Đau lưng là loại bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ giới và có thể mắc ở mọi độ tuổi. Vậy đau lưng là gì? Chẩn đoán và điều trị bệnh lý này ra sao? Tìm hiểu thông tin chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây!

Đau lưng là gì?

Hiện tượng đau nhức ở khu vực lưng (mặt ngoài, phía sau cơ thể) được gọi là đau lưng. Đau lưng được chia thành các loại dựa vào vị trí đau:

  • Đau xương cụt

  • Đau vùng lưng dưới hay đau thắt lưng

  • Đau vùng giữa của lưng

  • Đung vùng lưng trên hay gọi là đau vùng cổ

Trong các loại trên, phổ biến nhất là đau vùng lưng dưới, tức đau thắt lưng do đây là vị trí đảm nhận hầu hết vai trò nâng đỡ phần trên của cơ thể.

Đau lưng có thể mắc ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc ở những người trưởng thành, người già sẽ cao hơn do sự tác động của tuổi tác đến hệ cơ xương khớp. Thống kê thực tế cho thấy, 9/10 người trưởng thành từng đối diện với vấn đề đau lưng ít nhất 1 lần. Hơn 50% trong số đó thường xuyên mắc phải cơn đau lưng trong nhiều năm.

Dựa vào thời gian của cơn đau, đau lưng được chia thành các dạng sau:

  • Đau cấp tính: Các cơn đau có thể điều trị khỏi và thời gian đau ít hơn 6 tuần

  • Đau bán tính: Thời gian các cơn đau này kéo dài từ 6 đến 12 tuần

  • Đau mạn tính: Các cơn đau này thường khó có thể điều trị dứt điểm, thời gian đau lớn hơn 12 tuần.

Dựa vào nguyên nhân, triệu chứng đau lưng được chia thành các dạng khác nhau nữa. Việc phân chia như trên để bác sĩ thuận tiện hơn trong việc điều trị.

Nguyên nhân gây ra đau lưng

Đau lưng có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hưởng rất lớn của dây thần kinh, khớp, xương, cơ hoặc các bộ phận quanh vị trí cột sống.

Ngoài các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp gây ra các cơn đau lưng thì người bệnh có thể bị đau lưng khi liên quan đến các bệnh lý về túi mật, bệnh tuyến tụy, động mạch chủ hoặc những ảnh hưởng do thận, cấu trúc cơ thể.

Việc xác định nguyên nhân gây ra đau lưng còn gặp rất nhiều khó khăn khi có nhiều yếu tố tác động lên cơ thể người bệnh. 85% ca bệnh đau lưng không xác định được nguyên nhân là con số thống kê chứng minh sự khó khăn kể trên. Dù vậy, đau lưng xuất hiện có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Ảnh hưởng của quá trình nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nghiêm trọng

  • Nội tạng bị tổn thương

  • Chấn thương cột sống, bong gân hoặc tác động của cơ học gây ra thương tích

  • Các loại bệnh lý thận như sỏi thận, thận yếu, nhiễm trùng thận hoặc thận hư

  • Mạch máu gặp phải sự cố

  • Tủy sống, cột sống hoặc rễ thần kinh gặp phải vấn đề

  • Chấn thương ở khu vực đĩa đệm hoặc tổn thương dây chằng cột sống

  • Cấu trúc xương thay đổi đột ngột

  • Loãng xương (thường xuất hiện rất nhiều ở người già)

  • Gãy xương hoặc nứt xương

  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý cột sống, xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm tủy xương,…

  • Đau lưng có thể xảy ra do phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt trong trong giai đoạn mang thai

  • Tác động của hội chứng đau cơ xơ hóa hay còn gọi là Fibromyalgia

  • Sự cố của khớp nối của xương ống (nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cơn đau lưng mạn tính)

  • Tổn thương các bộ phận quanh cột sống

  • Ung thư đã di căn có thể gây ra các cơn đau nhức ở vùng lưng

  • Ổ áp xe xuất hiện tại vùng ngoài màng cứng

Ngoài các nguyên nhân kể trên, đau lưng có thể bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Tuổi tác được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng do sự thoái hóa của hệ cơ xương khớp. Càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh đau lưng càng cao

  • Giới tính: Nội tiết tố là tác động trực tiếp đến nguyên nhân đau lưng. Nội tiết tố càng cao thì tỷ lệ gây ra đau lưng càng lớn do vậy nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

  • Di truyền từ người thân

  • Sức khỏe, thể lực yếu cũng có thể gây ra đau lưng hoặc làm các cơn đau trở lên trầm trọng hơn

  • Béo phì, thừa cân, lười tập thể dục thể thao

  • Sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá thường xuyên

  • Thường xuyên ngồi, đứng nằm sai tư thế

  • Thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực do công việc

  • Thường xuyên lao động nặng nhọc, quá sức và tư thế lao động sai cách

Triệu chứng đau lưng

Triệu chứng phổ biến và nổi bật nhất của đau lưng chính là các cơn đau nhức, căng cơ tại vùng lưng. Ngoài ra, đau lưng có có thể xảy ra do các yếu tố sau đây:

Đau nhức tại vùng lưng kèm theo các vết thương

Các vết thương xảy ra do tai nạn đính kèm các cơn đau vùng thắt lưng có thể là báo hiệu của việc tổn thương cột sống. Bạn không nên chủ quan bỏ qua các triệu chứng ban đầu này vì nó sẽ làm vết thương càng thêm trầm trọng hơn.

Trong trường hợp bạn bị chấn thương cột sống mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng trong đó có thể gây ra tàn phế. Do đó, bạn khi thấy cơn đau lưng kèm chấn thương cần đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Cảm giác tê bì tay chân, rối loạn cảm giác

Nhiều bệnh nhân đau lưng sẽ xuất hiện triệu chứng châm chích, tê bì ở tay chân. Một số người còn hoàn toàn mất cảm giác. Biểu hiện này cho thấy dây thần kinh tại vùng cổ hoặc vùng lưng của người bệnh đang gặp tổn thương nghiêm trọng.

Cảm giác tê bì tay chân có thể xảy ra ở các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa hoặc bệnh hẹp cột sống. Người bệnh cần chú ý hoặc thực hiện thăm khám, xét nghiệm để tránh nhầm lẫn cũng như có các biện pháp can thiệp đúng cách để bệnh không tiến triển xấu đi hoặc có thể gây tàn phế suốt đời.

Không thể kiểm soát vấn đề tiểu tiện, đại tiện

Không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện, đại tiện được nhiều người biết đến như chứng rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang. Triệu chứng này xảy ra do các rễ thần kinh từ tủy sống bị chèn ép.

Triệu chứng rối loạn chức năng bàng quang diễn ra từ từ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện tê chân hoặc yếu chân.

Cơn sốt kéo dài liên tục

Khác với triệu chứng sốt do vi-rút cảm cúm, ở đây sốt thường kéo dài cùng các cơn đau nhức ở vùng lưng. Nhiệt độ thân thể có thay đổi nhẹ với các cơn đau nhức. Các cơn sốt xảy đến thường là do sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn nên trong trường hợp này bạn cần có sự hỗ trợ của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài ở vùng lưng

Với các đau lưng từ 6 tuần trở lên người bệnh cần có các biện pháp can thiệp và điều trị từ bác sĩ để tránh dẫn đến mạn tính. Bệnh nhân không nên cố gắng chịu đựng các cơn đau lưng hoặc tự sử dụng thuốc điều trị tại nhà bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Chẩn đoán đau lưng

Đau lưng ở giai đoạn nhẹ (giai đoạn cấp tính) thường rất khó trong việc chẩn đoán. Ở giai đoạn này, các cơn đau tự nhiên thường mất đi sau một khoảng thời gian. Khi các cơn đau lưng trở lên dữ dội và kéo dài, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, lúc đó, người bệnh mới bắt đầu tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Trong thực tế chữa trị, xét nghiệm ít được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đau lưng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám ở vùng lưng, đánh giá tốc độ phản xạ bằng búa cao su hoặc chỉ định bệnh nhân thực hiện đi bộ, đứng hoặc ngồi kiểm tra mức độ linh hoạt.

Các đánh giá của người bệnh sẽ bắt đầu từ nơi khởi phát các cơn đau nhức. Vùng đau có thể lan rộng hơn, có thể gây ra các cơn co cứng cơ. Chẩn đoán đau lưng còn giúp bác sĩ loại bỏ những nguyên nhân nguy hiểm có thể gây ra đau lưng.

Trong trường hợp nghi ngờ các cơn đau nhức lưng đó là do nhiễm trùng hoặc chấn thương bên trong gây ra có thể thực hiện các xét nghiệm khẳng định sau đây:

  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu và máu: Các xét nghiệm này sẽ chỉ ra nguyên nhân gây ra nhiễm trùng cũng như các bệnh lý nền khác dẫn đến tình trạng đau nhức vùng lưng.

  • Chụp CT cắt lớp – Cộng hưởng từ MRI: Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai loại xét nghiệm này để xác định mối liên kết giữa đau lưng với thoát vị đĩa đệm, mạch máu, dây thần kinh, dây chằng, ảnh hưởng của cơ và xương.

  • Chụp X quang: Qua hình ảnh trực quan của phim chụp, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ viêm, liên kết xương của người bệnh. Xét nghiệm này không biểu thị trạng thái của đĩa đệm, dây chằng hoặc cơ.

  • Chiếu xương: Đau lưng rất có thể là do sự xuất hiện của khối u ở xương hoặc do gãy xương nên việc thực hiện chiếu xương là cần thiết. Thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm vào tĩnh mạch người bệnh một lượng chất phóng xạ, sau đó sử dụng máy chiếu để nhận biết các vấn đề về xương khớp.

  • Thực hiện thử nghiệm dây thần kinh: Việc thực hiện phương pháp này giúp người bệnh phát hiện ra tình trạng hẹp ống tủy sống và thoát vị đĩa đệm từ triệu chứng đau lưng

Điều trị đau lưng

Phần lớn bệnh nhân đau lưng sẽ được chỉ định uống thuốc giảm đau từ loại thông thường như Paracetamol đến loại nặng hơn như Corticoid. Ngoài phương pháp pháp này người bệnh có thể sử dụng các biện pháp khác như sử dụng:

  • Vật lý trị liệu: Thông qua sự tác động vào vùng tổn thương qua các huyệt vị, người bệnh sẽ thấy các cơn đau lưng được cải thiện.

  • Thực hiện một số các bài tập thể dục thể thao: Việc luyện tập giúp người bệnh giãn cơ và cải thiện cơn đau một cách an toàn. Tuy nhiên các bài tập thể dục thể thao cần lựa chọn kỹ càng để không gây ra những nguy hiểm không cần thiết.

Sử dụng thuốc Đông y

Đau lưng sử dụng phương pháp chữa trị Đông y kết hợp các loại thảo dược nước Nam tương đối hiệu quả. Một trong các bài thuốc người bệnh có thể tham khảo là An Cốt Nam của Phòng Chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.

Không chỉ an toàn, lành tính do bào chế từ 100% thảo dược dân tộc, An Cốt Nam cho hiệu quả điều trị bệnh đau lưng toàn diện, dứt điểm triệu chứng và đẩy lùi nguy cơ tái phát sau quá trình điều trị. Bài thuốc An Cốt Nam đã được Trưởng khoa Đông y của Bệnh viện Quân đội 108 giới thiệu đến rất nhiều người bệnh trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” phát sóng trên VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam. Bài thuốc đã được Sở Y tế chứng nhận nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.

Dù lựa chọn điều trị bằng phương pháp nào người bệnh cũng đặc biệt lưu ý bệnh đau lưng sẽ khỏi trong khoảng 8 tuần điều trị. Nếu quá thời gian trên bệnh nhân có thể tham khảo và thay thế phương pháp điều trị. Trong một số trường hợp, người mắc bệnh đau lưng mạn tính có thể đau dài hơn. Lúc này người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có các phương pháp điều trị hiệu quả khác.

Phòng ngừa đau lưng

  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày là biện pháp hay giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng đau nhức do đau lưng gây ra. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý đến cường độ và tư thế để không gây ảnh hưởng đến vùng lưng.

  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá. Hàm lượng chất độc của thuốc lá làm giảm hàm lượng oxy trong các mô sống của cơ thể, từ đó làm bệnh tiến triển xấu đi

  • Kiểm soát cân nặng là một trong các biện pháp cần thiết hàng đầu. Thừa cân, béo phì khiến cơ lưng bị căng cứng.

  • Học tập, làm việc đúng tư thế giúp người bệnh ngăn ngừa bệnh đau lưng.

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung thật nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại vitamin A, C, E, Canxi, Kali,…

  • Nghỉ ngơi đủ 8 tiếng một ngày, không thức quá khuya

Trên đây là các thông tin tổng hợp về bệnh lý đau lưng. Người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng, biểu hiện cũng các phương pháp phòng ngừa kể trên để phòng tránh được bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!