Trẻ đi nhón chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trường hợp trẻ đi nhón chân dưới 2 tuổi thì phụ huynh có thể không cần quá lo lắng, nhưng nếu sau 2 tuổi mà trẻ vẫn đi nhón chân như vậy thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bé đi nhón gót có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trẻ đi nhón chân (nhón gót) là tình trạng trẻ di chuyển bằng đầu ngón chân hay phần dưới của gan bàn chân, đồng thời trẻ sẽ lấy tay giữ những đồ vật xung quanh để giữ thăng bằng.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ dưới 2 tuổi đi nhón chân không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, còn sau 2 tuổi thì đi nhón chân có thể là do thói quen. Ngoài ra, nếu phụ huynh cảm thấy con vẫn tăng trưởng bình thường thì đây cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng.

Trẻ đi nhón chân tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

2. Khi nào cần cho bé khám bác sĩ?

Trẻ càng lớn tuổi mà vẫn đi nhón gót chân, hơn nữa ngay cả trong các sinh hoạt đời sống hàng ngày thì có thể là trẻ đã bị co rút gân cơ ở bắp chân và những gân cơ này sẽ bị ngắn hơn so với bình thường.

Nếu ba mẹ thấy trẻ đi nhón gót chân cùng với cơ bắp chân căng lên, gân Achilles ở phần mắt cá chân trở nên cứng hoặc thiếu sự phối hợp với cơ bắp thì cần phải đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chữa trị.

3. Trẻ đi nhón chân là do đâu?

Hiện tượng này có thể là do gân gót và cơ cẳng chân trên bị ngắn lại, làm cho gót chân nhón lên, không trở về vị trí ban đầu được, từ đó khiến trẻ không để gót chân xuống sàn khi đi lại được.

Thêm vào đó, chứng đi nhón gót này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng về thần kinh bao gồm:

  • Loạn dưỡng cơ: Trẻ đi nhón gót chân có thể là do teo cơ. Teo cơ làm cho các sợi cơ bị tổn thương và yếu dần đi. Hơn nữa trẻ sẽ dễ mắc phải chứng bệnh này nếu lúc đầu vẫn đi lại bình thường, sau một thời gian mới bắt đầu đi nhón chân.

  • Bại não: Đây là một loại rối loạn vận động, trương lực cơ, những chấn thương hay sự phát triển không bình thường của những bộ phận chưa trưởng thành của não, kiểm soát các cơ bắp.

  • Tự kỷ: Đây là một loại rối loạn có ảnh hưởng không tốt đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ đối với những người khác.

  • Tủy sống bất thường: Trẻ có vấn đề liên quan đến thần kinh thường sẽ đi nhón gót chân, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được sự liên kết giữa bệnh lý này với chứng tâm thần.

Teo cơ là một bệnh lý di truyền, làm cho trẻ đi nhón gót chân

4. Cách chữa trị bé đi nhón gót

Có thể phân chia cách chữa trị theo 3 trường hợp như sau:

Đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi, có thể đi lại bình thường: Điều trị không cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra dáng đi của trẻ, đồng thời ba mẹ cũng phải để ý tới những hoạt động của trẻ để chỉnh lại và đưa ra các cách thức cũng như thói quen dành riêng cho con.

Trường hợp trẻ lớn tuổi hơn:

  • Băng/nẹp chân: Cách này giúp định hình gót chân và cải thiện dáng đi của trẻ.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp kéo dài các cơ ở bắp chân, bàn chân, từ đó điều chỉnh được dáng đi cho trẻ.

>> Tìm hiểu: Trẻ có thể tập vật lý trị liệu xương khớp ở đâu?

  • Bó bột: Cách này sẽ được thực hiện nếu hai phương pháp trên không cho kết quả. Bác sĩ sẽ bó bột chân lại, sau một thời gian đưa các ngón chân về phía ống chân.

Nẹp chân giúp khắc phục tình trạng đi nhón gót chân cho trẻ

Đối với trẻ lớn hơn 5 tuổi, không đi lại bình thường được: Lúc này gân gót, cơ bắp chân của trẻ đã chắc hơn hoặc bị co rút nghiêm trọng thì sẽ dùng đến cách phẫu thuật kéo dài gân Achilles, phương pháp này giúp cổ chân có biên độ vận động tốt và cải thiện chức năng của chân.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà trẻ đi nhón gót chân có gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay không. Tuy nhiên, để yên tâm nhất thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị nếu con có biểu hiện đi nhón gót chân nhé.

Nguồn tham khảo: TẠI ĐÂY

Xem thêm:

https://tinyurl.com/cfpp7sbp

https://digg.com/@acc-fp-seo

https://myspace.com/phongkhamacc21

https://www.liveinternet.ru/users/phongkhamacc/

https://catchthemes.com/support-forum/users/phongkhamacc/

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/top-5-benh-thuong-gap-o-nhan-vien-van-phong

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/mot-so-caah-chua-tri-benh-thoat-vi-dia-dem

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/ban-biet-gi-ve-dau-than-kinh-toa

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/top-9-phuong-phap-giam-dau-co-tu-nhien-hieu-qua-tai-nha

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/phuc-hoi-chuc-nang-nhung-ai-can-ap-dung