Tìm hiểu biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể gặp

Hầu như các trường hợp mổ chữa trị thoát vị đĩa đệm đều có tỷ lệ thành công cao, mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn có thể gặp biến chứng và nguy cơ tái phát bệnh. Hãy cùng xem các rủi ro và biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm để xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý.

1. Các biến chứng thường gặp

Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới các biến chứng thường gặp, chẳng hạn như:

  • Rủi ro khi gây mê: Hầu hết các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đều gây mê toàn thân bệnh nhân bằng cách truyền thuốc gây mê thông qua tĩnh mạch để người bệnh ngủ sâu và không cảm thấy đau trong quá trình mổ. Rủi ro do gây mê rất hiếm, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương não và tử vong.

  • Xuất huyết: Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm (bao gồm mổ mở, nội soi và vi phẫu thuật) đều được thực hiện cẩn trọng nhằm tránh nguy cơ mất máu. Thế nhưng, nếu phẫu thuật gây ảnh hưởng đến những mạch máu lớn, người bệnh có thể bị chảy máu không ngừng.

  • Hình thành cục máu đông: Cục máu đông thường được hình thành ở chân nếu phẫu thuật làm ảnh hưởng đến xương chậu hoặc các chi dưới. Nếu cục máu đông vỡ ra, những mảnh vỡ có thể di chuyển theo các tĩnh mạch, đến phổi và các nguồn cung cấp máu. Điều này có nguy cơ gây tắc nghẽn phổi và ảnh hưởng đến tính mạng.

  • Nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường không cao, do người bệnh sẽ được tiêm thuốc kháng sinh ngay sau khi phẫu thuật giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng phát triển, tình trạng này thường xuất hiện các vết rạch da hoặc cũng có thể lan đến các mô, tủy sống và các đốt sống.

  • Biến chứng rách màng cứng: Tình trạng này xảy ra khi lớp màng bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh bị rách trong quá trình mổ. Nếu không được xử lý phù hợp, tình trạng này có thể dẫn tới rò rỉ dịch tủy sống, gây đau đớn kéo dài và một số rủi ro khác.

2. Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cổ

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tương đối an toàn và ít rủi ro. Tuy vậy, đôi khi bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như:

  • Gặp khó khăn khi nói hoặc nuốt: Sau khi phẫu thuật thay đĩa đệm cổ, đa số mọi người đều bị đau và sưng cổ họng, gây khó nói hoặc khó nuốt.

  • Phát triển dị vật: Một số dị vật như gai xương có thể bắt đầu phát triển ở những mô mềm như cơ và dây chằng sau phẫu thuật.

  • Không giảm đau: Một số bệnh nhân có thể cảm thấy các triệu chứng không thuyên giảm ngay cả khi phẫu thuật thành công.

  • Lệch đĩa đệm nhân tạo: Trong trường hợp người bệnh phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo, đĩa đệm có thể bị lệch theo thời gian do kết nối yếu hoặc khi đĩa đệm bị lỗi.

  • Phản ứng với kim loại: Trong một số trường hợp, vòng kim loại của đĩa đệm nhân tạo dẫn tới những phản ứng bất lợi đối với những mô lân cận.

  • Tê liệt: Biến chứng này thường hiếm khi xảy ra, mặc dù vậy, rễ thần kinh có thể bị tổn thương trong quá trình mổ và gây tê liệt một hoặc nhiều chi.

Người bệnh có thể gặp biến chứng khó nuốt, đau cổ dù ca mổ thành công

Tìm hiểu:

https://acc.vn/mo-thoat-vi-dia-dem-tiem-nhung-rui-ro-khon-luong/

3. Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng

Mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một phẫu thuật đơn giản, an toàn và ít gặp biến chứng. Mặc dù ít, đôi khi người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như:

  • Tổn thương mô thần kinh: Tổn thương màng cứng của tủy sống, tổn thương rễ thần kinh, hình thành mô sẹo và hội chứng equina cauda là các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng phổ biến. Tùy vào mức độ của tổn thương mà người bệnh có thể bị mất cảm giác, tê liệt hoặc mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang.

  • Không ổn định: Mất tính ổn định ở cột sống là một biến chứng thường xảy ra sau mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bên cạnh đó, đôi khi mổ cột sống cũng có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gây bệnh loãng xương.

  • Thoái hóa đĩa đệm liền kề: Phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng đến các đĩa đệm cũng như đốt sống liền kề và có thể gây thoái hóa.

  • Phản ứng thần kinh: Sau khi mổ, bệnh nhân có thể cảm thấy đau chân khi di chuyển hoặc khi uốn cong cột sống. Những phản ứng này có thể là tạm thời hoặc cần chữa trị y tế để tránh những rủi ro liên quan.

  • Biến chứng do gây mê toàn thân (hiếm gặp): Người bệnh có thể bị nhiễm trùng tim, phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc tử vong.

Tìm hiểu: Thoát vị đĩa đệm không mổ có sao không?

Giống như đa số những cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới nhiều rủi ro và biến chứng không thể tránh khỏi. Vậy nên, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý.

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/cac-bien-chung-sau-mo-thoat-vi-dia-dem-can-luu-y-n197167.html

Thông tin thêm:

https://myanimelist.net/profile/suckhoexuongkhop

https://profile.hatena.ne.jp/suckhoexuongkhop/profile

https://tinychat.com/room/suckhoexuongkhop

https://slides.com/suckhoexuongkhop

https://www.aeriagames.com/user/benhxuongkhop/

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/co-nen-dung-thuoc-tri-viem-khop-goi

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/cac-kien-thuc-khong-the-bo-qua-ve-dau-dau-goi

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/thoat-vi-dia-dem-co-nen-mo-khong-khi-nao-can-mo

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/cac-cach-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-pho-bien-hien-nay

https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/tim-hieu-chiropractic-la-gi-nguyen-ly-hoat-dong-va-cong-dung