Tông Chi Gia Đình Đạo


Tông Chi Gia Đình Đạo

Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn

31 July 1958

Tây Sư Tinh Quân


Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản

Chơn Lý Tầm Nguyên Đại Đạo

Ngọc Hoàng Đại Đế Hội Giáo

Nhứt Tâm Qui Hướng

Vô Vi Chưởng Giáo Sư Phụ Đại Thiên Tôn

Nhứt Tâm Qui Hướng

Vô Hình Chủ Tể Pháp Luật Qui Điều

Nhứt Tâm Qui Hướng

Vô Kiệt Chí Tôn Cao Thiên Đại Đế

Lạy Thầy Vô Kiệt Cao Thiên,

Hóa Sanh vạn vật mối giềng Người Ta.


Luận Lý: “Tông Chi Gia Đình Đạo”

Người đời, nhà vua chúa, kẻ tước lộc quyền cao, bực phú hộ, vận mạng đất nước, đều có thể lập Tông Chi lên tới mấy đời kể ra cũng được trăm dư năm, ngoài ngàn năm được.

Nay, nhờ Trời khai Đạo Kỳ Ba, Người trong "Chơn Lý Tầm Nguyên", về thời đại "Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản", thông đạt Đạo Lý của Võ Trụ, nên lập "Tông Chi Gia Đình Đạo" thì Vui, Thấy, Biết đã chồng chập dư muôn triệu ức kiếp từ Thể Vô Vi, Vô Hình, Hữu Hình, Tiên Thiên Khí Hóa, Hậu Thiên Vô Hình, Hậu Thiên Hữu Hình truy ra tới Nguyên Thỉ từ Trời mà có ra mà nay cũng Tại, cũng còn trong cái Hiện Tại (l' Éternel Présent, the Eternal Now).

Đức Chí Tôn có phán:

"Trời còn, Chơn Lý vẫn còn,

Con nào theo Chơn Lý vẫn còn tự nhiên".

***

Lạy Thầy Chúa Tể Kiền Khôn,

Mở lòng Bái Aí thương con với cùng.

Con đà lạc Tổ xiêu Tông,

Đem đường dẫn lối nhờ trông có Thầy.

***

Do Thánh Giáo Chơn Lý chỉ dạy:

Thầy là Thầy Chúa Tể Kiền Khôn là Đức Chí Tôn. Thầy xuống Ngôi Bổn Giác làm Linh Hồn dạy dỗ các con.

Đạo Thầy là Đạo Vô Vi.

Đạo Vô Vi là Đạo gì? Có phải là Đạo Âm Dương Vô Hình không?

Nếu Thầy gìn giữ Cơ Đạo chuyển về Âm Dương Vô Hình thì cũng không thấy gì, cũng không ích gì cả!

Đạo là "Vô Vi". Thầy phải dụng "Hữu Vi" đặng sanh Thái Cực Đồ.

Hữu Vi là gì?

Hữu Vi tức là "Có" mà cái "Có" nầy rất tinh vi, vi diệu là cái “Có” của Cơ Mầu Nhiệm của Đạo.

Thái Cực Đồ tức là nữa Âm nữa Dương.

Dụng Hữu Vi sanh Thái Cực Đồ có nghĩa là: Thầy dùng cái “Có” nầy là Người đây để làm Sống Âm Dương Vô Hình của Trời Đất.

Thánh Giáo cũng phân thêm cho rõ:

Đấng Tạo-Hóa có ra bởi gốc hai luồn Điển ÂmDương. Cũng do nơi Điển Lực của hai luồn Điển ấy mà Người lập nên Kiền Khôn Võ Trụ Vạn Vật. Người là một Vật của Tạo Hóa Công. Người là Sự Sống của Điển Lực ấy. Người cũng làm Sự Sống cho Điển Lực ấy. Điển Lực ấy tức là Điển Vô Vi của Thầy ban cho các con ngày nay vậy.

Thánh Giáo dạy tiếp:

Thử nghĩ, có phải Người đây làm cho Sống Âm Dương của Trời Đất không? Các con từng nói: Vạn Vật cũng làm sống Âm Dương của Trời Đất mà lầm. Vạn Vật cũng làm Sống Âm Dương của Trời Đất , nhưng đâu có làm Sống Âm Dương của Trời Đất như Người đặng, bằng Người đặng, vì vậy mới có câu: "Người là một Vật Tối Linh trong Vạn Vật".

Nay, Người có tại thế rồi nên Thầy mới dạy rành:

"Tâm Trung báu lạ vô cùng".

Ở thế, Người thiệt thiệt Người tức là Người Trời, Con Trời, phải do theo lòng Trời mà sống, do Tâm mà Sống mới rằng Sống theo Thể Vô Vi, Vô Hình tức là Sống với phần Thiêng Liêng Tinh Thần mới rằng Biết Sống. Sống thiệt thiệt Sống là Sống cùng với Đạo, Sống làm Một với sự Sống Thiên Nhiên là Trời.

Cái thân vật chất nầy đâu phải thiệt nó là Người nên Đạo gọi nó là Cái Người vì Người thiệt thiệt Người là Người Vô Tận Đạo gọi là Con Người nên cái vật là thân hữu kia là để cho Người dùng làm Thể Hữu Hình đặng tỏ bày Bổn Thể Thiên Nhiên của Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm rất chí thiện chí mỹ. Nó là cái Vật bởi chất vật vô hình tạo thành cũng gọi là cái thân vật chất, cái thân chót hết của Con Người xuống thế.

Người vốn bởi gốc Lý Sanh Khí Hóa nên Lý Khí là Hồn Xác Tinh Thần của Người, [1] còn cái vật kia vốn sanh trong khuôn Tứ Giả, vốn cũng đồng một Sự Sống như nhau vì bởi "Một" mà ra bởi "Một" mà nên hình song khác bực tinh thần.

Từ đây, thấu Lý rồi, Hiểu rồi, thì đừng lầm lộn Con Người với Cái Người nửa. Nói quyết: Con Người chẳng hề ăn cơm gạo bao giờ! Cái Người kìa mới dùng cơm gạo mà nuôi sống cho, nên thiên về vật chất đó.

Hiểu rồi thì đừng lộn "Mình" mà phải bị lộn "Điển" ở trong mình mình mà hại đến Chơn Thân của mình mà không hay.

Nhờ Trời khai Đạo Kỳ Ba mới thấu nổi cái Lý Sâu Nơi Lòng, chính nó là cái Đức Tin nguyên vẹn mạnh mẽ trong trống trong sáng vững chắc nơi lòng vậy.

Người trọn đủ Chơn Ngươn mới thật có Đức Tin Nguyên Vẹn nên Tự Biết nơi mình sẵn có một cái Sức Mạnh Vô Hình Thiêng Liêng phi thường vững trải tự Thể nó rước nổi cái Điển của Trời làm thêm Sự Sáng Sống Tinh Thần cho Người nên Bổn Phận Người Tu Chơn theo Đạo Một của Thầy là phải đem mình đến tận cái Mục Đích Trời Định cho Người là đến tận cái Thể chí thiện chí mỹ đó mới có thể giúp công Hóa Hóa Sanh Sanh cho Trời là Hóa Sanh Vạn Vật làm cho ra một cái Thế Giái Chơn Nhơn Vô Hình nữa đó vậy. Cái Biết nầy do nơi Lương Tri mà Biết mới rằng Tự Biết, tức là do Thiên Tánh vậy. [1]

Dưòng thế nên Nguyên Đại nào cũng có nơi mình, cũng Biết, cũng Thấy, cũng Thông, cũng Hiểu, cũng Sống ở nơi cái Sống Sáng Tự Nhiên Trời Sống nơi mình đây bất tiêu bất diệt.

Nên Người xuống thế phải giữ gìn vững chắc "Ngọc Kinh" nơi lòng chớ để cho nó mẻ khờn nức nẻ, phải trát ma cho khéo, chính Ngọc Kinh là cái Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm.

Thầy có dạy:

"Ngọc kia dầu có mẻ khờn,

Trát ma cho khéo còn hơn khi lành".


Sự Tu

Ấy đó là dạy Người xuống thế phải "Tu" mà là "Tu Chơn" vậy. Ngoài ra là tu giỡn, tu chơi, tu quyền, tu thế, tu đời, tu quen.

Nên "Tu Chơn" là Tu lấy Phần Hồn cho vững trải Phần Thiêng Liêng trên bước Đường Tấn Hóa Thiên Nhiên:

"Tấn Hóa là chỉ yếu phải Tư"

có nghỉa là đi cho vững bước Trường-Sanh của Đạo thì trước nhứt phải trau sửa mình, - Tu là Sửa chữa, - Tu là Sửa Mình chớ chẳng phải chi khác, - mình nầy đã bị nhuộm hồng trần, mình nầy là cái Mình Điển.

Vậy, muốn Tu thì phải thật Tu mới Thành, tức là Sửa Chữa Mình theo Điển Vô Vi của Thầy. Sửa Điển trong mình mình vì toàn Thân toàn Thể Con Người là "Điển", mà cái Điển nơi mình phần xác là Điển Hạ Thiên nó rất nặng nề không được trong sạch, nhưng nó là cái Thông Hiểu Biết của Con Người sau khi có xác thân rồi biết, nên cái biết vụng về thô sơ đó là cái Điển Quang lạc mối chánh chơn, nó lại che án khuất cái Thiên Ngươn thanh tịnh không hiện ra được.

Tu cho quỉ phục Thần kiên, thì Người mình, Con Trời đó được phục hồi cựu vị nơi Vô Vi của Vô Vi Cảnh Giái, tức là sửa chữa cho Điển Hạ Thiên nối liền được với Điển Trung Thiên, Cao Thiên, tới Cao Việt Thiên Đài hóa thành một Hơi Thanh Khí Sanh Hóa của Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh từ Trời mà ra, như thế là:

"Thầy thở đặng dài Hơi,

Thì con đặng việc đặn lời nghe con!"

Suy kỹ nghiệm cang rõ ra thì Thánh Giáo Chơn Lý ngay thời kỳ nầy chánh nghĩa là Ơn Trên phóng Điển là phóng Con Đường dẫn bước Đường cho các con do theo Mối Điển Trời chớ chẳng chi khác.

***

Thông suốt trong ngoài trên dưới như thế mới là Người trọn đủ Chơn Ngươn là Người Thiệt Thiệt Người (l'homme véritable) tức là Trời ở thế hạ Lý Chơn vậy, mới có thể tu theo Chơn Lý bền vững đặng, mới rõ câu:

Thiên Sanh hữu Mạng,

Thiên Mạng vi tôn.

Nhờ sự học Đạo, - Học Đạo là học Sự Sống về Tinh Thần,- học Đạo và tùy theo bực Đạo Học, Đạo Hành với sự Tu Tỉnh mình, mà Người nầy đặng biết cái thân xác vật chất này nó là Vật Lý của Trời thì là Vô Ngã Vô Nhơn mới hay:

Người không Tuổi Trường Sanh muôn tuổi,

Người không Tên muôn tuổi không già.

Không Tuổi tức là không sống trong Thời Gian mà Sống trong cái Hiện Tại của Ngôi Trờn Độc Nhứt nơi Tâm.

Không Tên, là không có trong Không Gian, mà thiệt có trong cái Hiện Tại của Sự Sống Thiên Nhiên, tức là có trong cái Nguồn của Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời. Cái Nguồn của Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh nào khác cái Tâm của Trời của Đạo.

Có mà Không, Không mà Có là vậy đó mới thật rằng Không.


Định Tâm

Học Định Tâm, Thiệt Định Tâm, là phải vượt ngoài vòng Không Gian và Thời Gian; phải luôn luôn phải thường thường như vậy mới gọi đặng là Tâm Sống. Tâm Người có Sống mới chứa đặng sự Sống của Trời phú giao. Tâm như vậy mới gọi đặng là Võ Trụ Vạn Vật. Tâm như vậy mới gọi đặng là Không Tâm, mới gọi đặng là Hư Tâm.

Vậy, muốn được Trường Sanh thì phải theo về với Đạo. Phải tách khỏi cái thể hữu hình mà Sống qua phần Vô Hình cho khỏi bề vật chất niếu trì, tuy cũng còn là vật chất song đã đổi hẳn Không Gian bước qua khỏi các cảnh Dục Sắc Vô của thế giái hữu hình, vượt qua khỏi cái không gian ô tạp nặng nề vật chất thì Tinh Thần đặng trong sạch nhẹ nhàn càng mau càng lẹ càng gần được với Thầy, ấy là Biết Sống cùng Sự Sống thiên nhiên vô hình là Sự Sống của Đạo nên Thường Tồn Thường Tại.

Sống qua Vô Hình là các Mối Thần nó qua, các Mối Thần nơi Người chí chánh chí chơn nó qua là nó theo Lý Sanh Chánh Đại Quang Minh của nó là Mối Một của nó, nên nó mới Sáng mau lẹ. Nó Sống nhờ Hơi. Hơi nầy là Hơi Điển, nên Hơi Điển cùng là mối Thần Điển làm sự Sáng Sống Tinh Thần nó qui hướng trúng Đường theo cái Chí Huớng của Cha Trời Thiêng-Liêng, mà trúng Đường tức là nhầm Đạo là trở về Ngôi Chủ của nó là cái Chơn Tâm, như thế là Người Sống tại Tâm làm Một với cái Tâm Thiên Lý nên cái Thể Sống Sáng nầy nó mới đồng Thể với Trời, thì Thiên Tánh được phục nguyên. Đến đây Người không còn là Người nữa mà là Thiên Tánh vậy tức là Lý của Trời thì cái sẵn Thông, sẵn Biết tự nhiên là Lương Tri Báu Trời.

Thể của Trời gốc Nguồn Hư Không Ngươn Khí rất điềm tĩnh nhờ sức Thần ẩn trong nó. Người hữu hạn ra Người Vô Tận thì Tình Dục hóa thành Đức Dục, sự Sống nhỏ ra sự Sống lớn Toàn Thể Chung của Võ Trụ Vạn Vật.

Cái Sáng Biết mau lẹ, càng mau càng lẹ nó liên tiếp nhau, Sáng là Biết, Biết là Sáng là Điển vậy. Cái Hơi đó nó không đứt đoạn như một cái vòng tròn không thấy mồi manh đâu hết. Cái Điển nó Sáng nên mình Biết chớ có chi Sáng Biết mau lẹ vậy, nên qua Vô-Hình là các Mối Thần nó qua mà mình Biết liền, ấy là chỗ không nghe mà nghe, chỗ không thấy mà thấy.

Hiểu Biết trong mình như vậy là Thấy bên Vô-Hình, vì Vô-Hình là Chủ-Tể, Pháp-Luật Điều-Qui.

Đạo là sự Thông Hiểu nên thấu lý cái Nguyên Bản của mình như thế là Kiến Tánh, thông đạt Đạo-Lý của Võ-Trụ như thế là Minh-Tâm, nên Kiến Tánh Minh Tâmlập lại đặng cho mình cái Chơn-Thân Chơn-Thể trọn lành trọn tốt là Con Đường Thông Hiểu Duy Nhứt thì đó là Mình Điển Tiên Thiên, - Bổn Thân đó-, cũng là Con Đường ngay của Trời ở lòng Người Chí-Chánh Chí-Chơn phải để bước lên vậy [1]. Sống qua Vô-Hình là đi trên Con Đường duy-nhứt là mình Sống Thiệt Sống với Con Đường Trời lập cho Con Trời đi cho vững bước Trường Sanh. Thể Vô-Vi đến cùng -Vi Độc-Nhứt làm một Thể Độc-Nhứt nơi Tâm, Nguyên Bản ra Bản Nguyên thì Thân, Tâm, Tánh, Mạng hiệp tròn như xưa nơi Bạch Ngọc Kinh của Thầy.

Thầy có khuyên:

Đường nơi Tâm Ngọc cầm khó sánh,

Khuyên các con chớ lánh nghe con.

Rõ thông Đại Đạo như thế, thông hiểu đặng như vậy [2], nên cái xác thân nầy, tấm thân sanh đây mới gọi đặng là cái Tiểu Kiền Khôn đâu còn phải là cái xác thân của kẻ phàm phu tục tánh nửa.

Nay Người tỉnh ngộ đặng mình rồi thì phải tiếp dưỡng tài-bồi làm cho ra cái Chơn-Nhơn Thế-Giái, một Ngôi Trời Đất nhỏ Vô-Hình, một Sự Sống đầy đủ Chơn-Ngươn.

Đạo Thầy huyền diệu nói sao cùng!

Vậy, Người Đạo phải do theo lòng Trời mà Sống vì sự sự vật vật thuộc về Tinh-Thần ở trong châu thân Người đều sống theo Lý Tự-Nhiên của nó không điều trở ngại nên Tâm Người mới Sống mới chứa được sự Sống của Trời phú-giao nên đặng Thanh-Tịnh Hư-Vô, thì Người mới có thể an-phận thủ-thường, bất kỳ trong hoàn cảnh nào tùy thì biến việc.

Đức Sư-Phụ có nói:

"Sanh, Lão, Bịnh, Tử của Đại Đạo là an là thuận với Chơn-Lý, hễ an thuận với Chơn-Lý thì được hoàn-toàn với Lý với Đạo mà hiêp-nhứt với Vô-Vi mà về với Thầy chớ có chi gọi khổ mà lo diệt".

Hỏi: Các Mối Thần nầy lạc mối Chơn của nó là tại sao?

Thưa: Là khi Người thế-gian thâu các Mối-Thần nầy lại cho mình riêng làm sự sáng biết riêng cho mình, mà cũng không hay, tưởng vậäy là phải vậy, chỉ cho vậy là mình biết nhờ đầu óc mà thôi thì tự nhiên nó phải lạc Mối Chơn của nó, Người mới ra Người tư riêng, sống riêng, tưởng riêng, biết riêng theo Cái Người tên tuổi phàm đời, đâu đâu cũng vậy xứ nào người nấy, người nào xứ nấy, Cái Người cũng hiểu nhau một thế, sống chia Người rẽ Ta mới không thoát vòng khôn dại thị phi, theo vòng Lý-Trí.

Lý-Trí [3] chính nó là cái Sáng Biết của Thời-Gian; Không-Gian nào thì có Thời-Gian nấy, Thời-Gian nào thì có Điển-Lực nấy mà đây là cái Điển-Lực của Hậu-Thiên Hữu-Hình. Đầu óc là một cái cơ sở dùng cho Hơi Điển Trời chảy qua mà thôi. Có Hơi thì có Sáng, có Sáng thì có Biết mà người thế-gian rạp nhau mà gọi nó là cái trí-óc, cái trí khôn riêng của mình, cái Lý-Trí.

Đầu óc mà trí tri nổi gì!

Nói rõ, hãy suy kỹ nghiệm cang thì biết đầu óc là một cái máy thiên-cơ rất huyền của Trời dặt để cho Tinh Thần của Trời quản-trị thế-gian, chớ nào phải đó là chỗ thiệt biết của Cái Người tạo ra cho mình riêng, tranh khôn tranh khéo tranh hay tranh giỏi, cướp quyền của Tạo Hóa mà hại lẫn nhau trong chỗ chia rẽ Ta Người.

Không một ai Sống riêng ngoài vòng Tạo-Hóa mà nên Người bao giờ! Lại tránh khỏi Luật Thiên-Điều báo ứng.

Chớ Sống xa Trời mà lầm!

Chớ Sống chia rẽ mà hại lẫn nhau!

Nguồn Chơn-Lý đâu pha Lý-Trí,

Nguồn Lý-Chơn muôn kỷ chẳng mòn!

***

Tông Chi Gia-Đình Đạo thành lập như thế.

Ớ Ngưởi! Hãy mau tự tỉnh đặng cứu lấy mình.

Phước thay!

Vui thay!

Cho Người trong Chơn-Lý Tầm Nguyên


Tây Sư Tinh Quân

Bữu Tinh

31 July 1958