Điểm mặt 6 biến chứng sau phẫu thuật cột sống người bệnh nên biết

Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng đều có nguy cơ để lại biến chứng, nhất là phẫu thuật được tiến hành ở khu vực cột sống thường rất nguy hiểm. Tuy hình thức can thiệp ngoại khoa này đem đến hiệu quả nhanh, nhưng di chứng sau mổ cột sống có thể khiến người bệnh đau đớn kéo dài, thậm chí liệt chi vĩnh viễn nên phải cân nhắc kỹ lưỡng.

1. Đâu là trường hợp được chỉ định phẫu thuật cột sống?

Nhiều người hay nghĩ rằng, phẫu thuật chính là giải pháp chữa trịdứt điểm bệnh cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, vẹo cột sống,... Song trên thực tế, không ít người bệnh dù đã trải qua phẫu thuật nhưng bệnh vẫn tái phát.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng kết luận rằng, không hẳn mọi trường hợp bị chấn thương hay thoát vị, thoái hóa cột sống đều bắt buộc phải phẫu thuật. Theo đó, hình thức này được chỉ định cho các nhóm bệnh nhân sau:

  • Không đáp ứng điều trị với thuốc hoặc các biện pháp chữa trị khác.

  • Có biểu hiện tổn thương cột sống nghiêm trọng như tê liệt tứ chi, teo cơ, đè ép tủy sống, ống sống của cơ thể.

  • Người bị tai nạn hoặc chấn thương làm cho cột sống bị biến dạng; bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp, hẹp ống sống,...


Phẫu thuật cột sống chỉ nên là lựa chọn cuối cùng khi bệnh đã diễn biến nặng, không còn đáp ứng cách thức chữa trị nào khác.

Nội dung liên quan: XEM NGAY

2. Cảnh giác những di chứng sau mổ cột sống thường gặp

Tuy phương pháp mổ cột sống đem lại hiệu quả nhanh, nhưng đồng thời có thể gây ranhiều rủi ro tiềm ẩn cho bệnh nhân. Cụ thể:

2.1. Bị đau âm ỉ kéo dài

Một trong những di chứng phổ biến nhất của mổ cột sống là tình trạng đau cột sống diễn ra dai dẳng, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi và nặng hơn nếu hoạt động mạnh. Nguyên do là vì các dây thần kinh bị tổn hại do áp lực của đĩa đệm bị thoát vị, hay gai cột sống không được phục hồi dứt điểm. Mặt khác, những sai lầm trong quá trình mổ có thể tạo thành mô sẹo xung quanh dây thần kinh, từ đó làm cho người bệnh bị đau đớn.

2.2. Nhiễm trùng

Hiện tượng nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thường xuất hiện ở những bệnh nhân phẫu thuật cắt đĩa đệm bị thoát vị, hay thay đĩa đệm nhân tạo. Vị trí nhiễm trùng chủ yếu ở miệng vết mổ, bên trong đĩa đệm hoặc trong ống cột sống bao quanh các dây thần kinh, với các biểu hiện như vết thương đỏ, nóng, sưng tấy, sốt (đôi khi kèm theo ớn lạnh), có mủ vàng và mùi hôi.

2.3. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa là giai đoạn tất yếu của cơ thể, nhưng đối với bệnh nhân đã phẫu thuật cột sống thì khả năng thoái hóa sẽ đến nhanh hơn. Lúc đó, dù các chức năng vẫn hoạt động bình thường nhưng cơ, xương khớp đã bị yếu đi thì khó vận động thoải mái như trước.

2.4. Liệt chi

Liệt chi là biến chứng sau mổ cột sống xảy ra do sai sót của bác sĩ trong quá trình thực hiện, khiến chiếc ốc vít đi vào mạch máu và làm tổn thương rễ thần kinh. Tuy hiếm gặp nhưng khi đã xảy ra có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng, thậm chí người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn.

Di chứng liệt chi chủ yếu do tổn thương tủy sống hay rễ thần kinh trong khi mổ.

2.5. Tổn thương mạch máu

Đây là di chứng sau mổ cột sống chủ yếu xuất hiện ở những mạch máu nằm tại đốt sống L5. Tại hệ thống mạch máu này có các đường tĩnh mạch từ thắt lưng đi xuống và tĩnh mạch chậu thắt lưng, khi có sự can thiệp phẫu thuật thì những mạch máu này dễ bị vỡ hoặc tắc ứ dẫn đến tự vỡ.

2.6. Tổn thương nội tạng

Bàng quan, phúc mạc là những cơ quan ở gần đốt sống và thường bị chèn ép trong quá trình phẫu thuật nên có nguy cơ tổn thương nhiều nhất. Người bệnh có thể nhận biết nguy cơ tạng tổn thương nếu xảy ra tình trạng đau bụng, buồn nôn kèm sốt cao, đau bụng vùng ¼ dưới bên trái.

Chung quy lại, những di chứng sau mổ cột sống dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều khó có thể né khỏi, thậm chí khó hồi phục như kỳ vọng nếu bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị tổn thương thần kinh quá nặng. Mặt khác, không phải đối tượng nào cũng có thể phẫu thuật, bởi người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người sức khỏe yếu, người có bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường… là nhóm đối tượng có nguy cơ cao gặp phải di chứng sau mổ cột sống. Chính vì thế, thay vì vội vàng mổ cột sống, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các phương pháp bảo tồn trước và càng sớm càng tốt.

3. Tìm hiểu cách thức chữa trị bệnh cột sống an toàn, không xâm lấn

Hiện nay, y học hiện đại có nhiều biện pháp chữa bệnh cột sống hữu hiệu mà không cần phẫu thuật, không xâm lấn, đơn cử như Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).

Đây là phương pháp điều trị bảo tồn lành tính, thông qua thao tác nắn chỉnh với lực tay vừa đủ, bác sĩ Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tiến hành khôi phục cấu trúc sai lệch trong hệ xương cột sống, giải tỏa dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó, cải thiện cơn đau rõ rệt, kích thích cơ thể tự chữa lành bệnh tật ở cơ quan khác, đồng thời đảm bảo thời gian bình phục ngắn, giúp bệnh nhân nhanh chóng quay về cuộc sống ngày thường.


Trị liệu Thần kinh Cột sống là phương pháp bảo tồn không can thiệp nên vô cùng hữu hiệu và an toàn với tất cả đối tượng.

Đừng bỏ lỡ: Chiropractor là ai? Bác sĩ Chiropractic phải đáp ứng những điều kiện gì?

Tại ACC - phòng khám Chiropractic uy tín được Bộ y tế cấp phép hoạt động, người bệnh còn được bác sĩ thiết lập qui trình chữa trị riêng phù hợp với thể trạng. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ kết hợp Chiropractic với chương trình tập Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại như máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS… nhằm dễ dàng xóa bỏ cơn đau và ngăn chặn nguy cơ tái phát về lâu dài.

Hệ thống phòng khám ACC trên toàn quốc:

Phòng khám ACC - Chiropractic Quận 1 TPHCM: https://g.page/phongkhamacc?share

Pòng khám ACC - Chiropractic Quận 5 TPHCM: https://goo.gl/maps/dRXwAjHcgckYvKKs6

Phòng khám ACC - Chiropractic Hà Nội: https://goo.gl/maps/bZ7koRb4BcWwjuib9

Phòng khám ACC - Chiropractic Đà Nẵng: https://goo.gl/maps/q7nGn3TiDoVtdmBV9

Các di chứng sau phẫu thuật cột sống có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ càng trước khi lựa chọn phương pháp này. Đồng thời, nên có ý thức bảo vệ sức khỏe, thăm khám ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nhằm điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng.

Tin liên quan: https://thanhnien.vn/cac-bien-chung-sau-mo-cot-song-can-hieu-ro-post1446418.html

https://www.buymeacoffee.com/benhcoxuongkhop

https://gab.com/suckhoexuongkhop

https://yourlisten.com/suckhoexuongkhop

http://www.lawrence.com/users/suckhoexuongkhop/

https://forums.prosportsdaily.com/member.php?1186152-benhcoxuongkhop