Vừa tiết kiệm thời gian lại tương đối dễ thực hiện, các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà ngày càng được nhiều người sử dụng. Cách chữa nào hiệu quả nhất hiện nay? Những lưu ý với người bệnh trong quá trình thực hiện là gì? Tìm hiểu nội dung cụ thể trong nội dung sau đây!

Thoát vị đĩa đệm là một trong loại bệnh lý xương khớp thường gặp ở người trung niên, đặc biệt là ở những người thường xuyên lao động nặng nhọc. Bệnh lý xương khớp này xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh và tủy sống, từ đó gây đau nhức, tê bì tay chân và ngăn chặn việc chuyển động của người bệnh.


Thay vì phụ thuộc vào các loại thuốc giảm đau, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên thực hiện các liệu pháp thay thế để cải thiện các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Một số phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả được bài viết liệt kê dưới đây bạn có thể tham khảo và sử dụng tại nhà.

Sử dụng liệu pháp tác động nhiệt điều trị thoát vị đĩa đệm

Liệu pháp nhằm tác động vào hai triệu chứng đau và căng cơ ở người bệnh thoát vị đĩa đệm. Tác động nhiệt giúp cải thiện triệu chứng này tương đối hiệu quả.

Nhiệt nóng giúp nới lỏng các cơ, làm tăng tính đàn hồi của các mô liên kết, tăng cường tuần hoàn máu đến vùng xương khớp đang bị tổn thương, hồi phục đĩa đệm từ bên trong. Nhiệt lạnh giúp người bệnh giảm sưng, viêm, xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng, hiệu quả nhờ quá trình tác động trực tiếp đến đĩa đệm và vùng cơ đau nhức xung quanh.

Một số phương pháp tác dụng nhiệt thường được sử dụng bao gồm:

  • Chườm nóng: Bọc chai nước nóng trong một miếng đệm, chườm qua lại ở vùng cột sống có đĩa đệm bị thoát vị. Duy trì mỗi lần kéo dài trong 20 đến 30 phút. Một tuần thực hiện 3-4 lần. Khi thực hiện chườm nóng, người bệnh nên chú ý đến việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp tránh gây bỏng nhiệt hoặc quá nguội không cho hiệu quả điều trị.

  • Chườm lạnh: Dùng khăn bọc đá lạnh và chườm trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau trong khoảng 10 đến 15 phút. Người bệnh nên duy trì thực hiện trong khoảng 3 lần/tuần để phương pháp cho hiệu quả điều trị bền vững nhất.

  • Tắm bằng nước ấm: Việc ngâm mình trong bồn nước ấm giúp massage toàn bộ cơ thể, giãn cơ, giải tỏa áp lực của hệ thần kinh, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Nhờ vậy, các cơn đau nhức do ảnh hưởng của bệnh cũng được cải thiện rõ rệt.

  • Chườm muối nóng: Chườm muối nóng mang lại hiệu quả điều trị tương đối tích cực mà lại dễ thực hiện. Trong quá trình rang muối, người bệnh có thể cho thêm một số loại thảo dược như ngải cứu, gừng, lá lốt,… để tăng cường hiệu quả điều trị.

Thực hiện các bài tập vận động chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Tập luyện các bài tập thể dục và Yoga ở một cường độ vừa phải giúp người bệnh cải thiện được tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc tập luyện cũng giúp não bộ giải phóng endorphin giải tỏa tâm lý, áp lực. Một số bài tập thể dục và Yoga được khuyên thực hiện thực hiện gồm:

Đi bộ

Duy trì từ 30 đến 60 phút đi bộ mỗi ngày thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường khả năng linh hoạt của hệ cơ xương khớp. Việc luyện tập làm giảm sự chèn ép của dây thần kinh lên khu vực cột sống thoát vị, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn cản tiến triển xấu đi của bệnh.

Thực hiện bài tập với xà đơn

Khi treo người trên xà hoặc đu qua lại, thắt lưng và cột sống của người bệnh được kéo giãn. Nhờ vậy, áp lực ở vùng tủy sống và dây thần kinh được giải phóng đáng kể.

Thời gian luyện tập được khuyến cáo nên kéo dài trong khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày. Đồng thời, người bệnh nên kiểm soát thời gian và cường độ luyện tập để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bệnh. Trong một số trường hợp, để đảm bảo cho sức khỏe bản thân, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có tư thế đu xà chính xác, tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Đạp xe đạp

Đạp xe đạp thường xuyên giúp giảm bớt tình trạng căng cứng cơ, giúp hệ cơ xương khớp vận động linh hoạt hơn. Đồng thời, đây cũng là bài tập giúp giữ cột sống luôn thẳng đứng, từ đó người bệnh có thể cải thiện được một số biến chứng nguy hiểm về bệnh.

Thực hiện các bài tập Yoga

Yoga trong một vài năm gần đây trở thành bộ môn được nhiều người bệnh lựa chọn để điều trị bệnh lý về thoát vị đĩa đệm. Một số động tác được thiết kế chuyên biệt cho người thoát vị đĩa đệm luyện tập như động tác rắn hổ mang, bài tập tư thế con châu chấu, bài tập tư thế đứa trẻ,…

Các bài tập Yoga cho tác động trực tiếp đến các đốt sống có đĩa đệm bị thoát vị, làm căng giãn và tăng độ đàn hồi của lớp sụn khớp giữa các đốt sống. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm thiểu được các cơn đau nhức, khó chịu.

Bơi lội

Dù không mấy phổ biến tuy nhiên đây là hoạt động hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Người bệnh thường xuyên bơi lội có thể giảm áp lực trọng lực lên vùng đĩa đệm thoát vị, đồng thời tăng cường sự dẻo dai của hệ thống cơ bắp.

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây ngải cứu

Ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà ngày càng được nhiều người áp dụng bởi sự tiện dụng cũng như hiệu quả điều trị tích cực. Trong Y học, đây là loại thảo dược chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho người thoát vị đĩa đệm như Cineol, Polyphenol,… Dưới sự tác động của thảo dược này, tình trạng đau đớn và viêm nhiễm của người bệnh được giảm thiểu đáng kể.

Trong Y học cổ truyền, lá ngải cứu được xếp vào loại thảo dược có tính ấm, vì vậy có khả năng trừ hàn, kích thích quá trình tuần hoàn khí huyết trong cơ thể, giảm tình trạng viêm nhiễm ở vùng tổn thương. Ngoài thoát vị đĩa đệm, người ta còn ngải cứu để chữa trị một số bệnh lý như phong thấp, thoái hóa khớp, rong kinh hoặc đau bụng do bị lạnh. Một số bài thuốc ngải cứu được sử dụng gồm:

  • Bài thuốc 1: Dùng ngải cứu sao nóng với muối, sau đó chườm trực tiếp hỗn hợp kể trên lên vùng xương khớp đau nhức từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.

  • Bài thuốc 2: Xay/giã nhuyễn ngải cứu. Vắt lấy nước cốt để pha với 2 thìa mật ong và uống. Mỗi ngày uống 2 ly vào sáng và tối, duy trì trong 15 đến 20 ngày để có được hiệu quả.

  • Bài thuốc 3: Sau khi giã nát ngải cứu đem sao nóng với một ít giấm hoặc rượu trắng. Đổ hỗn hợp vừa sao ra một miếng vải mỏng, sau đó chườm trực tiếp và vị trí đang bị thoát vị đĩa đệm. Tình trạng đau nhức sẽ được giảm thiểu đáng kể nhờ bài thuốc ngải cứu thực hiện tại nhà này.

Thực hiện liệu pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Châm cứu là một liệu pháp Đông y được ứng dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần người có trình độ châm cứu, có am hiểu về huyệt vị trên cơ thể thực hiện.

Ở liệu pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được thầy thuốc sử dụng kim châm để tác động vào một số huyệt vị nhất định trên cơ thể, đả thông kinh mạch, khai thông khí huyết nuôi dưỡng vùng xương khớp tổn thương. Quá trình tái tạo sụn khớp được đẩy nhanh hơn nhờ quá trình châm cứu.

Châm cứu cũng giúp cơ thể giải phóng hàm lượng Steroid tự nhiên khá lớn. Hoạt chất này có công dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả với những người bệnh thoát vị đĩa đệm. Hormone Endorphin giải tỏa căng thẳng, xoa dịu cơn đau cũng được sản sinh trong quá trình này.

Một số phương pháp châm cứu được sử dụng phổ biến hiện nay là điện châm, châm cứu bằng ngải cứu, điện châm, diện châm hoặc túc châm,… Trước khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định, lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp châm cứu.

Sử dụng lá mật gấu chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Trong thành phần của lá mật gấu người ta tìm thấy một số thành phần hoạt chất có lợi cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm như Ursolic Acid, B-sitosterol. Hai hoạt chất này có tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, cản trở quá trình phá hủy sụn khớp, giảm đau, chống viêm ở vùng đốt sống thoát vị đĩa đệm bị tổn thương.

Một số bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá mật gấu được sử dụng gồm:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng lá mật gấu kết hợp với bia là bài thuốc dân gian điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Người bệnh rửa sạch từ 4 đến 5 lá mật gấu xay nhuyễn với 1 ly nước lọc. Sau khi lọc lấy nước cốt người bệnh trộn chung với 1 lon bia để uống sau bữa ăn. Duy trì sử dụng trong khoảng 10 ngày.

  • Bài thuốc 2: Sắc khoảng 12g lá mật gấu với 3 bát nước lọc. Thời gian sắc duy trì trong khoảng 15 phút mỗi ngày, sau đó tắt bếp và chia đều thành 3 lần để uống.

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây đinh lăng

Công dụng điều trị của cây đinh lăng được ví như nhân sâm khi chứa hàm lượng cao các axit amin, vitamin nhóm B, hoạt chất saponin,… Không chỉ có công dụng tăng cường đề sức đề kháng, an thần, kích thích vị giác, đinh lăng giúp đả thông kinh mạch từ đó cải thiện tình trạng đau nhức của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Đinh lăng được sử dụng là loại thuốc giảm đau tự nhiên thay thế các loại thuốc tân dược đang được sử dụng trên thị trường hiện nay.

Một số bài thuốc từ cây đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả gồm:

  • Bài thuốc 1: Rửa sạch lá cây đinh lăng rồi đem giã. Sao khi giã xong bỏ vào sao nóng rồi bọc lại. Chườm trực tiếp hỗn hợp trên lên vùng xương khớp bị đau nhức khoảng 30 phút. Trong quá trình này, người bệnh cần duy trì nhiệt độ ấm vừa để bài thuốc có công dụng hiệu quả nhất.

  • Bài thuốc 2: Sử dụng thân và rễ cây đinh lăng để sao khô vào sắc cùng nước, uống hàng ngày. Lượng hỗn hợp được khuyến cáo khoảng 30g mỗi ngày. Người bệnh sử dụng hỗn hợp trên uống thay trà trong vòng nửa tháng để thuốc đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Dùng cây cỏ xước chữa thoát vị đĩa đệm

Trong cây cỏ xước có chứa hàm lượng vitamin C, Glucid, Saponin rất cao. Trong đó đặc biệt là Saponin có công dụng giảm đau và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả. Một số bài thuốc phổ biến được người bệnh sử dụng gồm:

  • Bài thuốc 1: Sắc 300g rễ cây cỏ xước, 20g Đỗ trọng và Ý dĩ, 16g lá lốt với 4 bát nước. Đun trên lửa nhỏ đều đến khi còn 2 bát nước thì tắt bếp và chắt nước ra chia làm 3 phần uống. Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì trong 15 đến 20 ngày.

  • Bài thuốc 2: Kết hợp cỏ xước, bạch liêm, dền gai, chùi gửi và lá lốt mỗi loại 20g và bỏ sắc cùng khoảng 1 lít nước. Sử dụng thảo dược uống thay nước mỗi ngày.

Một số lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả điều trị nếu người bệnh biết cách thực hiện. Một số lưu ý khi sử dụng các phương pháp này gồm:

  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện các liệu pháp điều trị để thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất

  • Áp dụng trong trường hợp bệnh còn nhẹ và chưa xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Với những người đã bị bệnh ở mức độ nặng nên sử dụng các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn.

  • Duy trì lối sống lành mạnh trong suốt quá trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất

  • Thực hiện giảm cân để giảm áp lực của trọng lực cơ thể lên cột sống thoát vị

  • Không khuân vác các vật nặng để hạn chế làm tình trạng thoái hóa nặng hơn

  • Thay đổi tư thế làm việc phù hợp, không cúi lưng, bẻ lưng một cách đột ngột

  • Kết hợp sử dụng thuốc đặc trị để điều trị dứt điểm bệnh

  • Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về vấn đề cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này cho người thân và bạn bè. Chúc bạn sức khỏe và thành công!