Nguồn Sống Thật

Nguồn Sống Thật

(Le Réel ou La Vie)


Luận Đề :

« Sống qua Phần Vô Hình của Đạo »

5 Mars 1954

Tây Sư Tinh Quân


Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản

Chơn Lý Tầm Nguyên Đại Đạo


Nhứt Tâm Qui Hướng

Vô Vi Chưởng Giáo Sư Phụ Đại Thiên Tôn

Nhứt Tâm Qui Hướng

Vô Hình Chủ Tể Pháp Luật Qui Điều

Nhứt Tâm Qui Hướng

Vô Kiệt Chí Tôn Cao Thiên Đại Đế


Lạy Thầy Vô Kiệt Cao Thiên,

Hóa Sanh vạn vật mối giềng Người Ta.


Mục Lục:

1. Tiếng “Vô Hình” của Đạo 3

2. Luật Thiên Điển 4

3. Cửa của Đạo 8

4. Nguồn Sống – 1949 – Tân An 10



  1. Tiếng “Vô Hình” của Đạo

Tiếng “Vô Hình” đây để nhấn mạnh rằng cái “Nhà Chung của Chung Vô Hình cho Thể Vô Hình, Thể Hốn của Đạo” phải luôn luôn thiệt Có, thường Có trong thân hữu nầy theo trật tự của nó, hóa ra Một Sự Sống đầy đủ Chơn Nguơn trong Người, thì cái thân hữu của Con Người là Chơn Thân của Con Người, cái Sáng Sống thiệt của nó là Chơn Thể của nó.

Chơn Thân, Chơn Thể sánh đôi,

Thế gian hòa hiệp Ta, Người một Ngôi.

Thì Thể này là Thể Hồn của Đạo.

Người thiệt thiệt Người ở thế gian là “Đó”, Người Giống của Trời vậy.

Người nay mới biết mình là vật quý của Trời sanh bởi Vốn Người là Gốc Lý Sanh Khí Hóa nên không còn lạc Tổ xiêu Tông.

Tiếng “Vô Hình” đây là cái Vô Hình của Đạo, ám chỉ là các Mối Thần trong châu thân nầy đã qui hướng, do theo Lý Đạo. tùy theo phận sự làm thêm Sự Sống lớn chung cho muôn vật , là chất vật đổi Hào Quang do theo cái Đức Hiếu Sanh của Thầy.

Sự Sống lớn chung này của các bộ phận, các cơ sở, là phần trong sạch, trong trắng trong ngần, tức là cái Linh Căn của nó hay là Nguơn Thần của nó. Linh Căn còn thì Linh Hồn được Sáng mau.

Thầy là cái Đức Hiếu Sanh.


Thưa chư vị!

Xét đặng thấu lý tinh thần của sự vật như vậy 1, thì Người đây, tuy cái xác thân còn tại thế mà đã sống, đang sống qua phần Vô Hình rồi đó, nghĩa là đã Sống Thật trong Cảnh Thật Thiên Nhiên của Trời Đất, là Sống theo Chơn Lý của Đạo, là Nguồn Tiên Thiên Khí Hóa, tức là cỏi Hư Vô của Vô Vi Cảnh Giái.



  1. Luật Thiên Điển

Sống qua Phần Vô Hình của Đạo


Cái xác thân còn tại thế, Người đây cũng còn mang cái xác thân hiển nhiên tại thế mà rằng “Sống qua Phần Vô Hình của Đạo” là Sống cách nào, bằng Thể nào mới trúng Đạo Lý của Võ Trụ, mới trúng Đạo là nhầm Đường?

Đường nơi Tâm Ngọc Cầm khó sánh,

Khuyên các con chớ lánh nghe con!

Có phải Thầy bảo Sống Thiệt là Sống bên Vô Hình chăng?

Sống qua Phần Vô Hình tức là các Mối Thần Hạ Thiên nó Sống Thiệt lại, mà Người đây chủ trương tức là chưởng quản nó 2, như thế thì Người đây là Người thiệt thiệt Người, là Chơn Nguơn của Đạo.

Chơn Nguơn là Chánh Gốc đầu bài của Sự Sống, mà cũng là Chơn Lý, Nguơn Khí, nói tắc là Chơn Nguơn.

Vậy Người đây phải Sống với Thể nào mới Chưởng Quản đặng các Mối Thần chớ!

Các Mối Thần nó Sống lại 3 là Sống không rời Ngôi Chủ của nó, là Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm là Trung Tâm Điểm của nó. Như thế thì Thân mới thiệt là cái Bổn Thân của Người, cái Mình Điển trọn đủ Hồn, nên Sức Sống, Sức Sanh, Sức Hóa, Sức Sáng là Ngươn Thân của nó, là Bổn Thể của nó, nên chắc:

Thể Người đây Vốn Thể của Trời”.

Người thì còn trong ranh hạng, mà Thể của Trời đến cỏi Vô Vi, nên Có mà Không, Không mà Có, là Có hiện hữu với Người Vô Ngã Vô Nhơn.

Người không còn là Người nửa mà là Lý của Trời.

Muốn Có, Có cho, Không cũng được.

Có Không hỏi thữ chỗ cao sâu.

Các Mối Thần Hạ Thiên nó qui hướng, sống lại là nó không còn lạc cái Chơn của nó. Nếu nó đã lạc Mối Chơn của nó rồi thì người không thể "Biết” đặng, cũng còn tưởng cái xác thân này là mình lại gọi nó là mình, nó sống là mình sống, tức là người tên tuổi sống mà thôi, vì cái “Biết” đó không thiệt Biết, nó chính là cái “Biết” sau khi Con Người có xác thân rồi biết. Cái thứ Biết vọng động đó thuộc về Thời Gian, là cái Điển lực của Hậu Thiên Hữu Hình.

Thiệt “Biết” là:

Biết thân nhờ Gốc chở che,

Biết bờ, Biết bến, Biết quê, Biết nhà.

Mới thiệt là “Biết” cho ! Cái Biết nầy là cái Biết của Lương Tri. 4

Kinh có câu :

Phải lo kiến thức cho tròn,

Đừng lo xa kiếm Thế Tôn nơi nào.

Xác thân làm chủ Người là « Tình Dục ».

Người Thiệt làm chủ nó là « Đức Dục ».

Tình Dục đâu là « Nhơn Tâm » đó.

Đức Dục đâu là « Chơn Tâm » đó.

Các Mối Thần không lạc cái Chơn của nó là vì Cái Người tên tuổi phàm đời này không còn thâu nó về cho mình làm sự sáng sống cho mình.

Một khi Người tên tuổi phàm đời thâu rút nó về cho mình, làm sự sáng sống cho mình, là một lần nó lạc Mối Chơn Điển, thì nó chỉ biết thâu rút Điển quang của Trời Đất hữu hình làm thêm sứ sáng sống cho nó, từ đây, nếu sống như thế mãi thì là tự mình đốn hủy cái Thiên Nguơn của mình mà không hay, trái lại còn tự xưng mình thắng phần Thiên Lý, mới coi Trời như không, Người này xiêu lạc Tổ Tông rồi đó, mới cho mình là « Người Đất », sống chết ở đây mà thôi.


Cái Biết của Thiên Tánh là cái Biết Tự Nhiên của Con Người, nên gọi là Lương Tri.

Biết chắc phần Hữu Vi, phần Vô Vi như thế, thì tuy Người đây còn thân hữu tại thế, mà Người đây có chứa Sự Sống Thiêng Liêng rồi (la Vie Pure), Thần, Khí, Tinh, Tiên Thiên Tam Bửu cũng là Người đây, mà Người đây có Thể « Cảm Hóa » nhơn sanh mà cũng Thông với các Nguồn Điển nơi Vô Vi Cảnh Giái, Thông đồng cùng Trời Đất cũng bởi Điển Minh, tức là Tánh Linh nầy, không còn « Cảm Xúc » theo Tình Dục nửa, tức là cảm với các Mối Điển Hạ Thiên của thế giái hữu hình, vì « Tình Dục » đã hóa thành « Đức Dục ». Ấy là « sự Sống đục », cái vô minh đó, hóa ra « sự Sống trong », càng trong càng sáng,càng trắng càng ngần, trắng trong trong ngần, tức là Nguơn Chơn, mà cái Sáng của Thầy là Nguồn Nguơn Khí.

Người nay ra Người của Trời, là Lý của Đạo, Người Chơn Lý mới thiệt là Người Đạo, là một Sức Sống, Sức Mạnh, Sức Sáng, Sức Sanh, Sức Hóa Thiêng Liêng Vô Hình tại thế, Sống, Sanh, Hóa ở trong thân hữu nầy. Sống là nhờ Hơi, Hơi nầy là Hơi Điển Tiên Thiên, một Hơi Sanh Hóa vô cùng. Hơi nầy vào mình 5 là Âm Ngu4u hành thì nó hóa ra Dương Ngũ Khí, nên có năm (5).

« Hóa Nhơn Thành Đạo » là vậy đó.

Đạo là Chơn Lý, Chơn Lý là Đạo. Có Chơn Lý mới thành Đạo đặng.

Ấy là một Tia Chơn Lý của Thầy, một Điểm Linh Quang của Thầy, một sự Sống đầy đủ Chơn Nguơn, cũng là Tinh Thần của Võ Trụ chiếu diện trên Con Đường sanh hóa tự nhiên nơi lòng. Thiệt là :

Thân, Tâm, Tánh, Mạng hiệp tròn như xưa.

Tinh Thần nầy là chủ sự thở và sự sống khắp vạn vật, cả vạn vật nơi không gian, làm chủ cả Võ Trụ. 6

Người thiệt thiệt Người đây, Người Giống của Trời đó, không phải là Người sống nhờ cơm gạo, mà Sống là nhờ Hơi, Sống rút Tinh Thần của Võ Trụ vào Tâm nên Tâm mới Sống theo Lý Thiên Nhiên, thì không còn lầm lộn Con Người với Cái Người, vì Thể Người đây là cái Thể Vô Hình của Đạo, Thể Vô Ưu Vô Lự, Vốn là kiếp sống vô hình của Con Người Trời muốn có là Người Giống của Trời mà Thầy chấm Thầy chọn.

Biết rõ vậy, Sống thật vậy trong Cảnh Thiên Nhiên là Ta Người đã hiệp mà ra Vô Vi Hiệp Nhứt, thì Tâm Hồn là Một.

Người nay với Tâm là Một, đó là Thể Hồn Hiệp Nhứt mà ra Thể Hồn của Đạo.

Kinh có câu :

« Đạo vốn Sắc Không muôn đời ».

Thể nầy mới chánh là Chơn Thể, Chơn Thể mới có Linh Hồn tường trụ, nên Người đây là Đạo Dụng trong thời kỳ Trời Khai Đạo, thì phải giúp Trời hành Đạo.

Vậy, Thấy, Biết, Sống bên Vô Hình là Sống Thiệt bên Vô Hình, nên Nghe, Thấy, Biết bằng Điển.

Thông đặng vậy là nhờ chỗ Sáng lòng, Sáng lòng là « Minh Tâm ». Có Minh Tâm mới « Kiến Tánh ». Kiến Tánh là Gặp lại đặng Mối Điển Tiên Thiên của Thầy, cái Tánh Lành, cái Linh Thông, linh diệu sáng chói rực rở của Đấng Cha Trời ban phú cho Loài Người thuở ban sơ.

Thì Người đây là Người Vô Tận. Người Vô Tận là Người Sống Tại. « Sống Tại » là Sống trong cái Hiện Tại của Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm (Vivre dans l’Éternel Présent).

Nến « Thế Thiên Hành Hóa » là phận sự thiêng liêng của Thầy phú trao cho Người, nay Người đây mới biết mà làm trong kiếp sống tại thế gian nầy ; rõ vậy, thì « Người » đây đã trải bước trên Con Đường tấn hóa thiên nhiên từ vô thĩ.

Thay thế cho Thầy mà hành Đạo là tuân theo Đạo làm thêm sự sống cứu Người thế gian.

Đạo Thông như vậy, nào phải là nhờ « Giác Thân » 7 mà chính là nhờ « Giác Hồn » 8, phần thâm thúy của nó.

Tu là Tu lấy « Phần Hồn » cũng là vậy đó.



  1. Cửa của Đạo

Thế gian ngày nay gọi tiếng “Nhập Môn”, Nhập Môn cầu Đạo là vào cửa của một tôn giáo nào, hoặc cha Đạo nào con theo Đạo nấy rồi lại gọi Đạo giòng. Nhập môn là theo chi phái nào của một tôn giáo, còn đời là theo một nhóm nào, đảng phái nào có tổ chức, có thể lọ của đảng, của nhóm ấy.

Đạo Trời Khai có Qui Điều Kỷ Luật, song vô hình, thì cái “Cửa Đạo” phải Vô Hình.

Rõ ràng trong “Chơn Lý Tầm Nguyên Đại Đạo” thì sự chi có ra trong mình Người, Người phải có, nghỉa là đã có bên vô hình là phần Sanh Hóa Tự Nhiên của Đạo.

Nay, Thầy Trời Khai Đạo, ai tin có Trời, có Thầy thì xin nhập môn nơi chỗ Thầy qui Mối Giềng.

Vậy cái Cửa của “Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản” là cái Cửa nào? Nó ở đâu? Nó phải có bên Vô Hình mới biết mà vào trong “Nhà Đạo” của Thầy.

Người nhập môn ở nơi đây phải rõ cái Lý nầy thì con đường Tu của mình mới sáng tõ cho Người giỏi theo con Đường tấn hóa thiên nhiên.

Rõ chắc Lý của nó mới chắc có Thể đứng vững ở chỗ mình đứng, mình đi, mình Sống, thì đâu có sái Đường, đâu có lạc vào bàn môn Tả Đạo.

Ai tu theo thời thế thì có xét lẻ nầy mà làm chi. Đời gọi “Tu” thì ai sao mình vậy!

Người trong Đạo Thầy phải là Người “Tu Chơn”. Tu Chơn mới có Chơn Tu, thì có Kinh Tu Chơn Thiệp Khuyết, Chánh Tà Yếu Lý tõ bày biện phân.

Tu Chơn Thiệp Khuyết chỉ tường,

Chánh Tà Yếu Lý mọi đường biện phân.

Cửa của Đạo nó Vô Hình mà nó không xa cái Tâm của Người.

Chính nó là cái “Hư Tâm”.

Hư Tâm thì thiệt Người ai cũng có, nên Người thiệt ai cũng phài Tu. Ai cũng có nó, không có nó sao có Sự Sống nơi Người. Cái Hư Tâm tự nó mở ra khép vào. Hột Lúa còn có cái Hư Tâm thay huốn chi Người lại không có nó hay sao? Hư Tâm nầy tự thể nó có một cái sức mạnh rước nổi cái Hư Tâm của Trời về Trung Tâm Điểm của nó thì Tâm nầy đổi ra là Tâm Sống của Trời rồi đó. Tâm của Trời mới có Trời ngự nơi Trung Tâm Điểm.

Rõ vậy thì biết Đạo Trời dạy về Vô Hình mà thôi.

Song cũng cần có cái Hữu Hình đặng chỉ cái trạng thái bên Vô Hình. Cái Hữu Hình của Đạo có chi khác hơn là cái Thân Hữu của Người đây.

Ai hiểu vậy mới có thể đứng vững đặng trong Đạo Thầy, trái lại là mượn danh Đạo, tạo danh đời chớ chẳng chi khác, thì chạy chẳng khỏi lạc vào bàn môn đạo ngoài.

Cửa Đạo nó vô hình song nó không xa cái Tâm của Người.

Hiểu vậy thì từ đây mới biết quý Kinh của Thầy. Ai đọc Kinh của Thầy mà biết là Kinh Điển thì Người ấy nên, bằng chẳng vậy thì Kinh ra Kinh, Người cũng còn Người, không mới lấy mình chút nào.

Đọc Kinh gẩm đặng mùi hay,

Dẩu cho sắt đá cỏ cây cũng thành.


Tây Sư Tinh Quân

3 Mars 1954



  1. Nguồn Sống – 1949 – Tân An

L’homme en sa propre essence est la Vie


Đặng gặp một vị giám đốc tạp chí Nguồn Sống là ông Nguyễn văn Giai (Mỹ Tho), có ông Minh Hiển, chủ bút tặng cho một tập số 1 và có đặng hầu chuyện với hai ông.

Lúc nhàn lấy ra xem lại, đặng thấy một bài dịch văn tựa đề: “Tinh thần tự do” của Thánh Rabindramath Tagore. Cũng thấy bài “Lẽ Sinh Tồn của Dân Tộc”.

Mấy tiếng: “Nguồn Sống”, “Tinh thần tự do”, “Lẽ sinh tồn của dân tộc”, phúc động lòng nên phải để ít lời làm nghĩa cho cái thừa hứng.

Hễ là “Nguồn Sống” thì ắc sẻ đặng thấy cái Nguồn của sự Sống, nếu thấy và hiểu đặng rồi, lại biết Mình có đặng sống tận chỗ Sâu Nguồn, thì cái đời sống này được mãng nguyện, còn chi là điều ước vọng nữa, còn chi là sống trong mộng ảo của cái giai đoạn của thời gian.



  1. Tinh thần Tự Do

Tinh Thần Tự Do! Tự Do tinh thần!

Mừng mà để vào phần này một vài ý kiến bên trong đến chỗ thâm thúy của nó, may ra có thể trong giai đoạn “lịch sử khó khăn hiện tại của tổ quốc”, giúp sống được cho cái đời sống của Người muốn sống về mặt tinh thần, cùng biết sống thiệt với cái đời sống của mình mà khỏi quá lo quá nhọc.

Nếu hiểu lầm về hai phương diện lý tưởng tinh thần đây thì tức nhiên cái Người này đã “lộn mình”, thì còn mong chi về chỗ Tự Do, trái lại, cái chỗ hại của sự lầm ấy không vừa như Thánh Tagore đã có từng thí nghiệm ở Âu Tây, các dân tộc nơi đây đã sống lại đương sống với một tinh thần đàn áp ép buộc lẩn nhau rồi lại đổ thưa cho nhau.

“Tinh Thần Tự Do” là khác, còn “Tự Do tinh thần” lại càng khác xa, cái lý tưởng chơn chánh trước là quí nhứt, cái vọng tưởng sai lầm sau lại sâu độc nhứt, mà thế gian hiện thời bị kết, bị kẹt, xâu niếu, đàn áp, lùa ép vào vòng Tự Do đó mà không hay, không biết cái thủ đoạn cùng thế lực của nó vốn ở nơi nào lại đến đâu là cùng!

Đây là chỉ sơ lược nhưng cũng có thể giúp được chút ít cho nước nhà, cho dân tộc nước nhà khỏi lâm vào đó nữa mà rồi khó gở tay ra vì thường nghe dân tộc ta cũng mong mõi về hai tiếng “Tự Do”.

Một khi nước nhà được giải phóng, ấy là dân tộc ta được giải thóat ra khỏi cái ách nô lệ bên ngoài, thì, hay hơn dân tộc ta cũng đừng còn làm nô lệ đời đời cho vật chất, là cho cái xác thân của mình, ấy là mình được giải thoát cái ách nô lệ bên trong của Người vậy.

Đây là chỗ ông Nguyễn Du đã đạt lý:

Gẫm hay muôn sự tại Trời,

Trời kia đã bắt làm Người có thân.

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới đặng phần thanh cao.

Ông Lữ Tấu nói:

Tri hữu thân chi vi hoạn,

Tri ngô hữu thân chi đại hoạn giã.

Biết có thân là khó,

Biết ta có cái thân là đại hoạn vậy.

Văn Trung Tử:

Tự tri giã “Anh”; tự tri cố năn tri nhơn;

Tự thắng giã “Hùng”; tự thắng cố năn thắng nhơn.

Kẻ biết mình gọi là “Anh”, biết mình rồi mới biết đặng người;

Kẻ tự thắng gọi là “Hùng”, tự thắng rồi mới thắng đặng người.

Kìa, trong châu thân người toàn là những vật thuộc về tinh thần, phải trải qua cho đủ mấy bực tinh thần, tinh thần nào thì có Điển Lực nấy, mới có thể biết đặng “Người” tức là “Mình”, vì Mình là Người theo tiếng đời gọi nhau.

Cái thân hữu này, cái xác thân này, cái hình hài vật chất này, nó có tinh thần của nó vì là nó có sự sống của nó, thì tinh thần của nó thuộc về tinh thần của vật.

Người có tinh thần của Người, tinh thần của Người là tinh thần của tinh thần, vì Người có sự sống của người.

Sự Sống của vật với sự Sống của Người Vốn Một vì cũng bời “Một” mà ra, mà có vậy, song khác bực tinh thần.

“Một” nầy là chi?

Là Sự Sống vậy.

Tinh thần thì thuộc về vô hình.

Tinh thần của Vật là Tâm của Vật; Tinh thần của Người là Tâm của Người. Người nhờ có nó mà đặng Sống, đặng Sáng, đặng Biết, lại nhờ cái Sống Sáng Biết này mà quảng trị tấm thân sanh, vì Người là Chủ của vật; lại “Tinh Thần” là Chủ vạn vật khắp cả vạn vật nơi không gian, làm Chủ cả Võ trụ.

Về Người, về sự Sống của Người có cái thân sống này, cái Mối Nhân luân cấu tạo nên hình, chỗ này mà phân biện cho mình không rành, lại không thấy rõ cái Đầu Mối của nó, thì Người này, thì cái Người này mới trở lại làm tôi tớ của vái vật kia.

Đừng tưởng Tâm có hai mà lầm, thử xét “Tâm Địa” với “Tâm Điền” là mấy cái.

Vậy, Người mà biết “Mình” mới là Người thiệt thiệt Người, là Người chủ trị được tấm thân sanh của mình. Người chủ trị được tấm thân sanh mới là “Người Ta”, là Nhơn loại. Được là Người rồi thì Người thế ấy mới biết đem mình đến bực tinh vi, tinh tế, tinh thần, mới gặp đặng cái “Tinh Thần Tự Do”, tức là cái tinh thần sanh sống tinh thần, là cái Nguồn của nó vậy, mà Thánh Tagore đã đến, rồi Sống “Tại” với nó mà ra Người Vô Ngã, Vô Nhơn vô cùng vô tận.

Đến đặng cái Ngôi vị cao quí này rồi, một với “Đó”, mới có thể xử sự tiếp vật một cách chánh chánh đường đường vì không tư kỉ, không vị kỉ.

Tinh thần là Tinh thần, là cái Sức Sáng, Sứ Sống thiêng liêng vô hình nên Mối Chánh Gốc của nó ở nơi chơn thân Người, là Mối Vô Vi, mà là Vô Vi Điển. Vô Vi Điển này Vốn Nguồn Thanh Điển trong Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời. Người có đặng trọn Mối ấy nơi Tâm, mà là Chơn Tâm, thì mới có hưởng đặng phần sáng suốt thiêng liêng của nó, thì Người đây là “Đó” khác gì.

Trái lại, “Tự Do tinh thần” là một Mối Điển Hạ Thiên pha trộn thuộc về tinh thần của Vật, vốn nó là tinh thần của Tứ Giả thuộc về Hậu Thiên Hữu Hình, còn cái xác thân này là vật cặn bã của Tứ Giả.

Thấu cái lý nó là như vậy, thử xét coi cái vật đó là của ai? Ai sấm nó cho mà nó có đó? Cũng nên biết:

Duyên Tứ Giả lắm bề dối trá,

Cuộc tuần hườn vay trả trả vay.

Nên phải có duyên với Tiên Duyên kìa mới đáng là một Nhơn vật đứng trong vòng Trời Đất, thì Người mới có Điển của Tiên Thiên Khí Hóa làm Chơn Thân cho mình.

Nơi đây dùng tiếng “Tự Do tinh thần” là ý chỉ cho thấy cái Điển khác nhau tại Đầu Mối, chớ tinh thần của Vật cả thãy vốn là Tinh thần của Tứ Giả.

Vì lẽ đó mà mở đầu Nhà Đại Đức văn hào Tagore mới có nói:

“Khi mà sự Tự Do không còn phải là một tin tưởng mảnh liệt và tha thiết của Tâm Linh, làm tăng cường sức hoạt động và làm cho rộng lớn những sáng tạo của chúng ta, khi nó chỉ là một vấn đề lệ thuộc cho những trường hợp của ngoại cảnh thì nó tựa một khoãnh đất rộng rải khoản khoát đối với một người bịt mất hai mắt.

Sự Tự Do chơn chánh là sự tự do của Linh Hồn và nó không bao giờ có thể do ngoại cảnh đem đến được.”

Rõ ràng nó Cảm Hóa mà chẳng hề Cảm Xúc theo tình dục.

Ấy chỗ tôi chỉ vạch cái đầu mối sanh ra Vọng Niệm đó làm cho nhơn loại ngày nay sống trái Đạo ngược Đời, khác nào đi đầu dưới đất, cẳn trở lên trời, khác nào thả thuyền trôi theo giòng nước ròng mà rằng muốn đi đến ngọn suối là chốn hạnh phúc của lòng mong mong mõi, khác nào cứ chú mãi vào cái thân vật chất, lại lo mãi cho sự ấm no của phần vật chất mà quên lửng cái Thân tinh thần là phần thiêng liêng của mình mà để cho nó đói nó lạnh thì ngôi vị của nó đâu còn, thì Người đâu còn phẩm giá của Người đó nữa! Nên:

“Cho Thanh Cao mới đặng phần Thanh Cao”,

Mà muốn đặng phần Thanh Cao thì phải hiểu:

“Biết ta có cái thân là đại hoạn” vậy.

Sao vậy? Ai sống ở đời lại không có cái thân?

Lầm thay! Lầm thay! Lầm thay!

Người thế gian hiện nay phần đông, lại là phần rất đông, sống theo cái “giả thân” mà tưởng nó là cái thân thiệt của người. “Biết ta có cái thân” chính là người còn “hữu ngã” vậy, lại gọi người “vô ngã” là thế nào như vậy được.

Người “hữu ngã” mới là người “không biết mình”.

Thiệt người “vô ngã” mới là thiệt người “Biết Mình”, thì cái “Tâm Địa” kia trở thành cái “Tâm Điền” vậy. Lại nhờ có cái Chơn Tâm cho nên Người Vô Ngã mới Biết Mình, cái mình thiệt thiệt mình, là cái Chơn Thân. Cái Chơn Thân Vốn là cái Mình Điển, cái Mình Điển có các mối giao thông cũng là Điển chớ nào có tai mắt trí tri chi đâu!

Mình sung Điển như cây sung tược,

Tược tốt tươi nhờ nước mát yêm;

Bông hoa ngày nảy nở thêm,

Lá sum sê phủ nhành diềm dà đơm.

Cái Mình Điển là cái Chơn Thân của Người thiệt thiệt Người, là “Người Ta”, nên Sống theo cái Chơn Thần của mình, không chú vào cho lắm về phần vật chất là cái xác thân hữu hình chóng chày phải rã tan. Sống theo cái xác thân là sống với cái vô minh vậy. Cái Chơn Tâm mà Người có lại với Người, Người mới biết những lời đây là chơn chánh chơn thật, sự Có, không lầm không sai.

Vậy Người thế gian sao mãi mãi cứ nghe theo phần xác thịt vật chất này hoài mà phân chia nhơn loại, đồng bào, chủng tộc của mình!!!

Văn Trung Tử là Người « Biết Mình”.

Thữ xét: người mà chưa thiệt người, mình mà chưa thiệt mình, lại cũng chưa biết cho rõ cái mình thiệt của mình nó ra sao, lại cái Mối loạn ở trong mình mà chưa biết cách thế trị nó cho an, thì làm sao trị thiên hạ cho đặng, vì vậy mà thế gian, đến ngày nay, cái Mối loạn sanh ra mãi thì biết bao giờ nhơn loại mới có đặng thấy sự Hòa Bình!!!

Nay, Dân tộc ta lại còn mong mỏi sự tự do, thì tự do về mặt hình thức, tự do làm sao có đặng theo chỗ muốn của người, thì làm sao tránh sao khỏi cái quỉ kế mạ đời của cái lòng tham vọng mà Thánh Tagore đã vạch ra đó.

Nói như thế thì bao giờ Dân tộc ta, người đây,người mình đây có được sự Tự Do?

Thì, ai đó, Dân tộc của đó, đừng để cho “lộn mình” mà phải bị lộn Điển nơi mình, đừng gọi Tâm của Vât là Tâm của Mình nữa, thì nào còn sống vô minh nữa, đừng nghe người mà quên “Mình”.

Người thiệt thiệt người bao giờ tự toại mà!

Nơi đây cần phải cạn lời chăng?

Một lời gắn chí nhắn nhủ thiết tha với Đồng Bào, cả Đồng Bào hãy “Tự Biết Mình” 9, thì nước ta, nước nhà sẻ trở nên đặng là một nước Dân tộc tấn bộ về Văn Minh Tinh Thần, còn Hiện Tại, thì “hòa bình” trước mắt.



  1. Nguồn Sống

“Nguồn Sống” nay hiện ra, mà phải ra cho thiệt đặng là một Nguồn Sống đoàn thể chung của một Dân tộc thì dầu dở hay, Dân tộc cũng phải biết Một với nhau, không lòng chia rẻ, phải cho thiệt Một với nhau là biết thương nhau như con một nhà chung, thì ngoại ban đâu lại chẳng nể chẳng vì, thì mới có đặng Nhà an Nước trị.

“Nguồn Sống” nay hiện ra, mà phải ra cho đặng là một Nguồn Sống sáng tinh thần thiêng liêng, tức là cái Nguồn của sự Sống, thì dầu dở hay, nó cũng là một cái quan niệm hay, lại chân chánh mà các cường quốc trong thế gian chưa đặng thấy có mấy nơi đem ra thi thố một thể thanh thiên bạch nhựt cho Dân tộc mình cùng sống chung trong một bầu không khí Hòa Bình tinh thần lẩn vật chất.

Vậy, về lịch sử của Dân tộc ta trong Hiện tại thì:

Tài thì vực nước cứu nguy,

Đức ra phổ hóa cho đời hưởng chung.

Tài là cái Đức để quản trị thế gian,

Đức là cái Tài để hóa Nhơn thành Đạo.

Phước thay!



  1. Sinh Tồn

Về “Sinh Tồn”, về con đường Sinh Tồn thì phải biết mà tăng cái phẩm giá nó lên đến chỗ thiện mĩ của nó mới thiệt là hiểu cái nghĩa của Sinh Tồn cho.

Mong thay!

Biết Đời, Biết Đạo, Biết Thân,

Biết nuôi mọi chỗ, biết gìn khuyết trung.

Hay thay!

Sống trong cảnh sắc tiêu dao,

Nhẹ phần vật chất, dồi dào phần Linh.

Quí thay!

Nhẹ phần vật chất tức là trọn đặng Tự Do hiển nhiên về vật, bên phần hữu hình, xét lý thì rõ.


Nguyễn văn Kiên

Ngày 25 tháng 7, năm Kỹ Sửu (1949)


Chú thích:


1 Tức là « Cách Vật Trí Tri ».

2 Nên Nhà Chung mà không có « Chưởng Quản » thì ai gìn giử trật tự nơi ấy.

3 Tức là thâu cái phóng tâm.

4 Càng Tu càng thấy Cao Thâm,

Càng Tu càng thấy sự lầm lạc xưa.

5 Thân hình thuộc Thổ.

6 Vivre la Vie.

7 “Giác Thân”: Vật là tinh thần của Tứ Giả.

8 “Giác Hồn”: bởi Linh Điển Thầy ban, thuộc về Tiên Thiên Khí Hóa, là Chơn Lý của Đạo.

9 L’homme, en son propre essence, est la Vie. Se comprendre soi même en son propre essence, c’est comprendre la Totalité où le «Je» a disparu.