Để điều trị căn bệnh gai cột sống, ngoài việc cân nhắc, lựa chọn phương pháp chữa trị sao cho hợp lý thì bệnh nhân cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Vậy bị gai cột sống không nên ăn gì, nên ăn gì?

Gai cột sống kiêng ăn gì?

Nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, người mắc bệnh gai cột sống cần kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm có nhiều dầu mỡ và cay nóng

Hàm lượng cholesterol có trong đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ rất cao. Khi đi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ xương khớp và khiến cho các gai xương mọc ra nhiều hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, lượng cholesterol này còn gây nên nhiều vấn đề tiêu cực đối với sức khỏe.

Những thực phẩm chứa nhiều cholesterol mà bạn nên tránh: Dăm bông, xúc xích, khoai lang chiên, các loại bánh rán, nước sốt nhiều ớt và dầu, đồ ăn nhanh…

Các loại chất kích thích, đồ uống có cồn

Những loại đồ uống có lượng cồn cao như rượu, bia thường khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, chúng còn gia tăng các cơn đau ở những vùng gai cột sống.

Ngoài ra, các chất kích thích như thuốc lào, thuốc lá, thuốc phiện cũng gây nên nhiều vấn đề trầm trọng và tăng tỷ lệ dị dạng ở các gai cột sống. Chính vì vậy, người bị gai cột sống không nên sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn nếu như không muốn tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều axit oxalic

Việt quất, củ cải, mận, khoai tây, cà chua… là những thực phẩm có lượng axit oxalic rất lớn. Nếu bạn hấp thụ quá nhiều oxalic, các khớp gai xương sẽ gây nên nhiều cơn đau dữ dội hơn ở vùng thắt lưng và vùng cổ. Bạn nên loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi thực đơn hàng ngày để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Bị gai cột sống không nên ăn nhiều đường và muối

Mặc dù là các loại gia vị không thể thiếu cho các món ăn nhưng khi bị gai cột sống, bạn nên thận trọng khi dùng đường và muối. Bởi lẽ, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên hấp thụ nhiều muối và đường sẽ khiến cho các khớp xương bị yếu đi. Không chỉ vậy, nó còn làm tăng thêm mức độ trầm trọng của các cơn đau.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến cho cơ thể dễ bị béo phì. Khi trọng lượng cơ thể quá nặng, vùng xương ở cột sống nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung sẽ phải chịu một áp lực không hề nhỏ. Điều này sẽ tạo điều kiện để các gai xương chèn ép lên dây thần kinh và gây nên các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội.

Chính vì vậy, bệnh nhân gai cột sống cần phải điều chỉnh lượng đường và muối trong chế độ ăn hàng ngày. Tốt nhất là bạn nên dùng món ăn do chính tay mình chế biến, hạn chế ăn đồ ăn bên ngoài.

Thịt đỏ

Lượng protein có ở thịt đỏ được đánh giá không hề có lợi cho những người mắc phải căn bệnh gai cột sống. Không chỉ vậy, axit uric và chất béo bão hòa trong thịt đỏ còn khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng thịt đỏ trong chế độ ăn hàng ngày.

Không nên ăn gạo nếp, bột mì

Thành phần trong gạo nếp, bột mì hoàn toàn không có lợi cho những người bị gai cột sống. Chính vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

Bị gai cột sống nên ăn gì?

Ngoài việc kiêng kị sử dụng các loại thực phẩm như trên, người bệnh gai cột sống cũng cần tăng cường sức khỏe hệ thống xương khớp bằng các loại đồ ăn như:

Rau xanh

Hàm lượng vitamin và chất xơ có trong rau xanh rất lớn. Khi các chất này được hấp thụ vào cơ thể, các dưỡng chất sẽ thấm sâu và đi nuôi dưỡng các sụn khớp. Từ đó ngăn chặn các cơn đau do gai cột sống gây nên. Những loại rau xanh rất tốt cho người bị gai cột sống như rau ngót, rau cải xoăn, bông cải xanh, rau bina…

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C đã được chứng minh có công dụng rất tốt trong việc điều trị căn bệnh gai cột sống. Để bổ sung vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên tăng cường sử dụng các loại quả như đu đủ, chanh, cam… Đây là thực phẩm có công dụng rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình tái tạo sự tổn thương ở các khớp. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh gai cột sống hiệu quả.

Ngũ cốc và đậu nành

Đây đều là các loại thực phẩm chứa rất nhiều canxi. Canxi là một chất giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ loãng xương và đau khớp. Ngoài ra, hoạt chất genistein có trong đậu nành được xem như một hormone estrogen giúp duy trì sự vững chắc, dẻo dai ở xương.

Người mắc bệnh gai cột sống cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu Omega 3, vitamin D, vitamin K trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây đều là những chất có lợi cho việc phục hồi và ngăn chặn sự tổn thương ở các ổ xương.

  • Những lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống dành cho người bị gai cột sống:

  • Chọn mua những thực phẩm còn tươi và mới.

  • Nên ăn các món ăn hấp, luộc thay vì dùng đồ ăn được chế biến phức tạp và có nhiều dầu mỡ.

  • Duy trì thói quen sinh hoạt và làm việc một cách đều đặn, không nên ăn quá no bởi sẽ ảnh hưởng đến các gai vùng cột sống.

  • Tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, đơn giản để hỗ trợ điều trị bệnh lý. Các bài tập được các chuyên gia khuyên dùng đó là yoga, đi bộ, thiền định...

  • Khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị gai cột sống đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết trên. Mỗi người hãy chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh bằng việc nắm vững các nguyên tắc ngay từ trong việc ăn uống hàng ngày. Có như vậy thì tình trạng bệnh mới được cải thiện và phục hồi nhanh hơn.