Biết Mình

Biết Mình

Tây Sư Tinh Quân

02nd Dec 1946


Muốn tìm “Người”, tức là muốn tìm “Mình” mà lại tìm mãi trong vật thì tìm đâu ra mối, tìm không thấy mối, lại không biết mối nó ờ đâu mà tìm thì sự tìm ấy vẩn vơ trên nhánh lá thì bao giờ mới phăn đến Cội Nguồn Chơn Lý. Vì đó mà cái văn minh tấn bộ về vật chất nó có bổ ích chi đặng cho Con Người về sự Sống đâu. Mình hại mình thì có chớ nào phải cứu sống cho nhơn loại quần sanh đâu, cho Người trong cã thế gian nầy đâu!

Thưong thay! Con đường khổ cứ đi, cái vật khổ cứ tạo, rồi tranh nhau mà sống trong cái khổ đó mà không hay không biết.

Bởi vậy:

Đành quên Đạo cả tinh thần,

Đành vùi cát bụi Chơn Thân của mình.

Nói thế là buộc các hạng Người phải Tu hay sao? Vì cho rằng ở con đường đời thì lấm bề khổ não dầu có có qyuền quí bực nào, giàu của thế nào cũng không tránh khỏi cái Sanh Lão Bịnh Tử nên rập nhau trong một đời sống ngắng ngũng, đua chen tranh lấn cho đặng miến mồi phú quí công danh mà hưởng cái thanh nhàn trong thở đầu râu tóc bạc.

Nào dàm nói thế! Mà nói như thế là chán đời rồi hay sao?

Thưa: Đâu phải như thế! Đâu có kêu gọi người bảo người Tu! Đâu phải chê người rằng chán đời!

Có phần đông trong hạng người đi tu, càng thấy càng ngày càng mê muội tối tâm, càng thấy đua tranh về phần phải về con đường Tu của mình mà khinh thường con đường Tu của kẻ khác. Còn Người chán đời lại còn tối tâm hơn nữa. Cảnh đời sao mà chán nó. Nếu nó kể đếm đến mình thì có chán nó mà làm chi! Nếu chán đời, không phải cành đời thiên nhiên, mà chán cái đời của đời tạo thì người đời cũng không ai kể đếm gì đến, thì cũng không chán nó mà làm gì!

Nếu chán đời, không phải cái đời thiên nhiên mà chán cái đời của đời tạo. Như thế là có hai hạng chán hai hạng về đời với về cái đời của đời tạo. Vì đâu cũng một Người mà lấm đều mâu thuẫn trong mình?

Mà nói cho chí lý, rằng mình là Người Đạo Lý, sao nỡ chia mình với võ trụ vạn vật ; võ trụ vạn vật với mình không đồng một thể, một sự sống hay sao?

Vậy, dầu mình có nên một bực Người thì cũng nên với một sự sống nhỏ chia rẽ đó vậy thôi.

Sự Sống nhỏ là Người thế gian;

Sự Sống lớn là Người Đạo Lý;

Sự Sống vô tận là Người Chơn Lý.

Nên, cách trí tinh thần mà xét cho ra sự lý chơn thật này mới là thiệt Người Đạo Lý của Chơn Lý vậy.


Người với võ trụ vạn vật cũng đồng một sự sống như nhau, nếu biết đặng như vậy thì hãy đem võ trụ vạn vật vào mình, tức là đem tinh thần của võ trụ vạn vật là Một vơí Tâm sống mình, thì mình mới có thể sống ngan hàng với Trời Đất là sống thật cùng với sự sống vậy (vivre la vie), thì Mình này mới bao la võ trụ.

Thân thể Ta bao la võ trụ,

Thân thể Người bao phủ thế gian.

Thân thể Người bao phủ thế gian thì caí thân nầy là cái Tiểu Kiền Khôn; còn thân thể Ta bao la võ trụ thì sự sống của Ta là sự sống của Kiền Khôn võ trụ. Thấy rõ, tinh thần của Người sống đến bực nào cũng đặng, thì còn trông chi còn ngóng đợi chi mà chẳng Tu cái Chơn Thân Chơn Thể là cái Mình Thiệt cùa mình, đem nó đến cõi phúc của nó.


Biết Mình thì phải Tu mới có thể thoát tục trần.

Hồng Ân” là Ân Điển của Trời. Trời ban cho sự sáng sống như vậy.

Khi “Đi”Lịnh. Lịnh nầy là Mạng. Mạng Lịnh tức là Hồng Ân của Trời, là bùa hộ thân sống, nhờ “Đó” mà mình có “Đây”, lại đặng thung dung tự toại.

Khi Về, thì cùng vui trong chỗ làm tròn sứ mạng.


Về, Đi, Đi Về, cũng Một, là Một vồng tròn; Về, Đi, Đi, Về, chẳng chút ngừng nghỉ, có phải là Sự Sống Vô Vi hay không? (Sans commencement signifie: c’est l’immortalité, c’est la vie éternelle).


Người Đạo Lý phải nên Người Chơn Lý. Vậy cuộc hồng trần để lại cho hồng trần: Sống thôi. Tự mình Sống vui thôi. Vậy là vui cùng với Đạo.

Laisses la Vie peindre sa beauté sur la toile de ton être;

Fais de toi le sol où elle s’épanouira,

N’arrêtes pas son flux incessant.

L’homme qui marche parmi les chaos, droit à son but,

Voilà l’Amour de la Vie


Tự thuật

Con Người tại Thế

(Tàn cư từ cõi Tiên Thiên Khí Hóa đến tận cõi trần gian)


Tánh Mạng vừa gieo tách dậm ngàn,

Ngươn Thần vận chuyển lướt trùng sang,

Thiên Chơn ung đúc Thân trong trắng,

Căn bản dồi trao Thể diệu hoàng.

Hiệp Nhứt Vô Vi Ngôi Thánh Định,

Hòa xong vạn vật Mối thần Linh.

Giống Trời ương sẳn nên Người Thiệt,

Võ trụ từ đây Một với Mình.


Nguyễn văn Kiên

Thánh danh: Tinh Quân


Có nghiệm xét, có kinh ngiệm, có thật nghiệm, thì mới biết mới thấy sự vui thật nó có cái Gốc Vui của nó là Cội Phúc của đời sống của Con Người, thì thấy mỗi vật có tinh thần sống trong châu thân Con Người đều có Gốc hết. Sự vậy không phải là vô vi sao?

Cha mẹ tổ tông ông bà có để lại cái Đức cho cháu con nên ngày nay con cháu mới “võng dù nghinh ngan trên con đường tinh thần”, trên con đường sống tinh thần mà thiệt là tinh thần, thì cái Danh Thinh của cha mẹ đâu có mất, cũng còn trong Mình mình đây.

Như thế có phải Người tròn chữ “Hiếu” không?

Suốt thông Hiếu Đễ mới ngoan,

Lầm thông Hiếu Đễ hại càng xiết bao!


Tiếng nói mà là Hơi Điển ra thành chữ đây là tiếng tinh thần của tinh thần đó.

Nói đến đây là bước một bước rất xa với câu mở đầu là “Tìm Mình”.

Không xa đâu, vì cũng là “Mình” đó mà nay thấy rõ ràng trước mắt.


Mình nầy, Người này, sự Sống này, Mình Điển này, nó có chê cái cảnh đời thiên nhiên kia đâu, mà nó cũng không mơ cái cảnh đời của người đời tạo, vì vậy nó mới là “Vô Nhơn”, mà Vô Nhơn tức là mà là Chơn Lý vậy.


Đạo Trời Khai sáng rỡ như thanh thiên bạch nhựt nào có khuất lấp ai, có làm cho ai mê muội đâu, mê muội chi cũng bởi chỗ “lộn mình”, lầm tưởng mình là Người xác thịt hoài, nên tuy gập đặng

Người Gốc của Nguyên Gốc Bổn Nguyên

Mà không thấy biết đặng thì biết bao giờ mới ra khỏi cái Khuông Tứ Giả.


Trời Khai Đạo, rõ ra, là tới thời kỳ Khai Đạo đặng cứu vớt sanh linh ai còn chúc điểm lương tâm, biết mình là Nhơn loại, phòng có tránh cái Kiếp Ngũ Lôi.


Nay Biết Mình nên phài Tu mà cứu mình.