Bong gân khớp cổ chân: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Bong gân khớp cổ chân là tình trạng thường gặp trong đời sống thường ngày. Dù ở bất cứ độ tuổi nào thì khả năng bị bong gân cổ chân vẫn có thể xảy ra. Đa số mọi người thường xem nhẹ tình trạng bong gân này. Tuy vậy, trong một số trường hợp, nếu điều trị không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bong gân cổ chân mãn tính.
1. Khái quát về bong gân cổ chân
Bong gân ở cổ chân là tình trạng dây chằng ở quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng. Có 3 mức độ bong gân cổ chân dựa trên mức độ chấn thương của dây chằng:
Mức độ 1 (mức độ bong gân nhẹ): Giãn gây chằng cổ chân nhẹ. Dấu hiệu: Sưng đau nhẹ ở cổ chân.
Mức độ 2 (mức độ bong gân trung bình): Đứt một phần dây chằng cổ chân. Triệu chứng: Sưng và thâm quanh khớp cổ chân, có cảm giác mất vững khớp cổ chân.
Mức độ 3 (mức độ bong gân nặng): Đứt toàn bộ dây chằng. Cách nhận biết: Sưng đau, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân, hoàn toàn bị mất vững khớp cổ chân.
Tham khảo: Cách xử lý khi bị đứt giãn dây chằng cổ chân
Bong gân cổ chân khiến phần khớp cổ chân bị sưng đau, khó cử động
Hầu hết các trường hợp bong gân cổ chân gặp ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể chữa trị vết thương ở nhà bằng cách chườm đá, xoa bóp bằng dầu và nghỉ ngơi. Thế nhưng, nếu bạn bị bong gân nặng thì cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và nhận hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp.
2. Biểu hiện khi bị bong gân ở cổ chân
Bong gân ở cổ chân xảy ra khi phần khớp bị tác động bởi một lực lớn một cách bất ngờ, khiến cho dây chằng xung quanh khớp bị tổn thương. Khi bị bong gân, vùng cổ chân của bạn sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
Có thể nghe thấy tiếng rắc (tiếng bẻ khớp ngón tay) ở phần cổ chân.
Phần cổ chân sẽ xuất hiện vết bầm tím và sưng. Tùy vào mức độ bong gân mà diện tích sưng và bầm tím sẽ lớn hoặc nhỏ. Bạn gần như sẽ không thể gập hay hoạt động được phần cổ chân trong quá trình bị bong gân.
Phần khớp cổ chân bị bong gân sẽ bị đau âm ỉ trong suốt nhiều ngày. Đặc biệt, trong tình trạng bị thương nặng thì mức độ đau sẽ tăng lên rất nhiều. Đồng thời, bạn cũng cảm thấy đau đớn và khó chịu khi phải đi lại.
Tùy thuộc vào từng mức độ bong gân mà bạn nên có cách chữa trị phù hợp. Thế nhưng, bạn không nên quá chủ quan khi gặp bong gân cổ chân. Hãy tìm đến bác sĩ ngay khi cần thiết bởi nếu bị bong gân nhưng không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn. Trong một số trường hợp, khớp cổ chân của bạn sẽ trở nên yếu đi, dễ bị thương hơn và ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt trong cuộc sống.
3. Biện pháp xử lý khi bị bong gân ở cổ chân
3.1. Các bước điều trị khi bị bong gân cổ chân
Bước 1: Nghỉ ngơi, bất động, giảm sưng nề.
Bước 2: Tập luyện nhằm sớm khôi phục biên độ vận động của khớp và gia tăng sức mạnh cho cơ.
Bước 3: Tiếp tục tập luyện, tập thích nghi và trở về các hoạt động sinh hoạt bình thường hằng ngày.
Quá trình này thường mất 3 tuần nếu bị bong gân cổ chân nhẹ, từ 6 đến 12 tuần nếu bị bong gân cổ chân vừa và nặng.
Tham khảo: Đau mu bàn chân là bệnh gì và cách giảm đau nhanh, hiệu quả
3.2. Cách điều trị bong gân cổ chân
Nếu bạn bị bong gân nặng, nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn đối với những trường hợp bị bong gân nhẹ, bạn nên áp dụng các phương pháp như sau:
Hạn chế đi lại thường xuyên và chỉ nên nằm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi ở. Trong khoảng 2 ngày đầu, bạn nên đặt chân cao hơn tim.
Chườm lạnh tại vị trí bị sưng và bầm tím. Mỗi ngày nên chườm từ 2 đến 3 lần trong khoảng 30 phút. Lưu ý, không đặt đá trực tiếp lên da mà nên dùng túi đá chườm hoặc bọc đá trong khăn vải mềm.
Trường hợp bị bong gân nặng, bạn nên dùng nẹp hoặc băng ép cố định phần khớp cổ chân. Khi cần phải di chuyển, hãy dùng nạng để hạn chế tạo lực lên cổ chân khi đang bị thương.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng.
Chườm đá lạnh khi bị bong gân cổ chân giúp giảm sưng hiệu quả
4. Một số lưu ý khi chữa trị bong gân
Khi bị bong gân cổ chân, để vết thương hồi phục nhanh chóng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
Không được sử dụng rượu hoặc cao nóng xoa bóp vào chỗ bị thương vì sẽ gây nóng và khiến vết thương bị chảy máu. Điều này có thể khiến cho phần cơ bị teo và khớp bị cứng sau khi vết thương hồi phục.
Sau một thời gian nghỉ ngơi, bạn nên luyện tập bước đi. Điều này giúp cho phần cơ và khớp thêm chắc khỏe, hoạt động linh hoạt hơn.
Nguồn tham khảo: TẠI ĐÂY
Xem thêm:
https://stackoverflow.com/users/16046135/phongkhamacc?tab=profile
https://www.blurb.com/my/account/profile
https://www.deviantart.com/phongkhamacc21
https://www.discogs.com/user/phongkhamacc
https://www.caringbridge.org/profile/46659744
https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/phuc-hoi-chuc-nang-nhung-ai-can-ap-dung
https://sites.google.com/view/suc-khoe-xuong-khop/trang-chu/ban-biet-gi-ve-dau-than-kinh-toa