triễn lãm hội họa tại TORONTO

GHI LẠI CUỘC TRIỂN LÃM THÁNG 9 & 10/1996.

Cái sân nhỏ trước hàng hiên quán The last tempetation có khỏang mười bàn ăn, khách có thể nhìn người đi qua lại trên phố chợ Kensington nổi tiếng, một trong những địa danh du lịch ở thành phố Toronto này. Chợ còn gọi là chợ Do Thái ( xưa chủ là người Do Thái), nay là chợ của đám văn nhân nghệ sĩ

Ned Dickens mải mê ngồi đánh máy vở kịch trên cái computer xách tay bên cạnh ly bia. Rây tóc dài phủ kín khuôn mặt ốm. Sáng sáng anh thường ra ngồi đây. Ned là một trong những người mời tôi qua đây triển lãm hội họa. Anh ta là giám đốc tổ chức KYTES, một tổ chức của Bộ văn hóa, đặc trách về Văn hóa nghệ thuật cho thanh thiếu niên nơi này.

ngồi uống bia chung với Ned. Anh ta chỉ đám thiếu niên bụi đời đầu caộ bóng láng, còn để lại bờm tóc nhuộm đủ màu xanh, đỏ ... mặc nhiều kiểu áo quần lạ mắt, ôm nhau trên lề đường dưới hàng cây phong. Anh ta lắc đầu, nhăn mặt nói

- Ở đây đám trẻ nghiện, chích choác nhiều lắm !

Tôi chỉ vở kịch anh đang viết dở dang :

- Hy vọng đám trẻ này sau khi xem mấy vở kịch anh viết, bớt chích choác. Ned cười, lòi hàm răng đen vì hút quá nhiều thuốc lá. Anh ta nổi tiếng xứ này không phải vì ông Nội là nhà văn lừng danh, cả thế giới đều biết. Ned Dickens nổi tiếng vì những vở kịch của anh được khán giả thích thú trong thành phố Toronto này.

Có hai thằng tóc dài bờm xờm quá vai đi vào quán, tụi nó chào Ned. Giới thiệu lẫn nhau, bọn họ ngồi trong cái bàn trong, uống bia đánh bida. Ned giải thích :

- Năm năm trước tụi nó chơi nhạc ngay trong quán này. Thời đó chỉ cầu mong thằng chủ quán The last tempetation cho ăn tối là ôkê rồi. Hiện nay tụi nó giàu to, chơi một xuất nhạc Rock trên Tivi là kiếm bộn tiền, mấy chục ngàn đôla. Tụi nó rất tình cảm.

Bỗng dưng trong quán đều quay mặt hướng ra ngoài cổng để nhìn một người đẹp có mái tóc bạch kim đang đi vào. Cô ta là người mẫu thời trang nổi danh ở New York, cô ta có hình bìa trong tạp chí thời trang Toronto tuần qua. Cô ta chào Ned, vì họ quen biết nhau. Cô đến Canada mùa này du lịch là để xem lá vàng mùa thu. Cảnh mùa thu vàng nơi đây được xếp vào đẹp nhất thế giới.

Những ngọn lá dọc theo phố Do Thái này giờ đây đang đổi màu vàng đỏ. Lá phong đổi màu óng ánh dưới nắng sáng, lấp loáng như mai vàng, như pháo hồng đỏ khắp nước này. Lá Phong cũng là biểu tượng Quốc kỳ của xứ sở Canada an bình này . Tôi bước qua phía bên kia đường Kensington để chuẩn bị trưng bày tranh tại Tryste khai mạc tối hôm nay.

&

Tại Tryste, cách đây 3 tuần là triển lãm của họa sĩ Younk người Thụy Sĩ. Cuộc triển lãm chấm dứt ngày hôm qua giờ đến lượt tôi. Cô vẽ trên những tấm vải đã được may công phu, uốn lượn như tấm mousse, như tấm lót gối nên cuộn lại dễ dàng, không có khung lỉnh kỉnh. Tranh có nhiều hình dáng lạ khác nhau. Cô ta rất diễm phúc là ngày khai mạc, có Đại sứ Thụy Sĩ ghé xem, mua ba bức. Du khách Thụy Sĩ ghé đến ủng hộ hết mình. Chỉ có họa sĩ mình không có may mắn đó, có những nỗi đau bên trong, có những nỗi buồn, cô đơn khi ra nước ngoài. Khách dự đêm nay đa số của Ned và của Christophe chủ nhân See gallery đường Barthust.

Christophe cũng là tay nhiếp ảnh khá nổi danh ở đây, có vài chục triển lãm ảnh nhiều nơi trên thế giới. Kỷ niệm anh kể cho tôi nghe là khi ở Hồng Koong, thức giấc sớm, 4, 5 giờ sáng len lỏi vào chợ, cố săn được những bức ảnh đời sống người thường. Rồi có những đêm lang thang trên đường phố khu Batagiăng chụp hình gái ăn sương. Anh ta hy vọng có ngày ghé thăm nước tôi ở ... Christope trông còn trẻ, độc thân, bô trai.

Có một gã da ngâm đen, đến khá sớm, đi vòng uống bia ngắm tranh khá kỹ. Anh ta tự giới thiệu là Jimmy, bạn thân Christophe hỏi tôi khá nhiều về Việt Nam, về hội họa, về nghệ thuật ... rồi hỏi thăm :

- Dr. Hung. Tối nay chắc có nhiều người bạn Việt ở đây tới tham dự ?

Tôi gật đầu, mỉm cười thầm nghĩ có vài chục người Việt tôi quen thân nơi đây, biết vợ chồng tôi tới Toronto tuần qua. Thành phố có cả trăm ngàn người cùng quê mình ở đây, hàng chục tờ báo Việt ngữ, có vài người bạn bác sĩ , nha sĩ, nhà thơ ... thế mà tôi không dám mời ai cả ! Không dám thông báo có triển lãm nơi đây !

Khoảng trăm khách đến chật căn phòng triển lãm, đa số là dân Canada tôi mới gặp lần đầu. Nhiều họa sĩ nữ, vài giáo sư trong đại học ... Họ vừa uống rượu, vừa ăn tối, vừa đi ngắm khôảng hai chục bức tranh tôi treo trên tường trắng. Chủ đề triển lãm “Những mảnh vụn của đời sống - The fragmentation of life” vài hình ảnh nào đó, ấn tượng riêng tôi.

Đến 8 giờ tối, có vài cặp vợ chồng người Việt quen thân, nghe tin tôi đến nên ghé thăm chơi, có cả P.P.T., người làm điêu khắc đi chung một người bạn tự xưng là Lo. Người Việt có tật thích ngồi riêng một đám, nói chuyện tầm phào, chuyện người này người nọ. Ở đây cũng vậy chẳng buồn ngó tranh !

P.p.T. quen tôi cách đây vài hôm, ghé nơi vợ chồng tôi ở, mời đi ăn trưa. Anh khoe là mới làm bức tượng “Mẹ bồng con” trên thủ đô Attawa cho cộng đồng người Việt.

Chưa kịp nâng cái ly bia chúc mừng nhau, người bạn tên Lo. mặc áo jean xanh đã tấn công tôi câu hỏi

- Tại sao vợ chồng anh qua Canada được ?

Cái câu hỏi chán ngấy thường phải bị nghe hàng trăm lần khi có dịp đi ra nước ngoài. Hàng ngàn người Việt khác cũng giống tôi, cũng tai nạn ấy ! Tôi chỉ anh râu ria bờm xờm đang ngồi tán gẩu ngoài hàng hiên trả lời :

- Lo. ra hỏi thằng Canadien kia. Anh ta là Ned Dickens mời tôi qua đây. William ngồi cạnh là người lo tôi chỗ ăn ở trong thời gian triển lãm.

Lo ngồi yên trong góc nhỏ đó, không dám đứng dậy ra hỏi người ta. Đôi khi vốn liếng tiếng Anh không đủ cũng làm người ta e dè. Nhưng lại hỏi tiếp

- Đi triển lãm là đi tuyên truyền phải không ?

Buồn nôn lắm rồi với những kiểu hỏi tra tấn này ! Tôi đi về phía giáo sư Stefan Anderson đang cầm ly bia nâu, mải mê ngó bức tranh “Trong phòng mổ”. Chúng tôi cụng ly nhau, nói chuyện trời đất đâu đó.

Sau triển làm tôi là đến phiên Stefan. Anh ta là người Thụy Điển đến đây đã 3 năm, dạy đại học, thích thành phố này rồi dự định ở luôn. Anh ta thích vẽ, thích đọc thơ. Stefan hôm qua tâm sự với tôi “Tôi thích phố Kensington này, vì đó là nơi anh mặc bất cứ loại áo quần nào chẳng có ma nào chú ý. Anh có thể chọn nhiều món ăn trên thế giới bày bán kề cận nhau. Phố có nhiều kiểu nhà kiến trúc, màu sắc khác nhau ...” bên kia đường đối diện Tryste, có nhà cổ kiểu Anh, bức tường nhà trang trí cờ Mỹ có nhiều ngôi sao trắng trên bức tường đen chìm trong đêm tối.

&

Một người to cao xinh trai, ăn mặc sang trọng len giữa đám khách tiến về phía tôi, to mồm chào. Anh ta là Joseph chủ tịch hội BLAHA cũng là người mời tôi qua đây để triển lãm trong đại học Toronto 3 tuần tới. Sau lưng anh ta, có khoảng hai chục người bạn trong nhóm này theo cùng. Họ kéo nhau ra ngoài vườn (patio) để ngồi. Giới thiệu lẫn nhau. Gino gốcc Ý nổi bật trong chiếc veston đỏ thường thích nâng ly với tôi trong tư thế quàng vai lẫn nhau. Leslie có gốc da đỏ có thắt chiếc cà vạt xanh ngồ ngộ bằng da ... lão giáo sĩ Do Thái trong bộ veston màu tím thẫm ... George uống liên tục và trầm tư trước những tấm tranh đang treo.

Uống rượu, xem tranh, ăn tối từng người ra vào thẩm bình, bàn chuyện vui ở đời. Gino khoái chí nhìn bức tranh ngoài khung cửa vẽ thành phố tôi đang ở. Hắn đếm có bao nhiêu gốc cây tôi vẽ là tu mấy ly. Stainley thì lặng nhìn, đứng khá lâu, quay lại nhiều lần trước bức “Tình mẫu tử”. Anh ta hiền lành , trầm ngâm như nhớ mẹ !

Cuộc vui kéo đến 3 giờ sáng mới chịu ra về. Christophe ra về còn dặn tôi ngày mai thứ bảy có đến 200 khách See gallery đến dự, nhớ đón. Joseph quàng vai tôi cụng ly, lắc mạnh vai :

- Ba tuần nữa sẽ triển lãm ở Robina hall, dự định chuyển trong đại học ra. Trong đó khó bán tranh và cấm uống rượu. Phòng Robina bự lắm, từng này tranh thì loãng, phải gởi thêm tranh nữa. Dự định mời vài ngàn người cho vui.

Tôi gật đầu đồng ý. Sẽ báo bên Hawaii gởi thêm một số tranh tôi còn để lại từ cuộc triển lãm năm ngoái. Cuộc đời thật là hạnh phúc khi có nhiều người bạn, dù mới quen nhau đã lo toan cho mình !

Lo . và P.p . T .lặng lẽ ra về lúc nào tôi chẳng hay.

DỰ ĐÁM CƯỚI XỨ NGOÀI

Trưa thứ bảy chúng tôi thuê một chiếc xe để đi Montreal, cách thành phố Toronto khoảng 700 km. Tôi sẽ có dịp thắp nén nhang cho người bạn thân là anh Giang mất 2 năm trước, cũng là dịp tham dự đám cưới con gái anh L.H. một thi sĩ có đến mấy chục tập thơ được in ấn. Vừa qua có một số thơ của anh ta được đăng báo trong nước.

... Chỉ cần đến biên giới tiểu bang Quebec, ngôn ngữ hai bên đường không còn tiếng Anh, thay vào đó là tiếng Tây. Từ bảng đi đường, bảng hiệu, sách báo hướng dẫn ... dấu tích một giai đoạn lịch sử người Pháp thống trị nơi đây, thời gian sau miền đất được nhường bán lại cho Anh do thua trận ... Đến thành phố Montreal lúc chiều tà, trời se lạnh.dừng trên phố Sainte Catherine uống tách cà phê, gọi người bạn đến đón về nhà, rồi hỏi thăm vị trí nhà hàng tổ chức đám cưới ở đâu, tối nay tôi sẽ tìm đường đến.

Phía đầu con phố này còn nhiều bảng hiệu tiếng Anh. Đường phố đông người đủ màu sắc của buổi chiều cuối năm. Những kiến trúc nhà cổ kính kiểu Tây kéo dài suốt con đường lớn, thấp thoáng nóc giáo đường có con gà trên tháp chuông bên kia phố. Người ta ví nơi đây, một hình ảnh ăn chơi sao chép lại của Paris.Cà phê bên hè phố đông người. Aên uống cũng vậy. Những hộp đêm phong cách Tây 100%.

Đám cưới được tổ chức trên lầu một của một nhà hàng Tàu. Anh L.H. là thi sĩ nên thực khách hôm đó khá nhiều những người trong giới viết văn làm thơ, làm báo ... nơi đây. Từ nhà thơ T.T.Y. bên Mỹ bay qua, bác sĩ Trang Châu có một thời làm chủ tịch hội văn bút hải ngoại, thì sĩ P.N.T. cũng từ Toronto lên dự ... v.v... vài người tôi biết mặt, quen tên trong các tạp chí, giờ mới có dịp gặp.

Bắt tay chú rể, chúc mừng cô dâu trong chiếc áo đầm trắng, rồi chụp hình chung ngay cổng vào. Vợ chồng tôi đi vào giữa những đôi mắt ngóng theo và có tiếng xầm xì của nhiều người. Cái bàn dành cho chúng tôi cuối căn phòng nơi kề cận sân khấu có bục gỗ cao. Kéo chiếc ghế ngồi xuống. Tôi nhìn trả lễ những cặp mắt lạ lẫm, đôi khi như xoi mói hướng về phía mình. Vợ tôi hỏi :

- Sao họ nhìn mình dữ vậy ?

Chỉ chiếc gấm tím vợ đang mặc :

- Có lẽ vì áo dài có thêu con rồng vàng. Nên họ thấy lạ.

Vợ tôi im lặng, còn tôi cũng nâng cao ly với chục người đàn ông ngồi chung bàn. Có lẽ mấy đấng đàn ông ngồi chung bàn với tôi bị vợ bỏ, cô đơn ... tiệc thứ bảy cuối tuần rất quan trọng, phải cố mặt vợ. Người đàn bà ở đây quyền họ lớn lắm không dễ gì đi chơi mà không có mặt mấy bà được. Chuyện cặp vợ chồng bên Việt Nam qua sẽ có mặt trong đám cưới này đã được thông báo đến nhiều người trong tiệc rượu hoom nay nên họ nắm bắt vấn đề rất nhanh. Nâng ly bia lên để nghe họ nói chuyện, giới thiệu chúc mừng. Lại nghe cái điệp khúc cũ mèm, cà khịa : Tại sao vợ chồng tôi lại qua đây được ? Tại sao ... và tại sao ? Những câu hỏi giống y chang tối ngày hôm qua ! Tại sao không có những câu hỏi giá trị và đầm ấm khác ? Tại sao không quan tâm đến những chuyện khác ở quê nhà ?

Tôi có dịp dự trên chục đám cưới người Việt ở hải ngoại, nhưng đây là lần Cám ơn bạn cám ơn đời . cám ơm rượu .

Đời trống không ly tách cũng trống không .

Lần đầu tiên có không khí căng thẳng. Như vậy, có lẽ trong bàn nhậu có một số văn nhân thi sĩ mang nhiều ẩn ức nên có dịp may, thấy tôi đơn độc, bèn cà khịa hội đồng. Tôi bị thói quen nghề nghiệp, thích ngắm mấy cái mũi, mắt sửa hai mí, cái môi to, cằm chẻ ... trong đám cưới, rồi đoán tác phẩm đó của bác sĩ nào. Một tiểu bang thường chỉ có một ông bác sĩ Việt hành nghề này, việc đó dễ nhận thấy.Có lần trong một đám cưới, quanh tôi có mấy chục bà trông rất giống nhau. Giống từ cái mũi cao, mắt sâu, cằm chẻ ... mặt phinh phính. Tất cả như những con búp bê sống được sản xuất từ một nhà máy, trông vừa khôi hài vừa dễ sợ.

Anh L.H. đến vỗ vai tôi, chỉ chai rượu dấu dưới gầm bàn cạnh ghế tôi ngồi. Tôi hiểu anh có nhả ý tặng riêng bàn tiệc này, cho những đấng nam nhi ngồi cạnh chúng tôi.

Cúi xuống, nhặt chai rượu lên, mở tung nâng ly mời từng người trong bàn, rồi với vào người quen bàn kế bên vẫn trong cái xầm xì chán ngắt ! Uống một chút cho đời bớt khổ ! Uống chút rượu nhớ đời ! Nhớ thơ người và tặng rượu !

Đám đông vẫn nhìn hướng về chúng tôi và bàn tán như những chú bé nhìn con vật lạ quý hiếm trong thảo cầm viên. Bàn tay nào tôi nắm bắt nơi đây cũng lành lạnh và đáng sợ. Tôi tiến lại cái bàn bên cạnh, bắt tay anh H . X . S, kéo ghế ngồi, rồi nói nhỏ :

- Còn hai hôm nữa là giỗ anh Hoàng Xuân Giang. Tôi lên đây định thắp nén nhang. Đám giỗ tổ chức ở đâu xin anh cho tôi biết ?

H.X. S. quay mặt đứng dậy bỏ đi nơi khác, không trả lời. Tôi thầm nghĩ, dù sao là anh ruột nhạc sĩ Hoàng Xuân Giang sao có thái độï quái lạ như vậy ? Sau này tôi mới hiểu, tôi đã đưa ra một câu hỏi không đúng thời điểm, đúng chỗ .. nhất là giữa một đám đông ồn ào chống Cộng nơi đây. Xứ này xếp Hoàng Xuân Giang là Cộng Sản, cấm mọi người không được chơi ! Oâi người đã chết rồi cũng bị phiền toái không tha !

H . X . S . trong bộ veston màu đen với cái cà vạt đỏ đẹp, anh trịnh trọng làm người hướng dẫn, giới thiệu đám cưới đêm nay. Mái tóc chải láng, chiếc hoa hồng trắng trên nắp áo, anh có nhiều thơ đăng đây đó ... anh nói hay, nhưng thiếu dũng cảm khi nói về người em ruột mình, dù đã mất. Tội nghiệp ! Không có tim, không dũng khí ... không yêu người thì khó có thơ hay.

Nhớ lại, nhiều năm trước đây anh Hoàng Xuân Giang có về nước , về sớm quá để làm du lịch ! Thế là người ta xếp anh vào loại Cộng Sản. Báo chí chưởi anh tơi bời. Người ta cấm hát nhạc của Hoàng Xuân Giang, cấm đăng thơ anh trên báo, cấm uống rượu với anh, cấm mọi người tới chơi nhà anh dù để xem những bức tranh anh ta vẽ ... con người tài hoa đó, cháu ruột cụ Hoàng Xuân Hãn, buồn quá uống rượu tối ngày một mình trong cô lạnh !

Hai namư trước, ông trời ban cho anh bệnh ung thư gan. Bệnh viện Canada bó tay. Anh lại ăn cơm gạo lức muối mè. Không ngờ bệnh tình thuyên giảm đôi chút. Anh lại về nước thăm bạn bè và cái vùng đất xưa sinh ra anh, lần cuối. Trở về với cái bụng trướng. Anh vui sướng sống được một mùa Xuân cuối nơi quê nhà.

Mùa Xuân 1994 đó, anh hát nhiều giữa bạn bè, những ca khúc mới nhất anh vừa sáng tác. Anh cặm cụi vẽ bức sơn dầu để làm cái bìa tập nhạc, anh hy vọng được ra đời trước khi vĩnh viễn ra đi. Cái ung thư đang gậm nhấm từng ngày. Tháng tư/1994 lúc in xong tập nhạc “Hãy nhìn tôi như thế” là lúc cơn bệnh trở nặng. Những cơn đau hành hạ suốt đêm. Bạn thân là anh Trịnh Công Sơn viết tựa, có đoạn : “... Hãy nhìn tôi như thế, vì đời quên lãng tôi, vì tôi nhỏ bé, vì tôi sẽ biến mất trước khi cuộc đời vội vã nhớ lại, như một thoáng ăn năn vô vị ... Ngày tiễn Giang về lại đây, đôi bàn chân không còn mang được giày, phải chạy ra đường Phạm Hồng Thái mua đôi dép cho Giang mang. Bụng phình bằng cái trống, lê bước vào phi trường Tân Sơn Nhất. Hôm đó tôi bắt tay anh, có hứa bằng mọi cách sẽ ghé thành phố Montréal để thăm anh và nhìn thành phố anh đang sống ... tâm nguyện sẽ đốt nhang trên mộ phần Giang, nếu tôi qua trễ.

Anh mất ngày 29/9/1994 tại Montréal, hôm ấy Sài gòn bỗng dưng có cơn mưa lớn. Bạn bè cũ của anh ngồi lại với nhau uống rượu, trên bàn để một chiếc ly không người uống, khi nghe tin anh không còn nữa.

Giữa không khí ồn ào của đám cưới tôi nhớ lại bóng hình Hoàng Xuân Giang với tiếng hát ấm, thân quen bên chiếc đàn guitar. Ở đây đám cưới người ta cũng hát, nhưng không có ban nhạc. Lúc này văn nghệ được tổ chức lạ và mới. Họ để một Tivi chính giữa sân khấu cộng thêm máy chỉnh Karaôkê. Thế là ai cũng lên sân khấu để được hát , ai cũng hóa thân thành ca sĩ . Tiếng vỗ tay dành cho mọi ngwòi. Ai cũng có thể trở thành ca sĩ trong chốc lát, dù không cần thuộc nỗi lời bài nào. Thi sĩ T.T.Y. lại gần cụng ly tôi, anh mời tôi tham dự buổi ra mắt tập thơ đầu tay của anh tại đại học Montréal chiều ngày mai. Đây cũng là nhà thơ đa đoan, làm thơ mấy mươi năm thời tôi còn con nít, giờ mới in tập thơ đầu.

Vợ tôi ra hiệu về sớm. Bây giờ phải tìm cách thoát ra khỏi đây cho đỡ rối. Làm sao quên được những bàn tay lạnh giá nắm bắt tay mình. Làm sao quên được những đôi mắt còn nhiều ngờ vực, nhiều xa lạ, lạnh lùng ... trong đêm tôi ở chốn này. Bên ngoài cơn gió rét vẫn thổi qua đời. Lá bay cuốn tơi tã trên hè phố giữa đêm lạnh cóng ngwòi. Nhưng thấm vaồ đâu cái sầu tình của chúng tôi đêm đám cưới hôm đó !

Rồi lại lang thang dưới phố lạnh cóng với nhiều ánh đèn đủ sắc màu quyến rũ. Thành phố ban đêm không ngủ vì thú ăn chơi ngay giữa những phố chính, một đêm paris. Bên kia sông, một vùng đèn tỏa sáng từ sòng bài Montréal. Giòng sông Saint - Laurent buồn im vắng chảy qua phố lạnh.

&

Buổi sáng chủ nhật hôm sau, tôi lại lang thang trên khu phố thị nơi có nhiều người Việt, những mảnh đời buồn di trú. Đậu xe ở góc đường, bước lên lầu ba nơi gia đình anh Giang sống. Cánh cửa đóng kín không ai ở nhà hôm đó. Bên trong căn phòng này, theo lời bạn bè nói vẫn còn để tro cốt, vợ không đủ tiền để chôn cất. Chuyện người ta muốn có một ngôi mồ yên ấm nơi xứ này không phải đơn giản chút nào ! Đắt tiền lắm. Mọi sự chuyện đều bắt đầu bằng : Tiền.

Quay gót trở xuống xe với lời tạ từ cùng hương hồn anh, chưa đốt được nén nhang. Mắt nhòe giữa cơn mưa nhỏ. Hững hờ một sáng trong thành phố Montréal xinh đẹp. Nhìn đàn chim lượn trên cao, trên những vòm cây bao trùm thành phố. Người bạn lại dẫn vợ chồng tôi leo lên những bậc thang cao không giống nhà anh Giang, mà lên ngọn đồi cao tít, nơi có Đức Mẹ hiện ra mấy trăm năm trước ban phép cho ông Thánh S. Joseph bị tật nguyền. Oâng dùng phép chữa bệnh cho dân vùng này.

Người ta làm cái thang máy cao đưa mọi người đến đỉnh đồi, có tượng Chúa, đặc biệt có cái dưỡng đường xưa của ông Thánh dùng để trị bệnh. Chiếc ghế ông ngồi còn đó dưới ánh vàng nhạt. Dãy giường bệnh xưa, dụng cụ y khoa còn lưu giữ ... ngoài sân có tượng Thánh nhìn dòng đời bên dưới ...

Tôi theo những bậc thang xuống đồi và xuống đời. Bên kia đồi có nghĩa trang “Dốc tuyết” nhìn thành phố Montréal bên dưới. Cỏ xanh cắt xén kỹ có gắn bia mộ tên người chết. Vài bó hoa héo tàn còn đó. Lá vàng khô héo rụng rơi kín một vùng. Miếng đất này nó cũng đắc tiền không kém ngôi nhà đang ở. Sống đã khổ vì tiền. Chết không tha. Hỡi anh bạn Giang đã đi xa, dễ gì chết đã được chôn ở đât ! Người đông đất chật cả rồi. Đám chim gà co ro bên hồ nước công viên thành phố đối diện nghĩa trang “Dốc tuyết”.

Rồi cuối cùng tôi cũng đến đại học Montréal trưa hôm đó để tham dự buổi ra mắt tập thơ. Vợ tôi không dám vào, sợ nhiều thứ, nên đi phố chơi cho khỏe. Bạn bè trốn gần hết. Tôi gặp anh L.H. ngay cổng vào ra, nơi trạm xe buýt. Rồi những khuôn mặt hôm qua dự đám cưới lại xuất hiện, có thêm nhiều khuôn mặt lạ. Học giả này, học thiệt nọ, giáo sư, giáo xứ ... bắt tay nhau. Họ cũng lạnh ngắt nhìn tôi trong không khí khó thở.

Ra mắt tập thơ này, tác giả phải bay từ bên Mỹ qua, mượn được giảng đường lầu sáu để tổ chức ngày không có sinh viên đi học. Chắc anh ta sợ như mấy tác giả khác phải ra mắt ở mấy quán phở Cali !

Người dẫn chương trình vẫn là thi sĩ H. X . S . Cũng chải chuốt đầu láng bóng, vẫn bộ veston đen, nhưng có đổi cái cà vạt khác. Hết ca tụng nhau, lại ngâm thơ, nghe cũng vui tai. Cũng vẫn những đôi mắt lạnh lùng liếc nhìn tôi nhiều lần. Có cô nha sĩ đọc thơ, có bà già nhõng nhẽo trang điểm giống con gái, nhắm mắt, mê nghe thơ ... Tiếng ngâm trên bục giảng đường :

- Ta về như lá rơi về cội.....................................”

T.T.Y.

Nhân phút giải lao, tôi chuồn ra ngoài, mua tập thơ 14 đôla, rồi giông thoát. Lá rơi kín khuôn viên đại học. Gió mạnh. Những ngày thu hoang nơi đây sao buồn quá ! Những người nhìn tổ quốc từ xa đang nghĩ gì về những người trong nước ? Lá vàng long lanh như muốn nói điều gì ?

Tôi tranh thủ tìm thăm mấy người bạn cũ. Người nào chịu khó đi học lại ra trường được, thì khá. Không thì tàn đời. Buổi tối ở nhà ngồi nhâm nhi, nhiều người bạn tới chơi uống rượu. Có bác sĩ T. học chung nhau thuở còn trung học, rồi vào Sài gòn chung đại học T Khoa, giờ là bác sĩ ở đây.

Anh ta đến một mình, đôi mắt buồn vì vợ ly dị, vẫn hiền lành đôn hậu ít nói như mấy ngày nào. Tôi kể lại cho anh ta nghe chuyện vợ chồng tôi dự đám cưới tối hôm qua, cái bàn tôi ngồi là nam nhi không thôi. Xứ này cuối tuần mà đi dự tiệc một mình thường là vợ bỏ ! Rồi kể chuyện nhỏ chuyện lớn, chuyện trong nhiều thành phố trong nước, nam nhi đi nhậu ít dẫn vợ theo như ở xứ này, chuyện về vùng đất thơ ấu của chúng tôi, chuyện về những người Thầy đáng kính ... Anh ta buồn. Buồn nhớ kỷ niệm và vùng đất xưa. Chúng tôi uống rượu và hát hò đến 4 giờ sáng.

Cuối tháng mười cũng là sắp cuối thu, sắp đến ngày khai mạc của phịng tranh trong đại học. Joseph chê phịng triển lãm ở đại học nhỏ lại ở lầu hai, đậu xe khĩ khăn. Ba tuần trước , cậu ta quyết định chuyển triển lãm ra ngồi, tổ chức ở Robina Hall cho xơm tụ, bạn bè dễ gặp nhau. Chỗ triển lãm rộng, nằm ngay trung tâm thành phố, gĩc đường ST. Claire và đường Robina.

Buổi tối trong phịng làm việc của cơng ty BLAVA, cĩ nhiều người Canada tụ họp. Họ bàn chương trình tổ chức triển lãm tranh của tơi. Joseph sau khi cụng ly với tơi . Anh nằm thả dài trên ghế, đơi chân gác ngang trên chiếc bàn làm việc, dáng trơng mệt mỏi, nhìn tơi mỉm cười :

- Tơi đã mời khoảng vài ngàn khách trong thành phố này tới dự triển lãm của Dr. Hung. Chắc vui lắm ngày thứ bảy này.

Anh ta lại cười to, bơ bơ nhìn thẳng vào tơi trợn mắt, le lưỡi dài như làm hề, gật gật cái đầu :

- Cộng đồng Việt Nam sẽ cĩ cuộc biểu tình chống đối cuộc triển lãm tranh của anh. Tuần qua Dr. Hung đi Mỹ đâu biết chuyện gì xảy ra.

Tơi lắc đầu khơng tin . Joseph xoa tay, lại vỗ vai tơi như trấn an :

- Mọi chuyện biểu tình tơi đã thu xếp ổn thỏa rồi. Đừng lo. Khơng cĩ biểu tình đâu. Vợ tơi cùng là họa sĩ, bà ghét chuyện này lắm. Ê, Davis mày kể chuyện này lại cho Dr. Hung nghe.

Davis là người to con, da ngâm đen, tĩc đen bĩng ngồi nhâm nhi bia cuối phịng. Anh ta tự giới thiệu là cảnh sát trong thành phố này. Anh cịn cĩ tên là Hứa, vừa lai Việt, cĩ chút máu lai Tàu , bắt tay tơi tâm sự :

- Hai ngày qua em và Joseph cĩ đến Cộng đồng Việt Nam, trụ sở đường Dundas để thương thảo xong rồi. Gặp được chủ tịch cộng đồng là ơng N. Duy T. và nhiều người khác, trong nhiều hội đồn khác nhau ... chắc khơng cĩ biểu tình xãy ra đâu.

Tơi cám ơn mọi người về chuyện đĩ, rồi ngồi xuống ghế, bực mình nghĩ là những chuyện khùng điên. Đi triển lãm tranh cũng bị biểu tình. Tơi khơng biết trụ sở cộng đồng ở đâu nhưng tơi biết con đường Dundas. Con đường hình như dài nhất thế giới nối liền Tây sang Đơng của nước này, dài hơn 4000km, trên con đường ấy cĩ trụ sở cộng đồng một dân tộc cĩ trên 4000 năm văn hiến, lại cĩ mấy vị chủ tịch ưa làm chuyện khĩ xem . Thơi, chuyện gì sẽ đến thì cứ đến.

Mọi người lại uống bia cười bàn chuyện võ đài trên Tivi. Chuyện Myke Tyson tối qua cắn cái lỗ tai đối thủ mình ở Las Vegas. Joseph ngồi dậy bước lại cạnh tơi, kể chuyện vui :

- “Hai người chống đối bác sĩ Hùng nhất trong phiên họp tại trụ sở cộng đồng là ai biết khơng ? Một là cái anh mặt trắng xưng là nhà điêu khắc tên là T .. Một ơng họa sĩ già bên tiểu bang Minesota - Mỹ bay qua cĩ tên là H. Đ .. Oâng này phê bình tranh bác sĩ Hùng nhiều nhất. Thật là khơi hài ơng ta chưa thấy tranh người ta bao giờ mà cũng phê bình chống đối. Oâng ta khơng cĩ chất một người nghệ sĩ đích thực (real artists)”.

Thật là buồn và khĩ chịu khi nghe một người ngoại quốc chê người mình. Nhưng Joseph nĩi chính xác. Vì những bức tranh tơi sẽ triển lãm dù đã được gởi từ Hawaii qua, được gĩi kín đang để nằm trong văn phịng này. Trừ vợ chồng tơi, khơng ai trong thành phố Toronto này đã thấy những bức tranh đĩ cả !

Cầm theo ly bia, bước qua phịng bên, tơi tháo những bao bì ra, nhìn lại mấy bức tranh người ta đang chống đối nĩ. Cái chơi ở đời cũng lắm đoạn trường. Cịn đến 4 ngày nữa mới đến ngày khai mạc phịng tranh.

&

Buổi sáng thứ bảy, dậy sớm đến uống ly cà phê của lão già người Ý nơi gĩc đường St. Claire cạnh phịng triển lãm. Cà phê đậm đặc chứa trong cái ly nhỏ xíu giống chén trà Bắc. Lên phịng triển lãm, tơi chỉnh lại ngay ngắn những bức tranh đang treo. Nhờ Bill , người da đen cao lêu khêu, treo tấm vải ngay cửa chính ra vào, trên đĩ cĩ viết chủ đề triển lãm “The Fragmentation of life” - Những mảnh vụn của đời sống.

Cĩ 50 bức tranh được treo lên. Tơi mỉm cười nhìn bức tranh giáo sư Mac Carthy, cái khuơn mặt rất lạnh lùng đang khám bệnh. Con người dễ thương đáng kính, khơng phân biệt chủng tộc như nhiều giáo sư da trắng khác.

Một cái gọng kính của một giáo sư da trắng khác là của giáo sư Hollows. Oâi cái ơng giáo sư nhân hậu, ơm cái thận nhân tạo bên lưng, khi cuống họng thủng vì mới mổ hai ngày vì ung thư phổi , nhưng lại bay qua Việt Nam lo chuyện mù lịa của người Việt xa lạ.

Đã cĩ lần, trong lúc chán chê, vẽ lại cái ơng bác sĩ vừa mù mắt, vừa gãy tay, vừa kém, thường làm bộ đọc sách trong thư viện .. Tơi gọi mấy người da đen trở lại, mời mỗi người một ly bia.chúng uống, cười lộ hàm răng trắng giữa đơi mơi đỏ sẫm. Tội nghiệp, mấy ngày qua, họ làm đêm ngày sơn quét mới lại căn phịng rộng, s ?n luơn cái nền nhà. Bia thơm cĩ thêm mùi sơn phảng phất. Buổi sáng cĩ khỏang chục người Việt vào ra ngĩ tranh. Đến trưa mới là giờ khai mạc.

Khai mạc triển lãm tranh xứ Tây gần giống nhau. Chẳng ai cắt băng vì ngwịi nghệ sĩ là số một, khơng cĩ ơng nào to bằng. Triển lãm cũng vậy, chẳng cần xin phép cai cả. Miễn gallery, bảo tàng, nhà hàng ... chỗ quần chúng hay ghé đến ... cho treo tranh. Rồi người đến xem, người đến mua tranh. Báo chí, truyền hình phê bình thoải mái ... và điều quan trọng là cĩ tiền trả cho nơi thuê làm triển lãm.

Cĩ âm thanh cố tình bước mạnh của những bàn chân vang động trên nền gỗ. Hai người Việt bước vào. Một người tơi cĩ quen mặt là T0, là điều khắc. Một người lạ đứng tuổi mang chiếc măng tơ trắng cĩ đọng nước mưa. Hắn lại gần tơi tự xưng :

- Tơi là N. Duy T.ä chủ tịch cộng đồng Việt Nam ở Toronto. Báo cho anh biết họ đang biểu tình chống anh và đại sứ Việt Nam. Tơi hỏi :

- Ở đâu ?

Hắn cầm tay tơi, kéo ra khung cửa kính, rồi vén bức màn màu vàng chanh. Đúng là bên dưới cĩ khoảng vài trăm người dưới cơn mưa nặng hạt. Xe hơi bít kín gĩc đường, kín cả bãi đậu xe. Cĩ nhiều cờ xí, rồi băng vải, khẩu hiệu chống nhiều thứ, chống tơi triển lãm, chống đại sứ Việt Nam, chống tham nhũng ... nhiều người mang bảng chống trước ngực. Dù màu xanh, đen, trắng khá nhiều che mưa, đủ làm thành một hàng rào cản khơng cho ai vào ra cổng chính đường Robina.

Ng. T lại đặt với tơi nhiều câu hỏi ấu trĩ như những ngươừi từng hỏi tơi trước đây. Tại sao ? Và tại sao ? Qua đơi mắt hắn ta, tơi đoan chắc hắn khơng hiểu cái quái gì về hội họa cả. Thơi khơng thể nĩi chuyện nghệ thuật với một người chỉ quen sống và suy nghĩ heo sự dẫn dắt của bản năng. Hắn nĩi chính trị nghe vừa phát khiếp vừa đáng thương.

Cánh cửa phịng phía đường ST. Claire mở. Lão chủ mặt mày hớt hãi vì sợ đi vào, theo sau là một đồn người Canada. Tơi chỉ cho Tä :

- Tay bự con mặc veston đen đi vào đĩ là Joseph, anh ta mời tơi qua triển lãm tại đây, trong đại học và nhiều nơi khác nữa. Cứ tới tranh luận với Joseph đi. Tơi chán ngấy lắm rồi với những trị này.

Joseph bước lại phía tơi cùng đám bạn Canadien. Khuơn mặt anh ta tỉnh bơ nĩi chuyện to tiếng với Tä. Chuyện đâu đâu khơng liên quan gì đến hội họa. Tơi giải thích cho T.ä :

- Tất cả khách mời dự hơm nay là do Joseph mời. Tơi thiết nghĩ khơng cĩ đại sứ đến dự, vì ơng ta ở xa tuốt trên Ottawa, cách đây 600 cây số. Tơi cũng khơng quen đại sứ.

T.ä đi xuống đường, cĩ tiếng la ĩ, tiếng văng tục, tiếng hơ khẩu hiệu ... cái ngơn ngữ và phong cách khá lạ của đám người chuyên mơn hành cái nghề mới mẽ này chỉ cĩ ở xã hội khơng làm việc cũng cĩ trợ cấp đủ ăn đủ mặc. Rồi đám đơng đi vào. Cờ xí khẩu hiệu phải để ngồi phịng triển lãm vì đĩ là luật ở đây.

Xứ này tự do biểu tình, nhưng phịng triển lãm là của riêng. Khá đơng người vây kín tơi. Họ đi vịng trong cái phịng rộng mênh mơng để xem tranh tơi cũng cĩ cả nhiều cụ ơng cụ bà Việt. Khoảng 100 người khách Canada cĩ vợ cĩ con đi cùng. Vợ Leslie trong bộ áo đàm trắng tới hơn trên hai má tơi, gởi tơi bĩ hoa, lấy khăn lau những hạt nước mưa trên mặt :

- Chúc m?ng tri?n lãm bác s? Hùng. Gia ?ình tơi ph?i ?i b?, ?? xe cách ba ngã tư. Đường bị xe đầy cản lối.

Bà ta nhìn quang cảnh chung quanh rồi lắc đầu, cúi đọc mấy tờ truyền đơn chống tơi được phana phát ngồi đường. Bà cho tơi một tờ cĩ in tiếng Việt cĩ tiếng Anh. Thằng Gino mặc áo tím tới chào tơi cho tơi thêm một tờ khác nữa in tồn tiếng Anh. Tơi nhăn mặt vừa khĩ chịu, vừa ngượng khi đọc cái tờ giấy đĩ, rồi phì cười thầm nghĩ “Chỉ nội cái truyện nhỏ xíu viết bằng tiếng Anh này, đã cĩ cả đống lỗi chính tả và ngữ pháp. Oâi cái số lỗi nhiều chắc bằng số hội địan ký tên chống tơi ở dưới đường Robina”.

Tơi chào từng người quen, rồi uống rươụ với họ. Khá nhiều nữ hoạ sĩ người Canada cĩ mặt. Họ quen vợ chồng tơi từ cuộc triển lãm mấy tuần trước.

- Nếu đại sứ tới thì sao ?

- Ai tới đây vì nghệ thuật tơi đều vinh hạnh đĩn tiếp. Nghệ thuật đâu dành riêng cho ai.

Cĩ tiếng xầm xì đầu cửa ra vào vọng lại :

- Bà đại sứ tới ... bà đại sứ. Sao bà này lại đẹp vậy !

Ngước nhìn ra xa, nơi cửa ra vào. Cố lách giữa đám đơng là bà xã tơi đang đi vào cĩ hai người Canada mở đường. Bà mặc áo gấm xanh thêu rồng vàng. Bà đi làm tĩc về, nên đến muộn , giờ mới chen vào được. Bạn bè Canada lại đến hơn bà. Cái hơn thân thiện của những người mới quen nơi đất lạ. Tên T. biết mặt bà xã tơi, hơm triển lãm đầu tiên ở đây. Hắn ngĩ lơ đi chỗ khác, rồi đi phía đám đơng cĩ thể để giải thích cho họ, bà mới vào là ai.

Đọc trên tờ truyền đơn của Uûy ban tranh đấu cho “nhân quyền” (vùng Toronto và phụ cận) được phát cho mọi người hơm nay trong đoạn cuối cĩ ghi chống lại bà đại sứ Đinh Thị Minh Huyền và Đệ nhất tham sự vụ Tịa đại sứ Trần Văn Tư. Dù sao, nhờ cĩ biểu tình tơi mới biết Đại sứ Việt Nam ở đây là phụ nữ.

Tơi vẫn nhìn cái ồn ào quanh tơi. Họ vây kín tơi với vơ số câu hỏi. Đèn chớp sáng, người phĩng viên ảnh gật cái đầu. Khoảng chục phĩng viên truyền hình báo chí cĩ mặt.họ quay phim, chụp luơn sự rối loạn đang cĩ. Tơi cảm thấy xấu hổ !

chuơng điện thoại gọi tới tấp phịng tranh, vì những khách mời khơng cịn chỗ đậu xe. Đám người Việt này đã chiếm hết chỗ. Cĩ tiếng xin lỗi khơng đến được vì cĩ đem theo mấy cháu nhỏ, sợ cĩ nguy hiểm cho trẻ thơ, cho vợ mình ... Nhìn đám người đơng đúc trong phịng, một hình ảnh khơi hài trái ngược, tách biệt giữa người mình và người bản xứ hơm đĩ.

Người ta đến phịng triển lãm ăn mặc chỉnh tề, cịn người mình ăn mặc lơi thơi lếch thếch. Người ta im lặng uống rượu ngắm tranh. Người mình thì ồn ào xâm xĩa. Người ta đến hơn nhau mừng rỡ. Người mình đến để chưởi bới lạnh lùng ...

Tơi nghe cĩ tiếng la như cĩ đánh lộn bên ngồi nơi cổng ra vào. Tiếng nĩi lớn nghe rõ hơn vì mưa đã tạnh. Bước gần ra phía ngồi, William và George đang cự nhau với những người bên ngồi. Mặt George lạnh tanh, hắn khĩ chịu và khinh bỉ ra mặt. Cịn William giận đỏ mặt, chưởi bới, xỉ vã vơ mặt tên T. ... William lo lắng cho vợ chồng tơi từ ngày qua đây. Hắn tức tối vì chuyện tầm bậy khĩ coi này. Tơi kéo anh ta, quay gĩt lên phịng triển lãm. Đám đơng bên ngồi kéo theo chúng tơi vào.

Họ đi vịng vịng trong phịng rộng cĩ thể chứa mấy trăm người này. Họ khơng xem tranh. Họ lục lạo tìm tịi đủ thứ ... cĩ tiếng la của một cậu thanh niên, mọi người tụ lại nhìn theo bức tranh ngĩn tay hắn đang chỉ :

- Màu vàng này, đúng rồi ! Đây là chất độc da cam, màu phản chiến !

Lại gần, , lạy chúa bức tranh cĩ tên ghi “Hồng hơn”. Màu vàng chen giữa mảng trắng và đỏ của đám mây khi mặt trời sắp lặn. Nhìn anh ta, tuổi nhỏ cỡ con trai đầu của tơi :

- Em cĩ thấy chất độc da cam lần nào chưa ?

Hắn lắc đầu nhưng trả lời :

- Nhưng đây là chất độc màu da cam.

- Em thật là giỏi, chưa thấy mà đã biết, là giỏi ! Nhưng may cho đời em. Ai thấy được màu da cam là tiêu xác mất toi rồi. Chết ở một gĩc rừng, gĩc suối nào đĩ. Người ta chỉ ngửi, chỉ dính vào da là cĩ thể đẻ ra quái thai : Hai đầu, đẻ dính nhau ...

Em ơi ! Em mới thấy trong tranh mà đã ngộ độc rồi ! Ở đâu cũng vậy, để thốt cơn bệnh ấu trĩ khơng phải tốn mất nhiều thời gian mà là cả xương máu và nhiều nước mắt, rất nhiều nước mắt !

Rồi đám đơng tiếp tục đi lục tìm cái gì đĩ trên những bức tranh. Họ cịn nhìn trong nhà bếp, dưới chiếc bàn uống rượu .. tơi mỉm cười, tơi biết họ đi tìm cái gì ?

Đi tìm một “mĩn đồ” ngay phần đầu tờ truyền đơn cĩ viết “Những tác phẩm mà theo người tổ chức mơ tả, ghi lại thảm cảnh của chiến tranh Việt Nam, trong đĩ cĩ một bức tượng làm bằng những vật liệu thâu lượm được từ mảnh vụn trực thăng ở Cam Ranh , mảnh bom ở Khe Sanh, mảnh tơn cháy xém vì vũ khí hĩa học ở rừng Đồng Xồi ...”.

Đúng như dự đĩan, một gã thanh niên tới chất vấn tơi :

- Bức tượng chiến tranh của anh sao khơng thấy ở đây ?

Tơi nhìn anh ta cười hỏi :

- Anh cĩ muốn nhìn thấy nĩ ?

- Vâng tơi muốn nhìn thấy nĩ.

- Chuyện này rất dễ. Anh chỉ mua vé máy bay ra Hawaii. Ngay trong bảo tàng, người ta đang trình làng ở đĩ. Vào cửa khỏi tốn tiền anh đừng lo. Bức tượng này bảo tàng xứ Mỹ cịn mượn của tơi.

Thật khơi hài. Bức tượng tơi làm quả thật cĩ nhiều điều đáng nĩi hơn cái người ta viết trên tờ truyền đơn này. Những vật liệu chiến tranh thu nhặt từ hai phía. Triển lãm chính ngay trên đất Mỹ, khơng cố sự cố nào xảy ra. Người Mỹ đĩn chờ, biểu lộ sự đồng ý. Triển lãm ở bảo tàng, rồi triển lãm ngay văn phịng Thống đốc Hawaii ... cịn thành phố Toronto này, năm nay được xếp vào hạng thứ nhất của những thành phố lớn trên thế giới, vì văn minh, vì cuộc sống văn hĩa, vì mơi trường đang cĩ... v.v...

Thật khơng hiểu nổi, chắc họ ghét tơi vì sợ lương tâm của dân nước chủ bị lay dậy, thấy trách nhiệm của mình, để rồi họ bị mất đi một ít trợ cấp chăng ? Họ hiểu nhầm rồi !

&

Trong khơng gian ngột ngạt căng thẵng , bổng dưng cĩ người đàn bà mang đơi kính dày trắng kéo tay tơi vào một gĩc, rồi nĩi nhỏ như sợ người ta nghe được :

- Bác sĩ cĩ nhớ tui khơng ?

Tơi nhìn kỹ. Bà cụ trơng quen quen, nhưng làm sao nhớ hết, nên đành lắc đầu. Bà cầm bàn tay tơi lắc mạnh như muốn tơi nhớ :

- Tui là Ba Lúa đây. Bác sĩ mổ cườm cho tơi ở Chợ Rẫy 10 năm rồi. Con Tư bác sĩ cũng mổ. Tơi cịn nhớ bác sĩ ghé Hồng Ngự mổ quặm cho con Uùt.

Tơi phải gật đầu làm như là mình cĩ nhớ. Làm sao mấy ơng bác sĩ lại cĩ thể nhớ hết bệnh nhân của mình trong đời. Huyện Hồng Ngự thì tơi nhơ , nhớ nhất vùng nước lớn ngày tơi theo đồn y tế làm việc giữa cơn mưa, sình đất vây quanh. Mùa con cá Linh lội kín một nhánh sơng Cửu Long. Tơi nhìn đơi mắt bà ta :

- Cụ qua đây lâu chưa ? Cụ ở trong đồn biểu tình

- Tơi theo gia đình qua 6 năm rồi. Sáng nay đi học Anh ngữ cho đỡ buồn. Họ lấy xe chở nguyên cả lớp học tại đây. Khơng ngờ gặp lại bác sĩ.

Bà cụ tháo đơi kính, nhìn kỹ tơi, nhìn cà vạt tơi đeo, vuốt nhẹ trên chiếc áo tơi đang mặc, hỏi nhỏ :

- Bà xã cĩ theo bác sĩ qua khơng ?

Tơi gật đầu, chỉ người đàn bà cuối phịng đang đứng giữa mấy bà đầm. Bà mom men lại gần theo hướng tơi chỉ.

Oâng phĩ chánh án thành phố cao to sĩi đầu, cịn lơ phơ mấy sợi tĩc bạc vẫn trầm ngâm giở gọng kính xem từng bức tranh. Cĩ bức ơng ngồi lâu trên chiếc ghế để nhìn. Tơi lại gần ơng ta, cười hỏi bắt tay. Oâng ta chỉ mấy vệt đen trên bức tranh cĩ tên “ Thành phố tơi “ rồi hỏi :

- Vệt đen là gì ?

- Đĩ là ba sợi dây điện trước mặt nhà tơi. Con đường Sương Nguyệt Aùnh cĩ những hàng cây, những mái nhà đỏ, cĩ dây điện. Tơi vẽ từ lầu hai nhìn xuống.

Oâng gật đầu như thấy ra một phần thành phố. Tơi diễn dịch thêm cĩ chiếc xích lơ ba bánh ngủ bên dưới bĩng mát này lúc trời nĩng. Xích lơ mà Toronto khơng cĩ.

Chúng tơi lại cùng nâng ly, nâng ly chung với mọi người bạn Canada ở đây quanh chiếc bàn dài giữa khơng khí ngộp thở, chịu đựng cái lộn xộn rối tung này.

Trang trọng của khơng khí giáo đường, trong bảo tàng viện, buổi hịa nhạc rất giống sự trang trọng các phịng triển lãm tranh. Trang trọng hơm nay bị thay thế bằng cái đằng đằng sát khí gai nhọn. Khuơn mặt Joseph. Leslie, Gino ... cịn biểu lộ sự tức tối dù họ cố cười nĩi uống bia. Các anh ấy tức giận vì truyền đơn cĩ ghi “khơng thể để kẻ tội phạm chiến tranh đứng ra tổ chức triển lãm. “Joseph bực tức lấy cây viết gạch đậm hàng chữ trên đưa cho tơi xem. Tơi hiểu, mấy người bạn mới này trạc tuổi tôi, chưa lần nào đến Việt Nam, biết chiến tranh Việt Nam cùng lắm là qua Tivi ... Họ chưa môït ngày cầm súng trong đất nước an bình này.

Họ đứng ra tổ chức triển lãm cho tôi mà cũng bị gọi là “Tội phạm chiến tranh” còn tôi thì tội này tội nọ !

Tôi nói về đạo Phật cho Joseph nghe “Sắc tức thị không - không tức thị sắc”. Anh ta cười. Lão giáo sĩ Do Thái cũng cười ... Oâng ta kéo ghế ngồi đối diện tôi, lão đưa tay còng với tay tôi như vật tay, rồi cười lớn bắt chụp chung gần chục tấm ảnh với ông ta. Oâng Do Thái này tôi rát thích, thích tính cách của ông, nhất là lòng kính phục người Do Thái sẵn có trong tôi. Những nơi tôi có dịp đi qua trên thế giới, từng gặp nhiều người bên Uùc bên Mỹ, những cảm tình tôi được hưởng tôi không bao giờ quên.

Tôi bước đến bên khung cửa kính nhìn ra ngoài. Trời mưa lớn, mưa xối xả. Mưa kinh hoàng như cơn mưa quê tôi mùa bão lụt. Tháng này chắc giông bão nhiều lắm. Gió lớn tróc mái nhà. Lụt lớn cuốn xóm làng. Một năm có đến chục cơn bão. Quê nhà tôi xơ xác. Trời đã xế chiều, một người đàn bà đến cạnh tôi, lại nói nhỏ :

- Cậu Hùng có nhớ tôi ?

Nhìn kỹ khuôn mặt trái xoan, tóc đen uốn quăn :

- Có phải chị Minh không ?

Chị gật đầu cười. Cầm tay tôi, liếc nhìn chung quanh, xem chừng có ai thấy không :

- Từ sáng đến giờ anh Minh ở dưới lầu, không dám lên sợ cậu nhận ra rồi gọi. Nguy hiểm lắm - Xứ này là vậy.

Nói xong chị cáo từ chạy xuống lầu ra ngoài. Vợ chồng họ thân với vợ chồng tôi. Biết nhau đã hơn hai chục năm. Họ qua đây đâu khoảng 7 năm. Gặp nhau xứ lạ cũng sợ.

Chỉ ba tháng qua đã có 3 cuộc biểu tình người Việt chống người mình. Trước đây hai tháng, hội chợ triển lãm kinh tế Việt Nam tại thành phố Calgary cũng bị chống đối. Thành phố có ngôi chùa Bát Nhã, có cái chợ Bến Thành ... ngày 12/9/96 vừa qua ngay trong thành phố Toronto trong liên hoan phim quốc tế, đoàn làm phim Việt Nam cũng bị biểu tình chống phá như tôi. Xấu hổ !

Người ta đã tổ chức liên hoan phim trong Place Ontario, một rạp cinê tuyệt đẹp được xây dựng như một quả địa cầu sáng rực nổi trên mặt nước Ngũ đại hồ. Aùnh đèn mờ ảo lấp lánh quyến rũ hàng triệu du khách khắp thế giới trong dịp hè. Muốn vào rạp cinê phải đi bộ qua một chiếc cầu nhỏ dài bọc kính trong suốt nối ra giữa hồ. Chiếc cầu dài màu xám nhạt có sưởi ấm khi đông về.

Đám người Việt mình rỗi rảnh ở đây cũng đến Place Ontario, không phải vì điện ảnh mà để biểu tình, ngăn chận không cho ai vào xem phim Việt. Những người Việt mình có chung giọng nói ấy không ưa cùng nhau bước lên cao như các cộng đồng khác. Có hơn trăm ngàn người Việt ở đây, đâu có phố nào là phố Việt, toàn là phố tàu Đông, phố Tàu Tây ... Người mình nép bên dưới là hủ tiếu, là phở, là phòng mạch ... đâu ngạo nghễ như phố Nhật ở Banff, đường phố, bảng hiệu đều tên Nhật. Rồi phố Đại Hàn, phố Ý, Hy Lạp .. tại sao mình không cùng nhau, bước qua cầu để vào quả địa cầu kia, giành lấy cái huy chương cao quý hầu che bớt nỗi thua sút. Mình lại thích kéo chân nhau, dìm nhau xuống Ngũ đại hoò. Mùa này nước hồ lạnh lắm người ơi !

Tôi quay lại nhìn người bạn Do Thái còn ngồi chơi đó. Dân tộc anh ta có nhiều điều giống với dân tộc Việt. Nhiều tan nát, đau thương, chết chóc. Hàng triệu người bị giết trong đại chiến. Họ sống tản mác như bị đày ải hay trốn lánh từ hai mươi thế kỷ qua . Họ không may mắn bằng ta là còn nguyên lãnh thổ. Ta cũng thông minh như họ. Nhưng họ ở nước ngoài, bất cứ một thành phố nào trên thế giới thì giàu gấp ngàn lần có. Nhưng họ sẵn sàng quên hết bản thân, về quê cha đất tổ khi cần, để mong dân tộc tồn tại, đứng lên, hãnh diện với đời.

Tháng này là tháng mưa, tháng có sóng cuồn cuộn trên phá Tam Giang, phá Cầu Hai. Có những Việt kiều sinh ra và lớn lên ở làng chài Thuận An. Họ về nước mấy năm trước, đã góp tiền làm chiếc cầu nhỏ nối liền thành phố và làng biển. Họ đã làm một việc đẹp là nối một mạch máu lưu thông bị đứt. Cái cầu như là một kỷ niệm khó quên với riêng tôi. Một thời niên thiếu đi tắm biển thật là khó khăn vì phải qua đò. Gió lớn sóng lớn, mất thời gian và nguy hiểm.

Có ông Việt kiều ở Tây, suốt đời cặm cụi để dành từng đồng tiền, về lại quê nhà, xây xong bệnh viện nhỏ ở Long An rồi mới chịu từ giã cuộc đời. Tôi biết hàng trăm em bé mồ côi đang được chăm sóc trong những ngôi chùa nghèo quanh Sài Gòn, Đồng Nai .. cũng do một phần tiền của những Việt kiều im lặng gửi về. Người giáo sư âm nhạc già, danh tiếng trên thế giới , nhưng mang nhiều mầm bệnh trong người, cũng ráng lặn lội về quê nhà. Oâng ta dùng hơi tàn giảng và hát những giai điệu dân tộc, làm việc đêm ngày như là hối hả trăn trối những tinh túy văn hóa cội nguồn cho thế hệ đàn em, sợ ngày kia mai một ... và còn nhiều nhiều nữa những tấm lòng cao thượng khác . Tất cả đều có niềm kính trọng của riêng tôi và nhiều ngwòi khác nữa. Họ là người Việt Nam thật sự !

&

Buổi tối trên Tivi chiếu lại tin quái đản này - Biểu tình chống hội họa - của đám người trong cơn mưa lớn - chiếu luôn cái khẩu hiệu “chống tham nhũng ...”. Chuyện tham nhũng thì đâu cũng có – nhiều hay ít - cực kỳ khoa học kín đáo hay ngây ngô lộ liễu thế thôi. Một vấn nạn lớn cho khắp các quốc gia. Hôm qua ngay thành phố Toronto này báo chí đưa tin có một giám đốc bỏ trốn ẵm theo 6 triệu đôla. Tham nhũng thì ai cũng giận và khinh bỉ. Nhưng hội họa không là đồng minh của tham nhũng.

Năm ngoái một họa sĩ trong nước bị ném trứng thối vào phòng triển lãm vì dám treo tranh ở Bắc âu . Rồi một họa sĩ khác bị hăm dọa ném lựu đạn nếu treo tranh ở Mỹ . Hội họa thứ ngôn ngữ im lặng, im lặng riêng của từng người. Mấy đưa cháu trong nhà thấy biểu tình chống tôi trên Tivi rối rít hỏi :- Tại sao ... tại sao biểu tình - Why ... why ... demonstration. “Tôi lắc đầu, đưa mấy tờ truyền đơn cho tụi nhỏ xem. May có tờ truyền đơn viết bằng tiếng Anh của “ ủûy ban nhân quyền” do Mr. S. L. ký tên dễ hiểu. Tôi dặn kỹ chúng nó :

- Cháu lấy viết ra, sửa lỗi ngữ pháp và chính tả dùm chú.

Hai đứa cháu có việc làm, hớn hở. Nhiều lỗi chính tả trong tờ truyền đơn chống tôi ... khi các cháu lớn lên rồi sẽ hiểu, may ra sẽ hiểu ra những ám ảnh trong đời của một số người Việt.

Đêm khuya hôm đó, có nhiều cú điện thoại gọi đến, hăm dọa có, chia buồn có, có luôn giọng cô Ba Lúa. “Bác sĩ ơi thôi đừng triển lãm nữa. Ở đây ghê lắm. Bác sĩ chưa biết đâu !”.

&

Không khí biểu tình còn kéo dài thêm vài ngày nữa. Họ vẫn kiên trì chờ đợi, phục kích bà Đại sứ. Ban tổ chức triển lãm quyết định đóng cửa phòng vì tiền thuê phòng là 1500 đôla một ngày. Họ có ý định kiện cộng đồng Việt Nam. Kiện mấy ông chủ tịch đứng tên trong tờ truyền đơn. L.S người đứng tên trong số truyền đơn có số điện thoại (416) 536.3611 cho Joseph biết có đến 38 hội đoàn ký tên chống triển lãm. Sao lắm hội thế !

Link, gốc người da đỏ đã phụ tôi suốt ngày để hạ tranh. Xong việc, anh ta lại mời tôi về văn phòng làm việc. Link mở tủ lấy một túi da đặt trên bàn. Để trước mặt tôi 5 viên sỏi trắng, 3 viên sỏi xám, đôi chân con chim Ưng và một cái nón da vành rộng. Anh ta nói :

- Chân chim Ưng và những viên đá này là những kỷ vật của dòng họ tôi. Chiếc nón này tôi đội thuở tôi còn làm cảnh sát liên bang. Nó thường mang tới sự may mắn. Tất cả tặng bác sĩ Hùng làm kỷ niệm.

Joseph cũng kéo tôi vào phòng làm việc của anh ta. Những người Canada có mặt mấy ngày đều buồn và ngượng vì những sự cố xảy ra. Anh ta tháo bức tranh sau chỗ ngồi làm việc trao cho tôi :

- Tôi tặng Dr. Hung - Bức tranh này là của một họa sĩ nổi tiếng, treo ở đây được 7 năm rồi.

Cuộc đời cũng nhiều thú vị, William lo nhiều thứ cho tôi, mấy ngwòi bạn này cũng vậy. Tôi lặng nhìn bức tranh Joseph cho tôi, trong nền màu nâu đỏ, có những mảng đen, mảng trắng vàng vẽ lại thành phố này phản chiếu dưới đáy hồ Ontario.

&

LỄ HỘI HALLOWEEN.

Biểu tình tan vì bà Đại sứ đâu có đến và chắc bà ta chẳng buồn quan tâm. Mọi chuyện rồi cũng qua đi. Thời gian còn lại, tôi chia hai số tranh, một nửa trưng bày ở Javal nơi tôi có nhiều cuộc hẹn trước . Gặp Rob . Campell người thường viết phê bình tranh trên các tạp chí ở Boston và xứ này. Anh và các cộng sự trong tờ báo đến gặp tôi để có một cuộc trao đổi và phỏng vấn. Hắn có vẻ ngượng và chia buồn với tôi chuyện biểu tình vừa qua. Sau mấy ngày Rob Campell có viết một bài dài về tôi trong tạp chí Queen magazine. Anh ta muốn tôi là ứng viên giải Backaroo thành phố này. Tôi thì nhớ nhà và sắp lên đường về nước. Dù sao tôi rất cám ơn những thiện chí của anh ấy.

Nửa tranh kia tôi trưng bày tại Green House, trong khuôn viên đại học Toronto. Tối tối , tôi thích ghé lại đây chơi vì giữa đám tranh của tôi có ban nhạc sinh viên đàn hát. Có đêm chỉ có cây guitar và chiếc trống nhỏ, họ hát, nhảy theo những ca khúc Tây Ban Nha suốt đêm. Có tối họ hát những khúc nhạc đồng quê của nhiều nơi trên thế giới ... có khá nhiều sinh viên các nước tới đây học. Cũng có khá đông sinh viên người Việt trong Viện đại học này.

Tôi ngồi nơi quầy cùng với Wlliam để uống rượu. Một cậu sinh viên cạo nửa cái đầu vào quán chung với cô gái tóc vàng. Cậu ta không thấy tôi, những tôi nhận ra cậu này là con người bạn tôi gởi qua đây học được hai năm rồi. Nhìn chiếc đầu cạo một nửa và nhuộm xanh nửa kia trông cũng lạ. Cậu ta hút thuốc lá liên tục, ôm hôn cô bạn gái như nhiêu sinh viên ngoại quốc ở đây. Bên nhà, cha cậu thường khoe với tôi, thằng bé qua Canada chăm học, ngoan lắm ... Khi cậu ta ra về, thấy tôi ngồi đó, bước lại chào rồi nói nhỏ bên tai :

- Chú về đừng mách với cha con.

Tôi gật đầu :

- Con lớn rồi, cha mẹ đâu còn quyền la, nhất là con đang ở trong xứ văn minh hiện đại này !

Hắn chạy thoắt nhanh ra ngoài. Ban nhạc vẫn chơi điệu rock quen thuộc. Một đêm có cô gái mon men lại gần tôi hỏi bằng tiếng Việt :

- Anh là họa sĩ. Em thấy tranh này có gì đâu mà cộng đồng biểu tình ?

- Em là người Việt ?

Cô bé gật đầu. Còn tôi cười, lắc đầu. Thầm nghĩ cô gái này cũng khá can đảm.

Tại sao tôi không có quyền ước mơ cho lớp trẻ đang lớn lên trong và ngoài nước. Lớp ngwòi kế thừa hồn nhiên hơn và cũng hiểu rõ lịch sử mình hơn. Cản trở lớn nhất cho người trẻ hải ngoại là quê hương đang bị xa dần trong ký ức. Đêm hôm đó Toronto có gió lớn, bão tuyết đến. Buổi sáng những lá vàng ngày hôm qua giờ đây rơi rụng kín khắp các nẻo đường. Màu lá úa tàn bị chôn vùi trong tuyết trắng, còn sót lại những hàng cây khô.

Rừng cây khô giờ buồn lắm chờ đón Xuân sang để khoác lại áo mới, lá non xanh ... còn tôi hôm nay đây đang mơ ước lớp Xuân thì lớn lên trong sáng hơn để thấy rõ mình hơn.

Trên hè phố tuyết, hàng chục ngàn chú bé giả dạng ma quái đi đến từng nhà chọc phá. Tôi nay là lễ hội Halloween. Lễ hội ma quái xứ này. Ma quái dạo qua thành phố. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, nhưng học trò là con ma hiền lành nhất.

Tục truyền, xưa kia có một danh tướng khi ra trận bị chém bay đầy. Sau đó tướng này hiện thành ma . Ma hiện hình đi quậy phá từng nhà để tìm đầu đã mất. Vì vậy khi đến đêm cuối tháng 10, đêm lễ hội Halloween, nhà nào cũng mua một trái pumpkim (giống trái bí Việt Nam nhưng lớn hơn, có trái to bằng cái trống). Pumpkin được mua về nhà rồi khoét ruột, khoét lỗ làm mắt, làm miệng , mũi, gắn thêm tóc ... cho giống đầu người. Khi con ma giả đến, chủ nhân phải chuẩn bị kẹo phân phát, để đám ma học trò chạy đi chỗ khác phá phách và đi tìm đầu của mình.

Đời sống nghĩ cũng lạ. Con ma nào đi tìm đầu của mình mất. Còn có người khi sống đã không nhớ về, không làm gì tốt cho quê nhà, vùng đất mình sinh ra, không muốn tìm lại bạn bè anh em ... mà còn chối bỏ, nuôi thù hận, tra tấn hành hạ, bôi xấu nó dù cùng một nguồn cội ./.

“Sắc màu đời sống” của Dương Đình Hùng

Thứ Bảy, ngày 26/2/2011 - 14:23

  • Bản để in Gửi mail Zini Facebook Twitter Google Plus

Nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2, bác sĩ Dương Đình Hùng (TP.HCM) sẽ có cuộc triển lãm tranh ảnh nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu đời sống” tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt (156 Mimosa, P.10, TP Đà Lạt) từ ngày 27-2.

Triển lãm gồm 40 bức tranh khổ lớn (100 x 100cm, 80 x 100cm) và nhiều hình ảnh quê Việt từ Hà Giang, Ba Bể đến Nha Trang, Cà Ná, Châu Đốc... Là một bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ tạo hình nổi tiếng, Dương Đình Hùng còn được biết đến như một nhà văn, họa sĩ. Ông đã xuất bản khoảng 10 tác phẩm văn học bao gồm cả thơ và truyện cùng hơn 20 triển lãm tranh trong và ngoài nước.

Theo VIỆT QUÊ (TTO)