiền. (15)

Thầy mở rộng một duyên muôn mối,

Có duyên thời biết lối biết đàng ;

Biết đàng biết lối biết phương,

Biết rồi Hồn mới tỏ tường rún nhao. (16)

Ngôi Độc Nhứt Trời giao mối Đạo,

Hiệp lại hòa Tam Giáo đồng nguyên ;

Lòng Trời vô lượng vô biên,

Hồn mau tỉnh ngộ hiệp duyên cùng Thầy. (17)

Lòng Cảm Ứng đường ngay thẳng tiếp,

Linh, Anh, Thần, chung hiệp cả ba;

Hiệp nhau một mối thờ Cha,

Hiệp chung Tánh Mạng, mới hòa Chơn Thân. (18)

Chơn Thân được vui mừng hòa hiệp,

Chốn Ngọc Kinh chơn kịp đến chầu;

Phủi cơn nắng lửa mưa dầu,

Đồng vui trước bệ chín châu một nhà. (19)

Tánh Mạng đã hiệp hòa bệ Ngọc,

Trời Cha chung săn sóc hằng ngày;

Nhứt Tâm Nhứt Đức đừng sai,

Nhứt Tâm Nhứt Đức Cao Đài ban ơn. (20)


Lời dặn bài số 12:

Hễ bịnh nhơn coi mòi chẳng chịu thanh thuốc chi nữa rồi, sự mạnh không còn kể chắc được nữa, ấy là phần xác thịt đã thấy không còn chịu đựng nữa, thì phải trông cậy về sự nhắc nhở chỗ phần Hồn. Đọc kinh này, vụ đọc cho kẻ bịnh được nghe, mà thức tỉnh lấy Tánh Mạng Thiêng Liêng của mình, chẳng luận lúc nào đều đọc được hết, chẳng cần bịnh tỉnh hay là mê, vì vụ cho Linh Hồn nhớ lấy quê xưa cảnh củ mà về đó thôi.


Kinh Cầu Hồn (13)

cho người bịnh đương lúc ngặc mình

Hơi thắt ngặt thân hình bức rức,

Anh Hồn như rung đất nghiên trời;

Linh Hồn toan dứt nợ đời,

Thần Hồn quyến luyến chưa rời phàm thân. (1)

Vì tình ái trược trần chầu chực,

Khiến Anh Hồn khốn cực khó lìa;

Điển quang thọat nối thọat chia,

Khi xa muôn dậm khi về kề bên. (2)

Lúc mê tỉnh đành quên Chơn Tánh,

Lại năng hoằng một gánh thân bằng;

Tiếng kêu tiếng gọi bân khuân,

Khó cho Hồn tách nhấm băng đường về. (3)

Lớp vật chất nặng nề thương tiếc,

Còn mẩn mê chưa quyết ra đi;

Chơn thân giục thúc kịp thì,

Phàm thân vọi kéo níu trì thảm thương. (4)

Hồn chưa rõ nguồn cơn sống chết,

Mê theo phàm chẳng biết khúc nôi;

Dè đâu cổi cái túi hôi,

Trở về tiên cảnh sống đời mới vinh. (5)

Đầu cúi lạy Ngọc Kinh chín bệ,

Giúp cho Hồn đừng trể bước đường;

Nương theo tiếng gọi Không Vương,

Nương theo Thanh Khí kịp đường hồi qui. (6)

Thông Đại Đạo chẳng chi gọi khổ,

Người sống là sống chỗ không gian;

Sớm khuya Tánh Mạng luận bàn,

Noi theo Kinh kệ nhẹ nhàn Thần linh. (7)

Sống của Đạo trường sanh bất diệt,

Sống của trần thêm thiệt hại thân;

Xác trần nên trả cho trần,

Hồn linh mau tỉnh về lần quê Tiên. (8)

Chốn quê Tiên Thiêng Liêng xum hợp,

Cổi được xong mấy lớp nợ trần;

Phàm thân hòa với Chơn Thân,

Đang căng gió bụi nhọc nhằn mấy cơn. (9)

Hồn thức tỉnh noi đường chánh giác,

Hồn mau nương bạch hạt lần về;

Về cho đến kiển đến quê,

Về cho kịp buổi chớ mê trể kỳ. (10)

Đầu cúi lạy Từ Bi Thánh Đức,

Giúp Tánh linh tuyệt dứt phàm căn;

Biết đường Tánh Mạng sớm phăng,

Biết đường Tu Tỉnh mà răn lấy mình. (11)

Luật Trời định đành rành có Một,

Tuân Luật Trời dứt nổi phàm tâm;

Bạn Trời thiệt Bạn tri âm,

Bạn Trời Thiệt Bạn dạy làm Phật Tiên. (12)

Cảnh Phật Tiên đòan viên cảm ứng,

Về đến nơi mới vững Tam Tài;

Người Trời Vốn Một không hai,

Người, Trời, Một Vốn, sống hòai muôn năm. (13)

Lời Giải:

Bài này chánh là một Thánh Giáo chỉ rõ về Tam Hồn: Thần Hồn, Anh Hồn, Linh Hồn

Đâu là sống, đâu là chết? Chết sống là sao?

Thể nào đặng sống? Thể nào là chết?

Thể nào là Thể của Người? Thể nào là Thể của vật?

Ớ Người!

Người có nghe đọc lại một lần đến đây chưa?

Nếu rằng nghe đặng một lần rồi, vậy nên tự mình hỏi lại mình rằng có đế ý cho biết “Người là chi” chăng? Mình là ai? Thiệt Mình là chi? Cái Mình Thiệt của mình là cái Mình nào? Nó bởi đâu mà có, nhờ đâu mà Sống mà Sanh?

Nếu mấy lời hỏi đây mà tự mình không chịu suy gẫm tìm kiếm hang hỏi, vậy cũng nên hỏi lại mình rằng ai ở trong mình mình mà ngăn trở bước đường tấn hóa thiên nhiên của mình; có gạn hỏi vậy rồi may ra đặng chút tỉnh mình rồi mới có tự tỉnh đặng mình, khi ấy mới có thể có lại với mình một sự sống vui đầy đủ mọi phần ấm no, trường sanh bất tử.

Tây Sư Tinh Quân

Đốc Tràng Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn


Kinh Cầu Hồn (14)

cho người bịnh vừa dứt hơi thở

Dứt hơi thở Hồn vừa khỏi xác,

Điển Anh Linh thoát khỏi cao bay;

Tùy theo không khí trở day,

Tùy theo thanh trược Thiên Đài lần theo. (1)

Thương cho kẻ còn đeo nghiệp quả,

Phải chịu đường vất vả cõi trần;

Sống không bồi bổ tinh thần,

Đến ngày mảng kiếp chịu phần gain nan. (2)

Thầy thương xót hằng ban ân huệ,

Cho Hồn Linh nghe kệ sửa lòng;

Sửa cho Tâm Tánh sạch trong,

Sửa Phàm nên Thánh thoát vòng trần duyên. (3)

Hồn nay đã tách miền phàm tục,

Điển Linh Quan sẳng chự rọi đường;

Cửa Trời ngày tháng náu nương,

Dùng gương trí huệ phước lường tội cân. (4)


Gương trí huệ trong ngần như tuyết,

Mình trông mình, mình xét lấy mình;

Cuộc đời sợi chỉ vàng xanh,

Lóng xong trọng trược khinh thanh được kề. (5)

Cảnh khinh thanh thiệt quê cảnh củ,

Trời dựng làm chỗ trụ Hồn Linh;

Sớm trưa lóng kệ nghe kinh,

Lóng xong trọng trược khinh thanh được kề. (6)

Học Tiên Thánh bồi công giúp quả,

Luyến hồng trần trả trả vay vay;

Đời đời gió cuốn mây cày,

Thát rồi thấy đó trong tay vật nào? (7)

Xác của Đất để giao Đất định,

Hồn của Trời tự tỉnh Chân Linh;

Giác mê Thầy đã chỉ rành,

Giác mê mới khỏi tội hành khổ tâm (8)

Đầu cúi lạy Cao Thâm bố đức,

Giúp Hồn Linh tỉnh giấc mộng trần;

Sớm về hội ngộ Chân Thân,

Tháng ngày bệ ngọc được gần gủi Cha. (9)

Lòng thành kỉnh thiết tha khác vọng,

Xin ơn lành biển rộng trời cao;

Chúng con lớn nhỏ khấu đầu,

Cầu cho Hồn Phách trước sau vững vàng. (10)


Kinh Cáo Phó (15)

Đốt hương dưng thấu chín từng,

Nguyền chư Tiên Phật, Thánh Thần chứng minh,

(Tên họ người mới qua đời) thoát linh,

Tách thân khỏi Có, nhẹ mình về Không.

Cầu cho Thần đến Đại-Đồng,

Rõ đàng Chơn Chánh khỏi vòng muội-mê.

Thần Hồn chớ luyến cựu quê,

Phải phân trong sạch các bề nhơn-gian.

Nguyền xin mở lượng hồng khoang,

Chỉ đường dẫn lối khỏi đàng luân-xa.

Tu-trì hôm sớm gần Cha,

Giồi Tâm sửa Tánh cho ra Chơn-Hình.

Tam Hồn trong sạch hiển linh,

Giúp Trời hành Đạo sắc đinh một lòng.

Khẩn cầu Thần Phật chí-công,

Thành tâm cáo nguyện muôn trùng thọ ân.



Kinh Cầu Hồn (16)

cho người thiệt dứt hơi thở và đã cáo phó

Trời đã định hoằng khai Đại Đạo,

Độ năm châu tôn giáo hiệp hòa;

Sống tuy khác cửa khác nhà,

Thác rồi nhìn thấy một Cha một Trời. (1)


Trời đã dạy nhiều lời tha thiết,

Sống mãn lo mình biết lấy mình;

Ngày nay mãn kiếp phù sinh,

Nhìn coi vật gọi của mình thể nao? (2)


Trời thường nói ảo bào cảnh giả,

Sống không lo cải hóa tự tân;

Lo xây nghiệp chướng nặng hoằng,

Nay nhìn thử lại hồng trần là chi? (3)


Ngày sống gởi chẳng suy nghĩ kỹ,

Lo tranh đua cho phỉ theo đời;

Ngày nay vật đổi sau dời,

Linh hồn khá tỉnh nghe lời dạy khuyên. (4)


Kiếp sống tạm nhiều phen bay nhảy,

Quên cuộc trần nước khuấy nên hồ;

Vui nhìn vách đất vôi tô,

Tưởng rằng của báu nức nô reo mừng. (5)


Kiếp sống tạm ái ân khắn khít,

Quên thân phàm túi thịt hôi tanh;

Vui xem song sắc đưa tình,

Tưởng câu thệ nguyện vững nghìn muôn năm. (6)


Kiếp sống tạm phơi dầm sương nắng,

Dốc lòng lo gầy dựng cơ đồ;

Nào hay nghiệp lớn báo to,

Nào hay lớn sức ăn no bao giờ. (7)


Kiếp sống tạm chẳng chừa lợi nhỏ,

Coi mồ hôi người đổ như không;

Tóm thâu báu biển vàng sông,

Nào hay của gởi có trông gì cầm! (8)


Kiếp sống tạm ăn nằm sang trọng,

Coi xác thân trứng mỏng chẳng bì;

Nào hay hơi thở nín đi,

Thua loài thảo mộc vô tri còn dùng. (9)


Kiếp sống tạm hưng sùng thế lực,

Càng hưng sùng càng cực thân sau;

Khá mau thức tỉnh hồi đầu,

Hồi đầu mới gặp nhịp cầu thiêng liêng. (10)


Cầu thiêng liêng tự nhiên dễ bước,

Có tiền duyên có phước có phần;

Khuyên hồn tỉnh mộng ân cần,

Khuyên đừng dùng thẳng khuyên đừng lương khương. (11)


Hồn thức tỉnh tìm đường chánh giác,

Hồn mau chừa nghiệp ác trước sau;

Hồn nghe hồn phải hồi đầu,

Hồn tin hồn đặng chực chầu Ngọc Kinh. (12)


Hồn nay ở u-minh cảnh giái,

Hồn biết rành khôn dại là chi;

Hồn khôn hồn khá qui y,

Hồn khôn hồn phải kịp kỳ mới khôn. (13)


Hồn phải nhớ chơn hồn hượt bát,

Hồn đừng cho xiêu lạc xa vời;

Hồn khôn hồn biết nghe lời,

Hồn khôn hồn gặp Cha Trời thiêng liêng. (14)


Hồn thấy rõ tiền khiên nghiệp quả,

Hồn mới hay sự giả dối đời;

Hồn khôn hồn biết sợ Trời,

Hồn khôn hồn phải nghe lời Trời khuyên. (15)


Hồn đặng thấy trần duyên ảo mộng,

Hồn mới hay sự sống là hồn;

Hồn than hồn thở hồn buồn,

Hồn phiền xác thịt điên cuồng say mê. (16)


Hồn thấy rõ hồn tê tái dạ,

Hồn giựt mình hồn lạ cho hồn;

Hồn rằng sáng láng là hồn,

Hồn sao nở để đời chôn Linh Hồn. (17)


Hồn thấy rõ việc cồn dâu bể,

Hồn có đâu còn trể chuyến đò;

Hồn khôn hồn phải rán lo,

Hồn khôn hồn phải đừng cho luân hồi. (18)


Hồn chữ dạ một Ngôi Chúa Tề,

Hồn dặng hồn đừng để mắc lừa;

Hồn đà minh thệ buổi xưa,

Hồn mau sám hối dây dưa trễ chầu. (19)


Hồn nhớ lại trước sau mấy kiếp,

Hồn cũng vì chẳng hiệp chẳng hòa;

Hồn đành rẽ rún Ngôi Cha,

Hồn mê hồn chướng hồn xa chơn hồn. (20)


Hồn thức tỉnh biết khôn mới ngộ,

Hồn nay nhờ Phổ Độ Kỳ Ba;

Hồn mau trở lại với Cha,

Hồn khôn hồn chớ ta bà thế gian. (21)


Hồn trong sạch rõ đàng Chơn Lý,

Hồn mụi mê thì quỉ níu tri;

Hồn khôn lời dạy cứ ghi,

Hồn theo Độc Nhứt Vô Vi Cha Trời. (22)


Trời mở rộng một thời ân xá,

Trời cho người hối quá tự tân;

Trời khuyên người phải ăn năn,

Trời lần muôn kiếp một lần chẳng sai. (23)


Trời mở cửa Cao Đài rước trẻ,

Trời lâm phàm đành phế Ngọc Kinh;

Trời khuyên con dại phải tìm,

Trời khuyên phải nhớ đinh ninh lời Thầy. (24)


Trời đâu bỏ cả bầy con dại,

Trời thương cho đứa cãi lời Thầy;

Trời rằng quỉ kế tiếp tay,

Trời khuyên tai họa tràn lây phải ngừa. (25)


Trời chỉ rõ đường cưa nét mực,

Trời nào cho quỉ chực dẫn người;

Trời thương cho đứa dể ngươi,

Trời thương hết lúc vui cười mới hay. (26)


Trời răn dạy hằng ngày hằng bữa,

Trời đâu quên lời hứa của Trời;

Trời rằng Đạo Thể vơi vơi,

Trời thương cho trẻ xiêu vời lạc truông. (27)


Trời thương kẻ ma duồn quỉ khảo,

Trời khen người mượn Đạo bán Trời;

Trời rằng thưởng phạt chẳng sai,

Trời cầm luật Đạo chẳng hai tay cầm. (28)


Trời đã dạy cơ thâm phải lánh,

Trời khuyên đừng ỷ mạnh qua Trời;

Trời đâu đem dạ phụ người,

Trời thương cho kẻ coi Trời rằng chơi. (29)


Trời khuyên kẻ Đạo Đời phân biện,

Trời khuyên đừng quyến luyến kế ma;

Trời rằng Đạo Một mà Ba,

Trời rằng biết Một rõ Ba hiểu Trời. (30)


Trời không chỗ không nơi không thấy,

Trời từng khuyên chớ cậy già lời;

Trời khuyên ngước mặt nhìn Trời,

Trời không nay đổi mai dời Luật Công. (31)


Trời mở Đạo Đại Đồng thế giới,

Trời khuyên cùng Tứ Đại Bộ Châu;

Trời khuyên con dại đâu đâu,

Trời khuyên đừng để đớn đau Linh Hồn. (32)


Hồn tỉnh giấc luôn còn trông đợi,

Hồn giác mê hồn tới niết bàn;

Hồn còn phiền não não phiền,

Hồn còn ý mã tâm viên tại hồn. (33)


Hồn vốn ở cội nguồn chơn chánh,

Hồn lạc hồn hồn ngảnh Lý Chơn;

Hồn mê giọng quyển tiếng đờn,

Hồn mê phép lạ hồn chôn hồn hồn. (34)


Hồn đau đớn hồn khôn đã muộn,

Hồn trách hồn phí uổng công phu;

Hồn tin theo lũ quáng mù,

Hồn tin theo lối quyến rù hư thân. (35)


Hồn tỉnh giấc ăn năn tha thiết,

Hồn mới nhìn Cha thiệt của hồn;

Hồn xem kiếp số dập dồn,

Hồn than hồn trước điên cuồng ngây ngô. (36)


Hồn ở thế mồ hồ kiêu hãnh,

Hồn mãn mê mộng ảnh ảo bào;

Hồn quên Đất rộng Trời cao,

Hồn đành đeo đuổi sang giàu phù hoa. (37)


Hồn xiêu lạc cõi ba mấy kiếp,

Hồn đã quên những nhịp Liên Đài;

Hồn ngờ hồn tưởng hồn tài,

Hồn đâu có biết hồn sai Chơn Hồn. (38)


Hồn thức tỉnh hồn xôn xao tủi,

Hồn tủi vì hồn lỗi bước đường;

Hồn trông Trời mở lòng nhơn,

Hồn nhờ hồn cậy hồn nương hồn về. (39)


Hồn tỉnh thấy cõi quê hương trước,

Hồn phiền hồn lầm chước quỉ ma;

Hồn nguyền tha thiết thiết tha,

Hồn nguyền theo Một, Một Cha Một Thầy. (40)


Hồn nay gặp Ơn Thầy tế độ,

Hồn mau về nơi chỗ Trời ban;

Hồn tìm cho trúng con đàng,

Hồn còn hy vọng chứa chan cho hồn. (41)


Hồn nhiều kiếp dập dồn tội phước,

Hồn khá mau lần lượt sửa lần;

Hồn mau noi dấu nguyên nhân,

Hồn mau lần bước bước lần Ngọc Kinh. (42)

Lời dặn cho bài số 16:

Bài kinh nầy đọc trong những lúc người bịnh đã thiệt tắt hơi cho đến khi đưa ra huyệt. Chẳng luận còn để quàn mấy ngày. Trong mấy ngày ấy đều phải đọc kinh nầy cho tỉnh Linh Hồn. Hãy coi lời dạy kỷ nời chót bài này của Đức Bạch Thắng Chơn Nhơn dạy, đặng biết mà làm cho trúng phép.


Lời dặn của Đức Bạch Thắng Chơn Nhơn:

Vưng lịnh Ngôi Chị đến cho bài kinh nầy để dành đọc cho những kẻ vừa tuyệt tức cho đến khi đủ 100 ngày. Kinh nầy đọc cho Hồn thức tỉnh, kẻo lúc sanh tiền mẫn mê theo danh lợi mà gây nhiều nghiệp chướng, dầu cho có ai dạy theo con đường phải lẽ ngay đường chơn nẻo chánh thì cũng không chịu để vào tai đem vào lòng, mặc tình cứ say đắm theo hồng trần vinh hoa phú quí, gây đủ tội ác, hại mất thiêng liêng, tiêu tan âm chất của Tổ Tông để lại mà không hay không biết, vẫn tưởng mình rằng vững vàng như núi Thái Sơn, tin rằng thân hình giả tạm nầy là vật thiệt của mình, chắc rằng sức mình đủ chống chõi với những điều chi xảy đến, chẳng chịu nhìn biết rằng ba tất hơi ấy là của Trời cho mượn, mà cũng vẫn nói rằng là của mình. Vì thế gian quá say mê về phần vật chất, quên cả Linh Hồn, đến lúc tuyệt tức rồi lại than thở tức tối khóc la van siếc sự tối tâm khờ dại mê muội buổi sanh tiền, nên phải bị luân hồi trả quả, không phương thế chi cho Linh Hồn ăn năn tự hối được cho nhẹ lổi tiền khiên.

Đã nhiều phen Chư Thần đệ sớ cầu xin ân xá cho nhiều Hồn biết tự hối như thế, nên có Lịnh Đức Chí Tôn phán dạy Chư Thần phải lo trù nghĩ phương pháp nào đặng độ dẫn các Hồn mà lập công đức. Ngôi Chị cho phép tôi đam bài nầy đến lập công, khuyên những bực tu hành có chí giúp người lúc còn sống, cũng nên giúp người lúc quá vãng, vì sự mê muội ai ai chẳng khỏi ỷ tài, đến lúc dứt hơi mới thấy Trời là chi thì ăn năn đã muộn. Vậy nên tôi có lời khuyên hãy đọc kinh nầy trong 100 ngày cho những hồn mới vừa thoát tục lánh trần xa phàm cổi xác, nghe mà tự tỉnh lấy mình, đặng làm bài sám hối cho Hồn. Mong thay!

Bạch-Thắng Chơn-Nhơn



Kinh Tam Thập Tam Thiên (20)

Thể đặng HuyềnCơ cậy Tánh Linh,

Liêng đài vững trải bước tiền trình,

Tiên phàm Trời chẳng chia đôi bực,

Nữ nữ nam nam cũng Đạo Sinh.

Trời mở Đạo dạy người thoát tục,

Trời nào cho đóng ngục nhốt người;

Trời cho người tỉnh biết Trời,

Trời cho người biết đặng người tìm phăng. (1)

Trời khuyên nhủ người tuân theo Đạo,

Trời khuyên người ráng tạo quả nhơn;

Trời khuyên công quả chớ sờn,

Trời khuyên phải nhớ Bốn Ơn chớ rời. (2)

Trời đã dạy nhớ Trời Độc Nhứt,

Trời khuyên người tuyệt dứt phàm tâm,

Trời khuyên ráng học ráng làm,

Trời khuyên người chớ tin xàm tưởng vơ. (3)


Trời thường dạy biết bờ biết bến,

Trời thường khuyên chớ mến bụi hồng;

Trời khuyên một dạ một lòng,

Trời khuyên phải sợ Chí-Công Luật Trời. (4)

Trời sẵn có ngự nơi Tâm đó,

Trời chẳng cho dứt bỏ con Trời;

Bỏ Trời là tánh phàm đời,

Bỏ Trời nên mới dể ngươi Cao-Đài. (5)

Trời xem thấy chẳng sai phân tấc,

Trời là Ngôi Độc-Nhứt nơi Tâm;

Trời khuyên người chớ tưởng lầm,

Trời khuyên người chớ vọng tâm vọng cầu. (6)

Trời cứu khắp toàn cầu thế-giái,

Trời nào cho ai cãi lịnh Trời;

Cãi Trời thì vướng lưới Trời,

Cãi Trời phải chịu đời đời trầm luân. (7)

Trời đã phú Chơn -Thần cho trẻ,

Trời nào cho chia rẽ Ta Người;

Trời ban Linh-Điển không hai,

Trời cho có Một, Một Ngai Một Thần. (8)


Trời đã phú Điển-Ân cứu trẻ,

Trời thương người bê trễ công trình;

Trời thương Trời dạy đinh ninh,

Trời khuyên sống thác cũng nhìn Chơn-Thân. (9)

Trời chẳng tạo bánh luân xa nọ,

Trời đâu làm chỗ trọ cho người;

Trời khuyên người phải giúp Trời,

Trời đâu có bảo Ta Người xa nhau. (10)

Trời thường nhắc năm châu vốn một,

Trời thường khuyên thương ruột thịt người;

Trời rằng người đó là Trời,

Trời khuyên chớ tưởng xa với cách sông. (11)

Trời đã sắm Chủ-Ông săn sóc,

Trời thường khuyên phải đọc kinh Trời;

Trời thương Trời dạy ráo lời,

Trời khuyên người chớ đành rời rạt Cha. (12)

Trời vốn một thì Ta cũng một,

Trời có đâu miệng thốt sai lời;

Trời cho xuống kiếp giúp Trời,

Trời rằng trọn thảo đời đời an vui. (13)

Trời để mắt xét đời chẳng lọt,

Trời có đâu sơ sót phân hào;

Trời tuy vọi vọi rằng cao,

Trời thường săn sóc trước sau chẳng rời. (14)

Trời ngự tại Một Ngôi trong sạch,

Trời có đâu xa cách mà lầm;

Trời khuyên Nhứt Đức Nhứt Tâm,

Trời soi chẳng khác trăng rầm đêm khuya. (15)

Trời răn chớ lòng chia phe đảng,

Trời chỉ cho chổ Sáng là Trời;

Trời nêu Đuốc Tuệ rạng ngời,

Trời nêu Đuốc Tuệ nơi nơi phải nhìn. (16)


Trời thương khắp thương sinh lạc bước,

Trời mói ban ngọn Đuốc Lý Chơn;

Trời thường chỉ vạch nẻo trơn,

Trời khuyên chớ lóng giọng đờn quỉ ma. (17)

Trời đã dạy Người Ta phải Hiệp,

Trời thường răn bỏ nghiệp đảo lừa;

Trời khuyên nghiệp quấy ráng chừa,

Trời khuyên biết sớm biết trưa biết chiều. (18)

Trời khuyên biết bao nhiêu lời ngọc,

Trời thường khuyên phải đọc phải tìm;

Trời khuyên Trời dạy tất tim,

Trời khuyên Trời dạy cổ kim một lời. (19)

Trời dạy biết Một Trời Chúa Tể,

Trời khuyên người phải kể lời khuyên;

Trời khuyên Tâm Tánh phải bền,

Trời rằng Tâm Tánh là nền Chơn Tu. (20)

Trời đã nói trí ngu phân biệt,

Trời thương người chẳng biết biện phân;

Trời khuyên Trời dạy ân cần,

Trời khuyên tưởng đến Chơn Thân của người. (21)

Trời đã dạy nhiều lời vàng đá,

Trời dứt khuyên Bản Ngả phải chừa;

Trời khuyên chớ gọi sớm trưa,

Trời khuyên chớ nuối kiếp xưa quên Trời. (22)

Trời dạy Đạo tùy thời biến diệc,

Trời chẳng cho mài miệt bụi trần;

Trời tay cầm sẵn Luật cân,

Trời khuyên chớ để ăn năn Đại Đồng. (23)


Trời khuyên nhớ Tổ Tông công đức,

Trời đã khuyên nhựt nhựt mỗi tân;

Trời răn việc quấy thì đừng,

Trời răn lưỡi mối miệng lằn chớ mê. (24)

Trời nào đếm câu thề vô dụng,

Trời sanh người Trời cũng biết người;

Trời khuyên người phải biết Trời,

Trời khuyên người phải nhớ lời Trời khuyên. (25)

Trời sắm sẵn một miền Bạch-Ngọc,

Trời dành cho người đọc kinh Trời;

Trời đâu có dạ phụ người,

Trời thương những kẻ tơi bời lăng xăng. (26)

Trời thương trẻ lựa lần than thở,

Trời một lòng che chở con Trời;

Trời thương con dạy khắp nơi,

Trời thương con dại coi Trời như không. (27)

Trời thương trẻ đứa rồng đứa rắn,

Trời thương cho lúc bẳn mực Công;

Trời thuơng Trời dạy tất lòng,

Trời thương Trời mở lượng hồng nhủ khuyên. (28)

Trời khuyên chớ đảo điên tất dạ,

Trời khuyên đừng xảo trá qua Trời;

Trời khuyên chớ cậy già lời,

Trời khuyên Trời chỉ phải nơi mà về. (29)

Trời trông trẻ ngày kề Bạch-Ngọc,

Trời mới ban Hồng phúc Tam-Kỳ;

Trời khuyên chớ lộn thau chì,

Trời khuyên nhìn chỗ Trời qui mà về. (30)

Trời đã nói Tiểu Nhi Tạo Hóa,

Trời nào cho đạo tả môn bàn;

Trời thương Trời dạy Trời than,

Trời thương càng lắm người càng ngổ ngan. (31)

Trời nay chỉ rõ đàng cội gốc,

Trời khuyên người Thận Độc Chơn Thân;

Trời ban mỗi trẻ đủ Thần,

Trời cho biết cội biết căn mà nhìn. (32)

Trời đã chỉ Ngọc-Kinh là Đó,

Trời thường khuyên biết Có biết Không;

Trời khuyên sống thác Một lòng,

Trời khuyên phải nhớ Chí Công là Trời. (33)

Lời dặn cho bài số 20:

Đọc ba lần. Mỗi vế phải mỗi lạy, hoặc chia ra hai ban Nam Nữ luân phiên mà lạy, hay là hiệp một ban mà lạy cũng được, tùy theo sự tín ngưởng mà thôi.

Bài số 20 này, gọi là bài Tam Thập Tam Thiên, được thông dụng trong cả các lễ, dầu cho Cầu An, Cầu Bịnh, hoặc trong các giờ rảnh, lúc tang sự từ đầu đến chót, đến mảng tan, lúc nào khuya sớm đều được phép dùng nó mà đọc, ví chẳng khác như Kinh Di Đà của phái Phật vậy. Song Kinh Tam Thập Tam Thiên này có chỗ khác hơn Kinh Di Đà, là nếu dùng đến kinh này, thì phải dùng cho nhầm giờ, cho trúng giờ mới được, bằng sái giờ thì việc dùng của nó vô hiệu quả.



Kinh Cầu Hồn

Ngôi Thần Vững

Bạch phân Lý chánh gắng công tìm,

Thắng đặng phàm tâm thấu Bạch Âm,

Chơn Lý phăng cầm noi Mối Một,

Nhơn nhơn, tự tĩnh giấc muôn năm


Ngôi Thần vững gồm thâu trăm mối,

Vững ngôi thần mổi mổi đều thông;

Định Thần thấu rõ ngôi trong,

Thần yên mới đặng Lục Thông vẹn tròn.

Ngôi Thần vững hình non thể nước,

Vững yên dường non nước lặng trang;

Tâm Thần định tỉnh hoàn toàn,

Hào ly xao dợn Linh Quang đâu còn.

Nguồn Chơn Lý là nguồn Chơn Thể,

Thể người đây vốn Thể cuả Trời;

Người, Trời một Thể, một Ngôi

Người tua thể lấy Tánh Trời đừng phai.

Trời ban Tánh Ngôi Hai Lý Một,

Trời ẩn trong Lý Một nơi người;

Ngôi Hai Lý Một là Trời,

Ngôi Hai Lý Một, Một Trời ẩn trong.

Tâm biết Một, sáu thông mới vững,

Đèn Lý Chơn cảm ứng nào sai;

Tánh Tâm thanh tịnh Lý bày,

Tánh Tâm định tỉnh Ngôi Hai mới tròn.

Tâm Tánh hiệp, vào khuôn Chơn Thể,

Mới rõ người là Thể của Trời;

Tánh người sáng suốt muôn đời,

Tánh người có một từ Trời có ra.


Nguồn Chơn Lý đâu pha lý trí,

Nguồn Lý Chơn muôn kỹ chẳng mòn;

Lý Sanh vạn vật thể non,

Mà khuôn Chơn Lý vuông tròn, Có, Không.

Tầm Lý Một ở trong Ngôi Chủ,

Lý ở trong bao phủ trong ngoài;

Tầm cho trúng lý Ngôi Hai,

Lý trong tầm mãi đường ngay mới tường.

Đường Chơn Lý là đường chung hiệp,

Hiệp nơi người mới hiệp với Ta;

Tánh Tâm hòa hiệp một nhà,

Hiệp xong mới hiệp Người Ta, Ta Người.

Người hiệp Một với Ta một mối,

Ta hiệp Người mới gọi Người Ta;

Ta Người hiêpđặng mới hòa,

Ta Người hiệp Một nào Ba với Trời.

Ngôi Chúa Tể chẳng rời muôn vật,

Vật ở trong mới thật của Người;

Vật trong đồng một thể Người,

Vật trong thiệt vật trong Người sanh ra.

Vật ở Người với Ta không khác, ,

Vật ở ngòai đâu khác với Người;

Vật trong thấu vật mới hay,

Vật trong thấu đặng không ngòai Tâm ta.

Vật ở Người với Ta đồng Một,

Vật ở ngòai chung Một với lòai;

Vật trong chung Một nào hai,

Vật trong chung Một, vật ngòai Lý Sanh.

Người chia vật không minh vật-lý,

Vật ở ngòai đồng Lý, Lý Sinh;

Vật trong thấu Lý mới minh,

Vật trong thấu đặng Lý Sinh mới tròn.


Lời dặn:

Vì có Lịnh dạy phải dùng bài trên đây đặng đọc trong lúc người bịnh ngặc nghèo hấp hối và dùng đọc trước linh cữu trong lúc còn tại gia, nên chúng tôi xin ấn hành ra cho chư đạo hửu dùng. Trong lúc đọc, như người bịnh còn hơi thở chưa tuyệt tức, thì để nguyên bài mà đọc, không sửa dổi lại chữ. Nếu người bịnh đã dứt hôi thở rồi, và lúc linh cữu còn tại đường, thì hai chữ Nhơn Nhơn trên bài xưng Thánh danh phải đọc lại là Linh Hồn.