Đại Đạo


Đại Đạo là Mối Đầu của Đạo,


nào phải là Cái Đạo Lớn, vì lớn, nhỏ là tại người đó thôi, trong chỗ Thông, Hiểu.

Xét coi Luân Hồi của Đại Đạo (Universal Evolution) có hay không ; thì trước xét coi Đại Đạo do nơi đâu mà phát sanh ? Phát sanh hồi nào ? Sao phải tìm ra làm chi?

Đạo về thời kỳ nầy, Thầy nêu trước mắt:

Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản

Chơn Lý Tầm Nguyên Đại Đạo


Rõ ràng, chỗ nầy đã chỉ dạy cho biết, có Chơn Lý mới Tầm Nguyên Đai Đạo, là cái Mối Đầu của sự Sanh Hóa, mới đặng, nên muốn xét hiểu, phải phăng tìm cái Chơn Nguyên của nó, thì đâu có sai.

Cái Biết về Đạo là cái Biết không bờ bến, không ranh hạng; nên cái Biết ấy về phần cái Biết của Con Người, chớ đâu phải về cái Biết sau khi Con Người có xác thân nầy. Cái xác thân nầy là chổ Linh Hồn mượn đặng gá kiếp trần. Cái thân nầy là cái thân chót của cacác kiếp tiền thân, bởi Chơn Nguơn chưa trọn nên phải xuống đây vậy.


Linh Hồn, Chơn Nguơn bao giờ cũng Thiêng Liêng hượt bát, mà sự gì lại chẳng biết, ngặt tại Cái Người nầy (ego self) cứ theo cảng ngăn che lấp nó hoài.

Linh Hồn của Người vốn là của Trời ban phú.

Trời Biết, tức là Người Biết.

Đạo hóa sanh Trời Đất; vậy sự tìm Biết cái Mối Đầu của Đại Đạo là do Con Người sẵn trong mình có Lương Tri (True Intuition) chớ đâu lấy cái giống biết của đầu óc nầy mà làm gi?

Tiếng Người đây là Người của Trời vậy:

Người Trời Một Thể Một Ngôi”


Vậy muốn biết Căn Nguyên của Đại Đạo, phải tìm biết Cái Gốc của Người.

Đức Phù Hựu có nói:

Người sanh bởi Trời; Trời không Người thì Trời nào có”. Vậy Đạo Hóa Sanh Trời Đất; mà Mối Đầu của Đạo ở đâu?


Thấy có nói:

“Hai chữ Vi mối Đạo Thầy,

Bốn mùa thay đổi cứ vần xây,

Chim bay cá lội hoa đua nở,

Ai thấy thợ nào có để tay.”


Đạo Thầy, Đạo Trời là Đạo Vô Cùng sự Sống.

Điển Vô Vi sanh Nguồn Nguơn Khí.

Nguồn Nguơn Khí hóa thành Đạo.


Thánh Huấn:

Sẵn Lương Tri làm Căn làm Cội,

Bỏ Lương Tri học hỏi đâu xa;

Lương Tri vốn thiệt Thầy Nhà,

Lương Tri báu lạ của Cha sẵn truyển.

Cạn lời Thầy đô hữu duyên,

Chuyển Mê Khải Ngộ kẻo phiền lòng Cha.


Thánh Giáo của Đức Chưởng Giáo Sư Phụ Đại Thiên Tôn:


"Hảy suy xét nhửng lời của Bổn Sư đã phân giải đặng tìm lại món Thuốc Vệ Sanh của Thầy đã ban cho các con, đặng lóng giả thành Thiệt, phòng có về với Thầy; đặng vậy thì Bổn Sư chẳng nài khó nhọc mà vẫn theo dìu dẩn các con.

Các con thường niệm câu: “Chưởng Giáo Sư Phụ”; Bổn Sư cũng rất khen các con không đành quên Bổn Sư, song Bổn Sư cũng rất thương các con, con hiểu viểng vong đâu đâu; không tự đem sự hiểu biết của mình cho Sâu Nguồn.

Các con có biết đâu “Chưởng Giáo Sư Phụ” là thay thế Thầy, làm thầy mà là làm Thầy cho mình chớ chẳng phải làm Thầy cho ai đặng.

Thầy nơi mình các con, vốn là Lương Tri của Thầy đã phú giao cho các con. Các con phải Nhìn Nhận Thầy nơi đây cho hoàn toàn trước đã; thì Bổn Sư mới chắc dìu dẩn các con đặng vậy.

Các con hảy nhớ, Nhớ lấy, Nhớ cho Sâu Nguồn, thì các con sẻ đặng Thầy ban ơn cho!”


Ngọc Hư Cung Chưởng Giáo Sư Tôn


Thánh Giáo:


Thầy mở lớp học đường sơ giảng,

Giảng cho con một đoạn Ðạo Trời;

Ðạo Trời có Một không hai,

Ðạo là Sự Sống cứu người thế gian.

Ðạo không đợi cãi đợi bàn,

Ðạo lo giãi cứu cái màng Người Ta. (141)


Trời có Một thì Ta có Một,

Có Ta rồi nên cột có Người;

Người nên, Ta được thảnh thơi,

Ta Người chung hiệp Một Trời nào ba,

Ta Người nếu rẻ nhau ra,

Ta Người chia rẻ quỉ ma chen vào. (142)


Bỏ "Cái Ta" thì nào có quỉ,

Còn "Cái Người" củng bị cái ma;

Quỉ ma cũng tại Người Ta,

Ta Người chung Một, quỉ ma tàn-hình.

Ðừng rằng: Ta trọng Người khinh,

Khinh thanh, trọng trược, tại mình rẻ chia. (143)


Thầy sơ giảng một tia Chơn Lý,

Con đêm ngày suy kỹ nghiệm cang;

Phân minh tà chánh rõ ràng,

Nghiêm tường mới hết nghi nan Ðạo Ðài.

Cao Ðài có một không hai,

Ðaì cao nêu vọi nhắm sai nghi lầm. (144)