Đèn Chơn Lý

Đèn Chơn Lý

Ngọn Đèn của Đạo


Luận văn của Đức Tây Sư Tinh Quân

(1951)



Đèn Chơn Lý 1 phá mù Sanh Chúng.

Sao các con chẳng dụng rọi đường;

Rọi trong phế phủ cang trường,

Rọi ngoài Luân Lý Cang Thường cho xong,

Rọi cho thức tỉnh Giống Giòng,

Rọi gần cho rõ đặng phòng rọi xa.


Ngọn đèn cháy tõ là nhờ dầu tốt trong sạch không pha trộn. Dầu tốt không pha trộn nên khi nó cháy, nó có nhiều Hơi. Nhiều hơi nên ngọn đèn mới tõ. Mà hơi càng nhiều bao nhiêu là ngọn đèn càng sáng bao nhiêu. Ngọn đèn lu mờ là tại ngọn đèn bị nghẹt hơi hay thiếu hơi.

Phải tìm cái Hơi mà là Hơi Sống, cái sáng nào là cái sáng sống, cái đèn sống là nó mới Sống.

Có Hơi Sống, có sáng sống, có hơi hoài, có sáng hoài, ngọn đèn mới còn hoài, vậy mới gọi là Sống. Vây mới gọi là Tìm Đạo, tìm Sự Sống, mới gọi Đạo là Sự Sống.

Cái đèn có Hơi Sống, có sự sáng sống, là một cái đèn không dùng dầu mà cháy, không lửa đốt mà vẫn có hơi hoài, cháy hoài, sáng hoài, ngọn đèn như vậy tìm đâu cho ra.

Dầu cho đến ngọn đèn người đời gọi là đèn Trời là sáng của mặt trăng kia cũng không đặng vậy.

Ngọn đèn có Hơi Sống, Sáng Sống là Ngọn Đèn Đạo, vậy Ngọn Đèn Đạo tìm đâu ở ngoài cho có?

Thánh Giáo:

Tìm Thiên Đạo cần ai phải chỉ,

Lòng Chí Thành suy nghĩ thì ra.

Sao không xét lại nơi lòng,

Bao nhiêu mầu nhiệm Tâm Trung sẳn sàng.

Cái Hơi Sống nầy, cái Sáng Sống nầy, nó ở nơi mình Người chớ đâu xa.

Ai là Người có cái thân hữu nầy, cũng đều nói rằng nhờ “Thở” mà sống, thở là nhờ Hơi, cái hơi nói đây, chỉ là cái công dụng về phần hữu hình mà thôi, có biết đâu nó cũng còn một cái Công Dụng về phần Vô Hình, vì Quên cái công dụng của vật tạo về phương diện vô hình nên mới có đoạn tuyệt cái Gốc Sanh Gốc Sống của nó Vốn là Vô Hình.

Cái hơi thở một khi vào mình rồi thì lưu thông khắp thân Người không có chỗ nào là không đến, mà hễ có hơi thì trong đó phải có chất lửa, có lửa thì có sáng, lửa nầy đi tới đâu thì sáng tới đó. Có Sáng thì có Biết. Nó là cái Sáng Biết về phần xác thân vậy.

Cái Hơi còn lưu chuyển trong mình nó là Sự Sống, một khi nó phát ra ngoài nó là Sự Sáng. Cái Hơi cái Sáng nói đây nó là cái Hơi cái Sáng Vô Hình thì nó là cái Công Dụng Vô Hình vậy. 2 (Thế gian người đời lại gọi nó là cái biết của đầu óc).3

Nói đây là tìm đặng trạng vẽ cho ra cái Lý Đạo mà thôi.

Rõ ra, cái biết trong thân hữu nầy là nhờ Hơi. Có Hơi mới có sáng, vậy lấy chỗ nào làm bằng cớ?

Nếu không thấy đặng, tìm không đặng thì đâu dám nói làm chi. Thật là cái trí biết nầy nhờ Hơi, có Hơi mới có sáng. Cái sáng Sống nầy là cái Sáng Biết của Tự Nhiên. Hơi trong mình đặng hượt bát, đặng đầy đủ tinh tấn mạnh mẻ bao nhiêu thì cái sáng biết cũng đi tới đó.

Có sáng bao nhiêu thì cái biết cũng đến bao nhiêu. Cái Hơi, cái Sáng nầy mới chạy ra đầu óc, dùng đầu óc mà phát biểu cái Sáng Biết của cái Hơi ra, chớ nào đầu óc có biết gì đâu. Vì vậy mà Thầy có nói:

Đua chen khôn dại thị phi,

Tắt Hơi nính thở còn chi đâu là!

Vì nói, ai ai cũng đầu óc như ai mới đua chen theo tuồng giả dối nhau.

Rõ ràng là khi có cái Hơi bao nhiêu thì cái sáng bao nhiêu. Các bực văn minh tài trí địa cầu, chỉ có thấy sống ở thế hạ nầy mà đã tìm biết phô trương cái sự học của họ ra đó, thử bảo họ lấy đầu óc ra đặng biết đi, đặng tìm đi! Có phải ăn ở cỏi này, sống ở cỏi này mà cái học ở trên mặt địa cầu không gian nầy họ đều biết hết không? Tuy thấy họ ăn ở thế hạ này mà họ sống với cái hơi trên không gian ấy nên họ mới sáng đến bực ấy được. Họ dùng đặng cái Hơi bao nhiêu, cái Hơi của họ sống đặng hượt bát linh động bao nhiêu thì họ sáng đặng bao nhiêu, rồi dùng cái đầu óc phát biểu ra sau. Vậy mới gọi cái thân nầy là toàn một bộ máy đặng.

Rõ ràng các bực văn minh nhờ Hơi mà Sáng Biết đó vậy.

Còn người thấp thỏi mà mỗi khi muốn tìm biết một sự gì mà chưa ra, có phải cái hơi của họ chưa đặng hượt đến bực ấy nên cái sáng chưa có chăng? Nếu cái hơi chưa đến bực mà Người muốn biết thì sáng đâu có. Thiếu hơi không sáng, làm sao đầu óc phát biểu ra đặng? Một khi trong mình Người bức rức, giận dử, là cái hơi mình bị nghẹt. Cái hơi bị nghẹt thì đâu có cái sáng. Hơi nghẹt, cái sáng phát ra không đặng theo ý muốn mới sanh ra sự xung đột bằng lời nói, bằng các cách tùy theo sức hơi bị nghẹt.

Đó là cái Hơi, cái Sáng về phần vô hình thân hữu. Nó ở về cái Không Gian ô tạp nặng nề. Cái không gian ví như dầu của cái đèn. 4 Dầu xấu ít hơi hay hơi yếu, đèn hay nghẹt, sự sáng bị giảm bớt lu lờ. Cái không gian đặng nhẹ nhàn như gặp dầu tốt, nguyên chất không pha trộn, nên hơi nhiều, cái sáng đặng lan rộng.

Cái hơi cái sáng nầy, tuy là cái Hơi Sống, cái sáng sống, nhưng nó còn về phần Vô Hình Thân Hữu, nó còn phải bị kẹt trong không gian ô tạp.

Cái hơi nầy không đặng nhẹ nhàn trong sạch nên mỗi khi “Động” thì nó sa ngã về vật hữu hình, thì hơi bị nghẹt, sáng bị lu lờ.

Muốn cho có cái hơi cái sáng đặng mạnh, đặng sáng thêm, Người phải tìm cho đặng cái hơi nhẹ nhàn trong sạch hơn một bực của cái hơi cái sáng về Vô Hình Thân Hữu.

Cái hơi cái sáng này là cái hơi cái sáng ở đâu mà có?

Thật không đâu xa. Thánh Giáo có câu:

Thân thể với hình hài vật chất,

Có Giác Hồn ba bực tùy thân.

Cái hơi cái sáng này nó sẻ phải tinh tấn tinh anh. Cái sáng cũng phải tùy theo cái hơi tinh tấn tinh anh. Nó Vốn là cái Hơi cái Sáng Vô Hình của phần Vô Hình Thân Hữu. 5

Cái hơi cái sáng của phần Vô Hình Thân Hữu mà đặng mạnh, đặng sáng là nhờ liên lạc thường thường hoài với cái Hơi này cái Sáng này.

Cái hơi đặng nhẹ nhàn hơn không phải là phần của Anh Hồn thì có còn đâu mà xét cho ra đặng, vì trong Anh Hồn có tiếng Anh và tiếng Hồn. Tiếng “Anh” là tinh anh, tinh tế, tinh tấn nhẹ nhàn trong sạch. Anh đây là tiếng Anh của Thần mà Thần là Hơi thì Anh đây có phải là Tinh Anh của Thần, là cái Hơi tinh anh, tinh tấn, tinh tế, tinh vi của Thần hay sao?

Đây là nói cái Hơi tinh tế, tinh, tinh tấn nhẹ nhàn trong sạch trong kiếp này. Có biết đâu nó Vốn là một cái Hơi của Người đây sanh thai đầu tiên – Kiếp Nhứt hơn hết -. Người đây 6 phải trở về đến chỗ Sanh thai Kiếp Nhứt hơn hết đặng tìm lại cho gặp. Cái Hơi ấy tức là Ngươn Thần của Người đây.

Có cái Hơi ấy làm Căn Bản mà cái hơi của kiếp này mới nương theo đặng trau dồi cho đặng nhẹ nhàn trong sạch mà trở về.

Cái Ngươn Thần của kiếp này nhờ nương đặng cái Ngươn Thần kiếp trước mà về đến Cội Nguồn không khác nào ngọn đèn nhờ hơi mà cháy, mà cái hơi của ngọn đèn có phải cũng do Một Gốc là Nguồn Ngươn Khí của Trời Đất Hữu Hình chăng?

Cái Hơi đầu tiên trước hết bởi đâu mà có?

Thiệt không đâu xa, Thánh Giáo có câu:

Linh Hồn vốn thiêng liêng hượt bát.

Cái Hơi đầu tiên nầy Gốc bởi Khí mà Khí do nơi Nguồn Ngươn Khí vậy. Nguồn Ngươn Khí là cái Hơi sẳn có nơi Người lúc đầu tiên hết, từ lúc thọ Nhứt Điểm Linh Quang.

Đến đây, cái hơi cái sáng về phần Vô Hình Thân Hữu đã Hiệp với cái Ngươn Thần, tức là cái Hơi làm Căn Bản cho Người đây thát thai lần đầu tiên Kiếp Nhứt hơn hết.

Cái Hơi làm Căn Bản nầy trở về Cội Nguồn của nó tức là Linh Hồn vậy.

Vậy, “Linh Hồn” là cái gì?

« Linh » là « Hư Linh », Linh Diệu, Linh Động, hượt bát ; Hư là Hư Vô Chi Khí. Cái Khí Hư Vô Linh Diệu, Linh Động, hượt bát sanh hóa vô cùng; còn « Hồn » là Sự Sáng mà cái sáng tùy theo cái Hơi của nó.

Đến cái Hơi, cái Sáng Hư Linh, Linh Diệu, Linh Động, hượt bát là trở về đến chỗ phát sanh Nguồn Ngươn Khí vậy.

Nếu chẳng phải « Linh Hồn » là cái Hơi cái Sáng Hư Vô thì Thầy đâu có nói :

« Đạo Bổn Thể Hư Linh bất mụi ».

Người Tu phải trau dồi cái Hơi cái Sáng từ bực thấp đền bực thanh cao, từ thanh cao đến vô cùng vô tận.

Từ cái Hơi cái Sáng tư riêng Hiệp về cái Hơi cái Sáng chung nhỏ, từ cái Hơi cái Sáng chung nhỏ đến cái Hơi cái Sáng chung lớn, từ cái Hơi cái Sáng chung lớn đến cái Hơi cái Sáng vô cùng vô tận, cái Hơi cái Sáng Toàn Thể.

Người Trời một Thể một Ngôi,

Con tua Thể lấy Tánh Trời đừng phai.

Cốt yếu là trau dồi cái Hơi cái Sáng nầy Hiệp với cái Hơi cái Sáng Toàn Thể của Thầy, chớ nào phải đem đem cái hình thể gì mà hiệp với Thầy đặng đâu !

Đến bực nầy mới giúp Công Hóa Hóa Sanh Sánh vậy.

Kinh có chỉ rõ :

Linh Hồn vốn thiêng liêng hượt bát,

Chính là Ngôi Bổn Giác Thầy ban ;

Giữ cho trong sạch hoàn toàn,

Thần dày Đạo Đức Linh càng phẩm cao.

Giữ trong sạch đừng hao Tinh Khí,

Ngươn Thần đừng để lụy trần ai,

Trong ngần chẳng chút lợt phai,

Có ngày chơn bước đến Đài Cao Xanh.

Có phải Thầy nói đây, ý Thầy nói về Ngươn Thần, Ngươn Khí chăng?

Thánh Giáo của Đức Phù Hựu có nói:

Thần có Khí mới Sanh,

Khí nương Thần mới Hóa”.

Một sanh Hai là vậy, Hai về Một cũng là vậy đó.

Cái Giống Hơi gọi là “Thần” nầy ở đâu mà có?

Cái Hơi nầy có đặng là bởi sự Điềm Tỉnh, điều hòa, yên lặng thường thường hoài. Nó cũng do Một Lý của Thần của Trời Đất, vì “Thần của Trời Đất là một cái Lý mầu nhiệm vô cùng không đo lường được, rất kín đáo, rất thanh tịnh, rất êm lặng, rất sâu xa, rất cẩn mật, rất dè dặt, rất mật thiết, rất u vi, rất quan trọng, rất châu đáo, rất tinh tế, mà nó lại rất lưu chuyển, rất hoạt động, hoặc ẩn, hoặc hiện, rất hoạt bát, biến hóa vô cùng, không một vật nhỏ nào, chỗ kín nào mà nó chẳng suốt thông, không một vật lớn nào, chỗ trống nào mà nó không thấu hiểu. Nhỏ hết sức nhỏ như một cái chót lông, một cái tế toái vi trùng, Thần cũng có thể ngự nơi ấy được. Lớn hết sức lớn là cả Võ Trụ Kiền Khôn thế giái, Thần cũng thấu suốt qua thong thả.

Thần nhờ chi mà được như vậy?

Chỉ nhờ có một cái sức mạnh là rất Điềm Tĩnh mà thôi.

Trời Đất làm sao có được Thần?

Những cơn lặng lẽ êm đềm, những lúc yên tịnh, vắng vẻ, Trời không một chút gió khua, Đất không một tiếng trùng động, nước không một lượn sóng xao, bốn phía, trên dưới chẳng một vật chi lay chuyển, thanh vắng lặng trang như tờ giấy trải, như bình nước lóng, ấy là lúc Thần cuả Trời Đất đương điều hòa cả Võ Trụ Vạn Vật và gầy ra có được Sanh Khí đó.”

Theo chỗ xét:

Người Tu cần nhứt là phải cho lúc nào cũng yên tịnh lặng lẽ điều hòa, nhẹ nhàn đầm ấm trong mình của mình cho cái Thần nó đặng mạnh. Thần có Sanh mới có Sanh Khí. Có đặng cái Sanh Khí nầy thì cái Tinh Thần của Tinh Thần của Người mới trưởng dưởng mới Sanh. Cái Sanh Khí có trưởng dưởng, cái Tinh Thần của Tinh Thần của nó mới trở về hiệp sức với Nguồn Ngươn Khí. Có vậy mới còn hoài, mới trợ lực với Nguồn Ngươn Khí mà hóa sanh vạn vật.

Thần nuôi Đạo nư cơm nuôi vóc,

Đạo nuôi Thần như lộc nuôi thân;

Thần mà tinh khiết muôn phần,

Càng vui càng vẽ Đạo càng đặng khen.

Nói vậy Người chỉ thọ cái phần Khí của Trời nên lo trau giồi cho trong sạch nhẹ nhàn đặng đem về Hiệp với Trời, vậy cái phần thuộc về Chất kia không phải của Trời sao không thấy nói đến, không nghe nói đến?

Cái phần thuộc về Chất nầy cũng của Trời. Trời muốn có nên Trời mượn ở Kho Không Không kia đặng làm ra cái xác thân nầy.

Trời mượn cái chi ở kho Không Không?

Thánh Giáo Thầy có câu:

Tứ Đại Giả hiệp làm Nhứt Thể”.

Lời của các Đầng Hiền Triết về Nho về Phật về Lão cũng đều nói một thế.

Trời mượn ở kho Không Không Bốn món Địa, Thủy, Hỏa, Phong vậy.

Các bực Hiền Triết Giáo Chủ ban sơ đều nói:

“Khi úp, khi mở, phải đến Lý mới rõ đặng”.

Cái xác thân này là Trời muốn phải có cho con Trời dùng đặng sấp đặt cỏi hồng hoan hay là quản trị cả thế gian thì Trời phải mượn nơi kho Không Không kia nhữ món Âm Dương Ngũ Hành, song không phải sắm một lần nầy mà có ra cho đặng đâu, cũng phải sắm nhiều lần mới trọn đủ. Vốn nó là cái Chất Vật Vô Hình ở cỏi Vô Hình nên mới gọi là Chất Vật. Vì nó là một vật làm ra bởi các Tánh Chất của các Chất Vật nên cũng gọi là cái thân cặn bã của các chất vật của các từng không gian. 7

Khi Trời sắm Trời cho mượn thì chất nào cũng đều trong sạch vì nó còn là Vô Hình. Nay Cái Người nầy làm sai lạc cái sanh Khí của nó nên nó cũng bị sai lạc.

Ngày nay Người rõ đặng Đạo Lý Chơn Chánh của Trời rồi thì Người không bỏ nó đặng, vì nó là một vật mượn đặng dùng. Người phải đem nó về trả lại nơi kho Không Không cho Thầy.

Ban sơ dùng các chất vật đặng lập thành cái thân vật chất.

Ngày nay Người có cái thân vật chất là trong nó sẳn có cái chất vô hình của vật. Người phải dùng cái chất nầy mà lóng nó, lóng hoài cho nó ra cái chất của vật, lóng hoài cho nó ra cái chất trong trắng trong ngần cũng như lóng nước vậy.

Đến đây mới đến cái Nguyên Chất của Đất, Nước, Gió, Lửa.

Đất, Nước, Gió, Lửa đây không phải như vật mà người ta thấy trước mắt đó, Vốn nó là Địa, Thủy, Hỏa, Phong, gọi là Tứ Đại Thiệt.

Vật này pha trộn rồi lúc nó còn nơi vô hình thì gọi là Tứ Đại Giả, là Bốn Món Lớn mượn hay Bốn Món Lớn giả. 8

Dưới đây là một cách giải của Đức Hổn Ngươn Thiên Sư khi Người cò thân hữu, giải thích như vậy, dầu sao cũng hiểu đặng.

  1. Những vật chi có tánh chất vững vàng chắc chắng thì gọi là Địa. Vật nào có tánh chất này mới đủ sức chống chỏi giữ gìn chịu đựng muôn vật thế gian.

  2. Những vật chi có tánh chất ẩm thấp, ướt át, thì gọi là Thũy, vì vật nào có tánh chất này mới có sức thâu rút các vật khác.

  3. Những vật chi có tánh chất ấm áp thì gọi là Hỏa, vì vật có tánh chất nầy mới có đủ sức điều hòa muôn vật làm cho vừa sức hơi phải nóng.

  4. Những vật chi có tánh chất rung động thì gọi là Phong, vì cái tánh chất này làm cho mát mẻ nhẹ nhà, thơ thới muôn vật đều nhờ có nó mà sống mà lớn.

Bốn món lớn nầy lúc nó còn ở riêng nơi chỗ của nó kêu là Bốn Món Lớn Thiệt – Tứ Đại Thiệt hay Thiệt Tứ Đại.

Đến khi nhiều ít hiệp lại thì gọi là Tứ Đại Giả.

Thánh Kinh của Thiên Chúa Giáo có lời: Đức Chúa Trời lất đất nắng hình Người rồi hà Hơi thì Người mới có sự Sống. Ấy cũng đồng một Lý.

Xét đủ các triết học của Bốn Giáo Chủ thì cái xác thân phàm nầy là Trời muốn phải cho có nó cho Trời dùng đặng sấp đặt cõi hồng hoan hay là quản trị cả thế gian thì Trời phải mượn nơi cái kho Không Không kia những món Âm Dương Ngũ Hành.

Cái xác thân nầy quả là của Trời sấm, song chẳng phài sấm một lần cho được mà có ra, cũng phải sấm nhiều lần mới trọn đủ. Vốn là cái Chất Vô Hình ở Cỏi Vô Hình nên cũng gọi là “Chất Vật”.

Mỗi khi cái chất vật ở cỏi vô hình xuống một từng không gian thì nó mượn cái chất vật ở từng không gian ấy làm cái Thân Vô Hình. Lần xuống từng không gian nào thì mượn cái chất vật ấy mà làm Thân Vô Hình. Càng xuống bao nhiêu càng hiều cái thân như vậy bấy nhiêu. Xuống cho đến nơi đến chốn rồi mới có cái thân hữu này là cái Thân Chót của các cỏi Chất Vật nên cũng gọi nó là một cái Thân Vật Chất.

Vì nó là một vật làm ra bởi các tánh chất của các chất vật. Cũng còn kêu là cái thân cặn bã của các chất vật của các từng không gian.

Khi Trời sấm Trời cho mượn thì chất nào vật nào cũng đều trong sạch vì nó còn là Vô Hình. Đến khi có cái Thân Hữu Hình này, vì Người làm sai lạc cái Sanh Khí nên nó cũng bị sai lạc.


Tất Hơi Sanh Hóa


Thánh Giáo (1936)

Đừng tưởng Trời Đất không Thở mà lầm, cũng chớ gọi Người nhờ Thở mới Sống mà hại. Sự Sống nhờ Hơi mà được, nhưng Hơi phải thay đổi mới Sống. Hơi thay đổi được nên gọi nó là “sự Thở”. Nhưng sự Thở phải êm lặng, nhẹ nhàng, không xao, không động, thì nuôi Hơi mới được. Sự Thở, tuy có vô có ra, lên xuống, song nó đều quan hệ với nhau, phải cho liên tiếp một cách liên lạc, mà chẫm rãi rất khéo léo, đừng cho nó đứt khúc một tý nào, thi nó mới bao bọc gom gói và luân chuyển lấy Hơi, khiến cho Hơi đi một vòng tròn, không thấy được mối mang chỗ nào, nên sự vào ra lên xuống của nó không ai hay biết được. Sự Thở như vậy mới có Sanh Hóa. Nếu sự Thở không được điều hòa như vậy, thoạt mau thoạt chậm. thoạt mạnh thoạt yếu, hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc dài hoặc vắn, hoặc đứt khúc một lúc ở giửa, thì sự Thở ấy không được Thường, không được Thiệt, và không được Tin.

Nếu nó như vậy thì nó nào có làm Sự Sống cho Vật chi được!

Xét vầy thì biết: những lúc đứng Trời, hoặc giông gió bảo tố, hoặc đất động, hoặc lửa núi tưới phung, hoặc nưóc biển tràn đầy, ấy là do nơi sự Thở của Trời Đất không được Thường, Thiệt và Tin đó. Những lúc như vậy muôn Vật ra thể nào?

Ngươn Khí của Trời Đất lúc đã dưỡng được Ngươn Thần rồi, thì nó bay ra một giống Hơi đầm ấm, mát mẻ, không nóng không lạnh. Nhứt là lúc giửa ban đêm cho đến lúc bình minh, ấy là lúc Trung Tâm của Trời Đất đương Định đó. Các trò hãy dùng Chơn Thân hứng lấy Thanh Khí nơi không trung và dùng Chơn Lý mà khảo cứu cho kỹ được, thì các trò thấy rõ ràng rằng: cái Giống Hơi nầy nếu dùng con mắt mà xem thì không thấy nó được, hay là lóng tai mà nghe, thì cũng không biết nó ở đâu, tuy có dùng Lý nơi Chơn Thân Chơn Thể mà hứng thì thấy và biết được cái Mầm Giống của Sức Sanh Hóa của Trời ngụ ở trong cái Giống Hơi mát mẻ ấm áp lúc Trời thanh tịnh vắng vẻ êm lặng khỏe khoắn ấy mà thôi.

Ta đã gọi Hơi ấy Vô Hình, các trò chớ gọi lúc ấy là lúc có sương, vạn vật nhờ hứng lấy sương đặng Sống mà lầm, vì sương là một giống khác, nó hữu hình; bởi nó hữu hình nên hể mặt nhựt mọc lên thì nó tan, bằng nó chẳng tan mà nó đọng vào một chỗ nào, thì chỗ ấy phải hóa ra một thứ sâu bọ phá hại.

Còn Ngươn Khí kia thì chẳng vậy, nó trở lại điều hòa với Dương Khí đặng làm sự ấm áp cho kiền khôn thế giái mà trưởng dưởng vạn vật. Nếu ban ngày mà Ngươn Khí đứng lại thì Trời Đất phải Ngột. Nếu Trời Đất Ngột thì muôn vật thế gian đâu còn! Vì vậy nên Ngươn Khí chẳng hề Đứng mà chẳng hề Ngột bao giờ, vì nó là Sanh Khí lưu chuyển rất Thần.

Người học Đạo phải Thế lấy lời Ta giải đây mà tự mình gầy ra sức Điều Hòa Trời Đất trong Thân Người, cho được Thần Khí trong sạch và yên lặng chớ vọng tưởng tin càng mà sanh sự khổ cho nhau. »

Đức Phù Hựu Lữ Thánh Đế Quân


Phải cho biết :

Ngọn đèn có Hơi Sống, Sáng Sống, là Ngọn Đèn Đạo, Ngọn Đèn Chơn Lý, vậy Ngọn Đèn Đạo tìm đâu ở ngoài cho có.

Tìm Thiên Đạo cần ai phải chỉ,

Lòng chí thành suy nghĩ thì ra…

Bao nhiêu mầu nhiệm Tâm Trung sẳn sàng.

Cái Hơi Sống nầy, cái Sáng Sống nầy nó ở trong Mình Người chớ có ở đâu xa!

Ai là Người có cái thân hữu này cũng đều nói nhờ Thở mà sống.

Cái Hơi nói đây chỉ có cái công dụng về phần hữu hình mà thôi. Có biết đâu nó cũng còn một cái Công Dụng về Phần Vô Hình, vì quên cái Công Dụng của Vật Tạo về phương diện Vô Hình nên mới có đoạn tuyệt cái Gốc Sanh Gốc Sống của nó Vốn là Vô Hình. 9


Ớ đồng bào thế gian!

Ớ Người nhờ thở mà sống!

Ớ Người nhờ Hơi mà Sống mà Sáng!

Ớ Người nhờ cái Gốc Sanh Sống Vô Hình!

Đã nghe đặng, thấy và hiểu đặng lời Thánh Huấn trên đây chỉ rõ về Tất Hơi Sanh Hóa, vậy hảy ngó lại trong mình mình coi có Thể rõ đặng lời Thầy đã nói lại hỏi:

Ai nuôi ai dạy trưởng thành,

Lớn khôn lại muốn tung hoành ngổ ngan?

Nay cũng xin hỏi: Nhờ đâu mà Người Sanh, Người Sống, Người có đặng Sự Sống đây? Sự Sống Sáng Biết đây?

Thử xét: Con trẻ còn nằm trong nôi tự nhiên biết cử động, “biết nhìn cha mẹ chẳng lầm người dưng”, khi ngủ biết trừng, biết nháy mắt, biết nhích miệng cười, biết khóc tức tưởi, rối lại yên lặng tự nhiên, thì hỏi lúc như vậy, Ai trong nó, Vật gì ở trong mình nó dạy nó biết làm những sự huyền vi tự nhiên ấy?

Nay trẻ đây đặng lớn khôn rồi, những sự huyền vi kia, - phần Vô Vi đó -, sao Người lại Quên đi, rồi lại gọi mình là “Tôi nầy, Tôi nọ”, còn lúc sơ sanh “Tôi” thì là “Tôi” nào?

“Tôi huyền vi ẩn vi” nầy có phải là một sức Mạnh, sức Sống, sức Biết Vô Ngã Vô Nhơn chăng? Thì, Vô Ngã Vô Nhơn mà Sáng mà Biết có phải do nơi Chơn Ngươn 10 sẳn có với Sự Sống của Vật Tạo hay không?

Lớn lên biết đi đứng, ăn nói, suy gẩm, vậy ai tập những sự ấy buổi đầu? Nay biết có mình Quên nghỉ đến Ngọc Kinh nơi mình là chỗ qúi nhứt trọng nhứt của vật sống hữu hình.

Quên Phần Vô Hình thì Ngọc Kinh đâu có kể!

Sống Biết ấy là nhờ Tất Hơi Sanh Hóa. Hơi nầy là Hơi Điển Tiên Thiên, cái Hơi Sanh Hóa của Trời tức là cái Nguồn Ngươn Khí.

Cái Người nầy:

Sống ở thế xác hồn chia rẻ,

Cứ lộn lầm dâu bể luân hồi;

Đua chen đây lở kia bồi,

Khôn khôn dại dại mê đời khá thương.

Hồn nói đây là phần Hơi, phần Khí đó. Hơi nầy chạy khắp trong châu thân thì cái mình nầy Vôn là Mình Điển. Cái Mình Điển có các Mối Giao Thông cũng là Điển.

Thế gian ai biết cái Mình Thiệt của mình là cái Mình Điển?

Thì cái Mình Điển này mới thiệt là cái Chơn Thân của Người, thì Sự Sống Sáng của nó là cái Chơn Thể từ Trời mà có ra, nên Cái Vật Tạo nầy Vốn là của Tạo Hóa Công đó mà.

Tạo Hóa Công nơi dạ các con,

Thì Người Thiệt Thiệt Người là Người có Trời nơi lòng vậy.

Nên Người Thiệt Thiệt Người tức là Nhơn Loại đó. Người mà nhơn loài thì Người ấy mới thiệt là Người Ta, tức là Người Giống của Trời (l’Homme Véritable – l’Humain).

Đặng là “Người Ta” thì Người nầy mới là Vô Ngã Vô Nhơn, mà Vô Ngã Vô Nhơn là Lý của Trời.

Lý của Trời đây là cái Tinh ba của Sự Sống, là Toàn Thể của Sự Sống Chung lớn (la Plénitude de la Vie).

Đến đây, Người Trời một Thể một Ngôi vậy, thì Người đây ra Người Vô Cùng Vô Tận. (L’homme en son essence est la Vie. Le Christ et le Bouddha sont la Vie, et chacun en est la potentialité).

Vậy, được Sống được Sáng, - Sáng Một với Sự Sáng Sống Toàn Thể Chung – thì biết cái Nguồn Ngươn Khí nó đi ở trong châu thân Người không sót một chỗ nào dầu cho một chót tóc, một chưng long nó cũng không sót.

Nhưng Người thế gian nào có biết đặng như thế mà chỉ còn có « cái biết sai biệt » vì đã làm sai lạc Tất Hơi.

Nếu con sai lạc Tất Hơi,

Luân hồi quả báo chạy Trời được sao ?

Nhờ cái Nguồn Ngươn Khí lập Chơn thân Chơn Thể cho Người, nên Người mới có Thể sống bằng Trời Đất (la Nature), trường cữu vĩnh viển.

Đây, nói « Người » không nói « Cái Người » nên Thiệt Người nào có biết sanh tử nó là vật gì !

Rõ Lý như vậy, nên về Người Thiệt Thiệt Người thì trăm việc do Trời thì Điển Quang không lạc Mối. 11

Thì, muôn việc nơi mình đều phải do nơi Lương Tri, Lương Tri là vật thuộc về tinh thần sẳn có nơi lòng tạo vật của Tạo Hóa Công. Nó là cái Sáng Biết Thiêng Liêng Tinh Thần, cái Sáng Sống nầy mới là cái Sáng Biết Tự Nhiên của Người mình tự nhiên, tức là cái Sáng Biết của Lý Tự Nhiên, chớ cái trí óc chẳng khác tấm kiến treo giửa chợ đông.

Nó Sáng nhờ Hơi, Hơi nầy là Hơi Điển, Điển nầy Vốn là Điển lực của Điển Vô Vi.

Hơi Điển này do đâu mà phát sanh ?

Do nơi cái Chơn Tâm tức là Tâm Thiệt của Trời có lại với Người Vô Ngã Vô Nhơn. Chơn Tâm mới có chứa đựng cái Chơn Điển, Vốn Nguồn Thanh Điển trong Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời.

Tâm này có hiển nhiên với Người Thiệt Thiệt Người là Người Giống của Trời, như thế Tâm nầy có chứa sức Sống sức Sáng, sức Sanh sức Hóa tự nhiên Vô Hình, nên gọi là Lương Năng, thì Lương Năng là Chơn Thể của Người không còn ngờ vực gì nửa, thì cái Dụng của nó là Tri Giác (Hay và Biết) vận động cho phần Thiên Lý nơi Lương Tâm là đó.

Thì ra Lương Năng là Tánh Trời do Nguồn Thanh Điển trong Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh, là Nguồn thiêng liêng sáng suốt vô tận.

Giống Hơi nầy Vốn thiệt là cái Nguồn Ngươn Khí thông truyền cùng ngũ giác thân, nó làm cho các bộ phận cũng đặng thông truyền, thỉ lúc vậy nó đổi qua một danh từ khác là Thông, Hiểu, Biết. Nên các Mối Điển tùy theo danh từ như :

Thông, Hiểu, Biết, Nghe, Thấy

Mà giúp cho Người đặng nên « Người » là Người khôn hơn muôn vật, chớ thiệt nào phải tai nghe, mắt thấy, miệng nói chi chi đâu ! Ở Ngoài cũng vào ngay nơi Đó. Lời nói ấy, hành vi ấy tức là Lời của Thầy (Le Réel). Nơi nào có đặng Lời Thầy nói ra, thì nơi ấy đặng là cái Tâm của Trời của Đạo! Như thế Trời Người đã Một rồi.

Như vậy, thế gian còn hỏi Thầy Trời ở đâu ?

« Thầy là Chơn Lý tràn đầy thế gian ».

Trời là Toàn Thể vô tư của Sự Sống Vô Hình nơi vật sống hữu hình.

Hảy thật hành Lời nói của mình biết nói cho ra « Tri Hành Hiệp Nhứt » thì Thầy đó, Thầy Trời là đó.

Báu Trời đâu để dồi vinh phong trần !


Bài thi nầy có giá trị. Nghe Đó thì Biết :


Đó làm cho đây vô chung vô thĩ,

Chẳng qua là làm vậy mà thôi ;

Đây là cái chén sanh bôi,

Vơi rồi trút cạng, cạng rồi châm vơi.

Đây quyền sậy mặt tài Đó dụng,

Lắm lúc manh lên trũng xuống đèo ;

Thổi vào cái giọng trong veo,

Diệu dàn cái điệu âm điều thường tân.

Đông tay Đó lòng mừng khắp khởi,

Vượt thoát ra khỏi giới hạng thường;

Rồi tuông bao xiết độ lường,

Nguồn tình vô tận, mối thương vô cùng.

Của Đó ban vô chung vô hạng,

Ta chỉ hềm lóng cạng tay ta;

Kìa đời Người thẩm thoát ra,

Mà còn thấy Đó chang hòa ơn mưa.

Nhưng còn mãi mãi chỗ thừa !


Ấy, tiếp xúc cùng Chơn Tánh, Ta vượt khỏi hạng định. Ta là Đạo vì Lý ấy là Ta. Nên :

Đường ngay có Một không hai,

Đường ngay từ thuở Thiên Khai đến giờ.

Ấy là Con Đường Chơn Lý Ngươn Khí của Trời lập cho Con Trời đi cho vững bước Trường Sanh.

Chơn Thân của Người là Đó.

Kìa: Con chim biết hát,

Con dế biết ngâm,

Con ve biết ca,

Thì “Người” biết “nói”, sự biết nầy thuộc về của Loại, nào phái Cái Người riêng, Cái Người nào đâu.

Nên, có học Nói mà làm chi, sao không Nói cái Tiếng của Mình Biết Nói là cái Tiếng của Đạo, của Sự Sống toàn thể vô tư, cái Tiếng êm hòa ấm áp, đẹp đẻ tốt tươi của Trời phú Tánh, Tiếng nơi Thanh Tâm phát ra mà ra giọng ra lời. Nghe đặng là Tiếng, phát ra là Hơi mà là Hơi Điển.

Lại học nói chi theo cái tiếng của Cái Người tập tánh nói theo sự sống chia rẽ, cho có ra sự tranh đua cao thấp mà ra việc chống kình nhau, thì khác nào tinh tinh anh võ, lại thường tổn Đức là khác.

Thiệt lời nói của Người biết nói là cái hiện tướng của phần Lý Tưởng Chơn Chánh do Chơn Tâm phát sanh, Vốn là Thanh Điển, cái Sức Sáng Sống của Lý Thiên Nhiên (Intiution – la voix de l’Intuition). 12

Mà cũng vì Người thế gian quen nhau trong chỗ học nói theo thế sự tình đời nên quên lửng Con Đường Ngay của lòng.

Đường ngay chẳng thạo đã đành,

Tâm sanh chưởng chưởng ma sanh khó gì!

Như thế mới sai lạc Tất Hơi!

Hơi nầy là Hơi sanh hóa của Điển lực Tự Nhiên, thì bảo sao tránh khỏi cho đặng cái Luân Hồi quả báo, chạy Trời đặng sao? 13

Đường Chơn Lý chúng sanh chưa thạo,

Cứ quẩn quanh quả báo luân hồi;

Cho nên tả đạo dối đời,

Hư hư thiệt thiệt mê đời khá thương.

Chúng sanh ở nơi mình là các Mối Điển Hạ Thiên của Hậu Thiên Hữu Hình do tinh thần của Tứ Giả lập thành, nên Con Đường Chơn Lý từ Tiên Thiên Vô Hình đến Hậu Thiên Vô Hình thì chúng sanh chưa thạo vì nó chỉ biết cái gốc sanh sống của nó là Điển lực của Hậu Thiên, nên “Chúng Sanh” là sự sống thấp hèn. Đó là cái lòng lo sợ, cái sự ham muốn riêng tư, dục vọng, tự đắc tự kiêu, sự sống ngắn ngũng, thấy đó mất đó, có đó không đó.

Người Chơn Lý là Người đã nối lại được nơi mình cái Giây tương sanh tương khí là cái Quang Điển trong Hiệp Quang nên đặng tròn tỉnh ngộ. Ấy là Người đã có lại với mình trọn phần thiêng liêng nghĩa là đã Hiệp Nhứt với Vô Vi làm Một nên Mối Điển Tiên Thiên đã nối liền với các Mối Điển Hạ Thiên thì Chúng Sanh đâu còn là Chúng Sanh nữa, nó đổi lại một danh từ khác là Linh Điển, Thần Điển vậy. các Mối Điển Tiên Thiên với Hạ Thiên đặng Một thì đó là Con Đường Chơn Lý Ngươn Khí, Con Đường ngay của lòng thì “Thiệt Mình” là đó, Vốn là cái Mình Điển của Người Rước Điển: Bổn Thân là đó.

Cũng bởi tại Người Quen Dùng các Mối Điển Hạ Thiên làm sự sáng sống cho mình, bảo sao không sa ngã hoài về Vật, về mặt hữu hình, hoặc sa ngã về tả đạo bàn môn thì Tâm của Người là Tâm của Vật chớ chẳng chi khác!

Đặng trọn mối Linh Điển, Thần Điển thì đó là Lục Thông, Đạo Thông vậy.

Quí Nhơn quí Vật giữ gìn chớ sai

Rõ ra thì “Người” đây là một vật Khôn hơn muôn vật tức là Vật Trong trong Người:

Vật Trong thiệt Vật trong Người sanh ra

(Nhớ: Cái xác thân nầy cũng là một vật trong vạn vật).

Thì có lẻ nào lại chết mất đi không nhờ cái Nguồn Ngươn Khí lập thành Chơn Thân Chơn Thể, cái Mình Thiệt của Mình, đặng sống vĩnh viển, sống là Một với Kiền Khôn Tạo Hóa.

Xét biết đặng cái Nguyên Lý Nguyên Khí ấy rồi thì Ta là cái Lý đó, cái Lý đó là Ta, Ta biết ngần nào túc ý mãng nguyện, xiết bao hớn hở!

Vinh hạnh thay cho Người hấp thụ đặng cái Nguồn Ngươn Khí Chơn Chánh nên mới được sánh với Trời Đất lưu chuyển với Chơn Lý tự cổ chí kim trường sanh bất tử.

Tõ rạng thay cho cái Chơn Lý, cái Chơn Nguyên của Đạo tạo nên Kiền Khôn Võ Trụ này.

Cái Chơn Tâm này đã hiểu thấu cái Chơn Lý ấy rồi thì mặc tình Ta vui mà theo một nhiệp với Trời, theo một chiều với Đạo.


Tổng Kết Luận


Người thế gian, rõ Đạo Lý Chơn Chánh của Trời rối, đều phải “Tu”, mà Tu là Sửa Mình chớ chẳng chi khác. Nên Thiệt Tu thì chỉ có một Con Đường là Tu Chơn, lại phải Chơn Tu mới thành. Tu theo Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản, Chơn Lý Tầm Nguyên Đại Đạo mới có thể “Biết Mình”, tức nhiên là biết “Người”, vì ai ai cũng là Người nhưng phần đông lại là phần rất đông chưa mấy ai biết đặng mình, lại cái Mình Thiệt của Mình nó ra sao, cũng chưa có mấy ai thấu cho tột Lý.

Bởi thế ít ai “Biết Sống”. Sống Thiệt Thiệt Sống tức là Sống Vui đầy dẩy Hạnh Phúc theo Lý Thiên Nhiên.


Tây Sư Tinh Quân

Đốc tràng Giảng Đàn Chơn Lý của Đức Chí Tôn

(1951)



Thánh Giáo:

Sẳn Lương Tri làm Căn làm Cội,

Bỏ Lương Tri học hỏi đâu xa;

Lương Tri vốn thiệt Thầy nha,

Lương Tri báu lạ của Cha sẵn truyền.

Cạn lời Thầy độ hữu duyên,

Chuyển Mê Khải Ngộ khỏi phiền lòng Cha.

Hỏi:

Sự Sống của Người là vật gì?

Là trăm Mối Thần đó, mà giềng mối là Ngươn Thần.

Nên Ngươn Thần mới là Người Thiệt mà là Mình đó, Ngươn Thần đây của kiếp Sống này. Nên phải về Căn Cội của nó là thiệt Người Trời vậy, thì Người mới trọn đủ Chơn Ngươn.


Notes:


Sự Sống không chia rẽ, mà tự nó đâu có chia rẽ, thì là vô thĩ vô chung.

Chơn Lý là đó, cái Tâm đó, các Mối Thần đó, Điển đó, Tạo Hóa đó, Thầy đó.

Các con Chơn Lý rán phăng rán tìm.

“Tu theo Lý Trực Giác (Intuition) mới có thể bồi bổ Chơn Ngươn, tức là Sống và Thở bằng Tinh Thần một cách cao siêu và huyền diệu hơn hết.

Sống và Thở bằng Tinh Thần theo Lý Trực Giác tức là đi trên Con Đường Trường sanh, Con Đường của Trời lập cho Con Trời đi cho vững bước Trường Sanh, vì Người Vốn là Thiêng Liêng, Trời nơi tâm Vốn là Thiêng Liêng.

Về bên tả đạo bàn môn, phái ấy luyện về Tinh, Khi, Thần của Hậu Thiên, về cái Thể vật chất và tinh thần của người riêng là tinh thần của vật.

Còn theo Chánh Đạo thì luyện về Thần Khí Tinh của Tiên Thiên là cái Thể Vô Hình của Trời Trong, tức là dụng Điển lực của Vô Vi tức là Lý Trực Giác.” (Viên Giác – 1950)


1 Ô, Homme!

"Tant que vous n'approchez pas réellement toute votre vie avec votre "Intelligence", aucun système au monde ne sauvera l'homme de son incessant labeur pour son pain". (Krisnhamurti)

Ici, c’est l’Intelligence Divine – Lý Trực Giác – Lương Tri đó.

2 Cái Công Dụng Vô Hình: Thần, Khí, Tinh Tiên Thiên làm Gốc

3 Cái óc Trí là một bộ máy hữu hình để cho Hơi tự nhiên dùng mà phát sự Sáng Biết ra ngoài đó vậy thôi, chớ nào đầu óc biết chi mà rằng hay giỏi ? Đầu óc là một cái cơ sở của bộ máy thiên nhiên mà !

4 Vật ở ngoài tên gì, đem đặt để vào mình cho phải chỗ thì nó đổi lại là tên gì, vì trong mình Người có Trời Đất đủ. Ví như ở ngoài võ trụ gọi là Không Gian thì đem vào mình nó là « Khí » ; Không Gian chẳng phải là cái Không Khí đó vậy sao ? Khí trong mình chẳng phải là như dầu của cái đèn hay sao ?

5 Không học Đạo, thì thế gian đâu có biết rằng trong thân Người lại có phần Vô Hình của Vô Hình Thân Hữu. Bởi không biết vậy thì có thể nào biết đặng « Thiệt Người, Thiệt Mình » là chi ?

6 Người dây vốn là tinh thần, nên tinh thần nầy, Thể sống nầy…

7 Người thế gian dầu có tin hay không tin như thế, dầu có bàn cải cách nào, trở xuôi tính ngược đi nữa thì cái xác thân này nó đã là như vậy. Cái Người đây không thể nào cải Luật Tự Nhiên sanh hóa đặng, ví nó là cái vật tạo của Tạo Hóa Công, cái Vật Sống vì nó có sự sống tự nhiên của nó.

8 Fusion des facultés humaines.

9 Học Đạo là vụ tìm sự sống của Đạo mà học đặng làm thêm Sự Sống cho mình đặng mình Sống thêm lên.

10 Chơn Ngươn: la Réalité éternellement vivante de l’Homme.

11 Tenez l’Éternel en votre Coeur et le Présent devient comme le parfum d’une fleur.

Se comprendre dans sa propre essence, c’est Comprendre la Vie, la « Totalité » où le « Je » a disparu.

Jusqu’ici, comprendre une idée, c’est la rattacher à des idées que l’on avait déjà. Ici (Sống cho sâu nguồn, làm Một với Ngôi Bổn Giác), il ne s’agit point d’idées, mais d’un nouvel état humain, vraiment humain, d’un état qui est différent de tout ce à quoi on a l’habitude de penser.

Ici, Comprendre (Thông Đại Đạo) c’est pénétrer dans cet état. Cet état existe, et c’est l’état naturel d’un être humain, vraiment humain. Dans cet état, la seule Autorité qui nous guide, c’est l’Éternel en nous, la Vérité en nous, la Lumière en nous.

Donc, (phải sống qua phần Vô Hình) déplacez le centre de votre être, soyez au Saint Centre de votre être, et voyez toutes choses au point de vue de l’éternel.

Donc, abordons la Vie en tant que Totalité, et voyez toutes choses au poit de vue de l'Éternel. En cela est une grande béatitude.

L’individualité est l’imperfection, - ce n’est qu’une partie du Tout. Pour devenir le Tout, vous devez avoir le contact vivifiant de la Vie qui enrichit l’individualité et dans cetenrichissement même l’individu est disparu. Alors, vous ne vous considérez plus comme un individu, mais comme le Tout.

Đức Chí Tôn có nói : « Cần phải Tu Tỉnh đặng tỏ bày vẻ đẹp thiên hiên với Đấng Hóa Công là giúp công Hóa Hóa Sanh Sanh của Trời ».

12 Il faut donc réaliser la Réalité en Soi, qui est « Être Pur », qui est en toutes choses, et, en la réalisant, remplir le but de la conscience individuelle séparée. (Krishnamurti)

L’Intuition – Lý Trực Giác -, c’est aussi l’Être Pur, car l’Intuition n’est que l’expression de la Vie, non de la vie matérielle, mais de la Vie de toutes choses. C’est aussi la Totalité de l’Être dont toutes les qualités personelles sont détachées. C’est la Réalisation la plus haute, l’existence la plus haute, la Vie elle même, la Vérité, le Bonheur.

La Vie (Đạo), l’Action Pure (Chơn Lý), la Vie Pure (Ngươn Khí), la Totalité, la somme de toute Vie, n’a pas de but : Elle Est. Cette Vie n’est pas du tempérament ou d’une espèce particulière, ell est le Soi (Chơn Ngươn) de toutes choses. L'Homme. Libéré de la conscience de soi, a rejoint la Vie Universelle. Il est cette Vie en Acte, il est l’accomplissement de la Totalité de la Vie et la consommation du temps. (Krishnamurti)

13 Điển lực của Người Tự Nhiên là Hơi Điển Vô Vi. Người Tự Nhiên : la Vie sans forme.