Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu và những điều bạn cần biết

1. Thế nào là bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu?

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh cơ xương khớp mãn tính, thường có tiến trình phát triển chậm. Căn bệnh này được đặc trưng bởi sự dày lên của dây chằng và lắng đọng canxi dọc theo cổ, làm hẹp lỗ ra của rễ thần kinh và gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống.

Khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ làm cho các dây thần kinh và động mạch bị chèn ép, việc truyền tín hiệu và máu lên não sẽ bị tác động. Một khi máu cung cấp cho não không đủ sẽ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và nhiều rối loạn sức khỏe khác.

Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ không hiếm gặp, nhất là đối với những người cao tuổi hoặc những người có tư thế làm việc và sinh hoạt không khoa học như: ngồi máy tính lâu, ngồi cong vẹo, có thói quen gối đầu quá cao, làm việc với các vật nặng phía sau cổ,...

Có thể bạn quan tâm: Các chứng đau đầu thường gặp nguyên nhân do đâu

2. Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

Đau nhức sau đầu, bắt đầu từ cột sống cổ, sau đó lan lên đỉnh đầu, toàn bộ vùng trán và thái dương, đôi lúc bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức hoặc đau sau mắt rất khó chịu.

Đau cổ: Đau cổ lan từ sau gáy đến tai.

Cứng cổ: Ngay cả lúc bạn đang ngồi và làm việc bình thường, bạn vẫn sẽ cảm giác cổ bị cứng và đau nhức khó chịu. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi quay, cúi, ngửa đầu. Tình trạng cứng cổ có thể được cải thiện bằng cách mát xa hoặc nghỉ ngơi.

Bên cạnh những cơn đau đầu dữ dội theo từng cơn, vô cùng khó chịu, đau không dứt làm ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh còn phải đối mặt với những biến chứng khác như: Rối loạn tuần hoàn máu não, đau nửa đầu, đau mỏi vai gáy, đau dây thần kinh chẩm, rối loạn tiền đình…

Xem thêm các dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu: TẠI ĐÂY

3. Nên làm gì khi mắc phải thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu?

Nếu thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu ở mức nhẹ thì bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái để cơn đau có thể giảm một cách tự nhiên. Đối với trường hợp này, một số liệu pháp vật lý đơn giản sẽ hữu ích, chẳng hạn như xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng, bấm huyệt, v.v. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm nóng / chườm lạnh xung quanh vùng cổ để làm giãn cơ và thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Cách thực hiện:

Lấy một miếng gạc sạch ngâm nước đá / nóng hoặc túi chườm nóng / lạnh áp lên vùng cổ bị đau. Làm nhiều lần để làm giảm cơn đau. Xin lưu ý rằng chỉ có thể chườm lạnh nếu bị viêm, sưng, nóng, đỏ hoặc đau.

Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Gối đầu cao vừa phải khi nằm ngủ

  • Không vặn, lắc, xoay cổ, hoặc làm các động tác mạnh một cách đột ngột

  • Không duy trì tư thế ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, rau xanh và trái cây

  • Vận động vừa phải, nhẹ nhàng

Nếu đã tiến hành những cách trên không làm thuyên giảm thì bệnh nhân nên can thiệp bằng thuốc giảm đau hoặc bằng các phương pháp trị liệu tập trung hơn.

>>> Bài viết có liên quan:

Các phương pháp làm giảm đau cơ hiệu quả mà bạn cần phải biết

4. Các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

4.1 Sử dụng thuốc Tây y

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không NSAID: tiêu biểu là aspirin, indomethacin hoặc meloxicam.

  • Thuốc giãn cơ để giảm co thắt ở vùng cột sống cổ: thường là Decontractyl, Tolperisone hoặc Eperisone HCL ...

  • Thuốc chống viêm không corticoid giúp giảm viêm

  • Thuốc giảm đau thần kinh: Vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

Lưu ý: bệnh nhân cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

4.2 Phương pháp dân gian

Bài thuốc bao gồm lá lốt, cây xấu hổ và đinh lăng: 3 vị thuốc bằng nhau, bỏ vào ấm đun với nước sau khi phơi khô, sắc thuốc uống hàng ngày.

Bài thuốc từ lá lốt, ngải cứu, cây chó đẻ: rửa sạch 3 loại thuốc trên, giã nhuyễn rồi đem đi sao nóng, bọc vào miếng vải sạch rồi đắp vào vùng cổ bị đau.

Bài thuốc từ cây mật gấu: Dùng 30g cây mật gấu, rửa sạch, thêm 300ml nước, sắc lấy nước uống thành 3 phần sáng, trưa, tối.

4.3 Phương pháp bấm huyệt giảm đau

Cải thiện quá trình lưu thông máu bằng việc đả thông vào những huyệt á thị, kiên tỉnh, phong trì, hậu khê, giúp làm giãn dây thần kinh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Tuy nhiên, không được tự ý tìm và bấm huyệt một cách bừa bãi mà hãy nhờ đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên hoặc thầy thuốc Đông y để tránh tác dụng phụ xảy ra.

Tổng quát, mỗi người không nên chủ quan với căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu mà hãy xây dựng những thói quen lành mạnh trong cuộc sống để tránh nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, những phương pháp chữa trị bệnh cần được áp dụng một cách đúng đắn để mang đến hiệu quả cao nhất mà không để lại di chứng hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc. Chúc các bạn thành công.

> Nguồn bài viết: https://tuoitre.vn/thoai-hoa-dot-song-co-gay-dau-dau-co-nguy-hiem-khong-20211020112513025.htm