Người Trời


Chơn Lý Tầm Nguyên Đại Đạo


Người Trời


Giảng Đàng Chơn Lý của Đức Chí Tôn

Đức Tây Sư Tinh Quân

1955

CONTENTS

1. Phần Một : Chơn Lý Đạo Trời. 3

2. Phần Hai : Người là gì ? 13

3. Lời nhắc nhở Người thế gian 14


  1. Phần Một: Chơn Lý Đạo Trời.





Có kinh nghiệm, có thiệt nghiệm, có đặng Sống, Sống thiệt thiệt sống bằng tinh thần sự Sống thiên nhiên tức là Sống với cái Khí Hạo Nhiên Tiên Thiên làm gốc, do theo cái Lý diệu huyền của Đạo nơi Tâm làm sự Thông, Hiểu, Biết cho mình thì mới biết :

Chơn Lý Đạo Trời là quí,

Người Trời là quí nhứt,


Chớ cái vật có sanh có tử, cái vật phải chịu dưới Luật Sanh Trưởng Thâu Tàn kia là cái hình hài vật chất này, cái xác thân đây, đâu phải thiệt nó là « người » nên Đạo gọi nó là « Cái Người », vì Người Thiệt Thiệt Người, là người vô tận, Đạo gọi là Con Người Trời Sanh, « Người Trời » vậy.

Cái vật là thân hữu kia là để cho Người dùng làm thể hữu hình cho có chỗ mà đứng đặng tỏ bày Bổn Tánh thiên nhiên của Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm rất chí thiện chí mĩ. Nó là cái động cơ bởi chất vật vô hình tạo thành nên cũng gọi nó là cái thân vật chất, cái thân chót của Con Người xuống thế.


Thầy mở lớp hoc đường sơ giảng,

Giảng cho con một đoạn Đạo Trời ;

Đạo Trời có một không đôi,

Đạo là sự Sống cứu người thế gian.

Đạo không đợi cải đợi bàn,

Đạo lo giải cứu cái màng Người Ta.


Trời có Một thì Ta có Một,

Có Ta rồi nên cột có Người ;

Người nên Ta đặng thảnh thơi,

Ta Người chung hiệp một Trời nào ba.

Ta Người nếu rẻ nhau ra,

Ta Người chia rẻ quỉ ma chen vào.


Bỏ cái Ta thì nào có quỉ,

Còn cái người cũng bị cái ma,

Quỉ ma cũng tại người ta,

Ta Người chung hiệp quỉ ma tàn hình.


Đây cần phải sơ giải cho biết cái Cơ Mầu Nhiệm của Tạo Hóa, của cái Máy Thiên Cơ lúc còn nơi cỏi vô hình Tiên Thiên Khí Hóa.

Bổn Thân Người (cái Mình Điển Bổn Thân) sống với cái Khí Tiên Thiên vô hình. Tuy là nói vô hình chớ cũng là phải có hình, song hình ấy là « Hư Vô Chi Khí ». Có nó mới hòa hiệp lại làm Hậu Thiên hửu hình vạn vật võ trụ.

Hổn hiệp những khí chất thiêng liêng lại, rồi Đánh nó cho nó dậy lên như người thợ làm bánh đánh bột vậy, cho đến khi nào những khí chất ấy phát ra cho đặng một màu.

Ai hổn hiệp khí chất thiêng liêng lại ?

Ngươn Thân Ta chớ ai !

Ngươn Thân Ta đã có Người định cho Ta thắng sức thắng thế, nên Ta mới hổn hiệp khí chất kia cho nó phát ra một màu, rồi Ngươn Thân Ta thừa sức thắng của Ta đặng hòa hiệp lại làm một với cái màu Một kia. Ngươn Thân Ta đã có đủ sức mà thắng đặng hòa hiệp với Một kia làm Một vì Ngươn Thân Ta có Thần, Thần này là Thần của Trời, vì có Lịnh Trời định muốn sanh Người của Trời muốn có, nên Thần Trời đả giúp sức cho Ngươn Thân hòa hiệp Khí kia lại cho phát ra màu Tinh Anh cho thành Ta Người hiệp một mà sanh hóa ra Người Trời định muốn có.

Câu này đây có ngụ ý chữ Sư và chữ Đệ. Sư Đệ nghĩa là Thầy Trò. Người Trời muốn có ở thế hạ này là Trời muốn có Người giúp Trời. Tuy cũng đều là Người của Trời, song có Người trước Người sau, ai trước là Thầy, ai sau là trò. Người bực Thầy đã thắng đặng sức thiêng liêng lúc vô hình và lại cũng thắng đặng khí chất hồng trần nơi hạ giới rồi gặp nhịp cầu thiêng liêng tự nhiên bước qua khỏi mà về nơi Ngọc Kinh đặng hòa hiệp lại với Trời, thì Người đi sau cũng phải học làm Đạo như Người bực Thầy mình kia.

Lương Tri vốn thiệt Thầy nhà, mà TU, trau mình sửa lỗi đặng có mau bước qua cho khỏi bực cầu thiêng liêng kia mà hòa hiệp với Thượng Đế.

Người Trời đây, Bổn Thân này, vốn là gốc Lý Sinh Khí Hóa của Trời, Trời thiêng liêng vô hình là Toàn Thể sự Sống của Điển Vô Vi, gốc của hai luồng Điển Âm và Dương.

Vậy, Bổn Thân của Người Vốn là Mình Điển, cái mình điển có các mối giao thông cũng là Điển.

Do Thánh Giáo của Đức Hổn Ngươn Thiên Sư Chưởng Quản có phân tường :

« Tạo Hóa có ra bởi Gốc hai luồng Điện Âm và Dương. Cũng do nơi Điển lực của hai luồng Điện ấy mà Người lập nên Càn Khôn Võ Trụ vạn vật. Người là một vật của Đấng Tạo Hóa Công; Người là sự Sống của Điển lực ấy; Người cũng làm sự Sống cho Điển lực ấy; Điển lực ấy tức là Điển Vô Vi của Thầy ban cho những ai ngày nay còn Nhứt Tâm theo cơ Chơn Lý Đạo Trời đang vận chuyển ».

Rõ ra thì Người vốn cũng bởi Gốc Lý Sanh Khí Hóa, nên Lý Khí là Hồn Xác tinh thần của Người vậy.1

Thấu đặng cái Lý này thì biết như lời của Đức Phù Hựu Lữ Thánh Đế Quân, Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn đã nói :

« Tạo Hóa sanh loài Người nào phải để dành làm tôi tớ cho vật chết bao giờ, vì Trời, Đất và Người vốn đồng một Thể và một chức vụ là để tuân theo Đạo đặng làm sự sống cho muôn vật mà thôi ».

Đây, xin thích Lý về thân thể con Người do theo Lý Đạo chơn truyền nơi Tâm.

Kìa, trong châu thân Người toàn là những vật thuộc về tinh thần, phải trãi cho đủ mấy bực tinh thần, tinh thần nào thì có Điển lực nấy, Điển lực nào thì có không gian nấy mới có thể biết trọn đặng « Người », tức là « Biết Mình » bởi đâu mà có, nhờ chi mà sống, mà sanh.

Phải chi biết đặng toàn thân toàn thể của Người có phần vật chất, phần vô hình chất vật, vô hình của vô hình tức là Ngươn Thân, thì đó là đến phần Vô Vi, mới qua Vô Kiệt làm Trung Tâm mà là Trung Tâm Điểm thì mối manh sao không thấy không biết.

Hiện nay Mối Vô Vi Âu Mỹ đương tìm mà nơi đây Thầy dạy con Thầy tất tiêm vậy.

Cái Thân hữu này, cái hình hài vật chất này, cái xác thân đây nó có tinh thần của nó vì nó có sự sống của nó là sự sống chia rẻ của vật mà vốn nó lại là tinh thần của Tứ Giả, nên cái xác thân này là đồ cặn bả của Tứ Giả.

Người có tinh thần của Người, tinh thần của Người là tinh thần của tinh thần, vì Người có sự sống của Người là sự Sống của Đạo. mới có tiếng gọi « Đạo là Sự Sống », nên Người đây mới đặng gọi là Con Người Trời Sanh, « Người Trời » vậy.

Tinh thần là tinh thần; nó vô hình, không phải là của ai, nên cũng gọi là phần thiêng liêng tinh thần.

Nếu rằng là « Biết Mình » mà không biết đến phần vô hình Thiêng Liêng cùa mình thì không thiệt biết đặng mình vậy. kẻ nào chỉ biết có mình mà không biết nhìn nhận hay là không biết đặng mà nhìn nhận phần Thiêng Liêng vô hình của mình, thì tức nhiên kẻ ấy đã lạc mất cái Gốc Bổn Nguyên Chơn Thể, mới tưởng mình là người thế gian cha sanh mẹ đẻ nên cho tâm của vật là Tâm của mình, thì kẻ ấy sống với một sự sống chia rẻ của vật mà không hay không biết. Có câu:

Suốt thông Hiếu Để mới ngoan,

Lầm thông Hiếu Để lại càng xiết bao.

Nhưng sự sống của vật với sự Sống của Người vẩn là Một, song khác bực tinh thần.

Một này là chi ? Là sự Sống, mà là cái Nguồn của sự Sống, là Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời.

Tinh Thần thì thuộc về vô hình, bởi có vô hình mới sanh ra hữu hình đặng. Nhưng cái hữu hình có bao giờ chịu nhìn nhận cái vô hình, thử xem người đời thì biết.

Tinh Thần của vật là tâm của vật, tinh thần của Người là tâm của Người, Người nhờ có nó trọn đủ mới đặng sống, đặng sáng, đặng biết, lại nhờ phần tinh anh thuần túy của nó mà quản trị đặng tấm thân sanh, vì « Người » là chủ của vật, lại thinh thần chánh gốc đầu bài là chủ sự thở và sự sống khắp vạn vật nơi không gian làm chủ cả võ trụ.

Phần Tinh của Tinh của Tinh Thần này nay có nơi trung tâm mà là Trung Tâm Điểm của Người đây nên Người đây mới chắc mình rằng có Gốc Bổn Nguyên Chơn Thể nơi lòng. Gốc này ở nơi Người gọi là « Chơn Ngươn » chánh Gốc Đầu Bài, lại Chơn Ngươn cũng bởi hai tiếng Chơn Lý Ngươn Khí nói tắt ra.2

Về Người, về sự sống của Người có cái xác thân hữu hình này, mối nhân luân cấu tạo nên hình rất là huyền vi nên cũng gọi nó là cái máy thiên cơ, nếu mối này phân biện cho mình không rành, lại không ra cái Đầu Mối của nó:

Sự gì cũng có Mối Giềng,

Nắm cho trúng Mối tháo chiền mới ra.

Thì thấy trong mình lắm điều mâu thuẩn nên thường thấy sống mà cái vật kia làm chủ cái người này, còn cái người này trở lại làm tớ cho cái vật kia sai khiến đời đời kiếp kiếp.


Đừng tưởng Tâm có hai mà lầm, thử xét « Tâm Địa » với « Tâm Điền » là mấy cái. Tâm không vật, tâm lấy gì mà dùng ; vật không tâm, vật lấy chi mà biết. Không vật thì Tâm đâu có, không tâm thì vật có ích gì, có Tâm có vật mà không tinh thần thì tâm vật kia là một bộ máy vô chủ chớ có chi lạ!

Nên « Người Tu » (Tu là sửa lỗi) phải chuyển « tình dục » cho thành « đức dục ».

Tình dục đâu là Nhơn Tâm đó.

Đức dục đâu là Chơn Tâm đó.

Ai chuyển đặng Tình dục cho thành Đức dục ? Ngươn thân Ta chớ ai !

Ngươn thân Ta đã có Lịnh Trời ở nơi Ta cho Ta thắng thế nên Ta mới hổn hiệp Khí chất kia đặng vì Ngươn thân Ta có «Thần». Thần này là Thần của Trời.


Mà Thần của Trời ở trong thân Con Người là chi ?

Nó vốn là cái sức Sanh, sức Sống, sức Hóa, sức Sáng vô hình. Nó ở nơi Trung Tâm mà là Trung Tâm Điểm nên gọi là Lương Năng. Mỗi khi Người tuân theo Lịnh một của Trời Độc Nhứt đặng thi hành phận sự, nó liền đổi qua một danh từ khác là Thông, Hiễu, Biết.

Ba cái Thông, Hiễu, Biết này ở nơi Tâm, chính nó là một thứ Hơi, mà là Hơi Điển. Hơi Điển này truyền cùng Ngũ Giác Thân, nó làm cho các bộ phận cũng đặng thông truyền.

Tình dục là sự sống mà là sự sống của các mối thần nay tỉnh ngộ nhờ chỗ Thông, Hiểu, Biết của nó nên nó qui hướng trúng đường. Trúng Đường là nhầm Đạo vì Đạo là con Đường Trời lập cho Con Trời đi cho vững bước Trường Sanh. Nhầm Đạo thì Tình dục trở thành Đức dục. Đức dục là sự sống cao diệu của các Mối Thần Điển, càng thanh cao lại càng nhẹ nhàng mau lẹ trống trong, trong trống trong sáng trong Ngôi Chủ của nó là cái Chơn Tâm, cái Tâm thiệt của Trời có Một không hai:

Đường ngay có một không hai,

Đường ngay từ thuở thiên khai đến giờ.

Chơn Tâm mới có chứa đựng cái Chơn Tánh, lại Tâm Tánh loài Người ban sơ Vốn Hư Không, nên Người cần phải « Định Tâm » cho đặng Hư Không mới có trọn đủ lại nơi mình phần Thiêng Liêng vô hình làm Chơn Thân là mình thiệt thiệt mình của mình, cái Mình Điển đồng một Thể và đồng chất vật với Điển Vô Vi mới thiệt là « Người Ta » để làm « Giống Người » của Trời muốn có.

« Người Giống » của Trời ở thế hạ là « Nhơn Loại », nên nhơn loại có Một, phải nào là vô số.

Đừng tưởng tinh thần không có thể chất riêng của nó mà lầm.


Vậy, Người mà thiệt « Biết Mình » là đã hòa với Tâm hiệp với Tánh mà ra Người Thiệt thiệt Người tức là « Người Ta » là Nhơn Loại mới có thể chủ trị đặng tấm thân sanh, thì tự nhiên, biết thương đồng chủng vì Đồng Chủng với Mình Vốn Một, lại Đồng Chủng cũng là mình. 3

Tuy khác tiếng khác da khác giống,

Nhưng cũng đồng sự sống như nhau ;

Dưới chơn cho tới trên đầu,

Tay chơn máu thịt chỗ nào khác đâu.

Chơn Lý Đạo Trời là Biết vậy đó.


Người nay biết mình là Người Thiệt của Trời nào phải là cái người nước này xứ nọ sao lại chẳng mừng chẳng vui, mới có thể xét mình mà đem mình đến chỗ chí thiện chí mĩ của nó là đến bực tinh vi tinh tế tinh thần, mới gặp đặng Mối tinh thần tuyệt đối là Mối Vô Vi ở trong Trung Tâm mà là Trung Tâm Điểm là cái Thể của Ngôi Trời Độc Nhứt , nên Tâm mà Tứ Đại Thánh Nhơn ngày xưa đã đến rồi « Sống Tại », Một với « Đó » mà ra Người vô tận.

Ví như Tứ Đại Thánh Nhơn – Đức Lão Tữ, Đức Phật Thích Ca Như Lai, Đức Khổng Tữ, Đức Chúa Gia Tô đều đặng « Ngôi Người » làm một với « Đó » mà ra Người phẩm giá thiêng liêng tinh thần vô cùng sáng suốt.

Vì để nên Người thiệt thiệt Người, đặng tròn tỉnh ngộ, thông đạt Đạo Lý của Võ Trụ, rồi mới không còn sống theo thể của vật là Tâm của Vật mà Sống tự nhiên với cái Thiên Tư Trời phú Tanh theo cái Chơn Thể của Người, là cái Chơn Tâm vì mình thiệt thiệt mình vốn là Mình Điển, cái Mình Điển có các mối giao thông cũng là Điển, chớ nào có tai mắt trí tri chi đâu ! Nên nghe bằng chỗ không nghe mà nghe, thấy bằng chỗ không thấy mà thấy, tức là Nghe, Thấy, Thông, Hiểu, Biết bằng Điển đó.

Đạo Trời quí là vậy đó !

Đạo Trời Sống sáng là vậy đó !

Chơn Lý Đao Trời là phải vậy đó !

Tinh thần là tinh thần thì nó là cái sức sanh sức sống, sức hóa, sức sáng tự nhiên vô hình, mà mối chành Gốc của nó là Mối Vô Vi vốn nơi Nguồn Thanh Điển trong Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời. Mà cái Nguồn của Nguồn Ngươn Khí làm sao không phải là Điển Vô Vi. Người có trọn Mối Điển Vô Vi nơi Tâm thì mới có thể hưởng ứng đặng phần sáng suốt thiêng liêng tinh thần, thì Người đây là « Đó » khác nào.

Vậy nên đặng thiệt là « Người » là đã lập lại đặng cho mình cái « Thân Danh » cho Đạo, mới đặng trường sanh là Trường Sanh của Đạo khi xác thân còn tại thế.

Thân Danh cho Đạo có thì cái « Có » này là chi của Đạo, lại nó Có để làm gì ?

Cái « Có » này đây là cái « Chơn Ngươn » của Đạo, cái Vật trong trong Người, nó để Công Dụng cho Trời là giúp Công Hóa Hóa Sanh Sanh, thay Trời Hành Đạo, Mối Lý Sanh Khí Hóa nơi lòng, một sự Thường vậy. 4


Cái gì là « Có » với Tâm không,

Hơi Điển Tiên Thiên sức Hóa Công,

Nuôi sống tinh thần yên vật chất,

Nưng cao quan niệm mở đường thông.

Mới hay võ trụ Mình đâu khác,

Thì rõ Chơn Thân Lý cũng đồng.

Ở tục mà lòng không nhiểm tục,

Hư linh bất muội vững Ngôi Trong.


Đức Giám Đốc Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn có nói :

« Trong lòng Trời Đất và Người đều chứa một Sự Thường mà thôi. Thường ấy nghĩa là không thay đổi, không được không có, không được không không, không đủ, không thiếu, không dứt, không ngớt, không ngừng, không nghĩ, không mau, không chậm; Thường Thường hoài mà cũng Bình Thường hoài, muôn ngàn triệu ức kiếp như Một. »


Kinh có câu :

Người chia vật không minh Vật Lý,

Vật ở Người đồng Lý Lý Sinh ;

Vật trong thấu Lý mới minh,

Vật trong thấu đặng Lý Sinh mới tròn.


Rõ ra Con Người quí tại Tâm.

Tâm Trung báu lạ vô cùng.


Tâm này mới chánh là Tâm Thần mà kỳ thật là Tâm của Trời có lại với Tâm của Người mà ra cái Chơn Tâm.

Tâm Điền là Gốc cội Người Ta,

Bìm sắn đừng cho loán phủ nhà,

Nổi ngọn Truyền Đăng tan hắc ám,

Mặc tình thong thả cõi ta bà.


Văn Minh của thế gian:

Ngày nay thế gian đã đến đặng môt bực tinh thần khá cao văn minh tấn bộ. Sự tấn bộ này thuộc về vật chất chớ nào gọi đặng là văn minh tấn bộ về tinh thần, nên sự mâu thuẩn ở lòng người chưa biết sao phân đặng nên đời còn phân vân tâm tánh, phải chịu hoài hoài mải mải cái cảnh tang thương không biết bao giờ chấm dứt !

Thương thay !


Thầy có dạy về Đạo Pháp :

Đạo càng học càng ngày càng mới,

Ngày mới rồi ngày mới một ngày ;

Mới rồi dạy kẻ mới hay,

Hoàn toàn Đạo Dụng mỗi ngày mới thêm.


Thánh Giáo của Đức Hổn Ngươn Thiên Sư có phân tường :

« Người phương Tây đặng văn minh tấn bộ do nơi công dụng đặng cái Điển lực của hai luồn điện Âm và Dương của Tạo Hóa, mà người phương ấy chỉ tầm kiếm hiểu biết để rút hết cái Điển lực ấy đem ra công dụng bên ngoài làm cho bộ máy Sống Điển Vô Vi của Thầy phải tan phải rả, phải hư bại. Càng tầm kiếm đặng cái tinh hoa, cái tinh tế, cái tế nhị của điển lực bao nhiêu, càng đem ra công dụng để đấu tranh cho cái tinh xảo bên ngoài hết bấy nhiêu. Càng tinh xảo, càng làm cho Điển lực Vô Vi nơi Người phải lần lần mất và dứt hẳn đi vậy.

Trái lại với Người phương Đông, Người phương Đông lại tầm kiếm hiểu biết về bên trong như bên Y Gia. Y Gia cũng do nơi tầm kiếm hiểu biết cái điển lực vô vi ấy có sẵn nơi người mà lặp đủ phương dược để sửa trị cái máy sống ấy, chớ chẳng chịu tầm xét hiểu biết để tấn hóa thêm như người phương Tây. Người chỉ tầm hiểu khoa học trong người để giúp đở bồi bổ cái vật chất không mà thôi, chớ chẳng tầm kiếm hiểu biết để bồi bổ cho Điển Lực Vô Vi ấy.

Một phương thì dùng Điển lực Vô Vi ấy để đem ra làm công dụng hết cho bên ngoài ; một phương thì chỉ tìm bên trong mà chỉ tim để bồi bổ cho cái vật chất. Một phương thì đi sai về bên ngoài, sai cho quá mức ; một bên thì thiên về bên trong, nhưng chỉ có ích cho cái vật, không chịu phát triển để trưởng dưởng cho đến tuyệt đối về tinh thần. Rồi rốt cuộc cả hai phương, không phương nào đi trúng theo Thiên ý của Trời.

Ngày nay Trời khai Đạo đến thời kỳ Thầy đem Điển Vô Vi ra dạy các con cái của Thầy. Thầy đem Điển Vô Vi để ban bố cho các con trong Đạo. Con nào còn biết đến Thầy, còn nghe theo Thầy, còn biết làm theo lời Thầy dạy ắc sẻ đặng trở về với Thầy.


Đức Thiên Sư Chưởng Quản nói tiếp :

Phóng Điển Vô Vi cho các con cái của Thầy là phóng con Đường dẩn bước đường về Điển Vô Vi cho các con đủ nghị lực, đủ tài, trí lương tri đặng noi theo tầm xét hiểu biết và làm đúng đặng mau trở về với Thầy vậy chớ không chi lạ.

Điển Vô Vi của Thầy rất quí, con nào biết tuân theo làm theo thì ắc đặng trở về cựu vị, bằng trái lại, dùng làm của mình thì chịu lấy. »


Quí quá thay Đạo Chánh của Thầy,

Dẩu cho cầm thú cỏ cây,

Có lòng mộ Đạo có ngày nên duyên.


Giảng Đàn này may ra động đến lòng Trời của Nhơn loại, Nhơn loại mới tỉnh mình qui hướng theo Thầy cho tròn bổn phận Con Người xuống thế, sống vui với Đạo.


Tây Sư Tinh Quân

Đốc Tràng Giảng Đàn Chơn Lý

Của Đức Chí Tôn



Tạo Hóa Công nơi lòng

Thiên Công im Tánh lại im Hơi,

Mà lắng tai nghe chẳng chút rời,

Đừng tưởng vườn hoan cây cỏ loán,

Ba Giềng khắn khích vững Ba Ngôi.



Con Người tại Thế


Tánh Mạng vừa gieo tách dậm ngàn,

Ngươn Thần vận chuyển lướt trùng sang,

Thiên Chơn ung đúc Thân trong trắng,

Căn bản dồi trao Thể diệu hoàng.

Hiệp Nhứt Vô Vi Ngôi Thánh định,

Hòa xong Vạn Vật Mối Thần Linh,

Giống Người ung đúc nên Người Thiệt,

Trời Đất từ đây Một với mình


Nguyễn văn Kiên

Tân An, Nov 1946




  1. Phần Hai : Người là gì ?


Kinh có câu :

Loài Người ai tạo ra đây,

Thế gian ai sắm ai bày thuở nao.


Đức Chí Tôn có gọi chung:

Ớ con khắp cả hoàn cầu,

Trước đều một rún một nhau một nhà.


Thánh Kinh:

Này con Tâm Tánh bởi Trời,

Này con Tâm Tánh bởi Người phá hư.


Dưới đây nói về một nhà Đại Đức, Đại Hiền Triết đương đời dày công tìm kiếm cho biết “Người là gì?”

Ông Docteur Alexis Carrel, Biologiste, một đấng nhơn tài đương đời lại một nhà đạo đức, ông chí dốc tìm cho ra mối manh Cội Gốc Con Người hầu cho biết rõ chắc đặng: “Người là sao”?

https://en.wikipedia.org/wiki/Man,_The_Unknown

Ông không luận xét theo một tôn giáo nào, ông đứng vào phương diện người đi tìm Lẻ Thật, ông có khảo cứu đủ về Tứ Đại Thánh Nhơn, sách vở kinh thánh lưu truyền. Ông dày công kiếm tìm về mỗi vật có sự sống, các cơ sở trong thân người không còn để sót một cơ quan nào mà ông không mó tay vào đặng nghiệm xét. Ông lại trước có giao thiệp rộng với đủ các hạng người, từ bực thông minh trí tuệ đến bực phú hộ kim tiền chí đến bực thợ thầy tay bùn chơn lấm, các bực Đại Đức Đại Hiền Triết, ông cũng từng hỏi han, khoa sách nào ông cũng rõ tận, nào là khoa hóa học, triết lý học, thông thần học, vật lý học, vật chất học v.v. Rốt cuộc “Người là gì”?, Người là sao, ông cũng nhìn nhận rằng ông chưa đặng rõ cho thấu lý.

Trong năm 1936, ông cho ra một quyển sách dày có mấy trăm trương, tựa đề:


L’Homme, cet inconnu”.


Pho sách này phổ thông ra làm cho sôi nổi dư luận những bực tài trí trí tài, bực đạo đức trong cả hoàn cầu.

Dưới đây, tôi trích lục vài dư luận để xem coi các bực cao kiến nói sao?

« Le moment est venu de commencer l’œuvre de notre rénnovation. Mais nous n’en établirions pas le programme, car un programme étoufferait la Vivante Réalité dans une armature rigide. Il empêcherait le jaillissement de l’imprévisible et fixerait l’avenir dans les limites de notre esprit.

Il faut nous lever et nous mettre en marche, nous libérer de la technologie aveugle, réaliser dans leur complexité et leur richesse toutes nos virtuosités.

Les sciences de la vie nous ont montré quelle est notre fin et ont mis à notre disposition les moyens de l’atteindre.

Mais nous sommes plongés encore dans le monde que les sciences de la matière inerte ont construit sans respect pour les lois de notre nature. Dans un monde qui n’est pas fait pour nous, parce qu’il est né d’une erreur de notre raison, et de l’ignorance de nous-mêmes. À ce monde, il nous est impossible de nous adapter.

Dans les conclusions de son livre, le docteur Carrel a dit :

Non seulement la matérialité brutale de notre civilisation s’oppose à l’essor de l’intelligence, mais écrase les affectifs, les doux, les faibles, les isolés, ceux qui aiment la beauté, qui cherchent dans la vie autre chose que l’argent dont le raffinement supporte mal la vulgarité de l’existence moderne.

L’homme est à la fois un objet matériel, un être vivant, un foyer d’activité mentale.

Il s’étend au-delà de l’espace et du temps, dans un autre monde. Et de ce monde, qui est lui-même, il peut, s’il aura la volonté, parcourir les cycles infinis. Le cycle de la beauté que contemplent les savants, les artistes, les prêtres. Le cycle de l’amour, inspirateur du sacrifice, de l’héroisme, du renoncement. Le cycle de la Grâce, suprême récompense de ceux qui ont cherché avec passion le Principe de toutes choses. »

Relevé de quelques commentaires :

Dr. Alexis Carrel, homme de sciences, dans la préface de son livre, a dit entre autres :

Dans ce livre, il s’est efforcé de distinguer clairement le connu du plausible, et de reconnaître l’existence de l’inconnu et de l’inconnaissable. Il a considéré l’être humain comme la somme des observations, et des expériences de tous les temps et de tous les pays.

Il a pu observer presque toutes les formes de l’activité humaine. Il a connu les petits et les grands, les sains et les malades, les savants et les ignorants, les faibles d’esprit, les fous, les habiles, les criminels. Il a fréquenté des paysans, des prolétaires, des employ’es, des hommes d’affaire, des boutiquiers, des maîtres d’écoles, des prêtres, des aristocrates, des bourgeois.

Le hasard l’a placé sur la route des philosophes, d’artistes, des poètes, des savants, et parfois aussi de génies, de héros. En même temps il a vu jouer les mécanismes secrets qui, au fond des tissues, dans la vertigineuse immensité du cerveau, sont les substances de tous les phénomèmes organiques et mentaux.

Ce sont les modes de l’existence moderne qui lui ont permis d’assister à ce gigantesque spectacle…

La matière est étudiée à tous les degrés de l’organisation dans des laboratoires, de son essor vers la réalité de l’être humain…

Avant de commencer ce travail, son auteur connaissaut la difficulté, la quasi-impossibilité. Il l’a entrepris simplement parce quelqu’un devait l’entreprendre, parce que l’homme est aujourd’hui incapable de suivre la civilisation dans la voie où elle s’est engagée.

Fasciné par la beauté des sciences de la matière inerte, il n’a pas compris que son corps et sa conscience suivent des lois plus obscures, mais aussi inexorables, que celles du monde sidéral. Il est donc impératif qu’il prenne connaissance des relations nécessaires qui l’unissent au monde cosmique et à ses semblables.

Aussi, des relations de ses tissus et de son esprit.

À la vérité, l’homme prime tout. Avec sa dégénérescence, la beauté de notre civilisation et même la grandeur de l’univers s’évanouiraient.

Nous commençons à sentir la faiblesse de notre civilisation. Beaucoup aujourd’hui désirent échapper à l’esclavage des dogmes de la société moderne.

C’est pour ceux que ce livre a été ‘ecrit, et également pour les audacieux qui envisagent la nécessité, non seulement de changements politiques et sociaux, mais du renversement de la civilisation industrielle, de l’avénement d’une autre conception du progrès humain, aussi aux gens qui simplemement réfléchissent au mystère de notre corps, de notre conscience et de l’univers…

Le père Jean Rimaud, le grand écrivain catholique souligne de prime abord que l’ouvrage du célèbre biologiste était axé sur cette idée fixe : L’Homme est insuffisament connu de l’homme.

Le fait capital des sciences de la vie depuis la Renaissance est qu’elles sont en retard sur les sciences de la matière inanimée. Les sciences constituent une puissance formidable, mais fute de connaissance de l’Homme, la société n’est pas actuellement construite pour l’Homme.

Pour le savant ecclésiastique, la Vérité centrale de la constatation de celui-ci demeurait : La civilisation moderne est inhumaine parce qu’elle ignore l’Homme.

Il faut courageusement en tenir compte, se mette à l’œuvre, construire enfin cette science de l’homme qui nous manques.


Thánh trí thay ông Alexis Carrel!

Đạo đức thay một đấng nhơn tài!

Thương thay! Thương thay!


Vì: Văn Minh gốc chuộng tại Tinh Thần.

Đạo thuộc về tinh thần, không phải là đồ vật chất!


Nhưng than ôi cho cái đời sống hiện tại của phần đông lại là phần rất đông sống theo Thể của vật là tinh thần của vật mà không hay không biết, chuộng về mặt hình thức nên:

Sống không biết Sống!

Người không biết Người!

Mình không biết Mình!

Thì làm sao Biết cho rõ Cội Gốc Nguồn sự Sống của Loài Người là Trời mà sống theo.


Thánh Giáo của Đức Sư Phụ Chưởng Giáo Thiên Tôn có nói:

Có Đấng Tạo Hóa tạo các con ra rồi thì chỉ có một mình Người biết máy Thiên Cơ nơi mình các con, lại chỉ có một mình Người biết nơi mình các con mà chỉ cho các con biết rằng: các con là tạo vật của Tạo Hóa Công. Tạo Hóa Công mới biết đặng những tạo vật chi mình tạo ra”.

Thì chỉ có Trời dạy cho mới biết đặng cái Mình Thiệt của Người mà thôi, biết đặng mình rồi mới biết đặng Người!

Nên, lẻ tự nhiên, phải tìm cho thấy cho biết cái Mình Thiệt của mình là cái mình nào, bởi đâu mà có, nhờ chi mà sống mà sanh. Cái xác thân vật chất này, ai lập thành cho mà có: cái mẩu khuôn của nó bởi đâu mà ra?

Vật chất học khắp miền Âu Á,

Mãn mê tìm vật lạ địa cầu;

Nghiêng nghèo dồn dập bấy lâu,

Mãn lo giành giựt nhiệm mầu Hóa Công.

Sao không xét lại nơi lòng,

Bấy nhiêu mầu nhiệm Tâm Trung sẵn sàng.


Đức Chí Tôn có nói:

Các con muốn thấu huyền vi của Đạo, hãy gần Thầy, Thầy sẻ lần lần dìu dắt cho, chớ các con xa Thầy hoài làm sao mà hiểu rõ Đạo đặng.

Đạo Thầy dầu cho đã đứng đặng vào bực Thánh, Thần, Tiên, Phật rồi đi nữa là cũng chưa hiểu phủng thấu đặng, bực nào hiểu lấy bực nấy mà thôi, còn cái huyền diệu bí yếu then chốt của Đạo thì là nơi Tay Thầy. Song le, kỳ Phổ Độ Tam Kỳ, Thầy cũng chẳng giấu người nào muốn thiệt tâm giúp Thầy.

Cái sách vở con đọc ấy, cũng nên đọc mà cũng nên không đọc, kẻ nào ở bực nào thì làm sách vở theo bực nấy, dầu cho có biên tên vị nào giáng phàm dạy đi nữa là bực nào dạy theo bực nấy, chớ đem cái máy này mà ráp với cái máy kia thì có ăn thua vào đâu. Đứa nào nói Trời tròn xây phía trái nghe cũng xong; đứa nào nói Trời tròn xây phia mặt nghe cũng đặng; rồi đây có đứa nói Trời vuông hay bát giác, lăn lộp cộp gẩm cũng có thú vị mà cũng xong cho, chớ nào có đứa nào ở thế gian cõi Hạ Thiên này mà biết Đạo Thầy có chắc.

Các con ôi! Càng theo khoa học chừng nào các con càng mờ ám, mê muội chừng nấy. Thầy khuyên hãy theo Thầy đặng về Cựu Vị là nới Biết rõ, mà lại là thông thả Linh Hồn hơn. Muốn cho đặng an ổn tinh thần, so không nghe Thầy mà cứ làm con mọt đục ba cuốn sách vô căn vô cứ ấy đặng thử sức khoa học ?

Nếu muốn thử sức khoa học chừng nào thì lại càng giết lẩn nhau chừng nấy ; các con muốn giết chết lẩn nhau hay là muốn rộng lòng Từ Bi Bác Ái mà cứu vớt nhau. Hai ấy, Thầy khuyên con chọn một. »


Đức Sư Phụ có lời dạy trong Thánh Giáo năm 1943 :

« Này Tứ Vị Thiên Sư,

Luôn dịp đây, Bổn Sư tưởng cũng cần chỉ cho các con đi cho vững vàng trên Con Đường Hành Đạo.

Này các Con !

Các con cũng đã biết rằng : ngoài các con đi, ai là con cái của Đức Chí Tôn đến ngày nay chưa chịu nhìn nhận Đạo Thầy, đều cũng cho Đạo Thầy là Đạo Cơ Bút, vì do Cơ Bút mà Thầy lập thành Đại Đạo cho các con ngày nay.


Cơ Bút là gì?


là Tinh vi huyền diệu của máy Thiên Cơ, mà máy Thiên Cơ này lại ở nơi mình của các con; Ngọn Bút tinh vi huyền diệu thì chỉ có Ngọn Bút của Trời, vì Trời là Đấng Tạo Hóa sanh thành các con cùng các vạn vật.

Có Đấng Tạo Hóa tạo các con ra rồi thì chỉ có một mình Người biết máy Thiên Cơ nơi mình các con, lại chỉ có một mình Người biết nơi mình các con mà chỉ cho các con biết rằng:

Các con là Tạo Vật của Tạo Hóa Công,

Tạo Hóa Công mới biết đặng những chi của Tạo Vật mình tạo ra.

Trải Đệ Nhứt Tam Tiểu Thời Kỳ sang đến Đệ Nhị Tam Tiểu Thời Kỳ, Tam Kỳ Phổ Độ thì Đức Chí Tôn tùy cơ, tùy thời, tùy cuộc mà Phóng Điển xuống cỏi trần gian đặng dạy dổ các con. Chư Thiên Tôn, chư Thần, ai là Người muốn lập công lấy thì phải do theo Nguồn Điển Phát Sanh của Thầy mà đi lập công phổ độ chúng sanh.

Đến khi Thầy lập xong Đệ Nhứt Tam Tiểu Thời Kỳ, Tam Kỳ Phổ Độ, Thầy muốn đem Lý Đạo ra đặng giáo hóa cho các con nên bọn sa tăng muốn lừa gạt các con. Lũ sa tăng biết trước rằng sao sao Thầy cũng gom các Mối Điển của Thầy phóng ra cho chư Thiên Tôn, chư Thần, chư Thánh đi phổ độ các con lại làm Một, nên chúng nó tìm đủ phương thế phá hoại Đạo Thầy.

Đến khi Đức Chí Tôn day Cán Bút về Kiên Gian, lũ sa tăng càng thêm lộng lẩy. Thấy vậy, Thầy mới kêu Phùng ra gánh vát đặng cho Thầy lập Tòa Thánh Trung Ương. Thầy kêu Phùng ra gánh vát là Thầy giao cho Phùng một “Tòa Rước Điển Vô Hình” nơi mình Phùng.

Lũ sa tăng thấy vậy càng thêm gom góp sức của chúng nó đặng phá cho đặng Tòa Rước Điển Vô Hình của Thầy thì sau mới mong diều dẩn các con cái của Thầy đặng. Song chúng nó chẵng biết rằng đó là cái Tòa Rước Điển Vô Hình, cái Tòa Rước Điển Vô Hình thì không thể nào phá cho lay chuyển đặng.

Trải qua Thời Kỳ của Phùng gánh vát cái Tòa Rước Điển Vô Hình của Đức Chí Tôn thì Phùng đã chịu không biết bao nhiêu là nổi đắng cay, điều khỗ nảo, song than ôi! ai có biết đến nỗi nầy cho Phùng, càng ngày càng thêm tìm vây cánh đặng phá cho nổi Phùng.

Một Người đã trải ba kiếp xuống trần lảnh Chưởng Quản Thiên Sư thì có một ai phá đặng bao giờ.

Đến ngày nay Phùng đã bỏ thân hữu thì cái Tòa Rước Điển Vô Hình của Phùng, Bổn Sư phải gìn giử cho các con, lại Thời Kỳ Đệ Nhị Cao Thiên là “Thời Kỳ Ân Điển” mà cái Tòa Rước Điển ấy vẫn Vô Hình thì không sao các con hưởng đặng Ân Điển của Thầy đã ban cho.

Cái Tòa Rước Điển Vô Hình ngày nay Đức Chí Tôn đã ban cho Người Rước Điển, mà Người Rước Điển đến ngày nay chẳng phải có phận sự rước điển không thôi lại cũng có phận sự giữ gìn Tòa Rước Điển, nhưng không phải gánh vật ấy một mình, các con phải gìn giữ luôn.

Vậy thì cái Tòa Rước Điển cần phải cho có hiển nhiên đặng các con gìn giữ chung cho nhau, cho đủ các cuộc Thầy chuyển Đạo.

Cái Tòa Rước Điển Vô Hình nơi cõi Vô Hình vẫn cũng đồng một nghĩa là Tam Thập Lục Thiên Tam Thiên Thế Giới, số 36 của Thầy trước kia lủ sa tăng đã tiếm đoạt, nên Thầy chẳng dùng đến nữa. Ngày nay Thầy chỉ dùng cái Tòa Rước Điển Vô Hình có 9 Bực Thế Giái, mỗi Bực phân ra làm 3 cõi Khí Chất và 1 cõi Chất Vật. Về Thế Giái ấy các con có biết đâu, dầu cho các con có đủ tinh thần Đạo Đức cho đến bực nào đi nữa, thì các con chỉ có phá đặng mấy cõi Khí Chất mà thôi chớ các con không có tài nào phá nỗi cõi Chất Vật nơi cãnh ấy đặng.

Ngày nay Đức Chí Tôn đã phá hết các cõi chất vật theo các bực Thế Giái Vô Hình đặng mà Phóng Điển đến các con và cho Điển các con có phương thế thông đồng lên các cõi Tiên Thiên chất vật. Đến bực này Thầy mới có phương thế cứu vớt các con cho vẹn toàn.

Có cái Tòa Rước Điển Vô Hình mà thiếu cái Tòa Rước Điển hữu hình thì không sao các con đến đặng hưởng Hồng Ân của Thầy cho đặng.

Có Tòa Rước Điển Vô Hình nơi cõi hữu hình là ý Thầy muốn cho các con cái của Thầy đều thấy đặng, hiểu đặng đến mấy cõi Vô Hình Thiêng Liêng vì Thầy đã phá hết các cõi chất vật nơi các cõi của Tòa Rước Điển. »


Nay xin hỏi : Vậy mà cái Tòa Rước Điển Hữu Hình, Người trong Phái « Chơn Lý Tầm Nguyên » đã lập thành xong chưa ?

Thưa : Đã lập thành xong rồi.

Hỏi : Lập ở nơi nào, chỉ ra coi ?

Thưa : Xin gạn hỏi lại tấm lòng chí kỉnh chí thành thì « Biết ».

Cũng xin hỏi lại : Vậy mà Người đáp lời đây tự mình được biết, được thấy cái Mình Thiệt của mình nó ra sao chưa ?


Ngày nay Ơn Trên đang dạy về phần Vô Vi – Sống Sanh Sanh Sống ở trong thân mình, hãy suy kỷ học sâu thì mới có thể ngụ ý đặng, mới có thể sống trọn thiệt đặng mà ra Người Giống của Trời ở thế hạ.

Ớ Người hãy mau tự tỉnh đặng cứu lấy mình.


Thánh Kinh :

Nguồn Chơn Lý đâu pha Lý Trí,

Nguồn Lý Chơn muôn kỷ chẳng mòn ;

Lý Sanh vạn vật thể non,

Mà khuôn Chơn Lý vuông tròn có không.


Thi Thần :

Bạch phân Lý Chánh gắng công tầm,

Thắng đặng phàm tâm thấu Bạch Âm,

Chơn Lý phăng cầm noi mối Một,

Nhơn nhơn tự tỉnh gấc muôn năm.


Tu Chơn là chánh danh phận trước nhứt của « Người thế gian », Con Người xuống thế. Có học Đạo mới biết TU mà Đạo là sự sống cứu Người thế gian.


Tây Sư Tinh Quân

Đốc Tràng Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn


Đây Tôi này kết luận trong một bài thi ca về một sự sống đầy đủ Chơn Ngươn, cùng với Đạo, mà ra Người Vô Tận.



Lý Tưởng Chơn Chánh

The True Vision


Một Sức Sống Vô Hình lưu thế hạ,

Đem Bút Thần ai khéo tả cho nên,

Của Trời ban, của ấy vốn không tên,

Người xuống thế vì đâu quên Cảnh Củ.


Mượn thân xác khép mình trong Vũ Trụ,

Đầu đội Trời đầy đủ Khí Anh Linh,

Đứng làm Người phải giử trọn phần Tinh

Đừng đem Nó đổi nhục vinh cặn bã.


Nó là Mối dẩn Người về Ngôi Cả,

Nó là phương thuốc lạ của tiên duyên,

Công dày Tu mới gặp Nó mảng viên,

Giây quang tuyến nối Người tiên kẻ tục.


Nó là mạch tinh thần nguồn hạnh phúc,

Đỉnh trầm tư nghi ngúc thức ly tao,

Tận Lòng trong chí kỉnh đến Trời Cao,

Hoa dệt gấm chi hờn màu thanh bạch.


Người gặp Nó Trời Trong đâu xa cách,

Dậm Kiền Khôn vuôn tất ấy là bao,

Nước trong xanh lòng bóng Nguyệt như chào,

Khách Tâm Đạo bước vào Huyền Diệu Cảnh.


Do Lý Đạo mà xét thì Luật Thiên Nhiên sanh Hóa đã là như vậy rồi, Luật Định vậy, nên Người muốn đặng sống, sống thiệt thiệt sống cho ra Người Vô Tận, thì trước phải lo Tự Tỉnh lấy mình mới có thể tự cứu lấy mình và lập lại cho mình cái Chơn Thân Chơn Thể Trọn lành Trọn Tốt mà hưởng Phước Trời, mới có ra sự Tu Chơn mà phải Chơn Tu mới thành.

Ai tránh sự Tu Chơn thì tự mình đành bỏ Mình vậy.


Tây Sư Tinh Quân





  1. Lời nhắc nhở Người thế gian


Ớ đồng bào thế gian!

Đứng về phương diện Tinh Thần, Sống chỗ Sâu Nguồn mà nghe đặng, thấy đặng, hiểu đặng mấy lời giảng giải về Lý Thiên Nhiên thì đừng còn lầm lộn Cái Người với Con Người nữa mà phải lộn mình theo hoài với phần vật chất mà quên lo nuôi phần Linh Hồn là phần sáng suốt thiêng liêng của Người thì phải bị sa đọa nơi bể khỗ trầm luân đời đời kiếp kiếp.

Vì “lộn mình” tức là “lộn Điển” nơi mình mà hại đến Chơn Thân Chơn Thể của mình mà không hay.

Vậy, hãy tự cứu lấy mình!


Về lịch sử hiện tại:


Tài thì dực nước cứu nguy,

Đức ra phổ hóa cho đời hưởng chung.


Tài là cái Đức để quản trị thế gian,

Đức là cái Tài để hóa Nhơn thành Đạo.

Mong thay!


Biết Đời, Biết Đạo, Biết Thân,

Biết nuôi mọi chỗ, Biết gìn khuyết Trung.5

Phước thay!


Sống trong cảnh sắc tiêu dao,

Nhẹ phần vật chất, dồi dào phần Tinh.


Nhẹ phần vật chất” tức là trọn đặng tự do hiển nhiên bên ngoài về vật.

Dồi dào phần Tinh” tức là đặng tự do bên trong về Tinh Thần.


Hòa Bình thay!

Tinh Thần lẩn vật chất.

Tự do thay!

Tự mình làm chủ lấy Minh.6

Vui thay!


Lạy Thầy Chúa Tể Kiền Khôn,

Mở lòng Bác Ái thương con với cùng.


Tây Sư Tinh Quân



1 L’homme, en son essence, est la Vie, et sa vie est ce qu’il vit, donc, la plénitude de la Vie, en action.

Người là sự Sống của Điển lực ấy ; Người cũng làm sự Sống cho Điển lực ấy.

Trong Thánh Kinh Thiên Chúa có câu: Ce qui est né d’Eau et d’Esprit verra Dieu ; ce qui est né de chair est chair.

2 Chơ Ngươn: le Soi Divin en l’homme. Il ne faut pas perdre le sens de la divinité en l’homme, et c’est çà l’Intelligence qui aide l’homme à s’épanouir et à vivre heureux, sans souffrance.

3 La plénitude est l’harmonie de l’esprit et du cœur, donc l’Humain. L’être qui porte en soi son propre origine : « Người Ta ». Son être est sa vie. L’Humain est l’être qui n’a pas d’égo (conscience de soi).

Cái « Hòa » đó tức là cái vật sống của sự sống trở lại Tánh tự nhiên của nó, một với võ trụ vạn vật vì đồng thể. Trong châu thần Người toàn là những sự vật thuộc về tinh thần. Châu thân Người cũng là cái Tâm của Người chớ chẳng chi khác. Đừng tưởng tinh thần không có thể chất riêng của nó mà lầm.

4 Cái “Có” này là: le Réel ou la Réalité éternellement vivante en l’homme.

Mối Lý Sanh Khí Hóa là: le mouvement éternel de la Vie ou le Devenir éternel.

Một sự Thường : le Permanent ou la Vie en plénitude.

5 Trung Dung gốc bởi Chí Thành,

Đạo Thầy gốc bởi Hòa Bình thế gian.

Trung là cái Hòa của Tâm với Tánh. C’est l’Harmonie de l’Esprit et du Cœur.

6 L’Homme est Maître de sa Destinée, c'est-à-dire de son existence individuelle : c’est Dieu, c’est Tout.