Đức Tin Nguyên Vẹn

Đức Tin Nguyên Vẹn

La Vraie Foi


Giảng Đàng Chơn Lý của Đức Chí Tôn

Đức Tây Sư Tinh Quân

1955


Nguồn Chơn Lý là Nguồn Sống Thiệt


Nguồn Chơn Lý là Nguồn Chơn Thể,

Thể Người đây vốn Thể của Trời.



Đức Tin Nguyên Vẹn – La Vraie Foi

Thật có Đức Tin Nguyên vẹn mạnh mẽ trong sạch trong trắng trong sáng vững chắc nơi lòng là phải biết nơi mình “Sẳn Có” một cái sức mạnh vô hình thiêng liêng phi thường, vững trải tự thể nó rước nổi cái Điển của Trời làm thêm sức sáng sống tinh thần cho Người, nên bổn phận Người Tu Chơn theo Đạo Một của Thầy là phải đem mình đến tận cái mục đích Trời định cho Người là đến tận cái Thể chí thiện chí mymỹ mới có thể giúp công hóa hóa sanh sanh cho Trời là hóa sanh vạn vật làm cho ra một cái thế giái chơn nhơn vô hình nữa đó vậy.

Đức Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn có phân tường:

“Trời, Đất, Người, trong lòng vẫn chứa một Sự Thường mà thôi. 1 Thường ấy nghĩa là không thay đổi, không được không có, không được không không, không đủ, không thiếu, không dứt, không ngớt, không ngừng, không nghĩ, không mau, không chậm; Thường Thường hoài mà cũng Bình Thường hoài, muôn ngàn triệu ức kiếp như Một.

Đã gìn giữ Sự Thường ấy được, giữ trọn vẹn như vậy, mà còn phải có Đức Tin chắc thiệt không sai. Làm sự Thường, giữ sự Thường, làm sự Thiệt, giữ sự Thiệt, làm và giữ hoài cho Thường và cho Thiệt cho trọn sự Tin, ấy là Vật của trong lòng Trời Đất và Người chứa sẵn đó. Được Thường được Thiệt được Tin, ấy bởi nơi Lý rất chắc rất vững, có Một không Hai, lý ấy là Chơn Lý vậy. Biết được Lý rất chắc rất vững, Làm và Giữ cho Thường cho Thiệt cho Tin, là Đạo của Trời, Đất và Người vậy. Trong sự Biết và sự Làm cho được Thường được Thiệt được Tin, ấy là do nơi Sự Sống, trong Sự Sống ấy cũng do nơi Hơi được Thường, được Thiệt được Tin, Hơi ấy tức là Ngươn Khí hay là Sanh Khí vậy. Ngươn Khí ấy có Thường, có Thiệt, có Tin thì mới có Sống, nên gọi Đạo là Sự Sống.

Đạo, Chơn Lý, Ngươn Khí, mà phải cho Sống, nên gọi Một mà Ba, Ba mà Một vậy.

Một ấy là Chi? Là Sự Sống vậy.

Thử xét coi ba Vật kia có Vật nào dám bỏ, dám rời sự Sống hay không? Sự Sống ấy Ba Vật đồng hưởng chung với nhau, hay là mỗi Vật tự mình hưởng riêng lấy của mình? Mà có Vật nào tự mình có riêng và giữ riêng lấy cho mình hay không? Hay là phải nhờ nhau mới có? Nhờ nhau mới Sống? »

Đức Phù Hựu Lử Thánh Đế Quân

Có cái Đức Tin nguyên vẹn nơi Trời Trong trong Người là phải không xa không rời Trời Trong mới được, nghĩa là Người phải là « Trời », mà « Đó » là Trời Trong trong Người, tức là Tạo Hóa Công nơi dạ.

Kinh có câu :

Tuy rằng Người ở trong Trời,

Lời Trời đã dạy chớ rời Trời Trong.

Nên phải thiệt hành bổn phận Người Tu theo cái mục đích của Trời Định cho Người, cho ra Người thiệt thiệt Người theo cái chí hướng của Cha Trời thiêng liêng, mới có thể sống vui với Đạo đời đời bất diệt đời đời bất tiêu.

Đức Sư Phụ vừa nhắc vừa khuyên :

« Ngày nay các con cái của Thầy phải mạnh bước trên con đường Tu. Có học Đạo mới biết sự Tu không dể. Đạo Thầy dạy đến ngày nay mà các con chưa nên cái Đạo học, cái Đạo hành nơi mình các con thì làm sao kịp đem Bổn Thân chầu Đức Ngọc Đế ? »

Có học hỏi nơi mình, do theo Thánh Giáo, học cho mình, hỏi lấy mình, -- trong mình không có sự sống hay sao, mà Đạo là sự Sống ; -- mới có thể biết chắc chắng rằng cái thân xác nầy, cái hình hài vật chất đây là vật của Trời sấm cho con Trời xuống thế dụng nó làm thể hữu hình đặng tỏ bày Bổn Thể thiên nhiên của Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm rất chí thiện chí mĩ.

Cái thân xác nầy nó luôn luôn biến chuyển một thể tự nhiên thì nó mới sống theo Đại Đạo, là từ sơ sanh trong bụng mẹ đến sanh ra có hình thể tại thế gian, từ bé đến lớn chí già rồi rụi ; cái rụi, cái chết của nó theo Đại Đạo là thay hình đổi dạng hình chất ra thể chất mà thôi rồi cũng biến chuyển mãi, có như thế thì nó mới thiệt là vật sanh hóa của Trời. Rõ vậy thì nó đây là Vật Lý theo Người Tu Chơn biết, nào cò phải là vật chất nữa, nên nó có chết có mất thì « Người » là chủ của nó nào có chết mất theo đâu mà thế gian từ bao giờ đến bao giờ rất lầm to về chỗ này !!!

Vật nào của Trời sanh Trời sấm cho Người nó đều có cái Lý của nó hết.

Lý của nó là chi ở trong mình của mình ?

Lý của nó là cái Mối Đầu của nó, lại trăm Mối Thần làm sự sống vô hình cho Người đều do nơi Mối Một là Mối Vô Vi Điển nơi Trung Tâm mà là Trung Tâm Điểm của Con Người.

Mối Đạo Thầy là Mối Vô Vi.

Thánh Kinh :

Hai chữ Vô Vi Mối Đạo Thầy,

Bốn mùa thay đổi cứ vần xây,

Chim bay cá lội hoa đua nở,

Ai thấy thợ nào có để tay.

« Vô Vi » là « Vô sở bất vi » : Có làm mà chẳng thấy làm, chẳng thấy làm mà có làm ; chẳng thấy có mà thiệt có, mới thiệt là sự sống thiên nhiên như bốn mùa vần xây, vạn vật sanh yên.

Nay nhờ sự học Đạo và tùy theo bực Đạo học Đạo hành của mình với sự Tu Tỉnh mình mà Người nầy đặng biết cái thân vật chất đây nó là vật lý của Trời, thì tự nhiên, nó sống theo Lý Đạo nơi lòng, Người mới chẳng còn lo sợ về chỗ mất còn sanh tử tử sanh, mới rõ câu :

Thiên sanh hữu mạng,

Thiên mạng vi tôn.

Thì Người đây phải do theo lòng Trời mà sống vì sự sự vật vật thuộc về tinh thần ở trong châu thân Người đều sống theo Lý Tự Nhiên của nó không điều trở ngại nên Tâm Người được thanh tịnh, Người mới có thể an phận thủ thường bất kỳ trong hoàn cảnh nào tùy thì biến diệc.

Đức Sư Phụ có nói về cái thân xác :

« Sanh, Lão, Bịnh, Tử là an là thuận với Chơn Lý. Hể an thuận với Chơn Lý thì được hoàn toàn với Lý với Đạo mà hiệp nhứt với Vô Vi mà về với Thầy chớ nào có chi gọi Khổ đâu mà phải lo diệt »

Hỏi : Các Mối Thần nầy lạc mối chơn của nó là tại sao ?

Đáp : Là khi Người thế gian thâu các mối thần nầy lại cho mình riêng làm sự sáng biết riêng cho mình cho mình mà cũng không hay vậy là vậy, chỉ cho vậy là mình biết nhờ đầu óc mà thôi, thì, tự nhiên, nó phải lạc « Mối Chơn » của nó, Người mới ra Người tư riêng, sống riêng, tưởng riêng, biết riêng theo Cái Người tên tuổi phàm đời, đâu đâu cũng vậy, xứ nào người nấy, người nào xứ nấy, Cái Người cũng hiểu biết như thế mới không thoát vòng khôn dại thị phi. 2

Một khi đã lạc Mối Chơn rồi thì nó thâu rút chất vật vô hình của Trời Đất hữu hình đồng thể và đồng chất với nó làm thêm sức sáng sống riêng cho nó tức là cho Cái Người phần xác, nên Cái Người nầy mới lạc Tổ xiêu Tông chẳng còn biết căn cội thiêng liêng của mình ở đâu mà tìm mới đành sống theo hoài với cái vật hữu hình mà vướng vào vòng sanh tử tử sanh theo vòng Lý Trì sa mê ích kỷ tự kiêu. Lý trí chính nó là cái sáng biết của thời gian, tức là cái Điển lực của Hậu Thiên hữu hình. Đầu óc là một cái cơ sở dùng cho Hơi Điển chảy qua mà thôi, có Hơi thì có sáng, có sáng thì có biết nên người thế gian gọi nó là cái trí óc, cái lý trí : cái trí khôn riêng của mình.

Đầu óc mà trí tri nổi gì !

Nguồn Chơn Lý đâu pha lý trí,

Nguồn Lý Chơn muôn kỷ chẳng mòn.


Tiện đây tôi xin đem ra một đoạn Thánh Giáo của Đức Phù Hựu Lữ Thánh Đế Quan, Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn dạy về :

« Cách Vật Trí Tri »

Cho rõ chỗ sai lầm của nhửng ai trong Đời kình nhau mà dồi mài Lý Trí ; còn về hạng Người Tu Người học Đạo mà chưa thông về khoa nầy thì sự Tu của mình là Tu nổi gi ? Cái Đạo mình học là cái Đạo gì ? Đạo ấy có cứu sống đặng Người mình chăng ?

Thánh Giáo

« Bởi các trò thường dùng Cái Trí của Cái Người đặng Cách Cái Lý của Vật mà gọi rằng Cách-Vật Trí-Tri, làm thể ấy chính là dùng Lý Trí của Cái Người đặng Cách Sự Lý Vật Chất của Cái Vật, chớ nào phải là chụi Trí Lương Tri của Con Người đã sẳn có, đặng Cách cho đúng tột Tinh Thần Sự Lý của Vạn Vật Võ Trụ đâu? Nếu dùng theo Lý Trí của các trò đặng Cách Vật, thì Ta thấy các trò xét biết Lúa là một vật để nuôi sống cho Người, nếu Người muốn sống thì phải xay Lúa cho ra Gạo, phải chà phải giả Gạo ấy cho trắng, phải nấu cho chín thành Cơm mà ăn mới sống. Hoặc cũng có trò lại khảo cứu các tánh chất trong hột Lúa có những chi, đặng chế biến Gạo ấy cho thành Bột có thể dùng trong những món ăn khéo léo khác mà gọi là nuôi sự sống cho Người. Các trò làm như vậy gọi là Cách Vật, làm như vậy gọi là Trí Tri. Xét coi cái khoa học của trò Cách Trí như vậy, tìm tánh chất của các Vật thể ấy, nếu đem ra đặng biến hóa càng nhiều càng tinh xảo chừng nào, thì Ta thấy càng chế thêm ra nhiều thứ thuốc độc để hại sanh mạng của Người cho mau tiêu diệt thì có, chớ nào có ích lợi chi cho Sự Sống của Người đâu, mà sao Ta coi các trò lại ưa chuộng những khoa học hóa học ấy hoài?

Phải biết : Khoa Học Hóa Học là khoa vụ tìm cho ra sự Sanh Sanh Hóa Hóa của Võ Trụ, vụ giúp sự Trường Sanh cho Chơn Thân Chơn Thể Con Người kìa chớ! Muốn tìm cho ra khoa Hóa Học Trường Sanh, thi phải dùng khoa Cách Trí của Ta đã chỉ, là phải Trí Lương Tri đặng Cách Sự Vật cho Tinh Thần mà thôi. Muốn theo khoa Cách Trí Tinh Thần thì phải nhớ rằng:

Vạn Vật Võ Trụ với Người đây vốn đồng Một Sự Sống như nhau, vì đều bởi Một mà ra, bởi Một mà nên. Nếu ai không biết đến Một nầy, thì ắt phải tiêu diệt.

Đã là Một rồi, song Một ấy lại hóa ra Hai. Hai nầy là Hồn và Xác, tuy gọi Hai song vốn có Một. Vậy nên Vạn Vật Võ Trụ với Người không lạ chi, vẫn là Một, vì thảy đều có Hồn và Xác như nhau, và cũng đều do nơi Một kia mà có vậy, dầu cho cầm thú, cỏ cây cũng đều có Hồn và Xác như Người, song Người là một Vật Quí hơn các Vật trong Vạn Vật, vì Người trọn đủ phần Hồn hơn.

Hồn của Người như là như là Ngọc của Lúa vậy. Lúa kia còn phải có Ngọc mới được Sống thay, huống chi Người nầy lại không có nó sao? Vậy nên Con Người phải dùng Ngọc của Lúa đặng nuôi Sự Sống cho Ngọc của Người. Mà Ngọc của Người là chi? Ấy là phần Hồn đó. Sao chẳng nhớ rằng:

« Hồn con là Ngọc của Thầy ».

Gạo là gạo chớ nào phải là Ngọc. Gạo nuôi được Sự Sống cho Cái Người, chớ nào nuôi được Sự Sống cho Con Người bao giờ. Gạo tuy rằng nuôi Sự Sống cho Cái Người, mà có khi Cái Người còn phải bịnh phải chết vì gạo nữa! Gạo đã chẳng phải là vật nuôi cho trọn sống Cái Người, thì nào nó có làm chi cho sống Con Người được đâu? Vì vậy nên Ta đã nói rằng: « Con Người chẳng hề ăn cơm gạo » là vậy đó.

Vậy thì Con Người ăn những chi mà Sống?

Ta đã nói Giống Lúa biết tuân theo Đạo, nên chịu mở Hư Tâm ra hứng lấy Tiên Thiên Vô Hình vào mình đặng làm Ngọc cho nó, vậy thì đủ rõ biết rằng Tiên Thiên Vô Hình ấy là Chơn Lý của Đạo, một khi Lý ấy đã đựng vào Tâm của Lúa rồi, thì nó thành ra Hậu Thiên Hữu Hình; nó đã thành hình rồi, thì Đạo ấy Lý ấy kêu là Ngọc, vậy thì Con Người phải dùng Ngọc ấy mà nuôi sống, vì Ngọc ấy mới chánh là Đạo Lý của Vũ Trụ đựng vào trong thân của Lúa, chớ Gạo kia nuôi cho khắp cả mọi vật đều được, nào phải để riêng nuôi cho Cái Người của Con Người mà thôi đâu! Ngọc kia mới nuôi cho Con Người được. »

Người Học Đạo phải thể lấy lời nầy mà làm cho mình đặng Sống thêm lên.

Đứng sái chỗ lạc đường, lộn mình mới lộn Điển trong mình mình nên sự hiểu biết tư riêng nầy không thật là « Biết » vì không bởi nơi lòng chơn thật mà ra, nên lắm điều quỉ quyệt bởi sự sống chia rẻ của vật.

Sống làm một với Trời Trong mà thành mà nên Con Người Trời muốn có, « Người Giống » của Trời ở thế hạ, thì sự Thông, Hiểu, Biết về Đạo, nào phải là về Người phần xác thân nầy biết, nhưng Người đây phải là Người Đạo Lý mới đặng, nên sự Thông, Hiểu, Biết về Đạo là của phần Linh Hồn là Chơn Lý của Đạo, nào cần học hỏi đâu xa :

Tự Tâm tự Tánh mà ! 3

Nên « Vô Vi » là sự Thông, Hiểu, Biết thuộc về Tiên Thiên vô hình là Chơn Lý của Đạo, có sự Thông, Hiểu, Biết của Hậu Thiên vô hình làm nền tảng – Thân Đạo Lý 4 – mà đặng sự Thông, Hiểu, Biết của Tiên Thiên hiệp một mới trọn đủ sự Thông, Hiểu, Biết của Con Người có xác thân tại thế.

Đứng trúng chỗ nhầm hướng theo một con đường ngay của lòng thì Biết :

Muôn sự chi chi cũng bởi Trời, mà Trời đây tức là Tất Hơi Sanh Hóa. Hơi nầy là Hơi Điển trong Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh của Trời mà thôi. Có câu :

Nếu con sai lạc Tất Hơi,

Luân hồi quả báo chạy Trời đặng sao ?

Nên Người phẩm giá thiêng liêng phải dồi trau Tâm Tánh, mà Tâm Tánh vốn là Hư Không, nên cần phải ung đúc tinh thần cho càng ngày càng phát triển, chánh đại quang minh, mới có thể giử gìn Điển Tuyến trong sạch trong trống trong sáng, được Thường, được Thiệt, được Tinh không chút dợn xao hay bi gián đoạn hoặc bị cắt đứt mà phải lụy mình hại đời. Ung đúc tinh thần nhờ có phép Định Tâm, Định Thần, Định Huệ pháp trong Tánh mình.

Về « Luật Thiên Điển », vật sống nào cũng đều có chứa sẳn nó hết. Nhưng vật Sống có sự Biết là « Người », --- Người cũng là một vật, Đạo cũng là một vật, --- Người có « Biết » thì phải có « Thông » mới được là xuôi theo cơ vận chuyển của Đạo như bốn mùa vần xây mới còn hoài, nghĩa là phài sống theo một nhịp với Trời, một chiều với Đạo vì cái mình thiệt của Người là cái Mình Điển nó cũng phải mới lấy nó hoài mới nên : nó mới một Thể Vô Vi. 5

Kinh có câu :

Con ôi ! Đạo chuyển lại xây,

Chuyển xây theo Đạo có ngày nên duyên.

Thánh Kinh mỗi mỗi có chỉ rõ đặng cho Người có thể sửa chửa các Mối Thần Hạ Thiên hữu hình cho nó qui huớng trúng đường trở lại Cội Nguồn Chơn Lý của nó.

Người Chơn Lý phải học Đạo, Định Tâm là mới được như vậy đó.

Đạo là sự Sống sáng tinh thần, học Đạo phải do khoa Cách Trí tinh thần. Biết đem sự Sống của Đạo làm thêm sự Sống cho mình mới rằng là Biết Đạo.

Kinh có câu:

Tua ung đúc tinh thần phát triển,

Khá giử gìn Điển Tuyến quang minh;

Mấy từng đồ sộ cao xanh.

Đương liền như lưới với Mình mình đây.

Nay Người đặng tròn tỉnh ngộ thì mới thiệt biết Sự Sống hữu hình vô hình trong Tạo Hóa đều do Nguồn Điển Âm và Dương của Trời vì Trời là Gốc của hai luồn Điển Âm và Dương đó tức là Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh mà sống mà sanh theo Đại Đạo.

Nhờ Chơn Lý mới có thể Tầm Nguyên đặng cái Nguyên Lý của Sự Sống mà sống theo cho ra Người của Trời muốn có “Người Giống” của Trời ở thế hạ.

Kinh có câu:

Vật Trong thấu Lý mới minh,

Vật Trong thấu đặng Lý Sinh mới tròn.

Vật Trong đây là cái Khối Đức Tin Nguyên Vẹn nhờ đó mới thiệt biết cái mục đích của cái đời sống của Người là phải đến đặng gặp đặng Người Nguyên Nhân vô thĩ, tức là Thầy cho biết “Người” mà về với “Người”.

Thánh Kinh có đoạn:

Nguơn Nguơn Hóa Hóa Sanh Sanh,

Bổn Lai sẵn có Nguơn Tinh Khí Thần,

Gọi là Tam Bữu chi thân,

Người tua trân trọng muôn phần chớ lơi.

Vậy, gạn hỏi lại : Đức Tin là vật gì trong sự sống của Người ?

Ấy là khối Nguơn Tinh Khí Thần, Bổn Lai của nó sẵn có nơi mình lúc đầu tiên trước nhứt trong cõi vô hình, nếu không có nó nơi mình thì Người nhờ chi mà biết trở lại Căn Cội thiêng liêng của Người là Quê Xưa Cảnh Củ 6 nên Bổn Lai nầy cũng là cái Chí Hướng của Cha Trời đó vậy.

Đức Sư Phụ có nói :

« Cái Chí Hướng của Cha Trời của các con là muốn sao cho các con phải theo một đường ngay cho đúng Đạo Lý mà trở về hiệp nhứt với Người mà Hóa Sanh vạn vật làm thêm một cái thế giái chơn nhơn vô hình nữa nửa đó vậy ».

Cái thân xác nầy, rõ vậy, thì nó là cái thân chót của các kiếp tiền thân của Con Người xuống thế thì trong nó có nhiều thể chất khí chất vô hình lúc trải qua Tứ Đại không gian mượn chất vật vô hình làm thể chất cho nó.

Vì vậy, khi Người hữu duyên với Đạo có đặng cái thân xác nầy là cái thân chót của Con Người xuống thế, là có đặng cái vật tốt lành của Đạo mới có thể trải bước trên con đường tấn hóa thiên nhiên, nên trong khi nó còn với mình, --- Một phân bóng ác vàng cầm mấy mươi, --- thì tự nhiên mình phải lập lại đặng cho mình cái Thể Trường Sanh của Đạo, thì Người mình là cái Thể Trường Sanh đó, một cái Thể rất điềm tỉnh yên lặng mạnh mẻ trong sạch trong trắng trong sáng vững trải nhờ có Ngôi Thần ẩn trong nó.

Người tỉnh ngộ là Người thể nào ?

Người tỉnh ngộ là Người đả gặp lại Mình thiệt thiệt Mình của mình bởi Trời mà có nhờ Đạo mà nên thì Người đây đã có trọn nơi mình phần thiêng liêng vô hình mà ra Người trọn đủ Chơn Nguơn.

Cái Thông, Hiểu, Biết phân tõ ra đây về Đạo là sự Sống của Người đang sống sanh sanh sáng tức là Sống Thiệt, nó là cái Tri Giác vận động cho phần Thiên Lý nơi Lương Tâm. 7

Thánh Giáo của Đức Sư Phụ trong Dàn Lể Rước Xuân có nói :

« Ba cái Thông, Hiểu, Biết nầy nó ở nơi Tâm của các con. Chính nó là một thứ Hơi, mà là Hơi Điển vậy. Hơi Điển nầy thông truyền cùng khấp Ngũ Giác Thân nó làm cho bộ phận ấy cũng đặng thông truyền. Như vậy cái Tâm của các con đó là chỗ chứa đựng các Mối Điển ấy.

Cái thứ Hơi thông truyền sáng suốt ấy nó mới gọi đặng là Cái Bàn Điển hay Chơn Tâm »

Bởi Người thế gian không thấu nổi cái Lý nầy, nên một khi có cái xác thân vật chất đây thì tưởng nó là mình, hữu hình hữu ngã, nên sống theo nó mà ra sống với sự sống chia rẻ của vật làm cho thân mình phải mất Điển lực tự nhiên của nó đi, nên mất luôn phẩm giá thiêng liêng của Người mới gọi mình là Người thế gian cha sanh mẹ đẻ thuộc về xứ nầy nước nọ, lại khác da khác giống nên lạc Tổ xiêu Tông nào có hay có biết.

Thánh Kinh có câu :

Đạo Lý rành Chơn Lý mới mong,

Lý Chơn Tâm Tánh dồi xong,

Thiệt Hành một Lý vượt vòng phàm phu.

Người Đạo Lý nầy phải biết mình không còn là mình riêng nữa vì mình đã Một với Mình thiệt thiệt Mình là cái Chơn Thân, lại còn biết Chơn Thân nầy chí đến đến những vật thuộc về tinh thần của nó là của sự sống, đều sống theo Lý Tự Nhiên của nó , là sống theo cái Mối Đầu của nó Nguơn Thần hay Linh Căn của nó, mới chính thật là cái Công Dụng vô hình cho, nên cái xác thân này có phần Ngoại Dụng và phàn Nội Dụng thì nó mới gọi đặng là cái Thể của Đạo, vì có Hồn của Đạo ẩn trong.

Người mảng quên phần Công Dụng vô hình 8 của nó mới có làm sai lạc cái Lý chơn của nó thì Người mới ra Người tư riêng, ý riêng, tình riêng, trí riêng (lý trí đó) nên mất cái Bổn Nguyên Chơn Thể của Trời ban mà ra mê mụi tối tâm về Con Đường Phải, về việc Phải phải làm.

Nay Người đặng tròn tỉnh ngộ, thiệt chánh chơn giác, là đã tỉnh đặng các Mối Thần Hạ Thiên nay nó qui hướng trúng đường, sống theo một thể liên lạc chặt chẻ, khắn khích, khích khao với các Mối Điển Tiên Thiên cao diệu trắng trong, trong trắng trong sáng thì đó cũng là Mình Điển của Người, cái Mình Điển có các mối giao thông cũng là Điển thì Người ra Người Đạo Nhơn, là Người sống không rời Đạo, mà Đạo là Sự Sống, nên Sống cùng sự Sống là Thể đó. 9

Thầy có câu : « Đạo là gạo muối để dành độ thân » là vậy đó.

Người Đạo Nhơn là Người nay có lại với mình cái Thể Vô Vi của Đạo là cái Mối Một nơi Tâm nên mới hành tròn sứ mạng của Trời phú giao.

Có cái Thể Vô Vi trong mình là có trọn cái Đức Tin nơi Trời nên Trời Người chung một mà ra Vô Vi Hiêp Nhứt về Ngôi Thánh Tòa là chốn Ngọc Kinh tức là nơi Trung Tâm Điểm vậy.

Thầy có nói :

« Thể Người đây vốn Thể của Trời »

Nay thấu thấu đặng cái Lý của nó là vậy đó.

Làm làm sao cho có đặng chắc chắng cái Thể như Thể của Trời ?

Cái Thể của Trời là cái Thể Hư Không của Đạo, nên Tâm Người phải cho Hư Không mới được. « Hư » là Hư Vô Chi Khí, cái Khi Hư Vô của Trời : Không mà Có, Có mà Không, mới là căn bản sự sống cho vạn vật được. Nên « Hư Không » chẳng phải là Không Không vì nó có cái thiệt tướng làm căn bản cho nó rồi, ấy là cái Linh Thông, Linh Diệu sáng chói rực rở của Đấng Cha Trời ban phú cho Loài Người thuở ban sơ.

Chơn Tâm là « Đó ». Chơn Tâm cò chứa đựng cái Chơn Tánh là vậy đó.

Chơn Tâm thiệt có lại với Người là Người đủ có cái Đức Tin Nguyên Vẹn nơi Trời mà nay là cái Thể Trường Sanh của Đạo nơi Người, cái Thể Vô Vi sanh mải, sống mải, đời đời bất diệt, đời đời bất tiêu.

Do đâu mà biết, nhờ đâu mà chắc Chơn Tâm có lại với mình ?

Là khi Người biết hiệp với mình trước đã mới hiệp đặng với Võ Trụ vạn vật thì Chơn Tâm là Đó.

Tâm là Tâm, chỉ có một. Nó là cái Hư Vô Nguơn Khí khắp tràng Võ Trụ vạn vật.

Thần là cái Nguơn Khí hoạt bát lưu chuyển vô ngần thông cùng Trời Đất và vạn vật.

Hiệp mình với mình là xác hồn không chia rẻ vì phần Hồn là phần thiêng liêng vô hình sáng suốt của mình. Võ Trụ vạn vật đều có Hồn Xác như Người, nhưng Người mới có trọn đủ phần Hồn hơn.

Hồn của Người là chi ?

« Hồn con là Ngọc của Thầy »

Hồn là cái Hơi. Hơi nầy là Hơi Điển của Trời, là Điển Vô Vi. Điển Vô Vi sanh Nguồn Nguơn Khí, Nguồn Nguơn Khí có cái cái sức mạnh nầy mới vận chuyển thành Đạo vì Đạo là Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh. Hồn nầy là Hồn của Đạo.

Chơn Tâm, Tâm thiệt của Trời, Gốc Nguồn Hư Vô Nguơn Khí, có trọn đủ sanh lực và thần lực nên tự thể nó biết vận chuyển theo đúng một mực rất điềm tỉnh của Ngôi Thần ẩn trong nó, nhờ sức thần mà nó hoạt bát vô ngần ; Tâm thiệt của Trời luôn luôn lưu chuyển theo một sức điềm tỉnh nên Tâm mới sống mới sanh. Tâm dường ấy mới còn hoài là Tâm của Trời của Đạo. Tâm sống của Trời đã sống đã Định tự nhiên lấy nó vì đã trọn đủ sanh lực thần lực của Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh nên nó Định mà vẫn Động không biết ngần nào mà nói vì sự Động của nó rất vô hình.

Cái Tâm của Người thiệt thiệt Người tức là Người Giống của Trời mà gọi đặng là Chơn Tâm đó, nó là vạn vật võ trụ chớ chi.

Thánh Giáo có câu :

Tiêu Võ Trụ vào trong Ngôi Cả,

Thì có nào là gá thời gian.

Vậy, cái Chơn Tâm không phải là cái Tâm Không thì làm sao thâu võ trụ vạn vật vào đặng, võ trụ vạn vật không phải là cái Chơn Tâm hay sao ?

Người thâu đặng võ trụ vạn vật vào lòng, là thâu cái tinh thần của võ trụ.

Người Giống đây sống là nhờ rút cái tinh thần của võ trụ vạn vật. Tinh thần của võ trụ vạn vật không phải là cái Tâm Không hay Chơn Tâm của Người Giống Người Thiệt hay sao ?

Con Người chẳng hề ăn cơm gạo là vậy đó. Nên nay mà thấy biết mình sống đặng đến một cái không gian nhẹ nhàn bằng một Thể Vô Vi thì đừng còn lầm lộn Con Người với Cái Người nữa mà phải lộn Điển trong mình.

Rõ thông Đại Đạo như thế, hỏi Người có mó tay vào làm sự chuyển thiên động địa đó đặng chăng ?

Thật, chỉ có tay Thợ Trời làm đặng như thế mà thôi, mới cứu sống Người thế gian đã dư muôn kiếp đường trơn bước hoài, sống theo con dường lý trí mới có lạc Tổ xiêu Tông mà không hay không biết, cùng theo Tã Đạo Bàn Môn là Khoa Học đó.

Vậy, Tay thợ Trời đây là ai trong Người ?

Là Điển lực Vô Vi trong Chơn Tâm, cái Khối Đức Tin Nguyên Vẹn nó công quả cho Trời thiêng kiêng Vô Kiệt, nên Tay thợ Trời đây cũng là Thiên Tánh đó, cái Thông, Hiểu, Biết tự nhiên của Con Người sẵn có lúc thọ Nhứt Điểm Linh Quang nay là Lương Năng Tánh Trời trong Tâm Con Người vậy.

Thánh Kinh :

Đức Tin Công quả vẹn rồi,

Tự nhiên con được phản hồi Ngọc Kinh,

Ấy là con được Trường Sanh…

Kìa, cái Đức Tin Nguyên Vẹn nó công quả mảng viên với Trời thiêng liêng Vô Kiệt nên Người mới có thể theo cái Đức Tánh ấy, cai Chơn Như Tánh mà công quả với Thầy theo một chí hướng của Cha Trời Đừng sai.

Phước thay !

Tâm Trung báu lạ vô cùng !

« Tu hành là học làm Trời ».

Học làm Trời đặng là nhờ tay thợ Trời diều dắc mà nay mới đặng là Người Giống đây.

Tâm Người đặng Hư Không là Người đã sống đang sống tại Gốc sanh sống của Trời, sống làm một với Nguồn Thanh Điển trong Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh vì cái mình của mình vốn là Mình Điển. cái Mình Điển có các Mối Giao Thông cũng là Điển.

Mình đặng Một với Nguồn Nguơn Khí là Đạo Thông đó, tức là thở và sống bằng tinh thần vì tinh thần là Chủ sự thở và sự sống khắp vạn vật cả vạn vật nơi không gian, làm chủ cả Võ Trụ.

« Đạo Thông mới trở về Trời » là trở về Cội Nguồn Chơn Lý nên Người thiệt thiệt Người tức là Người Trời 10 là cái Hiện Tướng của Sự Sống thiên nhiên, cái Công Dụng của Đạo sẵn Lò Hóa Công.


Tổng Kết


Người bởi Trời mà Có,

Nhờ Đạo mà Sống mà Thành,

Sống sáng như Trời,

Sống sanh sanh sống như Đạo

Đời đời bất diệt, đời đời bất tiêu.

Trường Sanh là “Đó”.

Hòa Bình thế gian từ đây.


Lạy Thầy Chúa Tể Kiền Khôn,

Mở lòng bác ái thương con với cùng. 11


Tây Sư Tinh Quân

Viết xong ngày 24 tháng 3 Ất Mùi (1955) làm

Lể Kỹ Niệm Thầy day Cán Bút về Kiên Giang năm 1930



Lời nhắc nhở Người trong Đạo

Có câu: “Con phải biết sự Tu chẳng dể », nay trong chư vị đã biết đặng « Người » là gì, « Người » ra sao rồi, vậy từ đây đứng chỗ Mình thiệt thiệt Mình mà học hỏi tập tành Chơn Nguơn tức là Tu Tâm Dưởng Tánh, nên cần phải Tu Tỉnh lấy mình cho ra Tri Hành Hiệp Nhứt mới Sống.

Đạo học đã thấp thỏi thì sự hành đâu nhầm lý đặng, đâu đồng giá cân !

Học là nhờ Tay thợ Trời dìu dắc. Học mà Thông thì mình mới gọi đặng là Tay thợ Trời. Hành cho đúng cái Đạo học của mình mới thiệt là Công Quả với Thầy trong thời kỳ Trời Khai Đạo.

Đức Đắc Nhứt Chơn Nhơn có nói :

« Thời kỳ học Đạo ngày nay của Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, Chơn Lý Tầm Nguyên Đại Đạo dạy về Khoa học Trường Sanh của Đạo. Khoa học nầy phải là ròng rã về tinh thần, về sự sáng suốt thiêng liêng, nên Người học Đạo là vụ thêm cho mình tinh thần đầy đủ đặng « tự cứu lấy mình » mà đem mình đến chỗ tận thiện tận mỹ của nó là Nguồn của Nguồn, Gốc của Gốc là Nguồn Nguơn Khí Hóa Sanh cho cùng với Đạo, Sống cùng với Đạo mà ra Người vô cùng vô tận. »

Đức Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý có nói :

« Các trò có nhớ đâu, Đạo trong thời kỳ buổi nầy nhầm thời kỳ Ân Điển, lại trò sanh trò sống cũng bởi Điển mà ra vì cái mình của mình vốn là Mình Điển có các Mối Giao Thông cũng là Điển chớ nào có tai mắt trí tri chi đâu mà các trò phòng nói đáp tai nghe mắt thấy chi chi. »

Nên Người Đạo ngày nay phải dựng lại cho thấy chắc chắng cái Mình Điển phòng đem mình đến kịp chầu Đức Ngọc Đế.

Lời phụ giải do theo Thánh Giáo:

Có Mình Điển Bổn Thân nầy mới dựng cái Tòa Rước Điển Chung đặng. Tòa Rước Điển vô hình của Thầy ngày nay là thế cho Tam thập lục Thiên, Tam thiên thế giái.

Đức Sư Phụ có nói:

Cái Tòa Rước Điển tiểu phần tử nó phải ở nơi mình thiệt thiệt mình của các con. Nó phải vững chắc mới có thể đem nó dựng cái Chung đặng.

Phải đem cái mình cho đồng Thể với nó, đồng một chất vật với nó. Vật nào có chất nấy, chất nào của vật ấy mới thâu hút với nhau đặng. Các con có biết đâu, các con phải dựng cái Tòa Rước Điển. Đã là cái Tòa Rước Điển thì cái mình các con đem đựng nó cũng phải đồng một thể chất là cái Mình Điển mới phải cho chớ. Cái Mình Điển không có vì các con đã cướp cái Tánh Chất của nó mà sáng tạo cái đồ vật chất.”

Nên, trong thời kỳ Ân Điển của Trời, ai thiếu cái Mình Điển thì còn kể chi!


Tây Sư Tinh Quân



Lời nhắc nhở Người thế gian

Ớ đồng bào thế gian!

Ít lời cùng đồng bào thế gian, hễ gọi mình là Người trí thức, xin hảy ra công kiếm tìm cho thấu đáo mọi chỗ mọi nơi mọi sự mọi vật thuộc về tinh thần ở trong châu thân của mình. Những vật ấy đều có tánh chất thể chất riêng của nó mà cũng đều do nơi Mối Một vì bởi “Một” mà ra, bởi Một mà nên.

Nếu dòm vào thân mình mà không thấy chi hết, cũng da cũng thịt, cũng xương, cũng máu mủ gân cốt thì là tối mò, mới có ra tư tưởng tưởng tư theo vòng lý trí thì sống ở đời mà tự mình gọi mình là “khôn” thì là khôn với ai? Vật sống thuộc về tinh thần ở trong mình mình mà không hiểuhiểu nó sống thể nào, sống làm sao, mà nó “khiến” đặng mình phải theo ý muốn riêng của nó mà nào người có hay có biết chi chi!

Mà thiệt, thấy biết sao đặng vì nó mịch mịch mờ mờ không tối đen là khác.

Điển của Trời ở trong mình mình đâu có tối. Mờ ám lu lờ là Điển ma, Điển tà, Điển đã lạc Mối Chơn, Điển của nó làm cho Người ra mê mụi tối tâm về Con Đường Phải Lý Chơn.

Sáng là Tâm nó sáng, Thông là Tánh nó thông, Hơi Điển vô hình lưu thông khắp cùng thân thể.

Thánh Kinh có đoạn:

Vât chất Học khắp miền Âu Á,

Mẩn mê tìm vật lạ địa cầu,

Nghiên nghèo dồn dập bấy lâu,

Mảng lo giành giựt nhiệm mầu Hóa Công,

Sao không xét lại nơi lòng,

Bấy nhiêu mầu nhiệm Tâm Trung sẵn sàng.

Đức Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn có nói :

« Các trò có nhớ đâu, Đạo trong thời kỳ buổi nầy nhầm thời kỳ Ân Điển, lại trò sanh trò sống cũng bởi Điển mà ra vì cái mình của mình vốn là Mình Điển có các Mối Giao Thông cũng là Điển chớ nào có tai mắt trí tri chi đâu mà các trò phòng nói đáp tai nghe mắt thấy chi chi. »

Xin hỏi: Hiện thời trong nhơn loại có mặt tại thế gian, ai rõ cái mình thiệt của mình Vốn là cái Mình Điển, mà có xét cho biết bởi đâu mà gọi đặng nó vốn là Mình Điển? Biết đặng mà phải phân biện cho tường tận cho thấu Lý tinh thần của sự sự vật vật ở trong mình của mình.

Lại còn phải Sống; đừng lầm lộn Con Người với Cái Người là tấm thân sanh.

Con Người chẳng hề ăn cơm gạo mà! Cái Người của Con Người phải dùng cơm gạo mà nuôi sống cho, lại có khi Cái Người phải chết vì cơm gạo.

Lại, sống ở thế xác hồn chia rẻ, thì do đâu mà biết đặng Căn Cội thiêng liêng của Người, nên Người thế gian chưa đặng mấy ai thiệt biết “Người” là sao, bởi đâu mà có, nhờ chi mà sống.

Còn về Khoa Đạo Đức, ai cũng biết phải dùng Tâm Tánh mà nói song ít biết Tâm Tánh vốn là Hư Không nên mảng tranh nhau Tâm thiện Tâm ác, rốt cuộc Đạo Đức là sao cũng không mấy nơi hiểu cho rõ mới có thể lập Đức cho mình mà Sống an vui với Đạo.

Nếu biết đặng Mình thiệt thiệt mình rồi thì cấn phải Tu Tỉnh lấy mình cho khỏi bị Luật Thiên Điều báo ứng.

Vì chỗ Người mảng quên phần Thiêng Liêng của mình, hoặc biết có nó, nhưng biết mà chơi đó vậy thôi, rồi cũng cái sống mẩn mê theo phần xác thịt của đời vật chất, thì bao giờ tránh cho đặng sự tranh đua cao thấp, khôn dại thị phi, chống kình nhau mà có ra sự chiến tranh khốc hại bao giờ chấm dứt thì làm sao có đặng sự Hòa Bình chung cho nhơn loại.

Có Chơn Lý mới đem Người đến chỗ Hòa Bình thế gian.


Tây Sư Tinh Quân

27 June 1954



1 Một sự Thường: Le Permanent ou le Devenir éternel de la Vie. La Réalité éternellement vivante dans l’homme.

2 Le temps est mémoire, conscience de soi, donc, vie subhumaine, incomplète, et non la totalité de la Vie qui est Être Pur.

3 Tự Tâm tự Tánh : tức là Chơn Nguơn bởi hai tiếng Chơn Lý Nguơn Khí nói tắc là Chơn Nguơn hay Chánh Gốc đầu bài.

4 Người Đạo Lý tức là Thân Đạo Lý thì phải biết trong Người Thần Hồn đã nghe theo, xuôi theo Anh Hồn.

Noi Chanh Lý ngăn ngừa nẻo vạy,

Chính Anh Hồn phải quấy phân minh,

Người nào cốt cách đặng thanh,

Thần Hồn ít lúc cải canh Anh Hồn.

Thân mình là Mình Điển : Điển Hạ Thiên thuộc về Thần Hồn, Điển Trung Thiên thuộc về Anh Hồn.

5 Thể Vô Vi : L’homme et ses relations cosmiques dans le monde de l’Infini, qui est l’Univers de la Vie.Son Être croît dans le monde de l’Infini et qui, lui-même, est infini, alors que son corps terrestre dépend de l’univers de la manifestation de la Vie (Tứ Đại Giả).

6 Quê Xưa Cảnh Củ : Cảnh Hư Vô của Vô Vi Cảnh Giái (éternité).

7 L’Intuition est aussi la Vie Purese manifestant comme Connaissance, donc, la plénitude de la vie, en action. C’est aussi l’Intelligence véritable.

8 Ở trong mình là Sự Sống, phát ra ngoài là sự Sáng, mà là Hơi Điển chảy ngan đầu óc, chớ đầu óc là một cái cơ sở nào có biết chi. Sự Sáng Sống nầy là cái Công Dụng vô hình, tức là phần Nội Dung của Người đó.

9 L’homme, en son essence est la Vie, et sa vie est ce qu’il vit, donc, la plénitue de la Vie, en action.

Essence : Cái tinh hoa của Đạo làm sự sáng sống cho Người.

Chơn Lý Đạo Trời sáng rở như ban ngày, nào khuất lấp ai.

10 L’Humain est, fondamentalement, la Vie pure se manifestant comme Connaissance, donc, la plénitude de la Vie, en action.

Đứng về phương diện Tinh Thần, thì « Người » là cái Lý của Trời, Bóng của Ngọc Kinh (Image de Dieu)

Đứng về phương diện Sanh Hóa, thì « Người » là cái Lý Sanh của Trời. Người là cái Lý Sanh của Trời mới giúp công hóa hóa sanh sanh đặng bồi đấp công ơn của Trời cho Người có Sự Sống.

11 Nhứt Tâm Qui Hướng: Lòng Người có thường nhớ đến chỗ Sâu Nguồn huyền bí, chỗ ẫn sâu của Ngôi Trời Độc Nhứt thì mình mới Cảm Ứng thông đồng với Ngôi Trời thiêng liêng vô hình.

Như thế là Sống cùng với Sự Sống, mình nầy Sống theo Bực Điển của nó mà sống tận cỏi lòng trong thì chỉ có sức Điển Vô Vi của Trời vậy.