Sống cùng Sự Sống Tự Nhiên

Sống cùng Sự Sống Tự Nhiên

Người Vô Hình trên Con Đường Trường Sanh của Đạo

Vivre la Vie

L’Homme libéré sur le chemin de l’Éternel


Tây Sư Tinh Quân

Đốc Tràng Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn

July 1952



Thưa chư vị,

Hảy theo dấu bước Tinh Quân này hiện giờ mà về tận Thầy rồi hảy nhớ, nhớ lấy cho sâu nguồn Đường đi nước bước, đi đến đâu tôi này chỉ cho thấy và biết đến đó. Đường ngay có một không hai, ai muốn tới Đạo, sống thiệt thiệt sống thì cũng đi một con Đường Thiêng Liêng tinh thần ấy.

Đường ngay có Một không hai,

Đường ngay từ thuở Thiên Khai đến giờ..

Người đã qua khỏi sông mê rồi lại đến bờ bỉ ngạn, ấy là bắt đầu đi trên Con Đường Trường Sanh của Đạo, là Con Đường Vô Hình của Người Vô Hình Trời muốn Có, Người Giống của Trời ở nơi thế hạ này.

Dứt tánh mê trần thì Người sống với Chơn Thân Chơn Thể của Người chớ có chi lạ.


Phải biết:

Người Chơn Lý là Người đi tìm cái Lẽ thật đặng Sống theo Lẽ thật của Tự Nhiên. Mà Tự Nhiên là Trời, là Đạo, là Chơn Lý. Nay sáng được là nhờ có Thầy.

Nên Học Đạo là tìm Sự Sống của Đạo mà học. Biết đem Sự Sống của Đạo làm thêm Sự Sống cho mình mới rằng là “Biết Đạo”.

Người Vô Hình đây tức là Người không tên không tuổi, Vô Ngã Vô Nhơn, người giải thoát được lấy mình mới có lại với mình cái Chơn Thân Chơn Thể trọn lành trọn tốt.

Đường nơi Tâm, ngọc cầm khó sánh,

Khuyên các con chớ lánh nghe con!

Người Vô Hình ấy là Người thể nào? Con Đường vô hình ấy ở đâu? Đi bước phải nương theo Thể nào? Thề nào phải đi, phải bước?

Việc ấy về sau sẻ thấy rõ hiểu rõ. Hiện giờ hảy tiếp bước đường của Người đã vượt qua khỏi sông mê đứng chắc chắn trên bờ vô hình.


Người mới Định Thần nhìn chung quanh mình thì nghe bốn bề yên tĩnh lặng trang như tờ mà Hơi Thở điều hòa bay ra tứ bề, lại Giống Hơi nầy dường như từ Trung Tâm của mình phát ra mình mới có Sống trên Con Đường Sống tự nhiên.

Note: Thần đây tức là Mình thiệt thiệt Mình thuộc về tinh thần, vậy Định Thần là tỉnh mình lại. Tu là Tu lấy phần Hồn.

Đoái lại dòng sông mê thì thấy lình đình một cái xác không hồn. Người nhìn kỷ lại thì là “tên tuổi của mình” đã cởi bỏ lại đó vậy.

Note: Xác không Hồn tức là cái vật không có thiệt, cái ảo mộng sanh ra bởi cái vọng mà thôi (illusion du moi), cái ý không chơn chánh.


Người thấy biết nơi Tâm mình yên vững lắm, người công nhận mình ngày nay là Người vô hình không tên không tuổi.

Người không tuổi trường sanh muôn tuổi,

Người không tên muôn tuổi không già.

Đặng là Người Vô Hình không tên không tuổi rồi, lòng hết mê hoặc, thì Người mới rõ rằng muốn cho Tâm đặng Định thì phải cho an tỉnh phần thân hữu. Mà muốn cho tỉnh an phần thân hữu thì phải biết cái Công Dụng vô hình của nó là sao. Nó Công Dụng cho ai? Công Dụng đặng làm việc gì? Ai làm Chủ nó?


Đời cho rằng Thân này là tên Mít tên Xoài của cha sanh mẹ đẻ, hiểu vậy rất sai lầm!

Suốt thông Hiếu Để mới ngoan,

Lầm thông Hiếu Để hại càng xiết bao!

Thân này lọt khỏi lòng mẹ rồi thì cha mẹ mới có đặt tên kể tuổi cho, thì cái tên này là một thứ số hiệu cho dể kêu dể gọi đó thôi, chớ “Tên” này nào phải là “Chủ” của cái xác thân kia bao giờ mà Người đời ai ai cũng tôn trọng cái tên kia hơn Thân mình, không tôn sao lại chịu hạ mình lòn cúi mưu cầu cái danh vọng?

Dẹp cái Tên đó đi thì Thân này là của ai? Tự nhiên là của Trời. Của Trời thì phải làm tôi cho Trời, Công Dụng cho Trời.

Dẹp cái thứ biết hay giỏi của Người đi, thì riêng phần cái Thân này nó nào biết tên tuổi là gì, nó chỉ biết sống theo tự nhiên nó cho đến hết thời kỳ của nó mà thôi. Nó thở tự nhiên; đói tự nhiên; đói thì tự nhiên nó đi kiếm ăn; có món ăn thì nó ăn tự nhiên; tự nhiên nó tiêu hóa; tự nhiên nó đi đứng cũng như tự nhiên nó nầm ngồi nói năng.

Người có dạy nó thở, dạy nó đói, dạy nó ăn không? Nếu nói nhờ cha mẹ tập nên đứa trẻ mới biết đi đứng, hỏi vậy chớ chân nó không biết đi đứng, miệng không có thể nói năng, thì cha mẹ có tập cho nó biết đặng không? Cha mẹ có dạy nó nghe, nó thấy không?

Trong cái thời gian của thời kỳ của nó, sự sống hữu hình này vẫn một một niềm tuân theo Luật Tự Nhiên sai khiến, Sức Mạnh hữu hình này nó sẳn chứa cái sức sáng của nó là cái tinh thần vô hình thân hữu.


Cho hay:

Vật nào Trời mượn cho Người dùng thì nó đều có chứa cái sẳn thông sẳn biết, nhưng cái sẳn thông sẳn biết là theo bực tinh thần của cái không gian đã sanh ra nó mà thôi.

Nó là cái Thể hửu hình chịu nổi gió bụi của cỏi trần gian nên Trời mới dùng nó làm nơi cho Con Trời có chỗ mà đứng để tõ bày Bổn Tánh Thiên Nhiên.


Cũng vì Con Trời khi mang kiếp hữu hình rồi thì lại sanh cái muốn riêng, lấy cái sáng sẳn tánh thông minh ra điều khiển mở mang bờ cỏi hữu hình ra một thế giái cho Người thế gian: đặt tên kể tuổi cho thân hửu rồi lại đặt tên kể tuổi cho đất, nước, non, sông, khai hóa sửa sang chia ranh bờ cỏi, lập nên một cảnh tương quang cho người tư riêng vậy. Người mới tách mình với võ trụ từ đây nên chẳng còn thấy cái Thiệt Tướng của nó.

Nên Thánh Giáo có câu:

Nối Nhơn Hoàng đổi thay Thánh Ý,

Mến hồng trần quên nghĩ Ngọc Kinh;

Tánh phàm chen lộn vào mình,

Thất tình lục dục biến thành quỷ vương.

Cửa nhà nấu nướng điểm trang,

Trau dồi xác thịt quên đàng Thiêng Liêng.


Ngày nay bước vào khoa Cách Trí Tinh ThầnKhoa Học Trường Sanh Trường Tồn của Đạo, Người phải phăn tầm đến cái Lý Chơn Thật của Tự Nhiên đặng biết chỗ Công Dụng của thân hữu này rồi do đó mà đến chỗ Công Dụng của Tâm Tánh của cái Thể Vô Hình đặng có Hiệp Một Xác Hồn lại, Hòa Tâm Tánh này lại cho trọn Kiếp Người Tu là Kiếp Sống Vô Hình của Con Người Trời Muốn Có.

Thánh Giáo có câu:

Muốn tới Đạo phải vứt bỏ vật chất

Cái vật chất trước nhứt xát cận Người là cái thân hữu này đây, xác thân là của Trời mượn cho Người dùng mà bảo vứt bỏ là nghỉa làm sao?

Phải “vứt bỏ vật chất” vì từ bao giờ đến bao giờ Người cứ bo bo nắm giử vật chất này làm của mình, LO săn sóc sửa sang nó mà không lo phận sự Thiêng Liêng tối trọng của mình.

Vật chất có sự sống thì nó cũng có sự sáng sự biết của nó mà Người giành quyền của Tự Nhiên, Người làm cho thân hữu mất tánh tự nhiên của nó mới có tham muốn vật tốt, đồ ngon, mới có chê khen mặng lạt, phê bình tốt xấu.

Bởi Người giành nó là của mình riêng nên người lo lắng cho nó trường thọ, mà trường thọ làm sao đặng vì “vật mượn” nó có thời gian của nó.

Cho nên “Muốn tới Đạo phải vứt bỏ vật chất” là giao trả nó về cái Công Dụng Vô Hình của nó là để nó tự nhiên hành sự.


Ánh Chơn Lý rọi sáng nơi Người rồi thì quỷ vương, phật tổ chi chi đều tan rã hườn lại Nguyên Thể của nó là Sức Vật hữu hình làm tay chơn cho Con Người Trời sanh, làm chỗ trọ cho Con Trời Muốn Có.

Một khi thân hữu này nó hườn có lại cái Thể Tướng Dụng tự nhiên của nó thì Người dứt đặng cái Lo vật chất, Người mới “an phận thủ thường”, Người lập đặng cho mình cái Thể Vô Ưu Vô Lự, Người không gọi thân hữu nầy là “người”, là “của người” thì Người nầy là Vô Nhơn.

Vô Nhơn là không còn Cái Người là mình riêng nữa. Người chỉ biết Có Trời là “Có”, thì Người dẹp bỏ Cái Ta mà ra Người Vô Ngã, là không có mình riêng.

Vô Nhơn Vô Ngã thiệt là không không.

Vô Ưu Vô Lự thong dong,

Bất tham bất dục Pháp trong Tánh mình.

Một khi Người biết thân hữu này là “Vật Mượn” thì Người lìa khỏi cái Thể Hữu Hình qua cái Thể Vô Hình đặng tìm Thân Thiệt của Người mà là Người Trời Muốn Có.

Mà muốn tách khỏi cái Thể hữu hình để bước lên Từng Không Gian của Tinh Thần thì Người phải tuyệt dứt giây ma niếu quỉ trì là cái mê trần đi mới đặng, phải nhứt định lấy mình, nhứt quyết thoát kiếp hửu hình lúc xác thân còn tại thế.


Mà sự nhứt định này phải thực hành bằng phép Định Tâm cho có ứng chứng chắc chắn vững vàng mới đặng, mới thuận theo chỗ Qui Hướng của Người.

Nhứt Tâm Qui Hướng Vô Vi Chưởng Giáo Sư Phụ Đại Thiên Tôn.

Nhứt Tâm Qui Hướng Vô Hình Chủ Tể Pháp Luật Qui Điều.

Nhứt Tâm Qui Hướng Vô Kiệt Chí Tôn Cao Thiên Đại Đế.

Note: Phải Sống theo chỗ “Nhứt Tâm” đây. Qui hướng mà không sống theo thì nào là biết sống thiệt theo Người Thiệt theo cái chí nguyện của mình.


Dám cùng không dám, nhứt định cùng không nhứt định, nhứt tâm cùng không nhứt tâm, thì mới thấy rõ trong sự Định Tâm, vì Định Tâm” là cái “Thực Hành” của sự “Học Đạo của mình.

Học Đạo” là tìm Sự Sống của Đạo,

Hành Đạo” là ăn Sự Sống, tức là làm thêm Sự Sống Tinh Thần cho mình đó vậy, mà có ăn mới có sống, là Sống với toàn thể tinh thần sự sống tinh thần.

Học là Hỏi, Hành là Làm, là Đi. Có hỏi cho biết Đường mà đi tới Thầy rồi phải đi trên Con Đường ấy mới gặp Thầy đặng, rồi từ đây có Thầy đi trước là Trời nơi Tâm, thì sự Hành vi từ đây là Hành vi của Thầy. Thể Vô Vi là đó.


Đức Sư Phụ có lời rằng:

Các con đã qua Vô Hình phải ráng Học ráng Hành thì Bổn Sư cam kết dìu dẩng các con đến tận Thầy trong thời kỳ vậy”.

Một khi Người đã dứt giây ma níu quỷ trì, tách khỏi cái Thể hữu hình mà qua Kiếp Sống Vô Hình là cái Thể Sống Vô Nhơn Vô Ngã Vô Ưu Vô Lự thì Người thấy Tâm mình là một cái Thể Hư Vô trong trống, mà nơi ấy bay ra một Hơi Thở đầm ấm điều hòa.

Hơi ấy là một Giống Hơi vô hình mà chỉ có Người Vô Hình, Người Vô Ưu Vô Lự mới hình dung đặng mà thôi. Sự Thở ấy rất thanh tịnh êm lặng vô hình, chỉ có Người Vô Hình cảm biết mà thôi.

Đây là Hơi Điển vậy, từ Trời mà có ra.


Nhưng Người giữ chừng lấy mình đừng rớ vào Sự Sống Tự Nhiên của vật vô hình ấy mà làm sái Mực Chơn của nó.

Tại sao không rớ vào?

Thân nầy không phải là thân thiệt của Người sao? Người phải gìn giữ làm Chủ lấy nó vì Tâm là Vật Trời ban cho Người mà!

Người mảng quen tánh phàm hoài, ưa săn sóc giành thân kia làm của mình, nên Con Đường Trường Sanh vốn chẳng vô cùng vô tận với hạng Người Trời đã chọn làm Người Giống, mà lại khó để bước cho cùng bước đường mình đi.

Thôi, nếu chẳng tin thì Người hảy ở đó mà Lo cho cái Tâm Trời ban đó thở cho trọn sự thường và giữ gìn nó cho luôn luôn đặng trong trống!

Chẳng bao lâu thì Người sẻ công nhận rằng đó không phải là phần việc Trời sai, vì Tâm có sự Thở tự nhiên mà còn Lo cho nó thở nổi gì! Tâm nó vô tư tự nhiên thì còn Lo cho nó chứa sự gì? Mà Người mắc Lo Thở hoài cho đều hơi thì Người còn làm sự gì nữa được, mà Con Người nào phải là vật Lo sự sống cho mình vậy đâu.

Vật biết lo làm sự sống cho nó là vật chứa đủ sẳn thông sẳn hiểu, Trời mượn làm Chỗ trú ngụ cho Con Trời mà thôi chớ.

Không tin thì Người thử Định Tâm xem; Người không rớ tay vào thì vật ấy có còn Sống theo Thể Vô Vi của nó không?

Nếu Người để tay vào thì Sự Sống của Vật vô hình nó còn được tự nhiên không?


Tâm Định là Tâm Sống, Người Định là Tâm chết, Thánh Giáo cũng đã có chỉ cho biết.

Note: Người Định Tâm đặng Tâm trở lại Thể Hư Không của nó.

Tự nhiên làm sao đặng vì hể Người để lòng Lo lắng gìn giữ thì Người sẻ thấy Hơi Thở vô hình ấy thoạt mau thoạt chậm không được điều hòa mà cái Tâm kia chứa sự Lo của Người thì nó đâu là Trong Trống, là Thanh Tịnh Hư Vô!

Một khi giật mình tỉnh ngộ rồi thì Người không nhúng tay vào Lo nữa, Người để tự nhiên cho Tâm đặng thông suốt điều hòa thì Người trở lại cái Thể Vô Ưu Vô Lự ra Người Vô Tâm. Vô Tâm thì là Vô Ngã.

Vô Tâm vi thiện mới ngoan,

Hữu Tâm vi thiện ai màng mà mơ!


Tới đây Người mới lấy làm lạ, không biết mình là Thể nào mà mình có đây, có đây nên mới đứng ngoài lấy làm lạ đây.

Người thấy bước đường mình đi từ Cõi Hữu Hình đến Cõi Vô Hình chỗ nào cũng có cái Thể Trời lập sẳn cho để làm chỗ trú ngụ ngơi nghỉ, có sẳn kẻ lo liệu cho mọi thứ cần dùng.

Người mới thấy rỏ ràng mình nay là Con của Trời. Con của Trời vậy mà Trời cho Con Trời ra đi khác nào một cuộc du lịch cho mở mang Sự Sáng Biết, cho trở nên Người rắng rỏi, Người từng trải, Người ở bùn mà chẳng nhuốm bùn, Người như vậy mới xứng đáng làm Con của Trời, Người như vậy mới hoàn toàn trọn đủ Chơn Ngươn.


Người nay thấy rõ sự Thương vô cùng của Trời, Người quyết đi cho cùng Bước Đường của mình để trở về Hiệp mặt với Ngôi Cha.

Người liền tìm coi mình là Thể nào mà mình đã Vô Nhơn Vô Ngã mà nay lại Vô Tâm.

Vô Nhơn, Vô Ngã, mà Vô Tâm thì cái “” của Người đây là vật gì?

Nay như thế là Một với Ta rồi, vậy Người hảy lẳng lặng mà nghe Ta nói với Người này, đáp lại cho Người thì Ta hiệp Người đó, từ đây Ta Sống nhờ Người. Người Sống nhờ Ta làm trung gian cho Người Cảm Ứng và ban Sự Sống của Ngôi Trời Thiêng Liêng Vô Kiệt mà ra Ta Người Thiêng Liêng khi xác thân còn tại thế.

Note: Sống đến bực tinh thần này, Thầy mới có cứu các con cái của Thầy đặng.


Ta Biết vì Ta đã có khi Trời muốn có ra Người. Ta là Ngôi Bổn Giác thọ Lịnh Trời theo gìn giữ Sứ Mạng đây.

Người Vốn là sự Muốn Có trọn Lành trọn Tốt của Trời, là đi đến chỗ trọn Lành trọn Tốt thì cái trọn Lành trọn Tốt ấy mới làm Thể cho Người. Người có đặng Thể ấy thì Người mới thiệt là Con Trời đủ Chơn Ngươn, Người mới Đồng Thể với Trời. Có Đồng Thể với Trời thì Người mới Thiệt là Con Trời, mới có thay thế cho Trời mà lập một Cỏi Thế Giới Vô Hình mới nữa vậy cho xứng Ngôi Tam Tài.


Ngôi Tam tài nơi Người là Ngôi nào?

Chính là Ngôi Ta Thiệt Thiệt Ta đó.

Người muốn đến đặng Ngôi ấy cho trọn bước Đường của Người thì Người phải làm sao?


Đức Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý có lời rằng:

Các trò biết đặng Con Đường Trường Sanh Thầy lập cho các trò nó đã là vô hình rồi, sao các trò chẳng thể theo cái Thể vô hình của Thầy ban cho các trò mà Sống theo, tập theo cho trúng Mối Cảm Ứng Hòa Hiệp Thiêng Liêng.”

Người do theo cái Tâm Hư Vô trong trống Người xét lại nơi mình là Người Vô Ngã, Vô Nhơn, thì Người thấy rõ ngày nay Con Đường từ thể hữu hình đến thể vô hình được thẳng một Con Đường Ngay bằng phẳng thông suốt từ cõi hữu hình đến cõi vô hình không còn mây mù che án.

Người thấy cái Thể Vô Ưu Vô Lự, Vô Ngã Vô Nhơn của Người là cái Lòng trong trống của Con Đường duy nhứt, nhờ cái lòng trong trống thẳng răng ấy mà Con Đường ấy mới được Ngay.


Tại sao cái lòng trong trống ấy nó thông suốt đứng vững đặng?

Bởi nó có cái Đức Tin làm Cốt, làm Thể Vô Vi, làm Sức Mạnh cho nó.

Đức Tin nầy Gốc ở nơi đâu? Gốc ở sự Muốn Có trọn Lành trọn Tốt của Trời đó vậy.

Người từ Trời ra đi thì Người ấy Chí Nguyện Hành sự Muốn trọn Lành trọn Tốt của Trời. Người buổi ấy là Người Vô Ngã Vô Nhơn, lòng Người vốn trắng trong trong trắng nên Trời mới Tin ở Người mới giao cho Người cái Sứ Mạng đến cõi trần gian mở mang các cõi Hồng Hoan đặng lập nên thành một Cõi Chơn Nhơn Thế Giái thông đồng với các Cõi Vô Hình.


Lời đây nào khác lời của Đức Sư Phụ có chỉ rõ: “Cái Chí hướng của Cha Trời của các con là muốn sao cho các con phải theo Một Con Đường cho trúng Đạo Lý mà trở về Hiệp Nhứt với Người phòng có thay thế cho Người Hóa Sanh vạn vật làm thêm một Thế Giái Chơn Nhơn Vô Hình nữa đó vậy.”

Trời đã tin nơi Người, tin ở Sức Người nên Trời giao cho Người cái Sứ Mạng Thiêng Liêng.

Mà Trời lấy đâu làm ứng chứng cho sự Tin ấy?

Trời đã ban cho Người một tia Chơn Lý của Trời làm Thiên Tánh cho Người đó.

Người nay phải Tin Thiệt, Tin Chắc theo bước Đường của mình đó, đem sự Muốn của Mình làm theo sự Muốn của Trời, tức chuyển Tình Dục thành Đức Dục, phải Thường Thiệt Tin lấy mình là cái Thể Vô Vilập Thân Danh cho Đạo mới hòan toàn trách nhiệm.


Vậy, Người lúc bé thơ phải trải qua con đường kinh nghiệm và thực nghiệm để rèn đúc cái Chí Khí làm Con Trời.

Mục đích người đi là “Chí

Nghị lực người tới là “Khí

Tu cho mụch đích đành rành

Mục đích ấy là cái Chí thiện Chí mỹ, cái rất trọn chơn trọn chánh, nên cũng do theo Lý này mà đi cùng bước Đường mình thì Người mới là hoàn toàn trọn đủ Chơn Ngươn. Đạo là Chơn Ngươn khắp tràng Võ Trụ.

này, Chí này, Khí này, ở tận cõi lòng trong thì đổi qua danh từ là:

Lý tưởng chí chơn chí chánh đó, có một không hai.

Ẩn sâu là ,

Hiển hiện là Chí Khí.

Chí có ra rồi thì Lý Khí phải Hiệp.

Ly Khí phải Hiệp

tức là

Tánh Tâm hòa trọn kiếp Người Tu.


Lý Khí trong Người

tức là

Lý Tưởng Chơn Chánh

Nơi Người Chí Chơn Chí Chánh


Một Sức Sống vô hình lưu thế hạ,

Đem bút thần ai khéo tả cho nên,

Của Trời ban của ấy vốn không tên,

Người xuống thế vì đâu quên Cảnh Củ.


Mượn thân xác khép mình trong Vũ Trụ,

Đầu đội Trời đầy đủ Khí Anh Linh,

Đứng làm Người phải giử trọn Phần Tinh

Đừng đem nó đổi nhục vinh cặn bã.


Nó là Mối dẩn Người về Ngôi Cả,

Nó là phương thuốc lạ của tiên duyên,

Công dày Tu mới gặp nó mảng viên,

Giây quang tuyến nối Người tiên kẻ tục.


Nó là mạch tinh thần nguồn hạnh phúc,

Đỉnh trầm tư nghi ngúc thức ly tao,

Tấm Lòng Trong chí kỉnh đến Trời Cao,

Hoa dệt gấm chi hờn màu thanh bạch.


Người gặp nó Trời Trong đâu xa cách,

Dậm Kiền Khôn vuôn tất ấy là bao,

Nước trong xanh lòng Bóng Nguyệt như chào,

Khách Tâm Đạo bước vào Huyền Diệu Cảnh.


Thoại Quỳnh Sơn – Viên Giác (1951)


Note: Thở và Sống bằng Tinh Thần tức là cái Lý Sanh của Trời.


Tinh: “Cả Tam Tài đều chú trọng đến một điều Tinh nầy. Có Tinh mới có Nhứt, có Nhứt mới có Tinh được. Nếu Tinh không Nhứt, Tinh kia cũng hỏng, nếu Nhứt không Tinh, Nhứt ấy phải tan. Vì Tinh gốc bởi Thần và Khí đã được Chơn Nhứt mà sanh ra, nên gọi Một mà Ba, Ba mà Một. Một mà Ba là phân ra Đạo có Ba Thể (Thần, Khí, Tinh) đồng một vật mà khác tên đặng cho biết mà xét, còn Ba mà Một là tóm lại cho biết Đạo có Ba Thể mà sự Dụng vẫn có Một, đều là nơi Vô Vi mà có. Có Vô Vi mới sanh ra Thể Tướng Dụng và dựng nên ngàn hình muôn trạng trong võ trụ, hình trạng ấy là những chỗ cho Đạo có Thể mà đứng đặng tỏ bày Bổn Tánh của Ngôi Trời Độc Nhứt Vốn rất trong sạch, rất tốt đẹp, chí thiện chí mỹ, nhờ có Tinh mới đặng vậy.

Tinh là một vật sáng sủa, rất trong sạch, rất tốt đẹp, quí nhứt, báu nhứt, mà lại là Bản Tánh và Bản Thể của Ngươn Thần và Ngươn Khí.” (Đức Phù Hựu Lữ Thánh Đế Quân)


Người xa Trời ở giửa cảnh vật chất rộ rạp, biến đổi, chẳng khác sợi tơ mành tung ra trước gió mà Trời Cha Chung vẫn cho Người ra đi cho Người đặng trở về là cho nên Người Giống của Trời, thà chẳng có, có cho đúng “Có”.

Ấy là Trời tin ở sự Muốn Có trọn Lành trọn Tốt của Trời đã chuyển sang làm Chí Khí Thiên Nhiên cho Con Người Trời Sanh.

Người nay đặng tròn tỉnh ngộ rồi há để cho bụi trần vùi lấp cái Thiên Ngươn, cái Chí Nguyện trọn Chơn trọn Chánh là lập cho mình Sự Sống Trường Sanh thì Người bé thơ ra Người Trưởng Thành trong thời kỳ Đạo Dụng.


Sống với Thiên Tánh, Chí Khí Trời Cao, là Sống bằng Hơi Điển: Sức Sống, Sức Sanh, Sức Hóa, Sức Sáng tự nhiên vô hình ấy là Sống Tại (l’Éternel Présent), Trường Sanh, Thường Tồn, Thường Tại tức là Thở và Sống bằng Tinh Thần trong lúc xác thân còn tại thế, vì Tinh Thần là chủ sự thở và sự sống khắp cả vạn vật nơi không gian, làm chủ cả võ trụ.


Con Người Vốn là Thiêng LiêngTrời nơi Tâm Vốn là Thiêng Liêng.

Vậy, từ đây, đặng thông Đại Đạo, quán Thông Đạo Lý rồi, thì hảy Đứng về mặt Tinh Thần Thiêng Liêng mà xem mà thấy mà biết mà đối đãi với đời và Sống ở đời, ấy là Sống theo Lý Thiên Nhiên đó.

Sống cùng Sự Sống, ngày nào chẳng phải là Ngày Xuân của Đạo, Ngày Xuân của Đạo cũng là “Tuổi của Đạo” về kiếp Tu của mình.

Nay hỏi lại Cái Tuổi Đạo của mình là bao? Tự mình phải gạn đục lóng trong nơi long mới thấy rõ, thấy rõ rồi hảy Sống theo Tuổi Đạo.

Hiện nay chư vị đã “Đổi Người ra mới” rồi, tự mình mới biết Tuổi Đạo của mình. Đức Mẹ có nói:

Chín mười cho đúng Tuổi Vàng Mẹ trao”.

Xuận của Đời, một năm một tuổi cho đời, Xuân của Đạo, Tuổi của Đạo là Tuổi Vàng của Kiếp Người Tu đó vậy.

Ví như bể đời lượng sống cao thấp bể trầm luân mà con thuyền phải đi tới mãi, mặc đầu theo lượng sống khi hụp xuống khi trồi lên. Trồi lên là mấy kiếp Tu của mình, hụp xuống là quên bờ bến Thiêng Liêng vậy.

Tâm Người nay tỏ rạng dường bao?

Mặt trời lên lần lần, lần lần sáng tỏ, Tuổi Đạo cũng thế , mới có thể mừng cái bước Trường Sanh của Con Đường Trường Sanh của Thầy lập cho Con Trời vậy.

Biết đặng, rỏ đặng, cởi bỏ đặng bao lớp vô minh mờ ám nơi mình là nhờ cái Giảng Đàn Thầy lập cho con Thầy, nó vô hình, nên Tự Tâm xét lại mà tụng Công Đức Giảng Đàn độ dẩn Con Trời ở thế hạ vì Con Trời nay “” tại thế.


Thi

Cái “Có” của Đạo.


Có gì là “” với Tâm Không,

Hơi Điển Tiên Thiên Sức Hóa Công,

Nuôi sáng tinh thần, an vật chất,

Nưng cao quan niệm, mở Đường Thông.

Mới hay võ trụ mình đâu “khác”,

Thì rỏ Chơn Thân, Lý cũng đồng.

Ở tục mà lòng không nhiểm tục,

Hư Linh bất mụi vững Ngôi Trong.



Người ra Người Thiêng Liêng

Cung tụng Công Đức Giảng Đàn Chơn Lý


Xuân của Đạo, Xuân Trời, Xuân bao tuối?

Tuổi đời theo năm tháng, chuổi ngày qua,

Người không tên muôn tuổi mải không già,

Từ vô thỉ chẳng hề sa bến tục.


Trải bao kiếp trần ai đem “lòng trúc”,

Kết “bè từ” để vượt khúc sông mê,

Ngày Xuân quang ngày ấy đã hầu kề,

Thầy cho trẻ được về chầu Bạch Ngọc.


Hết những lúc tiếng cười pha tiếng khóc,

Xong những hồi lăn lóc cảnh lấm than,

Luật Trời đi sanh trưởng đến thâu tàn,

Tròn bổn phận tuổi vàng trao lại Mẹ.


Ơn Tứ Giả giúp tay ra nét vẻ,

Công Thợ Trời dạy trẻ rẻ đường son,

Tiểu Hóa Nhi gầy dựng Tiểu Kiền Khôn,

Tâm Điền ấy chính Non Côn của Đạo.


Ngày Xuân Đạo dâng tất lòng con thảo,

Mượn đề Xuân tần tảo để thay con,

Giảng Đàn Xuân hôm sớm Thể vuôn tròn,

Phong bình sẳn đúc như Hòn Thái Sơn.



Lạy Thầy Vô Kiệt Cao Thiên,

Hóa sanh vạn vật mối giềng Người Ta


Tây Sư Tinh Quân

July 1952



Phụ Giải về bài thi trên đây:

Người Thiêng Liêng cũng là Người tại thế mà Sống theo Tuổi Đạo, là sống biết từ Vô Thỉ.

Đem lòng trúc kết bè từ: ám chỉ Người Tu Chơn.

Ngày Xuân quang là ngày ngày Tâm đã đặng thiệt Sáng, Tánh đã được Thông.

Ngày Xuân Đạo là Ngày Sống Thiệt.


“Tuổi Vàng trao lại Mẹ”

Tiếng “Mẹ” đây ám chỉ là Tạo Hóa.

Sao vậy? Ấy là Tứ Đại hườn về Tứ Đại. Tứ Đại trả về phận mảng viên. Thì Người còn chi? Còn lại Thiêng Liêng: Lý Khí là Hồn Xác thiêng liêng vô hình của Con Trời thuở ra đi. Tuổi Vàng là Tứ Đại Thiệt đó.


Đức Thiên Long Đồng Tử có phân tường:

Điều trò nên biết mà phải Thiệt Biết rằng Mình không cò là mình nữa, mình không thiệt có với phần thân hữu.

Điều trò nên nhớ là phải nhớ cho sâu nguồn rằng trò Thiệt Có, Thường Có với phần Thiêng Liêng Vô Hình. Có cho thiệt với Trời mới gọi rằng mình thiệt Có, còn nếu cho mình có với phần thân hữu là phần hữu hình hữu ngã, là mình chẳng thiệt có với Đạo.

Trò Có thiệt với Trời là trò nào? Còn trò chẳng thiệt có với Đao là ai của trò?

Trò thiệt Có của trò Vốn là Người Thiệt của trò có ra bởi Trời là từ Vô Thỉ mà lại còn hoài cho đến vô cùng vô tận.

Trái lại, trò mà gọi là trò có đó là Cái Người củ kỷ của trò đó thôi. Nó đã có ra trong mấy kiếp luân hồi rồi, từ khi Trời Đất hữu hình có thì Cái Người nầy mới có ra, nó có ra vì bởi kiếp luân hồi của nó mà có vậy.

Trò nhìn lại trò cho kỹ, cho chắc đặng thiệt biết trò nào là Mình Thiệt của trò, rồi khi ấy trò mới đặng gọi Trò có thiệt với Trời với Đạo. Trò có thiệt với Trời như vậy là trò đã có cái Thể Vô Hình của Đạo, Sống theo Thể ấy, trò mới gọi Mình đặng thoát kiếp luân hồi, vì trò đả Thiệt Có, đã Thường Tại với Đạo.”


Thánh Giáo:

Đừng ai tưởng Hóa nhi bé bé,

Cầm Hóa nhi dường thể trò chơi;

Thử xem nội quả Kiền Khôn,

Có ai qua được Chí Tôn lả Thầy.



Mình Điển Bổn Thân


Nhớ nhớ đâu là cảnh Sắc Không,

Vô Vi Thanh Điển, Điển Trời Trong,

Bao luồng Quang Tuyến đương liền “Đó”,

Thân Thể Người đây khỏi Đại Đồng.


Đại Đồng qua khỏi mộng trần quên,

Dứt sạch bợn đời cặn tuổi tên,

Phơn phớt cánh hồng thanh thoát nhẹ,

Một vầng Ngươn bẩm Khí thênh thênh.


Thênh thênh vô tướng lại vô nhân.

Tợ Ngọc Đài Gương giá trắng ngần,

Thông suốt dưới trên Đường Cảm Ứng,

Điển Linh Thầy rọi quí muôn phần.


Muôn phần trong sáng Ngọc Non Côn,

Mình Điển ngày nay trọn đủ Hồn,

Hiệp Nhứt Vô Vi Ngôi Thánh Định,

Trời Trong Chúa Tể Tiểu Kiền Khôn.


Trọn bài Giảng đây là “Tiếng của Đạo”. Hơi Điển trong Thanh Tâm phát ra mà ra giọng ra lời. Thở và Sống bằng tinh thần mà hình dung đặng là vậy đó.


Tây Sư Tinh Quân


Kỷ niệm ngày Lể Vô Vi Hiệp Nhứt

Ngáy 9 tháng 6 âm lịch – Nhâm Thìn – July 1952