CHIẾC BÌNH ĐỐT TRẦM CỦA SƯ CỤ.

CHIẾC BÌNH ĐỐT TRẦM CỦA SƯ CỤ.

Hắn dán đôi mắt vào cái bình cổ sần sùi để trong cái tủ kính. Hắn đứng bất động, đôi tay vòng chặt trước ngực cầm theo cuốn sách, đè lên cà vạt, thân người co rúm lại, đôi vai như rung nhẹ dưới cái áo vest xanh đậm. Vầng trán nhíu lại muốn làm rung mái tóc muối tiêu óng ánh dưới ánh đèn vàng lờ mờ. Người chủ tiệm ngồi trong góc phòng hình như khá quen với con người nầy nên cũng chán chường hững hờ đón tiếp khách, chăm chú ngồi đọc báo.

Hơn ba tháng qua hắn đến đây khá nhiều lần, nhất là dịp cuối tuần. Đẩy cánh cửa bằng kính dày có âm thanh vang lkên “binh bong ...” tiếng chuông nhỏ báo hiệu. Hắn đến nơi này, đặc biệt chẳng buồn nhìn bất cứ những món hàng bày biện bán trong See Gallery này. Thông lệ, hắn gật đầu chào ông chủ bằng đôi mắt xa lạ, rồi đi sâu vào trong, đến trước chiếc tủ kính, ngẩng cao đầu nhìn, nhìn trâng tráo câm lặng chiếc bình lạ lẫm đặt trên ngăn cao nhất. Có khi thoáng bắt gặp đôi mắt hắn bỗng rực sáng, long lanh như bắt gặp điều ? Có đôi khi hắn nhắm kín mắt, đầu gục xuống, bàn tay vuốt nhẹ trên cái cằm có vài cọng râu, thả hồn phiêu linh chìm về một cõi xa xăm nào đó ? Trong chiếc tủ đó có khá nhiêu fvật trưng bày : chiếc bình đặt nằm chen giữa vài bộ chén dĩa vẽ mang nhiều màu sắc là đồ sứ Ý, Hy Lạp, ba Tư.

Có ngày, khi nhìn qua dòng người qua lại trước tiệm, người chủ còn thấy hắn lái chiếc xe Mazda 626 màu xanh lá cây, chạy chậm lại, quay kính xe hơi xuống, nhìn vào tiệm này vào lúc chiều tan sở. Ngồi đó, thỉnh thoảng người chủ tiệm liếc trộm hắn, con người anh ta khó hiểu, khó hiểu như chiếc bình đó. Chiếc bình có ba chân ngắn, hình dạng giống cái lư, bằng đồng đen han rỉ theo tháng năm. Bên trên có nắp đậy như cái dĩa úp ngược mang những vòng trang trí song song được chạm nổi, tiếp nối có hình chạm trổ hoa văn tỉ mỉ cũng bao vòng. Hai bên có hai quai chạm hình như một con quái vật có hai lỗ tai khá lớn nâng ccao bằng bàn tay người, không giống bất kỳ con thú nào cả. Thân bình có mô típ gần giống nứp là những đường cong bao quanh song song và được trang trí hình dạng kỳ lạ khó hiểu.

Hắn nhìn chán, quay gót nói tiếng “bye, bye ...” ra ngoài tiệm, bước qua bên kia đường, ngồi trên ghế đá quen hững hờ nhìn xuống biển cát xám trắng. Châm điếu thuốc, có hôm giở cuốn sách ra ghi chép đôi điều gì ? Có ngày hắn đọc mấy trang sách giữa dòng người qua lại, đặc biệt chiều cuối tuần giữa trời xám, giữa trời hồng có nắng chiều, giữa bầy chim trắng quanh ghế đá hót líu lo kiếm mồi, cô độc không một người bạn, vợ con theo cùng. Biển có con đường nhựa láng, lượn vòng theo phố, lối đi hai bên đông người qua lại. Du khách nhàn du rảo bước trên hè phố Lugarno, con đường với những dòng xe vội vã noói tiếp nhau. Họ đôi lần dừng chân ghé nhìn vào trong hàng chục gallery nơi đây,có tranh ảnh tượng và đồ mỹ nghệ mới cũ - nơi đây là một trong những trung tâm mua bán nghệ thuật khá nổi tiếng vùng Nam Cali.

Hút xong điếu thuốc, hắn đổi thế ngồi quay người lại nhìn vào bên trong See Gallery, đôi cánh tay chống vào đầu gối đôi vai nhô cao. Hắn đứng lên, lại bướcc vào trong, ngẩng đầu lên nhìn chiếc bình cổ như muốn chào tạ từ , rồi uể oải hắn nâng bàn tay ốm lên chào ông chủ nói “Bye, Bye ...” quay gót về nhà. Điệp khúc quen kéo dài đến khi chiều tắt nắng, dèn phố cháy sáng là lúc hắn mở cửa xe hơi về nhà, xe thường đậu trong parking gần cây xăng đầu đường.

&

Sau lễ Phục Sinh, có một ngày vắng khách, người chủ gallery bèn theo hắn ta ra ngoài ghế đá muốn hiểu rõ hơn chuyện này. Họ bắt tay nhau, gục gặc cái đầu, nói tiếng chào nhau như mọi ngày. Người chủ mặt tròn lơ phơ còn vài cọng tóc, nụ cười đôn hậu dễ cảm tình. Hắn nhìn ông ta mỉm cười, biết chuyện mình quấy rầy nhiều lần trong See Gallery đó, nên hắn mời thuốc, mời ngồi xuống ghế đá, đưa danh thiếp cho người chủ :

- Tôi là John Lê. Kỹ sư vi tính, làm trong thành phố Long Beach, nhà gần đây trên vùng Lugarno Hill.

- Còn tôi là Robert. Rất hân hạnh quen John Lê. Hình như anh là gốc người Việt ? Hắn gật đầu còn ông ta tiếp “ Hai mươi năm trước tôi súyt mất mạng ở An Lộc - Bình Long khi đi tải thương. Sau trận 1972 đố tôi giải ngũ, giờ là Cựu chiến binh, là người mua bán”. Hắn cười ngao ngán.

Họ im lặng ngồi cạnh nhau nhìn sóng biển, nhìn mây xám dày đặc kín trên cao che phủ góc trời Tây, ở giữa có lóe ra một vùng sáng nhỏ kéo dài như thanh lưỡi kiếm rực sáng chói chang. Hắn chỉ bar rượu gần đó, muốn mời Robert một ly. Đứng dậy, họ chọn cái bàn trước hiên bậc quán, nơi nhìn thấy mấy con cá heo biểu diễn nhào lộn trong chiếc hồ nhân tạo vây kín hàng rào nhỏ, có đám trẻ nhìn theo. Hết ly whisky đầu tiên, uống thêm chút nước lạnh, hắn nhìn Rober hỏi nhát gừng :

- Trường hợp nào anh có chiếc bình cổ đó?

- Tôi mua lại của một thanh niên tóc đen, có lẽ gốc người Việt vài thứ mấy cái đĩa men trang trí theo lối Pháp, mấy chén màu lam Huế, cái gạc tàn thuốc cổ lỗ sỉ và có thêm chiếc bình này. Những đồ kia tôi đã bán hết rồi, chỉ riêng chiếc bình này tôi giữ lại không bán, vì nó là lạ. Tay thanh niên bán hàng cho tôi có thể lấy ở đâu đó. Anh là chủ nhân chiếc bình ?

Hắn lắc đầu không trả lời. Robert gọi thêm một ly Whisky đáp lễ, trầm ngâm uống :

- Hình như anh biết rõ nguồn gốc, nhiều tâm sự thân quen với vật đó ?

Hắn uống nốt ly rượu, gật gù cái đầu, cổi cà vạt đang mang để trên bàn, đưa ngón tay út nâng cao :

- Mặt phía kia chiếc bình có lỗ thủng nhỏ bằng ngón tay này phải không Robert ?

Người chủ mở to đôi mắt ngạc nhiên nhìn hắn, gật gù cái đầu nhiều lần, rồi lắng nghe kể tiếp :

- Dưới đây bình có khắc chữ hán ?

Robert gật cái cằm đồng ý nhiều lần, nhìn hắn dùng ngốn tay đè mạnh trên khăn trải bàn trắng, ngón tay vẽ chữ Vương lên mặt bàm na ná chữ hán dưới đáy chiếc bình kỳ lạ đó. Tự nhủ thầm, có một điều chắc chắn là chiếc tủ kính chưa bao giờ ông chủ mở ra cho John Lê xem, kể từ ngày gặp trong tiệm. Lại cố tình để chiếc bình trên cáo tránh tầm nhìn cái lỗ thủng từ khách hàng, đích thực hắn đây hiểu khá rõ xuất xứ cội nguồn :

- Anh có thể kể hco tôi nghe về chiếc bình đó John ?

Bên ngoài cơn mưa đến, họ vẫn ngồi đó bên trong bar rượu vắng khách. Hắn nhìn đăm đăm ra ngòai trời mù mịt cơn mưa trên biển. Nhắm mắt nghe tiếng mưa xối xã, từ từ thuật lại một phần đôừi chiếc bình đó, chiếc bình dính dấp đến đời người mang theo nhiều kỷ niệm quê nhà ngày xưa đó, cái quê nhà hắn đôi khi bỗng tan biến trong dòng đời vội vã nơi đây, tan biến như những hạt mưa tung tóe trước bậc thềm nhà trước mặt.

&

* Chuyện của trên hai mươi năm về trước, thời cơ cực khi hắn chưa xong đại học, thời khá đông phải ăn độn có thêm hạt bo bo, thời buổi buộc hắn lui về sống ở quê nhà mộc mạc để chăm sóc bà mẹ già đơn chiếc, chăm sóc luôn miếng vườn nhỏ cạnh con sông Đồng Nai. Rồi kiếm một gnhề làm thêm, chọn mãi có nghề mua bán ve chai sắt vụn, thời buổi sắt vụn bom mìn còn rơi rớt khá nhiều. Thu gom được đồ linh tinh, có ngày hắn theô xe xuống thành phố bán lại, có hôm lênh đênh trên một con thuyền, qua sông, tắp bến chợ Cầu Ong lãnh. Cuộc sống mới cho nó theem một cái hiểu biết lạ, trong đám đồ vật lỉnh kỉnh đó, đôi khi hiếm họa có vài vật quý giá chủ nhân không hiểu chân giá trị mình được mua lại. Một bức sơn mài đẹp vất bỏ, một ngọn đèn thủy tinh treo trần thời Louis, mấy chục hộp quẹt zippo cũ khắc mấy vẫn thơ của người lính xa nhà ! Chồng sách cũ có nhiều quyển sách giá trị ít người ngó ngàng tới, đồ thờ xưa cũ vài trăm năm ...

* Một ngày hắn đạp xe vào một ngôi chùa lạ cách nhà nó khoảng 5 miles - tọa lạc trên con dốc cao nghều nghệu. Ngôi chùa có tên làGiác Ong im vắng lạ lẫm nuó dưới hai táng cây xoài lớn. Có chiếc cổng Tam quan muốn ngã quỵ, bao quanh bởi một dãy hàng rào cây dâm bụt cao dày sum suê có hoa nở long lanh dưới nắng mai. Lối vào sân chùa đến chính diện là con đường đất đỏ giữa hai hàng sứ trắng, tận cùng là một cây tùng cao chắn lại nhìn xuống chiếc hồ nhỏ có vài bông sen trắng. Kiến trúc chùa không có gì đặc biệt, toàn là bằng gỗ lợp ngói âm dương chống đỡ nhờ có trên chục trụ gỗc trơn không chạm trổ. Hậu diện là một dãy nhà lợp lá dừa nước kỹ lưỡng, ngay ngắn. Toàn cảnh chùa vắng bóng người, sạch sẽ tươm tất, bên trong lại chỉ có độc một mình sư cụ trụ trì, có một tủ sách chất chứa nhiều kinh kệ, phảng phất mùi hương khói tịch mịch đầm ấm.

Hôm đó vì đúng ngày mồng một đầu tháng, nên hắn cũng là thập phương vào chùa thắp nhang lễ Phật. Điều phát hiện không tránh khỏi đôi mắt hắn là thấy chiếc bình xông trầm đặt ngay trước bệ thờ Phật. Chiếc bình hoen rỉ bám dính đầy tro, đang mở nắp vương vẫn chút khói tro hương trầm - hình dạng khác lạ làm hắn liên tưởong đến một coỏ vật lạ chốn này ! Thói quen nghề nghiệp là hắn làm như khoong để mắt vật mình đang thèm khát, không buồn ngó đến chiếc bình cô rnung trầm đó, hắn chỉ hỏi thăm sức khở sư cụ, chuyện trời mây, chuyện con sông sau chùa, chuyện nương rẫy của sư cụ. Lòng tham ai cũng có nhất trong thời buổi khó khăn nghèo khổ. Hắn suy nghĩ nhiều thứ. Đôi lúc hắn cố quên, cố quên chiếc bình quý nhưng không được !

sư cụ có pháp danh là Tâm Thắng trụ trì khá lâu nơi đây, dáng dấp phương phi có lớp da rám nắng, ngón tay cái thường lần theo hạt trắng xám của xâu chuỗi đong đưa khi ngồi nói chuyện, người từ tốn ít nói nhìn đời với ánh mắt nhân ái.

Hắn trở lại ngôi chùa Giác Ong nhiều lần, nhất là những lúc ghe phố thị quay về, mua thêm một vài ký gạo, lít nước xì dầu, dăm lọai trái cây đầu mùa như là cúng Phật. Theo con rạch nhỏ bám dưới chân đồi, len lỏi trong đám dừa nước, cây mắm, cây bần...để tới phía sau chùa Giác Ong. Cột chiếc ghe, leo con dốc dựng đứng vào, cúng Phật, rồi lân la trò chuyện cùng sư cụ. Môt thời gian sau, hắn như trở thành người đạo hữu tín cẩn của chùa giữa rừng cây hoang vắng đó.

Có ngày hắn đến tình nguyện xuống cắt lúa sau chùa cạnh sông cho Sư cụ. Mấy công đất bồi cuộn tròn bởi con rạch nhỏ. Cắt lúa xong hắn còn túm bắt được mấy chục con cá to bằng bàn tay, thêm mấy kilô tôm càng trong vucng nước loang loáng, thời gian tôm cá còn khá nhiều dọc hai bên sông. Sư cụ bước gần hắn giữa đám bùn nhầy nhụa, giọng nói ôn tồn độ lượng :

- Mô Phật, thí chủ vì lòng từ bi mà có thể phóng sinh những con sinh vật này, dù sao nơi đây đây là chốn thiền môn.

Nói xong sư cụ quay bước. Hắn nhìn theo bước chân sư cụ, bàn chân sủng bùn đen lê trên dốc nhỏ in dấu trên nền đất đỏ.

Có hôm hắn nhổ cỏ hoang mọc quanh chiếc Tháp hai tầng sau Chùa, tháp xây bằng đá tổ ong màu nâu nhạt nhòa, quay hướng ra sông. Hắn tò mò hỏi thăm sư cụ :

- Thưa sư cụ, tháp này của ai ?

- Mô Phật. Đây là mộ phần của Sư tổ sáng lập ra gnôi chùa Giác Ong này. Khi Sư Tổ còn sống, đôi Hổ lãng vãng trong khu rừng cây cạnh chùa, nhất là về đêm. Sư Tổ viên tịch khi thầy về đây được vài năm. Từ hôm đó không còn thấy bóng dáng của Hổ nữa. Dân gọi tên chùa là Giác Ong vì quanh là rừng rậm có đôi Hổ, họ nghe tiếng gầm của nó, nên ít ai dám lai vãng. Cặp hổ không bao giờ vào chùa, có thể vì mọt cái gì đó, chưa hại ai bao giờ. Dân nơi đây gọi là Ong Hổ có lẽ đã giác ngộ. Dân gọi Sư Tổ là Thầy ba Giáo vì thỉnh thoảng người đánh cá trên sông thấy sư tổ múa giáo dưới những đêm trăng.

- Sư Tổ ở đau tới, thầy biết không ?

Sư cụ chỉ mặt trời đang chìm dần thượng nguồn sông Đồng Nai, ánh mây hôm đó kỳ ảo có nhiều hình dạng kỳ ảo, đám mây màu lam như một ông thiên tướng, mây xanh như một thiếu nữ xõa tóc, mây đỏ như con thú nhiều nanh vuốt, chút ánh mây vàng lóe ra ... phía cuối sông ra biển thì mây xám đen vầng vũ lạnh người, tất cả như còn vương vấn in dấu trên mặt nước vàng đục loang loáng còn chút nắng chiều :

- Sư Tổ ít khi nhắc đến gia đình, có một lần kể lại hình như quê nhà ở tận mãi Tân An, Vĩnh Cửu đầu nguồn sông này. Tối rồi, thí chủ theo tôi vào chùa tắm rửa, rồi sẽ kể tiếp.

Hắn ngồi uống trà, sư cụ chỉ bức tượng gỗ đặt sau tượng Phật :

- Một trong những gì theo sư tổ tới đây là có bức tượng Ngài thiền sư đó. Thời đó, sư tổ bị giặc Tây ruồng gắt, nên bỏ chạy theo ghe đến vùng hoang sơ này. Không biết đích xác năm nào ?

Bức tượng Thiền sư cao khoảng 8 tấc, đục đẽo công phu trên gỗ quý. Đầu trọc làm lộ hai gò má và đôi mắt sâu. Bên dưới có cái bệ chạm khắc hai con vật như thuồng luồng uốn quanh, ngẩng cao đầu.

Làm như vô tình hắn chỉ chiếc lư nhang rồi hỏi :

- Bạch sư cụ - vậy sự tích chiếc lư này thế nào ?

- Mô Phật - Chuyện này lại khác, đó là vật lưu niệm của người bạn cố tri của Sư tổ. Ong ta người Hoa tên là Vương Tiều, thời đó ông ta là người bạn độc nhất của Sư tổ, ở đâu mãi trên vùng cù lao Phố, Biên Hòa. Mỗi tháng ông đi ghe xuống ở lại một hai tuần. Họ tâm đầu ý hiệp - nói chuyện văn chương võ nghệ. Họ cùng tâm trạng đau buồn là một người thích nói chuyện phản Thanh phục Minh, một người thì bất lực trước sự đô hộ của Tây chiếm đóng Nam Kỳ. Trước khi ông Vương Tiều mất, đã biếu chiếc lư này cho Sư Tổ, hình như là gi bro củ dòng họ ông ta mĩ taạan bên Tù.

Hắn vuốt trên mặt sần sùi chiếc lư nhang, có cí lỗ tròn trên mặt lư, ròi đưa ngón tay chỉ vừa đủ cho lóng đầu tiên ngón tay út. Sư cụ nhìn hắn rồi kể :

- Cái lỗ đó là dấu tích viên đạn bọn Tây bắn vào khi đốt nhà ông Vương Tiều. Nói xong Sư cụ nhấm miếng trà, nhìn hắn :

- Tháng sau, ngày 12 tháng 2 thầy môừi con tới cúng cơm ngày giỗ cha mẹ của thầy.

Hắn cám ơn, chào Sư cụ ra về. Nhiều đêm tiếp đó, làm hắn trằn trọc khó ngủ. Tuần sau hắn trở lại lúc còn sáng, đem cho chùa mấy ký nếp thơm, đậu nấu chè và một ít trái cây để chuẩn bị ngày giỗ. Hôm đó Sư cụ lại nhờ hắn côi dùm chùa, đẻ sư cụ qua sông có công việc riêng. Một ngày hắn đi lại trong chùa không một bóng người, nhiều ý tưởng mờ ám nổi dậy đến với hắn là dự tính chuyện lấy cái lư trầm cùng với bức tượng gỗ. Chuyện này với hắn quá dễ dàng trên vùng vắng này. Hắn lại đem máy hình ra nhụp nhiều bô ảnh của chiếc lư cùng với pho tượng gỗ. Nhiều giấc mơ đến với hắn, chắc chắn bán cái bình sẽ được nhiều tiền, giúp mình qua cơn đói nghèo hiện nay.

Có ngày hắn lân la trong khu bán đồ cổ gần chợ Bến Thành, đem những tấm hình hỏi thăm những người chủ mua bán đổ cổ. Họ mượn tấm ảnh, rồi hẹn hắn ba ngày sau hắn trở lại sẽ giải thích rõ hơn.

Ngày trở lại, gặp một gã trung niên tóc dài cao ốm, nhìn hắn khá lâu, sau đó giải thích :

- Đây không phải lư đốt trầm, chỉ giống thôi, đích thực đay là chiếc bình đựng ngủ cốc đúc bằng đồng đen với những hoa văn có khả năng là vật từ đời Châu bên Trung Hoa, lưu lạc tới đây. Còn pho tượng gỗ tạc ông thiền sư lại khác, nó có hai con rồng hình dạng giống con thuồng luồng, kiểu chạm trổ từ đời nhà Trần nước ta.

Giấc mơ nhiều ham muốn chiếm đọat chiếc bình đó lại lấp kín đầu nó sau khi sự lý giải chuyện này. Sau khi cúng cơm tối, bene tách trà hắn tò mò nhìn sư cụ hỏi :

- Sao ngày tử của thân sinh thầy chung một ngày 12 tháng 2 ?

Sư cụ đôi mắt nhíu lại, vén chiếc áo cà sa chỉ cái thẹo nơi chân phải, chỉ cái thẹo nơi vai trái cho hắn xem, rồi đứng dậy bảo :

- Con theo ta ra sau chùa, thầy sẽ kể cho con nghe.

Trăng 12 còn thấp thoáng hiện trên vòm lá bên sông không bóng người, bên dưới là một dốc cao thẳng đứng cả 100 mét. Những đám dừa nưôức đong đưa ửng sáng trên mặt nước chảy xiết. Sư cụ chỉ vùng đất xa bên kia sông, vùng đất gần thành phóo lớn, ửng sáng một vùng trời :

- Mô Phật, nội nhật hôm nay nơi vùng đất Cát Lái, xa xa con nhìn thấy đó đó, có đến mấy chục đám giỗ kỵ như nơi chùa Giác Ong đây. Cái đem 12 tháng năm Nhâm Thìn, đêm hãi hùng xưa, lính Tây vào làng đó càn quét đốt nhà. Ngày tháng kinh hoàng đó ! Những năm tháng đất nước bị đô hộ, bị nô lệ. Lính Tây, người theo Tây muốn giết ai thì giết. Bắn xong đổ tội là Việt Minh. Mô Phật ! Thảm họa trút xuống người dân, những con người vô tội bị bị chôn vùi trong lòng đất lạnh. Thù hận óan hờn chồng chất - Đúng là oan nghiệt ! Cha mẹ thầy bị bắn chết sau vườn đêm 12 đó, gia đình chỉ có thầy nhanh chân lội qua sông Thụy Mỹ. Sau đó lết tới sông lớn Đồng Nai này, thân thể mang hai vết đạn, nhảy xuống sông chảy xiết, túm được một đám bèo lớn may có nhiều dừa nước cây gỗ mục bám cùng. Thầy ngất xỉu trôi dạt, tắp vào chốn này. Nhờ có sư tổ xuống sông trông thấy, vớt đem lên chùa. Mô Phật. Sư tổ thuật lại là thầy hôn mê nóng sốt đến mấy ngày sau đó.

Sư cụ chỉ cái vũng bên dưới dốc như bị xói mòn sâu vào chân đồi, bao quanh là cây mắm, đám dừa nước um tùm, nơi sư cụ trôi tấp vào bờ, nơi là nỗi ám ảnh xưa còn đó :

- Thiên tai - thiên tai. Sau này, thầy nhge kể lại tổng cộng ba mươi chín người bị chết nội nhật hôm đó. Nhiều người bỏ làng vào thành phố hoặc đi nơi khác, còn thầy nhờ Phật độ lưu lạc về đây. Chuyện ngày 12 tháng 2 !

Nói xong sư cụ ngồi xuống bãi cỏ như nhập định, im lặng nhập định đến giữa đêm. Buổi sáng theo ghe quay về nhà, khi bước xuống chiếc ghe trở về nhà hắn nghe được tiếng chuông chùa vang động lại, chuông ngân như trải dài trên sóng nước vàng đục hôm đó, như lời mời gọi hương thơm bí ẩn mầu nhiệm củatời đất, pha lẫn mùi nhang trầm quen thuộc của chiếc bình cổ đó. Trong một thoáng chốc nhưng đam mê dục vọng của hắn vụt tắt. Dưới nắng sáng trải dài trên sông phù sa đục, ngẫu nhiên khi nhìn xuống đáy sông sâu, bóng hình hắn in rõ mồm mộp như có tự bao giờ. Kể từ hôm đó, người hắn dường như bị đổi thay, ăn năn suy nghiệm, trống rỗng sám hối. Những lúc về đêm, thao thức hồi tưởng những xấu xa mang trong người nó bấy lâu nay.

Rồi có một ngày hắn lại theo bè bạn bỏ đi ra khỏi xứ, bỏ lại người mẹ già, bỏ sư cụ và chiếc bình cổ. Hắn lại hụp lặn, trôi dạt nhiều nơi đến xứ Hoa Kỳ này. Vùng đát mới buọc hắn vào một thế giới mới, như những đám bèo trôi qua lại trên dòng sông đó. Dạt đến và trôi đi, những điệp khúc buồn chán lạnh lùng con người phải chấp nhận đối mặt.

Chiếc bình bỗng nhiên xuất hiện trên bãi biển vùng Lugarno beach này làm hắn sống lại, hồi tưởng một phần quê hương thời non trẻ, mơ hồ một bài hát không quên tưởng chừng như mất biệt từ lâu, thoảng như mùi trầm hương bát ngát xa xôi quanh quẩn đâu đây !

*

Hắn vẫn nhắm nghiền mắt khi kể đến đây. Robert vỗ vai nó, chỉ cái thẹo dưới chân phải :

- Tôi cũng có một cái thẹo bên chân phải trong cuộc chiến Việt Nam - có giống cái thẹo của sư cụ.

Hẳn mỉm cười gật đầu, bàn tay đụng nhẹ cái thẹo. Robert nhíu mày hỏi :

- Bây giờ sư cụ thế nào rồi ?

- Chục năm trước tôi có trở về chốn cũ, ngày mẹ tôi vừa qua đời. Ngôi chùa bây giờ là một cái am xa lạ có người khác tới ở. Tôi có hỏi thăm thì người ta cho biết, nhiều năm trước bỗng nhiên ngôi chùa bốc cháy - sau đó có cơn giông lớn. Không thấy tông tích sư cụ, chỉ tìm thấy chuỗi hạt bám dưới cây mắm dưới bờ sông. Cỏ mọc kín che một phần lối mòn tưd sông lên ngôi chùa dan díu đến bí mật lạ. Nắng vẫn vàng, nhưng không còn những đóa hoa long lánh ngày xưa nữa. Không còn không gian siêu thoát xưa. Chốn cũ khá nhiều người từ xa tới sống bao quanh.

Hắn uống nốt cốc rượu, nhắm nghiền đôi mắt, như ăn năn sám hối của tháng ngày xưa đó :

- Những con đò chở cát về dưới phố, thuyền chở nước ngọt về bán cho dân vùng duyên hải xa, những chiếc ghe bắt cá vào lúc đêm khuya, họ nhìn thấy bóng một người khôác áo cà sa vàng phất phơ rực sáng trên bờ ngồi sau chùa Giác Ong, bóng hình sư cụ như hòa nhập với trời đất sương khói trong bóng đêm mù mịt. Chuyện trong đám tro tàn cháy chùa hôm đó, người ta còn tìm thấy có một khẩu súng trường Mauset cháy đen chôn dưới bàn thờ, không hiểu súng của sư tổ hay của sư cụ - thời buổi chuyện đánh nhau với Tây ? Theo tôi thỉ kẻ gian đã vào chùa lấy tượng, lấy luôn chiếc bình cổ đó, có thể giết luôn sư cụ phi tang ?

Bên ngoài mưa đã ngưng, nắng chiều sót lại vương vãi trên đám mây cao, chiếc cầu vồng treo lơ lững cuộn xuống biển xanh, hắn bỗng ao ước sẽ có ngày bước qua chiếc cầu cao vời vợi đó, một ngày được quay về lối cũ.

&

Một thời gian sau có một người lạ từ xa về bên sông cũ, xây dựng lại ngôi chùa Giác Ong. Chiều chiều hắn thường ra sau chùa nơi nhìn thấy mặt trời lặn dần đầu sông, ngồi đến tới khuya ngóng lại chuyện cũ, chuyện vọng động hôm nào trên chiếc đồi đất đỏ này. Trên cao, những đám mây trắng đục cuốn nhanh trên bầu trời trong xanh sau một cơn mưa lớn, dưới chân đồi là đám bùn đen lẫn trong rừng dừa nước dứng thẳng nhìn trời. Nhớ cái bóng tối đen bên trong chiếc bình và cái ánh sáng đời bao kín như dục vọng lòng tham muốn của thế gian, giữa cái sống và chết luôn cuoọn lại cho một đời người, song hành như những vòng nổi uốn anh chiếc bình cổ đó trên những hoa văn sần sùi kỳ dị khó hiểu.