Tìm hiểu về các loại mụn

Mụn bọc, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn đinh nang… là những loại mụn phổ biến thường gặp ở nhiều người. Những loại mụn này tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mĩ và có thể phá hủy làn da của bạn.

Mụn trứng cá – mụn đỏ

Mụn trứng cá là tên gọi chung của các loại mụn xuất hiện trên mặt, là tình trạng da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Mụn trứng cá xuất hiện khi nang lông bị bí tắc do chứa nhiều chất nhờn và tế bào chết dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Phụ nữ trong thời kì mang thai, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trương ô nhiễm hoặc lứa tuổi dậy thì là những đối tượng dễ mắc mụn trứng cá nhất.

Vị trí xuất hiện: 2 bên má, trán, cằm và mũi.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

  • Do căng thẳng

  • Do lạm dụng thuốc tránh thai

  • Do rối loạn hormone trong cơ thể

  • Do chế độ ăn uống bất hợp lý

  • Do chế độ sinh hoạt không khoa học

Mụn đầu trắng – Mụn đầu đen

Mụn đầu trắng hình thành do tuyến bã nhờn trên da tiết ra nhiều, tác động cùng với tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn. Mụn không sưng, không đỏ, nổi gồ trên bề mặt da và khó nhìn thấy bằng mắt thường trừ khi nhìn gần hoặc sờ bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi, nằm dưới da.

Mụn đầu đen là loại mụn thường gặp, hầu hết ai cũng có. Mụn đầu đen được hình thành tương tự như mụn đầu trắng nhưng so nhân mụn nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy qua nên chuyển sang màu đen ở trên bề mặt da. Nếu không xử lí mụn đầu đên đúng cách có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn gây viêm.

Vị trị xuất hiện: 2 bên cánh mũi, mũi và trán.

Nguyên nhân gây mụn đầu đen

  • Tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông

  • Thiếu nước: Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào thải những độc tố trong cơ thể, giúp bạn có được làn da khỏe và tươi tắn. Một khi cơ thể không được bổ sung nước thì đó chính là một trong những tác nhân khiến làn da của bạn dễ dàng xuất hiện mụn đầu đen.

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý

  • Sử dụng các chất kích thích

  • Stress, ăn ngủ không điều độ sẽ làm tế bào thay đổi liên tục

  • Tiết mồ hôi nhiều, môi trường sống không sạch sẽ, độ ẩm cao

  • Không vệ sinh da đều đặn mỗi ngày 2 lần sáng và tối để loại bỏ các tác nhân gây hại cho da.

Mụn mủ

Mụn mủ là dạng viêm nặng hơn của các loại mụn (mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn đầu trắng). Mụn sưng to, viêm, gây đây nhức. Mụn rất dễ tổn thương do lớp da bọc bên ngoài mụn rất mỏng. Tác động vật lí dễ làm mụn bị vỡ ra lây nhiễm đến các vùng khác của da mặt.

Nguyên nhân gây mụn mủ

  • Vệ sinh da mặt không sạch

  • Ảnh hưởng của yếu tố hormon

  • Sinh hoạt, ăn uống không khoa học

  • Yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài

  • Do sử dụng mỹ phẩm chưa các thành phần không phù hợp với da

Mụn bọc

Mụn u là loại mụn viêm nặng hơn, kích thước lớn hơn so với mụn mủ và mụn đỏ. Lúc này, mụn u sưng to giống vết muổi đốt hoặc to hơn, cứng, bên trong chứa bã nhờn lẫn máu, gây đau nhức khi chạm vào. Sự viêm nhiễm đi sâu xuống nang lông nếu không điều trị đúng cách sẽ dễ để lại sẹo lõm.

Dấu hiện nhận biết

Những chấm đỏ nổi cộm trên bề mặt da. Ấn vào có cảm giác ngứa và đau

Mụn phát triến lớn sau vài ngày, viêm đỏ rõ ra ngoài, có hiện tượng ứ mủ bên trong. Viêm đỏ và đau nhức nhiều hơn.

Mụn lớn hơn và gây đau, đỏ ở các vùng xung quanh.

Sau 3 đến 5 ngày mụn khô dần và lộ rõ nhân mụn trên bề mặt da.

Loại bỏ nhân mụn sai cách có thể khiến da mặt bị thâm, tạo sẹo rỗ trên bề mặt da.

Nguyên nhân gây mụn bọc

  • Da tiết quá nhiều dầu, bã nhờn: Bài tiết bã nhờn là cơ chế tự nhiên của da giúp dưỡng ẩm, làm dịu bề mặt và giảm thân nhiệt. Song,việc bài tiết bã nhờn quá mức có thể khiến nang lông bị bít tắc và hình thành mụn bọc.

  • Vi khuẩn P.acnes: là chủng khuẩn kỵ khí thích phát triển trong môi trường oxy thấp. Sử dụng bã nhờn như nguồn năng lượng. Khi da không được vệ sinh sạch sẽ, dầu nhờn tích tụ bịt kín chân lông sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn này sinh sôi, và nếu sinh sôi đến một mức độ nhất định sẽ gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ hoặc nặng hơn là mụn bọc.

  • Tắc nghẽn lỗ chân lông: Vi khuẩn P.acnes chỉ phát triển trong môi trường không có oxy. Vì vậy, tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn được xem là một trong những nguyên nhân ra mụn bọc.

Mụn nang

Dạng mụn nghiêm trọng nhất, đáng sợ nhất trong các loại mụn. Mụn nang có hình dáng to, chứa đầy bã dầu, máu lẫn mủ vàng cho mụn bọc phát triển làm vỡ nang lông gây sưng viêm nặng, gây đau nhức. Sờ vào mụn nang có cảm giác mềm, do chứa nhiều mủ dưới lớp da. Mụn bọc thường xuất hiện riêng lẻ, còn mụn nang mọc thành từng cụm, từng mảng do nang lông bị vỡ, da bị nhiễm trùng lan sâu vào tầng trung bì và gây tổn thương đến nhiều nang lông xung quanh.

Mụn nang thường để lại những vết sẹo sâu và dài vĩnh viễn vì thế bạn tuyệt đối không được tự nặn mụn nang khi nó đang phát triển, tránh làm vết vết mụn sưng to, nặng hơn và nhiễm trùng lây lan sang những vùng da lành xung quanh gây ra vết sẹo to hơn.

Nguyên nhân gây mụn nang

  • Sự tắc nghẽn lỗ chân lông là nguyên nhân chính gây nên các loại mụn cơ bản, kể cả mụn nang. Bụi bẩn, tế bào chết, vi khuẩn và bã nhờn tích tụ tại lỗ chân lông mà không làm sạch kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn, gây nên viêm tấ lỗ chân lông.

  • Thời tiết và các yếu tố bên ngoài cũng có tác động thúc đẩy hình thành và phát triển tệ hơn.

  • Sử dụng mỹ phẩm sai cách

  • Hút thuốc lá

  • Nặn mụn không đảm bảo vệ sinh.