Lỗ tai dị tướng ở đời

Hầu như trong đời ai cũng có hai tai giống nhau –tả hữu bình bình - tai dùng để lắng nghe nhiều thứ lạo xạo, vang dội trong thế giới.

Thử hỏi nếu con người, con vật không có lỗ tai, trần gian này luôn là yên ắn vô cùng.

Đôi khi một sự việc mọi người khi lắng nghe rất giống nhau, nhưng sau khi suy nghĩ, họ sẽ làm khác nhau.

Có người nghe rõ nhưng luôn giả điếc. Thế rồi ông trời sinh ra có người tai nhỏ tai to, tai nhọn tai vuông, tai nằm cao, tai ngó xuống thấp, tai mập tai ốm, tai thỏ tai chuột tai lừa, tai sống lâu tai chết yểu, tai úp tai ngữa, tai bẹt tai vũm …từ đó thế nhân nhìn thật kỹ lỗ tai để định phú qúy, gia vận, rồi thông minh đê tiện, thiên phú gian xão …trong mệnh đời.Tai nhỏ nghe tiếng nhỏ, gần bên.

Tai bự như tai voi lắng nghe được âm thanh cách vài cây số. Thế giới phẫu thuật thẩm mỹ va chạm đến hai lỗ tai không nhiều – nhưng khi có lắm nhiêu khê bàn cãi. Dù lỗ tai chỉ là hình hài bộ vị bên ngoài nhưng với tướng học Á Đông cái biểu lộ bên ngoài đó làm người ta ray rứt tự hỏi “ có bên trong nên hiện ra bên ngoài “. Chuyện thường ngày dễ gặp nhất làlỗ tai bị bầm dập, trầy rách … sau một chấn thương do lượng xe nhang nhãng hàng ngày trong đường phố. Tùy nặng nhẹ bệnh nhân còn lại hay là ra đi khỏi trần thế.

Chuyện trên phố thị nhiều bà nhiều cô bị đứt trái tai nằm phía dưới do bị cướp giật, họ tìm cách kéo mấy bông tai lấp loáng trên da người. Trái tai bị rướm máu, có khi đứt lìa, đau đớn, bực tức …

Viên ngọc rũ xuống Trái tai còn mang tên khá đẹp là Thùy châu – viên ngọc rũ xuống. Nhiều bà mang bông tai nặng qúa - một thời gian lâu viên ngọc chịu không nỗi muốn đứt ra, nên phãi khâu lại, rồi đi bấm cái lỗ mới để đeo vòng đi ăn cưới ăn hỏi

Đôi người, đi xõ lỗ tai, đẹp đâu chẵng thấy, thấy lỗ tai mọc thêm cái sẹo lồi to bằng hạt đậu – Thùy châu bỗng có thêm viên hồng ngọc.

Tốt nhất phải cẩn thận luôn chuyện cử ăn rau muống, đồ biển, tránh nhiễm trùng rắc rối.

Ăn rau muống ( sâm đất ) hiện nay trên thế giới, giới y khoa minh chứng có vài độc tố tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Họ không cấm ăn nhưng cấm bán ngoài chợ, trong siêu thị khá nhiều tiểu bang tại Mỹ. Xứ mình khá vui, bắt gặp đôi bà đôi có Thùy châu rất đặc biệt khá giống Phật – trề xuống, mập, dày do bơm silicone vào đó.

Đẹp ai cũng mong cũng muốn. Khổ đời, ai ai cũng mong sống thọ –phú qúy –vinh hiển như “ Minh châu nhập hải. ” Loạng quạng nó cũng sưng tấy, đỏ đau, đóng thêm vài hột cứng bên trong trái tai. Tốn tiền kiếm bác sĩ móc hạt lạ đó ra ngoài.

Vài trường hợp đặc biệt, hiếm gặp là mọc thêm lỗ tai nhỏ bên cạnh – người ba tai.

Tai này không có lỗ tai, chỉ có dáng vành tai, có vành cong, vành sụn … Ba tai chỉ cần cắt bỏ tai thừa là xong chuyện. Lỗ tai nhỏ thừa bên cạnh Riêng có một loại lỗ tai làm phiền lòng mấy bà mấy cô là loại tai lớn, dài, úp ra phía đằng trước rất giống tai con thỏ.

May nhờ có mái tóc che dấu phần nào. lỗ tai to, hướng ra phía trước Tai thỏ Loại tai thỏ có khắp vùng trên thế giới, nhiều trên vùng China town có nhiều người Hoa sinh nhai.

Nam bộ có khá nhiều loại tai thỏ này – do ảnh hưởng lịch sử một vùng đất xa xưa nơi đây, thời những bang Minh hương di dân vào đây của mất thế kỷ trước. Để giải quyết tai thỏ không khó, chỉ cần phẫu thuật mặt sau – cắt bỏ một phần sụn, một phần da …tai ngay ngắn, bình yên lắng nghe chuyện đời.

Phẫu thuật dễ vì đường mỗ dấu phía sau tai, ít ai biết. Một tuần cắt chỉ. Khó nhất là trên những người bỗng có lỗ tai này bình thường, lỗ tai kia bẫm sinh teo nhỏ. Giải quyết cho hai lỗ tai phải trái khác nhau là một kỳ công phẫu thuật tạo hình. Lỗ tai nhỏ thông thường teo, mất toi cánh tai, vòng tai, sụn bên trên. Hai tai dù sao cũng là một bộ phận thẩm mỹ khá quan trọng của con người.

Cái đẹp là sự cân bằng phía bên kia, phải và trái. Một khuyết tật cái tai gây nên những hệ qủa không cân xứng về thể xác trước ánh mắt tha nhân, nó còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và ngay cả bố mẹ nó. Bao nhiêu câu tự hỏi đặc ra?

Dù lỗ tai teo nhỏ tự nó không liên quan gì đến bất cứ khuyết tật bẩm sinh nơi mặt, tay chân, sinh dục …trên người đó. Dù ngày nay nhiều người quan trọng tâm tướng hơn hình tướng. Dù cái nội tâm nơi người không có ranh giới rõ rệt, không hoàn tòan cách biệt với thể xác.

Con người thực tế là một toàn thể nhiều bàn cãi. Dù họ quan sát người dưới nhiều khía cạnh vật thể hoặc phi vật thể.

Chiến tranh vẫn không dứt – máu vẫn đổ kèm theo vô số thưong tật in dấu trên thân xác người. Mất cánh tay, bàn chân, ngón chân, vỡ con mắt đôi khi mất tiêu lỗ tai dính trên mặt người.

Tai nạn lưu thông nhan nhãn mọi nơi, thương tật lao động trong nhà máy... để lại khuyết tật gần giống nhau. Nghành Y họ làm đủ thứ : tay giả, chân giả, ngón giả, mắt giả, mũi giả...

Mất lỗ mũi toàn bộ đôi khi phục chế với kỷ thuật giống tai giả. Mất một lỗ tai, tái tạo khá phức tạp. Khi làm bác sĩ tìm một lỗ tai người nào khá giống bệnh nhân. Lấy dấu, lấy đường nét, đổ khuôn, đúc lỗ tai bằng chất silicone đặc biệt, vẽ tô màu đen vàng trắng giống da người, sau cùng tìm cách dán vào hoặc treo bằng dây dưới mái tóc.

Lỗ tai dù không di động, nhưng làm khéo, mỹ thuật cao ít người cảm nhận biết đó là đồ giả.

Cái giả trong đời vô biên, giả ngoài giả trong. Tai giả có biết rõ khi bệnh nhân uống rượu nhiều, nhìn kỹ lỗ tai này hồng đỏ phừng phừng, lỗ tai giả vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt.

Kỹ thuật làm giả toàn lỗ tai thay đổi tùy quốc gia, có nơi họ xếp làm tai giả trong nghành răng giả, có nơi họ xếp trong nghành phẫu thuật thẫm mỹ và tạo hình.

Trước năm 1975 khoa tạo hình thẩm mỹ Barsky ( Viện Răng Hàm Mặt bây giờ ), có nhiều chất làm đồ tai giả, mũi giả … do thương tật chiến tranh khá nhiều. Khi đạn lạc, mảnh bom mảnh kim khí bắn vô tình bay mất lỗ mũi – bác sĩ tạo hình có thể ghép da ghép sụn nhưng khó đẹp – tốt nhất làm cái mũi giả có cánh mũi, chân mũi, da mũi tô giống da người, đeo trên mặt nơi bị mất mũi. Làm tai giả cũng tương tự vậy.

Chất dẽo Silicone làm mũi giả, tai giả lâu ngày nằm ngủ trong kho không người xử dụng, nằm ì bất động dễ mai một, lạc hậu rồi ít ai biết đến.

Lỗ tai nhỏ bẩm sinh – phẫu thuật ?

Thông thường mất đỉnh tai phía trên nhưng thật rắc rối vì nó có một phần thật ở dưới, mất phần mất hoặc teo lại phía trên.

Làm giả không xong vì nữa kia là thật rất khó dính nối, tốt nhất phải làm thật toàn bộ cái tai người. Nhiều phương pháp, nhiều kỷ thuật bàn cãi nên hội nghị thẩm mỹ nào thông thường đều có đề tài báo cáo “ Tạo tai thật “dù con bệnh hiếm gặp.

Đó là một kỷ thuật tái tạo tai khá ấn tượng, nhọc công, khá chuyên nghiệp như một thách thức làm nên một tai mới, một cơ quan trên mặt người nhằm hoàn thiện trong sắc thái chung. Do tai là một cơ quan người nhưng có hai lớp da trước và sau. Nó khá giống mũi có thêm lớp sụn uống vòng, sụn vòng ngoài, sụn vòng trong, lại có thêm những vầng sụn cao thấp, nhấp nhô uốn khúc khá đặc biệt. Lớp sụn này nằm giữa hai lớp da áp sát với những thiểu năng mạch máu.

Cấu trúc phức tạp này khiến người bác sĩ phải tự tạo, dày công tạo hình cho nó cho giống tai người. Phẫu thuật ít khi làm một lần – vì giai đoạn đầu ông bác sĩ ta phải cấy sụn. Thường lấy sụn ở xương sườn số 6 hoặc số 7 đem lên cấy dưới da vùng cạnh lỗ tai ( vùng mastoid ) –tạo một cái khung vững chắc cho sự sống.

Nhiều bác sĩ thử dùng cái sụn giả như mũi giả, cằm giả nhưng khó thành công. Vì chỉ sụn thật mới đàn hôi, mới dẽo dai. Đủ biết trong đời cái thật rất qúy nhất khi làm nền tảng cho cái khung.

\ Khung trời đại học khó tốt đẹp khi nền tảng tiểu học, trung học bầy nhầy rối rắm. Cái khung tai người phải có những nếp xoắn ốc cuốn tròn, một miệng hầm bao giữ sụn mới gọi là vành tai. Để tạo đủ lớp da trước sau, nhiều tác gỉa còn để túi hơi nhỏ bên dưới da, làm căng lớp da to ra, nghĩa tạo dựng một lớp da thừa mới, đủ da đắp trước và sau tai. Túi khí này có thể bơm gia tăng hàng tuần. Khí gia tăng bỗng dưng lớp da căng theo.

Phải mất hơn nữa năm sau khi cái khung tai yên ổn, sống tốt, ông phẫu thuật viên tìm cách cắt bỏ khung tai để ghép vào cái tai bị khuyết tật. Công đoạn tạo dựng ngốn hơn cã năm trời. Nên sinh ra ở đời thiếu cái gì cũng khổ.

Làm cái gì thật, một chuyện kỳ công. Ai ai cũng muốn hoàn hảo.

Lỗ tai thật và lỗ tai tạo hình phải giống nhau, khác nhau lại tạo nên một dị thật khác. Cân bằng tạo cái đẹp để hiện hữu bác sĩ cần có kiến thức khoa học đặc biệt như toán học, biết đo lường phải trái phụ trợ, phải khéo tay, đủ hiểu biết phân tích từng trường hợp khác nhau, phải kiên nhẫn từ đó tạo dựng những lý do thích đáng nhất.

Tạo ra lỗ tai không còn là một phẫu thuật đơn giản thông thường vì phải đúng đúng hình dạng tai, kích thước lỗ tai kia, vị trí ghép tai …tạo ra giống thật, một thách thức cho ông bác sĩ tạo giống từ mẫu sụn, những mãng da nhấp nhô mà trước đó ông trời áp đặc trên da người. Theo bác sĩ Juarez Aveoli với phẫu thuật này, nên tiến hành lúc bệnh nhân còn bé khoãng 7, 8 tuổi là tốt nhất.

Lỗ tai teo nhỏ bắt đứa bé mang nặng trên đầu dể ảnh hưởng tính tình, nhất là để hội nhập xã hội đang sống. Hòa nhập với đời như là mục đích thực dụng của tâm lý học Tây phương với cái tai bẩm sinh dị tướng, nhưng ở chân trời phương Đông đôi khi người ta thêu dệt thành một câu chuyện thần bí hoang đường.

Trấn an được tình cảm cha mẹ đứa bé là công việc rất có giá trị lớn đối với phẫu thuật viên.

Tại sao nên chọn phẫu thuật lỗ tai bẩm sinh lúc 7,8 tuổi ?

Lứa tuổi này cái sụn ở xương sườn còn rất mềm, còn tất mõng, rất dễ tạo cái khung tai, không có biế đổi bất thường trong sự lành thẹo. Trước lứa tuổi này xương sườn qúa yếu khó làm khung mới.

Phẫu thuật này nếu thất bại khi làm, ngoài những nỗi đau còn có thêm nỗi nghi ngờ trong đầu óc mọi người. Tai bẩm sinh dị dạng với bác sĩ Rogers gọi nó tai thai bị thẽo ( lop- ear ), khi gọi là tai hình chén xén ( cup-ear ). Bác sĩ Tanzer gọi là tai xoắn ( twisted- ear ).

Có người phân chia lỗ tai bị tật nặng hoặc nhẹ …để khi làm phẫu thuật biết lớp da phía sau sẽ đưộc kéo phủ bao nhiêu ?

Dị tật làm biến đổi nhan sắc, cái đẹp trên mặt nhất lỗ tai dị tướng trong vòng quanh đường viền mặt người. Phẫu thuật khó khăn từ lâu nên trong Y văn rất nhiều phương pháp trình bày về tai dị dạng. Từ thập niên 1950 phương pháp VY của Barsky, quay da của Smith, đến 1964 phương pháp mỗ mặt sau của Musgrave với những đường rạch hình nan hoa tạo nếp gấp cho vành tai trên.

Đến 1968 phương pháp cải biên của Strenstromdùng kiểu VY kéo dài trục thẳng, đến 1974 kiểu mỗ của Cosman rạch để làm rộng tai trên … tất cã phẩu thuật chỉ nhằm mục đích tạo một cánh tai dị dạng hiện hữu trên người. Dù có nhiều cách làm, nhưng không có phương cách nào là tối ưu để làm kim chỉ nam. Lớp sụn làm khung tự nó đôi khi không nuôi dưỡng được, có khi nó teo mất sau một thời gian nuôi cấy. Nó không đủ mạnh để tạo ra kết qủa đẹp như mọi người trông đợi. Cạnh nó là da, là màng sụn, là lớp nội bì, là mạch máu …đôi khi chỉ vài tháng cái khung tai đã không như ý. Tai mới thật là gian nan khổ cực !

Đòi hỏi người bác sĩ phải có mộ kế hoạch, một phương pháp luận cộng thêm những giai đoạn làm việc công phu mong có tác phẩm thẩm mỹ cao hoàn chỉnh.

Ngay bác sĩ Aveolar hơn một thập kỷ ông tập trung được 16 trường hợp mỗ lỗ tai dị tướng là nhiều lắm rồi khi so sánh số lượng các phẫu thuật khác. Ông khuyên mở rộng ở hạ sườn xuyên quan thành bụng, lựa chọn quan sát kỹ màng sụn từ số 7 số 10, gắng tìm cái sụn vừa ý để làm khung lỗ tai đồng điệu bao gồm kích thước, vòng xoắn ốc, cái hình dạng chung, cái đường hầm, chuyện gây tê, chuyện săn sóc hậu phẫu ra sao, chuyên xoay da ?

Ôi cái lỗ tai sao nhiều rắc rối cho đời đến thế !. /.