Giữa thiên đường trắng

dương đình hùng

tháng 9/1999

Hồng Nhật có nhà hàng làm ăn phát đạt ai ai cũng biết. chỉ có mê đánh đề, số này số nọ mà chị tiêu mất hết cả triệu đôla. nhìn ngôi.

giữa những

thiên đường trắng

Trên bãi biển của hòn đảo big island thuộc quần đảo hạ uy di, quanh chiếc bàn dài cạnh cửa sổ, một nhóm người quây quần lại ăn uống nói chuyện. họ nói với nhau bằng tiếng việt. đôi khi họ ôn lại chuyện xa xưa, ôn lại một khoảng đời phiêu bạt của mình. họ bàn tán xôn xao, hôm nay số đuôi ra con bướm con số 11. mùa này bướm bay khắp đảo, bướm bay khắp vườn, thế mà không ai trong này lưu ý cả ! chị c., chủ nhà hàng đang bưng ra cho mỗi người một tô phở, nói lớn “ăn đi, ăn đi kẻo nguội. hôm nay tôi đích thân làm bếp”. tiếng nói chuyện ồn ào của chị oanh, chị sáu, chị kim... tôi nhìn họ, ở đây đa số là đàn bà.

Ngồi ngóng nhìn ra biển tối đen, nghe được tiếng mưa rít quanh đảo, thấp thoáng xa xa ánh đèn của những chiếc du thuyền đang neo đậu gần bờ, nghe rõ được tiếng gầm thét của biển ngoài kia. nhìn lại quanh mình, thầm nghĩ đời sống cũng lạ lùng, những con người đang ngồi đây đều có một quê hương bên kia nửa trái đất bỗng dưng lại hội tụ nơi nầy, khóc cười rộn rã trên hòn đảo buồn vắng xa lạ.

Họ những người đàn bà xa quê nhà, lấy chồng ngoại, gặp nhau mỗi ngày, chơi số đề, nửa tỉnh nửa mê, mơ ước nhiều về một thiên đàng xa.

*

Chuyện tình cờ của hai tuần trước đây, ngày chúng tôi khai trương phòng triển lãm tranh tại hawaii này. lần đầu tiên có họa sĩ người việt tới trưng bày tranh. trên chục người đàn bà việt nam đến xe, họ tụ lại, cười nói, làm thức ăn. mùi chả giò thơm nóng, bốc mùi nước mắm pha, mùi cay cay của ớt đỏ... họ có những điểm chung là lấy chồng người nước ngoài, hiền hòa đôn hậu, sống lâu trên đảo này. chúng tôi dễ kết thân nhau, rồi gặp nhau mỗi ngày. những nỗi niềm tâm sự có dịp tuôn trào, kể chuyện đánh số đề, chuyện rơm rạ quê nhà, chuyện nắng chuyện mưa, chuyện con sông hậu sông tiền có sóng nước màu môi son mùa nước nổi.

&

Đa số những thành phố lớn trên thế giới đều có một nét chung về quy hoạch. vị trí đẹp nhất ở trung tâm thành phố thông thường là tòa thị sảnh, được bao quanh bởi những quần thể văn hóa tiêu biểu. thành phố hilo này, cựu thủ phủ của bang hạ uy di, nơi có vùng đất cao nhiều cây xanh bóng mát là viện đại học, là trường học. bên cạnh có bệnh viện lớn lo lắng sức khỏe cho mọi người. ngay vị trí trung tâm là viện bảo tàng, phòng triển lãm hội họa điêu khắc, phòng dạy cho các em bé vẽ, phòng hòa nhạc,... phía trước có công viên đẹp, tiếp nối là tòa nhà bưu điện thành phố với lối kiến trúc cổ kính. công viên có nhiều cây, có tác phẩm điêu khắc mô tả về những con người tìm ra quần đảo này, những người cố công khai phá làm đẹp cho hòn đảo lớn này. cạnh phòng triển lãm, có một công viên nhỏ, có chiếc hồ con, mọc lên vài cây bông súng đỏ, có một pho tượng nhỏ dựng giữa hồ để tưởng nhớ về cuộc chiến tranh việt nam.

Buổi sáng khai mạc phòng tranh, có một bà cụ tóc bạc trắng lặng lẽ bước vào, chiếc gậy nhỏ trên bàn tay gầy, tóc búi cao, dáng dấp người châu á. bà cụ đi quanh ngắm nhìn từng bức tranh một, thỉnh thoảng liếc nhìn chúng tôi. có lúc bà ngồi xuống những chiếc ghế đặt trước từng tấm tranh, ngắm nhìn kỹ từng bức, đôi mắt như muốn khép lại. xế trưa khi quan khách vãn bớt, bà bước lại cạnh tôi, tự giới thiệu “tôi cũng là người việt nam như các em, tôi tên là ba xuân, rất hân hạnh biết mấy ông họa sĩ. hôm qua xem tivi thấy có cuộc triển lãm tranh của người việt mình nên ghé đến xem cho đỡ buồn”.

Âm thanh của người nam bộ, giọng nói nhẹ. tôi hỏi :

- dì đến đảo này sống lâu chưa ?

- tôi theo chồng là người nhật đến đây hơn nửa thế kỷ, thuở đại chiến thứ hai mươi chấm dứt, 1945. thời gian qua mau thiệt. giờ tôi có hơn mười bốn đứa cháu ngoại, cháu nội.

Bà kể nhiều chuyện nơi đây, vùng đất an bình này. tôi hỏi :

- mấy cháu dì nói được tiếng việt trôi chảy ?

Dì ba xuân cười, lắc đầu :

- tụi nó giờ đây chỉ biết tiếng mỹ. tụi nó mất gốc dữ lắm. con tôi gốc đã lung lay, huống chi là đời cháu.

Dì xuân kéo tay tụi tôi, hỏi thăm mấy bức tranh. dừng lại trước khung cửa sổ nhìn nắng trên vòm cây bên ngoài có mấy chú chim sẻ nhảy nhót, giọng buồn nói :

- lâu quá rồi theo chồng qua đây, chưa môt lần về lại thăm quê tôi. nhà xưa ở tận sóc trăng. từ đó chẳng còn tin tức bà con gì trọi. chiến tranh làm thất lạc mọi người. tôi nhớ ngôi nhà cũ có hàng lu bằng sành trước hiên nhà đựng nước, có hàng trầu cau đẹp lắm sau vườn, thêm nhiều cây dừa bao quanh khu đất...

Những ngày kế tiếp, dì ba xuân thường lui tới phòng triển lãm. có ngày dì ba đến, giới thiệu người con dâu tóc vàng đi cùng. có hôm người con rể to con vạm vỡ da ngâm nâu người bản xứ đảo. ngày sau dẫn mấy đứa cháu tóc nâu, tóc đen tóc vàng...

Buổi trưa cuối tuần, dì chở tôi ra biển cách đó khoảng 5 phút lái xe. chúng tôi đi dưới hàng cây si rậm mát sát bờ biển. nắng vàng mênh mang, trải dài trên những hòn đá đen, trên những tảng nham thạch dấu ấn núi lửa xa xa, thấp thoáng nắng dừng trên lớp sóng vỗ.

Dì chỉ một cây si lớn giữa cả trăm cây si, bên dưới gốc si có một bảng đá cẩm thạch ghi tên gia đình chồng dì ba, ngày tháng trồng cây này. những chùm dây leo, rễ buông thòng kín, phất phơ trên lá cỏ xanh. trước đây chính phủ cho phép mỗi gia đình trên đảo được trồng một cây trên bãi biển. họ được phép viết trên bảng đá cẩm thạch trắng, ghi tên họ mình, ghi công lao người trồng cây.

Giờ đây tàng cây si phủ kín bờ biển, phủ kín khách sạn đẹp nhất của đảo. bóng mát ngã dài đến chiếc hồ sen quanh ngôi nhà thủy tạ kiểu nhật, đến vườn hoa, thảm cỏ kiểu kiến trúc nhật do chính người nhật xây dựng. dì ba xuân nhìn hồ sen, giấu nỗi niềm, thì thầm :

- đôi khi ai cũng muốn về thăm quê hương mình, nhưng dì không có tin tức người quen nào cả !

ngồi xuống chiếc ghế đá, hình như tôi đã kể lại một phần cảnh đời, cảnh quê nhà, cảnh người vùng sóc trăng của dì ba xuân. con sông nhỏ êm đềm chảy qua phố thị, nước phù sa dập dìu thuyền ghe qua lại, lúa thơm che kín một bên sông...

Vùng đất có ngôi chùa miên cổ kính cạnh bảo tàng thành phố, ngôi chùa dơi có đám dơi bám kín đen ngôi vườn. chùa có nhiều sư sãi mặc áo vàng chân đất cầm bình bát. ngôi chùa đất sét nghèo nàn của dòng họ trần xây dựng trước nghĩa địa xưa. trong chùa đất sét có ngàn pho tượng gắn trên lá sen nhỏ, có tháp nhiều tầng, lư nhang bằng đất sét... chưa kể ngọn nến lớn bằng thân người đã đốt sáng đêm ngày mấy mươi năm nay... của một nghệ nhân họ trần cặm cụi một đời người làm nên, nhưng ít người biết tới, chẳng ai đoái hoài đến công trình văn hóa đó. dì ba lắng nghe, rồi nhìn nơi khác, dì ba lau nước mắt :

- dì còn nhớ chợ nổi phụng hiệp gần sóc trăng.

Dì ba lắc đầu, im lặng nhắm mắt. có thể dì đang hình dung lại ngôi chợ rộn ràng quanh năm tháng, nơi hội tụ của nhiều giòng sông giữa rừng lúa chín phương nam nhấp nhô sóng nước phù sa...

*

Người đàn bà xa quê nhà, lấy chồng ngoại, trốn xa phố thị, ngồi buồn nhìn mưa rơi ...

*

Ở nơi này, mưa nhiều, dầm dề hiu quạnh. cơn mưa đã kéo dài mấy ngày rồi. mưa. gió lớn nhưng không có lụt như ở quê nhà mình, có biển động bủa vây quanh đảo phía đông. mấy chục năm trước có ngọn sóng thần dâng cao cuốn trôi một phần thành phố, nên giờ đây người giàu có thường xây nhà trên vùng đồi cao. các trường đại học, bệnh viện được xây trên đỉnh dốc. thủ phủ tiểu bang đã dời qua đảo kế bên.

Buổi sáng thứ bảy cuối tuần còn mưa, một người đàn bà việt đến dẫn theo hai đứa con tóc vàng vào thăm phòng triển lãm. những đứa con cao hơn mẹ chúng một cái đầu. đó là chị v. mà chúng tôi quen biết tuần trước. chị v. du học ngành luật ở hoa kỳ từ năm 1967, lấy chồng mỹ ở boston.

Chị v. kể, thuở ấu thơ chị bị đưa đẩy từ bắc vô nam. lớn đi du học nước ngoài. học xong, chị ở lại, lấy chồng mỹ. xã hội bên trong lục địa cắn xé nhau, ông chồng không chịu nổi nên quyết định dọn ra hòn đảo này sống cho yên.

Bà leila giám đốc bảo tàng hawaii có hôm bảo tôi, chị v. là một trong những người có uy tín nơi đây, đặc biệt về ngôn ngữ. chị viết và soạn các văn bản cho tiểu bang, nhân viên nòng cốt trong ban phòng chống ma túy của thành phố...

chị vồn vã giới thiệu hai cậu con trai, đứa lớn tên tom, đứa kế là ned... tuần tới chị mời ăn tối, vì sắp đến tết rồi. ra về chị còn tâm sự :

- gặp nhau mừng quá. tôi bận quá, cuối tuần mới rảnh được. nói chuyện cho đỡ quên tiếng việt. giờ tôi quên nhiều tiếng lắm rồi !

hoàn cảnh, thói quen, việc làm đôi khi làm con người ta bị thay đổi ngay cả tiếng nói của mẹ cha. chuyện người việt, nói tiếng nước ngoài giỏi hơn tiếng việt rất phổ biến nhiều nơi trên thế giới.

&

Cuối ngày tôi theo cơn mưa về bên kia phía tây của đảo. chỉ cần qua khỏi dốc đèo là thấy sương mù hơi lạnh như vùng đất cao đà lạt. một rừng anh đào nở rộ quanh thành phố waimer, anh đào người nhật đem đến trồng cho vùng đất này.

Người nhật hình như có mặt nhiều nơi trên hành tinh này, những nơi đẹp nhất, đắt giá nhất từ úc, qua canada, mỹ...

Chị hường lái chiếc xe porsch màu đỏ, chiếc xe đua hai cửa, đưa tôi về nơi cư ngụ. xe vượt ngang sân golf, sân có cả phi trường dành riêng cho người chơi. xe chạy nhanh trên con đường thẳng nhưng nhấp nhô lên xuống như đời người.

sân golf kéo dài như muốn tới chân núi tuyết. qua vài dốc là đến vùng đất nóng, khó chịu và khô hạn. vùng này có một con đường chia đôi hòn đảo, đường chập chùng dốc núi gồ ghề có tên sandle road (đường yên ngựa). một bên khô hạn, nắng nóng, có những miệng núi lửa đen giống lỗ châu mai nhìn quanh là nham thạch đen, rải dài đến thành phố kona. những viên sỏi trắng, được người xếp lại thành những giòng chữ, ghi lại tên họ, ngày tháng ửng sáng trên nền đất đen loang lổ bám dọc theo con lộ chính. dòng chữ yêu nhau của những đôi tình nhân mới. đá trắng lượm từ bờ biển kế cạnh.

Phía bên kia con đường mọc nhiều cây xanh, là đồng cỏ xanh cho bò ăn, có một trung tâm huấn luyện của quân đội, có tiếng đạn nổ trên trời vắng.

Người ta thường gọi quần đảo hạ uy di là thiên đàng của thế giới hôm nay. hòn đảo big island này lớn nhất, diện tích bằng mấy đảo honolulu, mauir... cộng lại. đường vòng đảo dài gần bốn trăm kilômét.

Chồng chị Hường là ông Lynn hookin, to cao bô trai. ông, một người chơi, huấn luyện golf nơi đây, tuổi trên 70, đã về thăm việt nam đôi lần. ông ta gốc dallas, thành phố nơi vị tổng thống nước mỹ bị ám sát. gia đình thuộc dòng dõi lớn, bạn bè cùng lớp giờ đây là thượng nghị sĩ, phó tổng thống… ông kể lại lý do ra đây cũng vì cái rối rắm ông không chịu được trong nội địa hàng ngày.

hình như trong cuộc đời nhiều người phải che giấu nhiều điều để sống. có người thích giấu mình dưới bộ áo quần bóng láng, có người giấu mình dưới những chiếc xe hơi lộng lẫy, có người giấu mình dưới lớp áo tơi tã điên khùng. cuối đời mình, ông lynn lại về đây, tìm một nơi thanh vắng để yên nghỉ, suy gẫm, xa lánh đời thường, giấu mình trong hòn đảo vắng yên nầy.

ông xây dựng ngôi nhà lớn trên đỉnh đồi cao nhất vùng phía tây hòn đảo, sống với vợ. hai vợ chồng từ sáng sớm đã ra chơi golf. tối về xem báo, tivi... không con cái gì, không nuôi chó nuôi mèo như nhiều người khác. ngôi nhà im lặng. thỉnh thoảng ông kể lại những kỷ niệm ấu thơ thời trung học ở texas. kể về đám người da đen, đám hút chích choác, say thuốc, thiếu thuốc, ho, ựa, vật vờ trên đường phố. chúng nó quậy phá quanh downtown. cướp bóc giết người, thanh toán lẫn nhau, máu chảy, ông hoảng sợ trốn thoát ra hòn đảo này.

Chúng tôi thường ngôi trước hàng hiên, uống trà, nhìn quanh đảo. ngắm mặt trời đỏ từ từ lặn xuống biển khi chiều về. sắc cầu vồng ửng trên nền trời biển, biển đỏ tím lúc chập tối. ông lynn chỉ chiếc máy bay trực thăng đang lượn ngoài khơi qua lại chậm rãi kể :

- Chiếc trực thăng đó đang làm nhiệm vụ truy tìm và bắt những chiếc thuyền mua bán ma túy. ở đây bột trắng nhiều lắm. đất nước này đâu đâu cũng vậy. cạnh những ngọn núi lửa xa kia hoặc dưới chân ngọn núi tuyết phía đông có những nông trại bí mật trù phú, có trồng cần sa. chiến tranh ma túy xảy ra hàng giờ trên hòn đảo này. trốn xa ra đây cũng không thoát chất trắng bủa vây ! quần đảo hạ uy di, thiên đường mơ ước, thực sự bên trong cũng có nhiều rối rắm. những chiếc thuyền đánh cá, những du thuyền sang trọng... có thể là nơi trung chuyển của chất ma túy từ á châu đến, từ nam mỹ lên, chuyển qua úc châu, âu châu. nhiều người trong nội địa nước mỹ làm ăn thua lỗ, ra đảo trồng trọt, trồng cây á phiện, trồng luôn cả trong nhà. rồi sản xuất, tinh chế, ước mong giàu có nhanh trong vài năm.

Kẻ lo lắng trốn chạy, kẻ đam mê lăn vào cuộc chiến, kẻ bảo vệ thì mất ngủ, chỉ tội nghiệp đám trẻ nhỏ trung - đại học, ngu ngơ hút chơi, rơi vào một thiên đàng khó rời bỏ ! một thiên đàng đen tối, chết và chết.

Chỉ có đàn bò hàng ngàn con bên dưới đồi kia vẫn thong dong gặm cỏ xanh, rồi ngược nhìn mây trắng cao trên đầu. bò ở trong nông trại parker range. nông trại này chỉ trồng cỏ để nuôi bò, được xếp vào loại lớn nhất thế giới, diện tích cả trăm ngàn mẫu. nông trại xanh tươi chạy dài tới ngọn núi tuyết mauna kea trên vùng đất động. động đất nhỏ thỉnh thoảng vài ngày một lần trên đảo, đôi khi một ngày 2 - 3 lần. đất rung nhẹ làm tan băng giá trên núi cao, đỉnh núi cao gần 5000 mét quanh năm tuyết trắng phủ, có mây che mờ ảo. đỉnh núi lạnh im hững hờ nhìn đám người trồng hoa phù dung bên dưới cũng như đôi người dửng dưng với tệ nạn ma túy.

Chuyện ma túy không còn là một tệ nạn xã hội mà con người bàn cãi. nó trở thành một thảm trạng nhan nhản khắp nơi trên thế giới, đặc biệt phát triển mạnh nhanh trong các đô thị đông người, từ âu sang mỹ... những nông trại trồng á phiện đôi khi còn tìm thấy cạnh những cánh đồng nho bạt ngàn ở tiểu bang victoria úc châu, phía nam trung quốc lan tận đến nam mỹ.

Quần đảo này có biển mênh mông, có phi trường lớn, có cả chục triệu du khách mỗi năm ghé đến. nó còn là ngã năm trung chuyển ma túy khắp thế giới vì rất khó kiểm soát, ngăn chặn. riêng cái đảo này có đến ba phi trường chưa kể phi trường riêng của người chơi golf đôi khi cũng mua bán chất trắng kia.

&

Người đàn bà xa quê nhà, lấy chồng ngoại , ôn lại chuyện xa xưa và chuyện thiên đường trắng.

*

Tuần triển lãm thứ 2. chiều chủ nhật trời nắng đổ. tôi bước qua bên kia đường, vào công viên, đến cái ghế đá quen. ngồi lắng nghe tiếng chim réo gọi nhau, rồi nhìn tượng đài thuyền trưởng cook giữa công viên, phì phà điếu thuốc cho bớt thèm (thói quen hút thuốc như là một hành động kém văn hóa nhất tôi chưa từ bỏ được...). tượng cao khoảng 2 mét đặt trên bệ đá với những nét phong sương đẹp của nhà hàng hải tìm ra châu úc và hòn đảo này.

Hai người lớn tuổi to con, tóc vàng quăn tít, điểm nhiều sợi bạc, bước gần lại xin mấy điếu thuốc để hút. đôi bàn tay của gã ta run rẩy mồi thuốc.

Hai gã giống nhau vì cái xơ xác bên ngoài chưa kể đôi giày đã hở mỏ lâu lắm rồi. đôi mắt sâu càng nổi cái mũi cao phát khiếp. chúng tôi hỏi chuyện lẫn nhau. một người tên smith và một gã tên black.

Đang nói chuyện bỗng nghe tiếng còi xe kêu lớn, chị v. tìm tôi như đã hẹn tuần trước. hai gã kia thấy chị v. bước tới bèn bỏ đi về phía khác. chị bước vội lại, bắt tay :

· - không nên kết thân với những người này. thành phố ở đây còn ít con nghiện, nhưng nó khác rất nguy hiểm, phải coi chừng.

tôi cười, chị ngồi xuống ghế đá giải thích tiếp :

· - bọn họ là dân nghiện xì ke cả. hai gã kia là dân cựu chiến binh ở đảo này. tôi biết rõ.

chị ngồi cạnh tôi, kể về công việc của chị đang làm trong ban chống ma túy của tiểu bang này, nói về thảm trạng hàng chục ngàn cựu chiến binh bị vướng vào ma túy trong cuộc chiến tranh việt nam, luôn cả sinh viên, đám trẻ trung học đang dính vào hút chích, nỗi nhọc nhằn mà chính phủ và ngành y tế phải lo điều trị họ. tôi lơ đãng hỏi :

- Sao chị lại chọn làm nghề này, nghề không thích hợp cho phụ nữ ?

Chị dựa ngửa ra phía sau ghế đá, hai ngón tay ấn nhẹ trên mi mắt như không buồn trả lời. một lát sau chị thong thả kể :

- đây là lần đầu tiên tôi kể cho anh nghe chuyện riêng gia đình tôi. thuở ở sàigòn, gia đình tôi giàu có, nhà ở đường pasteur. tôi có đến ba em trai đều học ở tabert, còn tôi học marie curie. không hiểu hoạn nạn nào đè xuống gia đình tôi, cha mẹ tôi bận đi làm tối ngày, mấy em trai nghe lời bạn bè rủ rê vào đường hút sách. anh tưởng tượng trong nhà có món gì bán được là chúng ăn cắp, đi bán. tôi trở thành người cảnh sát coi chừng tụi em. bọn nó ra khỏi nhà mà không lận dưới lớp áo, trong ống quần một món đồ vật gì thì đó là chuyện lạ. từ áo quần của tôi đến nữ trang của mẹ đều bay mất. có hôm tôi đi học, mẹ nằm viện, tụi em cho xe hơi chở hết mấy bức tranh, đồ lư hương thờ phụng ông bà, luôn cả cây đàn piano mà tôi yêu thích. trốn đi chơi đêm, người ốm như cây sậy, lên cơn thì sủi bọt mép, thấy nước tắm là sợ hãi... tụi em tôi là thế.

Chị tựa lưng trên ghế đá, thở dài :

- bất hạnh dồn dập, ngày tôi đi du học bên này là ngày mấy đứa em bị gia đình đưa vào bệnh viện chợ quán để cai nghiện. vài tháng cơn nghiện được cắt đi cho xuất viện. rồi ngựa theo lối cũ. ba tôi viết thơ cho tôi hay, chỉ cần tụi nhỏ vào quán cà phê hay ngôi nhà nào có mùi phi khói sìke là gợi nhớ lại đường xưa. đôi khi tiếng huýt sáo, tín hiệu chúng nó gọi nhau ngoài đường phố là cũng đủ thèm. những đứa nhỏ lại được chuyển lên biên hòa, lên căn cứ mỹ ở long bình để nhờ cắt cơn nghiện. như anh biết, tất cả hiệu quả sự cai nghiện hiện nay chỉ tạm thời. chúng lại trở về đường cũ. ba mẹ tôi buồn quá mất sớm. trước đó, thằng em kế tôi khi đó đã được gởi qua pháp học. nó chẳng học, lang thang trong khu quartier latin lại nghiện ngập như xưa, rồi bỏ học, không có tin tức. hai thằng em sau, một đứa chết trong tù vì tội cướp của, nó không chịu nổi lên cơn ghiền trong xà lim. đứa kia sau một lần phê thuốc, lên xe, đua với gió, tông vào xe tải, chết tươi trên xa lộ đại hàn.

Chị v. ngừng kể, thẫn thờ nhìn công viên, nhìn chiếc lá rơi xuống. gió cuốn lá lăn trên thảm cỏ xanh. lá rơi rụng như đời người ngã xuống. có hay không hóa thân một kiếp khác ? một thế giới khắc nghiệt ! chim vẫn hót trên cao.

Tôi đã hiểu phần nào tại sao chị không trở về quê nhà ba mươi năm qua. tại sao chị từ bỏ công ăn, việc làm tại new york, đi đến tận cùng vùng đất lặng lẽ này của xứ mỹ. chị có thể lo xa, lo cho tương lại những đứa con non trẻ của mình. tại sao chị vẫn là thành viên đắc lực của tiểu bang trong công việc phòng chống lại ma túy. một thiên đường trắng khó quên trong ký ức.

&

Người đàn bà xa quê nhà, lấy chồng ngoại, ngày lại ngày sống với quá khứ, đôi khi cũng nhắc về chiến tranh xưa.

*

Ba tuần sau, tháng 2/1996 chúng tôi tiếp tục cuộc trưng bày tranh tại văn phòng tiểu bang hawaii. thống đốc tiểu bang ông yashimoto tiếp chúng tôi. ông là người gốc nhật, dáng dấp nhanh nhẹn hoạt bát.

Ông ta say sưa kể lại một thời son trẻ từng sống tại việt nam. ông nhớ lại chợ lớn của mấy năm về trước, thời sài gòn có xe ngựa dập dìu. ông dẫn chúng tôi ra phía trước tòa nhà tiểu bang. ngôi nhà đồ sộ, cao mười sáu tầng lầu. tất cả mọi công việc của tiểu bang từ nhà đất, từ cấp giấy phép kinh doanh cho đến việc cư trú đều được giải quyết ở đây... tòa nhà cao vì có thể sợ sóng thần ụp tới, được nối tới phố, tới biển bởi một thảm cỏ rộng lớn. đầu thảm cỏ cạnh tòa nhà có một đài tưởng niệm chiến tranh việt nam, có bảng đồng ghi tên những người lính mỹ bỏ mình trong cuộc chiến đó, có ngọn đèn thắp sáng suốt đêm ngày như nhắc mọi người nhớ lại những đau buồn chết chóc xưa kia.

Ông yashimoto đọc kỹ cái brochure của bức tượng “hồi ức về chiến tranh việt nam”, memorandum of vietnam war : bức tượng tôi đem qua triển lãm ở đây cùng với mấy chục tấm tranh sơn dầu.

Nụ cười, tiếng nói vồn vã của ông không che giấu sự khó chịu khi nhắc đến chiến tranh việt nam. hầu như tất cả người mỹ đều phản ứng thế khi nhắc lại quá khứ đau buồn đó. ông yashimoto thảo luận, thắc mắc về câu viết diễn đạt trong bức tượng :

there’s only a start of war.

and never an end of war.

Chiến tranh có khởi đầu nhưng không bao giờ chấm dứt. chiến tranh nổ ra như tiếng thét giữa thinh không, mà hậu quả là những làn sóng âm thanh trải dài đến vô tận.

Chúng tôi nói về cái đau thương trong và sau chiến tranh, tại sao chống đối lại chiến tranh, hậu quả bất tận của chiến tranh mang lại, sống chết, hận thù,... chất độc màu da cam, cái kinh hoàng của người trong nước, của người cựu chiến binh mỹ bị ghiền ma túy, chất bột trắng mà ông toàn quyền tiểu bang đang lo nghĩ suốt ngày đêm... chiến tranh vẫn còn tồn tại, dù tiếng súng im bặt từ lâu.

Quá khứ đã đóng lại, nhưng tương lai mở ra nhiều cảnh đời nghiệt ngã, đặc biệt cho lớp người mới lớn. cái tồn tại trong ký ức, có khả năng níu bắt con người dừng lại suy gẫm.

Dù chiến tranh đã đi qua nhưng khắp nước này, người ta vẫn dựng nên những tượng đài khắp 52 tiểu bang hoa kỳ, đến thủ đô canberra úc, ottawa canada... giữa những trung tâm văn hóa lớn của thế giới hôm nay.

Một hôm trong buổi cơm tối, tôi thuật lại cho những người đàn bà xa quê nhà kia nghe. chị c., không dấu được nỗi niềm khi nhớ về vùng đất chiến tranh quy nhơn, nơi chị sinh và lớn lên. chị kể lại thời ấu thơ bom đạn trong ngôi làng mình ở. ngôi làng có đám tre, dừa vây phủ, hôm có tiếng súng vọng ra, có sư đoàn bạch mã đến vây bắt người. máu và nước mắt tuôn trào. khi chị vừa kịp lớn, di chuyển theo cha mẹ đến nhiều vùng đất. chị lại thấy những bịch nylon trắng cần sa mua bán quanh ngôi nhà chị ở, gần căn cứ quân đội mỹ, cây số 19 cam ranh. chị lấy chồng mỹ, xa quê nhà theo chồng đến đây. thời gian sau lấy chồng nhật... chị còn lại một người chị ruột còn trôi lạc trên vùng ban mê. chị có mong ước nhỏ, trúng đề có thêm chút tiền về giúp đỡ người chị xa xôi kia.

&

Người đàn bà xa quê nhà, đôi khi cũng còn mong ước nhỏ.*

Buổi sáng trên đảo còn nhiều sương mù, nắng sáng đang cố xuyên qua những đám mây trên cao. nắng lấp lánh trên những chùm ớt đỏ đong đưa. vườn ớt, vườn đu đủ, vườn bắp đầy trái kể luôn nhiều bụi hoa cố bám vào lớp đất mong manh chỉ dầy khoảng 5 - 6 centimét phủ trên mặt nham thạch núi lửa. những mảnh vườn nơi đây khá lạ lùng. người ta chỉ cần dùng xe trải trên lớp nham thạch đen nham nhở một lớp mỏng đất là có thể trồng nhiều cây trái. khi cơn mưa lớn, lớp đất sống trôi đi ửng hiện bên dưới lớp đá đen chết núi lửa. lớp đất mỏng, mong manh như đời người nhưng cùng nuôi mầm sống cho cây trái, kể cả cây cần sa.

Tôi thường ở lại đêm trong ngôi nhà ngưòi bạn là anh thức, vùng đất gần phía nam của đảo big island, cách thành phố hilo khoảng 30 phút lái xe. nơi có thể nhìn mưa từ cao, khói mờ núi lửa bủa vây trong hơi lạnh núi rừng.

Th. quê ở long khánh, anh sang đây đã lâu. đầu tiên anh sống vùng louisiana. th. kể lại, khởi đầu anh mở một quán cà phê, có mấy bàn bida, làm ăn tạm đủ. năm năm trước, kinh tế mỹ đang lên, anh làm ăn khá hơn. khi làm ăn khá, nên cũng có thêm người ghét. nhiều đám trẻ kéo vào quán, uống nước chơi bida, phi xì ke, quậy phá. có lần đóng cửa quán, cảnh sát tới khám quán. họ vào phòng washroom tìm thấy mấy bịch bột trắng nhét lại : bọn không ưa thức, cố tình bỏ lại. anh bị phiền hà không ít !

Ba mươi tết năm đó, nửa khuya một nhóm ngưòi việt kéo đến. họ dừng xe bắn vào quán xối xả thay tiếng pháo đêm giao thừa. họ vào trong phá tan quán, may nhờ chúa phù hộ, anh thoát chết, bỏ vùng louisiana đó ra đi, đi vòng vòng đất mỹ. anh đến quần đảo này chạy taxi trên đảo honolulu kế bên. thành phố này có đông người việt làm nghề chạy xe taxi nhất ở hải ngoại. lúc đầu cũng kiếm tiền được, nhất là chạy xe vùng khu phố nhật wakiki. khu phố sang trọng, phố chợ nhật, chùa nhật, người dân tộc bản xứ người trần trùng trục quấn tràng hoa quanh người, nhảy múa ca hát trên đường phố dập dìu du khách qua lại. rồi có một ngày, nhiều băng đảng xuất hiện trên đường phố, cướp bóc đủ thứ kể cả trấn lột tài xế taxi. anh sợ hãi trốn chạy qua big island, lấy vợ, về nơi chân núi lửa này, tìm một cuộc sống mới tương đối an bình với vợ và hai con.

Anh ta học thêm nghề kim hoàn. anh nổi tiếng khéo tay uy tín trên đảo, có tiệm riêng. nhưng giờ đây vẫn khó sống vì kinh tế đang xuống dốc thảm hại. vợ chồng anh trồng thêm đu đủ, trồng ớt, trồng bắp, trồng gừng... phụ thêm kinh tế gia đình. nhưng khổ nỗi ở đây heo rừng quá nhiều, phá hoại khủng khiếp đến nỗi chính phủ phải dùng máy bay trực thăng bắn bớt. kinh tế xuống, đời sống khó khăn thêm, nhiều nhà máy phá sản, di dời một nơi khác. kiếm việc làm, kiếm đồng tiền trên đảo trở nên rất khó khăn. ước mơ nhiều người héo tàn theo.

Vợ th. đang gọt những vỏ gừng làm mứt ngày tết trước hiên nhà. củ gừng lớn đẫy đà, thân to bằng chai nước ngọt trông phát khiếp.

Nhìn ly cà phê kiểu mỹ mới pha xong, chuông điện thoại reo, tôi nghe tiếng nói quen của chị c. vang lên trên ống nghe :

- morning bác sĩ, hôm qua ngủ, anh có nằm mơ không ?

Tôi thường ít khi nằm mơ, nhưng cũng vui miệng trả lời :

- có nằm mơ, nhưng chuyện gì vậy c. ?

- giấc mơ có gì hay nói cho tôi nghe với.

Tôi tưởng tượng ra kể :

- tôi mộng thấy về nhà ăn tết ở việt nam, có lẽ còn một tuần nữa là đến tết, nên nhớ nhà.

- cám ơn nhiều.

Chị tắt máy điện thoại. th. ngồi cạnh, lắng nghe mỉm cười giải thích :

- lại chuyện đánh đề của mấy bà ở trên đảo này. vài năm trước chị c. vẫn còn là người giàu có có tiếng của đảo này. người c nhà lớn sang trọng của chị, chiếc xe lexus của chị, chiếc mercedes của ông chồng, nhà hàng to, ai ai cũng tin, nhiều người vẫn cho chị vay tiền đánh số đề. nợ nần khá nhiều mà ông chồng không hay biết gì cả.

tôi nhớ lại nhiều lần chị c. có tâm sự với tôi. trước đây vài năm chị khá lắm, có khi tuần nào cũng đi las vegas đánh bài. bây giờ chị đang kẹt, lo làm ăn trả nợ. nhiều người đàn bà việt trên đảo đang lăn vào cuộc chơi mới. họ sống trong cơn mộng mị, ảo tưởng với mấy con số đề. họ đánh con số đầu số đuôi của những cuộc xổ số tận mãi đài phát thanh vùng cali.

Nằm mơ thấy được con voi, con số đề là 13. người ta bàn thế. nên đánh đầu hay đuôi ? con voi nhỏ 13, con voi lớn 63 ?

nằm mơ thấy cọp vồ, cọp là con số 06 nhưng có khi nằm mơ thấy ong chích là số 16... chuyện con số đề mấy bà bàn suốt ngày, suốt tháng suốt năm, con nhỏ con lớn, con đầu con đuôi. người chơi như sống trong cơn mộng mị, mơ một thiên đàng nhưng tỉnh giấc ở một nơi đen tối. người biên đề cuối cùng có lời. người chủ đề hình như trở nên khấm khá nhất. đêm đêm người đàn bà biên đề vẫn thường tới chỗ béo bở này, chị ta cao ốm, phì phà điếu thuốc bên ly rượu, nhìn đám thiêu thân bay quanh ngọn đèn sáng ngoài khung cửa. về khuya, đám thiêu thân rơi rớt xuống làm đen nền gạch trắng trước hiên nhà hàng chị c..

&

Những người đàn bà xa quê nhà, lấy chồng ngoại, ngồi với nhau, cũng bàn chuyện mai sau.

&

Trong những người đàn bà sống trong thành phố hilo, có chị oanh không thích tham dự cuộc chơi này, dù ngày nào chị cũng ngồi lắng nghe họ bàn số đề. trước đây chị oanh sống bên hòn đảo honolulu kế cận với ông chồng người mỹ, người cựu chiến binh cần cù làm ăn. bỗng đâu vài năm trở lại đây, người việt kéo tới đông, làm ăn, mở nhà hàng mua bán đủ thứ, kể luôn heroin. rồi sòng bạc mở ra, sòng bạc lậu thuế đánh xập xám, xì nhách, tứ sắc... không thiếu loại nào từ sáng tinh sương đến thâu đêm. rồi súng nổ, rồi người chết. hoàn cảnh chị cũng như anh th., họ quá sợ hãi, trốn qua cái đảo này, chọn vùng gần núi lửa xây nhà để sống. ông chồng chị ít nói, cô độc suốt ngày với cái đục, cái cưa, cái bào... cặm cụi làm ngôi nhà đã hơn ba năm nhưng chưa xong. ông tự làm nhà, một ngôi nhà gỗ lớn. ông tự đẽo cái cửa sổ, chiếc giường ngủ, bàn ghế... không giống ai. ba năm qua, nhà chị oanh vẫn lồng lộng gió vì ông chồng chỉ mới làm xong được hai cánh cửa sổ, còn quá nhiều thứ dang dở. ông miệt mài suốt ngày mỉm cười, làm việc cô độc trong ngôi nhà trống trải dở dang, nhiều bụi xám vàng vương vãi.

Chị oanh chỉ làm ca chiều và tối tại nhà hàng chị c.. buổi sáng chị rảnh thường ghé đón tụi tôi bằng chiếc xe xám 4 wheel. chở đi ăn sáng, đi tham quan ngọn núi lửa cạnh nhà chị.

Vùng núi lửa, khói bốc lên từ khe núi nhan nhản khắp nơi quyện trong mùi diêm sinh khen khét, như lạc vào một cõi khác. chính phủ làm một con đường nhựa dài mấy chục cây số trong vùng hoang vắng này cho mọi người tới ngao du. con đường đưa ta đến một hang động nhỏ dưới lòng đất dài độ 200 mét, giữa khu rừng vắng. thế mà có đến hàng ngàn người vào thăm viếng mỗi ngày. hang chỉ thấy màu vàng úa của đất, có đoàn người du khách lội bì bõm dưới lớp nước cạn sau cơn mưa, đâu có những hình ảnh kỳ diệu hay được bềnh bồng chèo trên dòng nước trong như ở động phong nha.

Đường nhựa đưa ta tới gần miệng núi. dừng xe, lội bộ vài trăm mét đến miệng núi lửa, sau khi ngang qua khu rừng héo khô, đen, lạnh tanh. nhiều thân cây ngã sóng sượt trong sương khói bủa vây. vùng đất không tiếng chim hót, không bóng người ở, chỉ có tiếng gió hú lạnh mình len giữa hàng cây khô đen ngã nghiêng. người ta cố tình để như vậy.

Rừng cây, nghiêng ngả, héo úa, mong manh, đẩy đưa như thân phận bóng hình người. kiếp người chỉ có một. có người may mắn vươn lên cao, may nhờ thế này thế nọ. có người giữa đường bỗng gãy gánh. có những người cả đời phấn đấu rồi phải gục xuống dưới bao nhiêu sự cay nghiệt phủ phàng. bên kia đỉnh núi lá vẫn xanh.

Miệng núi đã tắt lửa vài năm nhưng còn khói, khói vàng, khói xanh lục bốc lên cao từ lòng sâu thăm thẳm của đất. bạn có thể mồi thuốc lá từ những khe đất đá cạnh đó. thấp thoáng xa xa một ngọn núi lửa khác về phía nam đang tức giận, cuồn cuộn nổi giận ứa lửa, phun tràn nham thạch ra ngoài.

Có thể nhìn rõ hơn cảnh núi lửa, là bạn leo lên chiếc trực thăng, theo đoàn du khách sẽ nhìn rõ lửa hừng hực cháy, nham thạch ứa ra trôi ra biển tới vùng nani mau, bồi đắp bãi biển thành lớp đen cứng như đá có lẫn lộn những thân cây khô cháy. mỗi năm bờ biển được bồi rộng thêm vài cây số.

Những du khách, đặc biệt người á châu, người bản xứ, xem miệng núi lửa này là chốn thần linh, thiêng liêng, huyền bí nhất. họ thường đến đây để cầu nguyện. cầu phước, cầu xin làm ra ăn nên, về vái bà mẫu. thiên hạ về đây nườm nượp như cảnh miếu bà châu đốc vậy.

Hương khói của núi lửa quyện với hương thơm của trầm hương mờ ảo. vài người hoa đang vái, khấn nguyện cạnh tôi. họ cúng nguyện một con heo quay màu đỏ óng ánh dưới nắng trời im vắng. họ nhìn quanh, khi chắc chắn không có ông cảnh sát. họ hè nhau, khiêng con heo quay ném vào miệng núi lửa sâu thẳm. sương khói vàng xanh bay bổng lên cao.

Chị oanh thắp nhang, vái trời đất bên mép núi lửa. tôi lại gần hỏi nhỏ :

- Chị nguyện gì mà lâu thế ?

- Tôi nguyện cho bà cụ tôi ở bên nhà được mạnh giỏi. năm nay mẹ tôi trên 70 rồi. xin bà mẫu phù hộ tôi làm ăn nên. nếu được sang năm tôi nguyện sẽ về xây nhà lại cho bà cụ ở gò vấp gần ngã năm. tôi ước có chút tiền xây lại mộ cha tôi ở gò dưa. những người đàn bà việt nam xa quê nhà, đều có điều mong ước nhỏ.*

Trời đổ cơn mưa lớn, gió mạnh, chúng tôi vào khu trung tâm núi lửa, nơi có gallery trưng bày tranh ảnh của họa sĩ trên đảo. đó là một ngôi nhà sàn lớn, có tranh của người thổ dân hawaii, có những bức tranh của một họa sĩ nổi tiếng trên đảo. xưa anh này bị nhốt trong tù. rời ngục thất anh đổi nghề là chuyên vẽ cá voi, trở thành họa sĩ. hôm nay tranh anh ta lên cả trăm ngàn đô, nỗi tiếng nặng tiền như cá voi.

Cạnh gallery có một rạp chiếu bóng, chiếu cảnh núi lửa, dẫn dắt mọi người về cội nguồn, nguyên nhân, giải thích sự nứt nẻ của hành tinh này. lửa lòng đất theo đó bay lên trời... tại sao có động đất ? tại sao động đất thường xảy ra ở nhật ? ở vùng cali ?

Nắng bừng lên sau cơn mưa, trên đường trở về ghé thăm một kiến trúc lạ. một ngôi nhà được xây dựng trên một cây cao, bao quanh một rừng hoa trắng cà phê. một kiến trúc quái lạ làm nhiều du khách tò mò tới xem.

Tôi ngước đầu cao nhìn ngôi nhà, mỉm cười kể cho chị oanh nghe rằng ở nước mình cũng có khá nhiều kiến trúc lạ : “nội xung quanh hồ tây đã có khá nhiều kiến trúc lạ xây dựng mấy năm vừa qua. đến trên chục cái tháp nhọn, kiến trúc của nhiều tôn giáo trên thế giới bay nhảy tụ hội về. từ kiểu chùa phật giáo trấn quốc xa xưa, đến kiến tríc tháp chuông nhà thờ giatô, kiến trúc ấn độ giáo, tháp hồi giáo cong cong nhọn nhọn, kiểu dôme nhà thờ chính thống giáo nga - la tư...v.v... tất cả kiến trúc kỳ dị đó, lấp loáng hội họp dưới đáy hồ tây !”.

&

Người đàn bà xa quê nhà, lấy chồng ngoại đôi khi nhớ lại biển xưa.

*

Tuần cuối nơi đây, tôi về ở lại nhà c. cạnh biển nằm phía đông đảo big island. những ngôi nhà trông như chênh vênh bên dốc biển, luôn tĩnh lặng, đó là xóm nhà của người lắm tiền của. giá mỗi nhà vài triệu đôla. nhà thường ngóng ra biển để nghe sóng vỗ, đón gió trời lồng lộng. vài bãi biển riêng tư, đầy nham thạch đen, có sóng cao phủ giăng. vùng này chỉ có một bãi cát vàng, cát kéo dài vài chục mét. cát ở đây là quí hiếm, còn quý như vàng.

Khi nắng chiều còn đọng lại trên sóng biển, tôi thường có mặt ở bãi cát nhỏ tý tẹo đó. câu cam nằm dài nhìn chim bay, đợi sóng lặng, rồi phóng người xuống nước. chúng tôi thường có những buổi ăn barbecue trên bãi cát chung với những người đàn bà xa nhà đó. chồng chị chi là lão patrick, lớn tuổi to con bô trai như tài tử cao bồi john wayne. ông ta thích đội nón cao bồi, lái xe nhanh, gặp người lạ nói không nghỉ, thích tự mình nướng từng miếng thịt rồi đi mời mọi người ăn cho được và chọc ghẹo người khác... patrick khoe tài nấu ăn của mình, nhất là món ướp thịt, nướng thịt.

Người vợ ông là chị chi thì suốt ngày la mắng ông ta, đôi khi chửi nặng nề cái tính ngây ngô đó. nghe vợ chửi, nguyền rủa thì ông nhe hàm răng trắng cười khoái chí. ông tâm sự, nghe vợ mắng chưởi là thói quen. hôm bà chi về việt nam, hai tháng ông buồn vì không có ai chửi mắng mình. ông thích biển vì thời thanh niên là lính hải quân mỹ đóng ở cam ranh. ông nhớ lại những bãi biển cát trắng mênh mông yên ngủ dọc theo miền trung đó. ở đây muốn tắm biển, thường phải lái xe vài trăm kilômét qua phía tây hòn đảo mới có bãi tắm đích thực tốt lý tưởng .

Biển muốn tắm được phải có bãi cát, lội ra xa không có bùn, nước phải ấm không lạnh quá như ở canada, bắc âu. hè về, băng tuyết tan làm biển lạnh buốt như một phần biển trên xứ mỹ, thêm không có sóng lớn chết người. cát trắng trên biển là một kho tàng vô giá. phía nam nước pháp vùng địa trung hải ngay trên những thành phố sang trọng nổi tiếng thế giới như canes, nice, bờ biển dài nhưng bãi biển có thể tắm được diện tích lại hẹp, nhỏ và ngắn. miền bắc nước pháp có bãi biển tắm được. ở đó người ta phải mua cát từ xa, cho tàu chở đến đổ định kỳ rất công phu tốn kém.

Trời cho bờ biển nước ta thì mênh mông cát trắng, khí hậu hiền hòa, chỉ khổ nỗi rác rưởi khá nhiều, nhiều chuyện buồn dài không nói hết... biển người ta ngày ngày có người lượm rác, mọi người đều lo gìn giữ, giữ luôn đàn cá con, rừng san hô đỏ ửng hồng bên dưới.

Biển, sóng to nối tiếp đập bờ. sóng to làm thỏa thích cho đám trẻ chơi lướt ván. bên cạnh những tảng đá đen, vài đứa trẻ thổ dân trong đảo đầu đội nón bảo hộ cố bám vào đá, nhấp nhô lên xuống với sóng nước, chúng đang cố nạy, bóc những con sò, con hào bám dính vào đá mặc cho sóng vỗ không ngừng. mỗi năm có vài người chết khi làm công việc nạy sò, sóng làm chúng va mạnh vào đá. công việc nầy rất nguy hiểm nên chuyện vào nhà hàng ăn được sò con hào vài đôla một con là chuyện thông thường. cũng như chuyện mua bán ma túy nguy hiểm, chết người, bán vài trăm gram là tử hình, là chung thân, nên hàng phải mắc tiền. người bán được hàng trắng nếu chưa bị chộp thì mau giàu.

&

những người đàn bà xa quê nhà, lấy chồng xa, ngồi quanh lại, bàn những ước mơ, mơ trúng số đề, mơ về một thiên đàng không tưởng.

*

Trong số những người ngồi đó, có chị sáu biệt danh chị sáu phở, vì chị nấu phở nổi tiếng trên đảo. chị nấu bếp cho nhà hàng chị c.. chị nói về bí quyết nấu phở. chuyện nước trong, nước đục, nước phở thơm. bí quyết làm sao cho bánh phở, thịt khi bỏ vào phải tách rời nhau, bí quyết làm bánh phở. khi nào bỏ tiêu, khi nào bỏ thêm củ cải... nhiều chuyện về phở. chị đặc biệt ít khi nói chuyện quê nhà. chồng chị người nhật, có tiếng tăm trên đảo vì dòng họ ông ấy ở đây lâu năm.

Có hôm tôi ghé thăm chị sáu. ngôi nhà ngay trung tâm thành phố. cơ ngơi quanh nhà rộng đến 18 mẫu, tất cả chiếm một góc thành phố này. vườn trồng đủ hoa trái. hạ uy di cùng nằm cùng một vĩ tuyến việt nam, khí hậu giống nhau nên những gì trong nước có, nơi đây đều có thể có. từ những cây cau trầu, chôm chôm, nhãn, xoài , dừa tre v.v...

Mảng hoa trắng bám kín trên bức tường rêu phong ít người coi ngó. ngôi nhà ngói lớn im vắng bao quanh dưói bóng mát bởi nhiều cây nhãn lớn . vườn cam tươi, tốt trái rụng vàng đầy trên cỏ xanh. một góc khác, bưởi rơi la liệt, đã đổi màu héo úa. nhiều loại hoa, hoa hồng, hoa tình yêu trồng bao quanh những hồ có thác, có hòn non bộ, tất cả là phong cách nhật bản. nếu một ai đó đem nhặt những hoa nở, cây trái sum suê thay vì rơi rụng đem ra chợ bán mỗi ngày chắc kiếm được bộn tiền.

Nhưng không, ngôi vườn này có khác, người ta không bán, người ta gọi người tới để cho hoặc để mặc cho nó rơi rụng chật vườn. cái khó hiểu của dòng họ người nhật này từ xưa.

Riêng chị Sáu vẫn đi làm thuê, tiền có được mua một chiế xe hơi luôn luôn bóng láng, nực thơm mùi nệm mới. thỉnh thoảng đổi xe mới. tiền còn lại dành hết để chơi số đề.

Họ không có con cái gì cả. kinh tế mỹ đang xuống dốc, kinh tế gia đình cũng khó khăn. ông chồng suốt ngày chẳng bận tâm chuyện chị sáu đi làm. ông nhìn trời nhìn ngôi từ đường im vắng, ngôi nhà cha ông để lại, rồi nhìn gió làm cuốn tàng cây nhãn ngoài sân nhấp nhô lên xuống .

Ông khư khư bảo vệ những bức tranh xưa cổ nhật, những bài thơ, thanh kiếm quý. ông tự hào về những văn hóa phẩm nhật còn sót lại đó. có hôm ông chỉ ngọn núi tuyết mauna kea, nói với tôi :

- Tôi thích ở đây vì ngọn núi này. nó giống phú sĩ sơn.

Lắng nghe ông ta nói, nhìn những đóa hoa cúc vàng , cúc trắng nở lấp lánh quanh hồ nước trong, có thêm đóa sen hồng vừa hé nụ dưới nắng xuân .

*

Những người đàn bà xa quê nhà, ngồi lại với nhau mỗi ngày khi chiều đến, bàn chuyện thiên đường xa, quanh chiếc bàn cũ.

*

Chị c. và người chồng nhật trên 70 tuổi, có thể là những người bận rộn nhất ở đảo này. cuộc đời buộc họ bám dính suốt ngày với nhà hàng của mình. lo ăn sáng, ăn trưa chiều tối cho gần trên 200 người khách đầy kín mỗi ngày. khách ngụ lại khách sạn ngay phía trên nhà hàng. họ phải làm việc quanh năm, mỗi năm may lắm chỉ nghỉ được 1 ngày, 1 ngày tết tây. người ta nói rằng ông chồng nhật này giàu lắm, làm việc cả đời không biết mệt, chẳng thèm quan tâm đến cái căn bệnh ung thư chết người ông đang mang trong người.

Ông là người vui tính, bắt tay cười nói, nhiệt tình với tất cả mọi người. vắng khách ông vào làm bếp với cái khăn trắng quấn quanh người. thỉnh thoảng ông phụ lau dọn, rồi cắt bông tỉa lá bên ngoài hành lang.

Buổi tối, đêm chia tay để sáng ngày mai tôi về lại việt nam, nhiều người trên đảo tụ lại ăn chung và nói với nhau lời từ giã. bên ngoài sương đêm hình như về sớm, vầng trăng mờ nhạt sau tầng mây, chút sáng lấp lánh trên biển một đêm buồn. bóng đèn đường làm sáng từng tàn lá xanh vừa đâm lá. thế là một mùa xuân sang, tôi xa nhà không thấy được mai vàng nở. (ở đây chỉ thiếu cây mai vàng).

Những người đàn bà xa quê chiều nay không thiếu ai, có luôn người đàn bà ốm cao chuyên biên số đề, có cả chị hai bán trong siêu thị cũng rất mê chơi đề, có mấy ông chồng ngoại, anh th., chị v.,... những bóng hình của họ, những rối rắm trên thiên đường trắng này, tất cả mọi thứ ngổn ngang sẽ còn lại rất lâu trong ký ức tôi.

Bên ngoài đảo yên vắng, vắng người qua lại. trong quán, ánh sáng vàng của ngọn đèn trần, đèn xanh đèn đỏ của hàng chữ quảng cáo trên mảng tường đục không làm nổi bật được áo trắng áo vàng màu môi son tím của những người đàn bà xa quê nhà. họ im lặng, ít nói, thỉnh thoảng thầm thì bên ly nước trong. văng vẳng khúc nhạc tình quen thân du vọng lại, đoản khúc buồn của người đi xa. tôi ngồi đó.

Giờ là 7 giờ tối yên vắng ở đây cũng là 12 giờ trưa rộn ràng nơi thành phố quê hương tôi. có lẽ sài gòn tháng giêng này nóng lắm. bỗng nhiên nhớ cái oi bức và thèm một chút bia lạnh. nhớ cây sia già che nắng nóng của quán nhậu quen : quán 81 trần quốc thảo. ôi những buổi nhậu tưởng như kéo dài, tháng này qua năm nọ không dứt. nào anh, nào em, nào văn nhân, nào nghệ sĩ ... ta cùng nâng ly “dzô” !

Ở thành phố tôi, trong quán này những người đàn ông tưởng chừng mình không vợ bao giờ. họ cũng tụ hội kể chuyện đời như các bà xa quê nhà bên đảo. họ nâng ly chào nhau dù mới một lần quen biết. có câu thơ, cà khịa đời, tỏ bày chí tang bồng hồ thỉ... quán có kẻ khóc cười, la hét. quán có người trẻ người già hiếm bóng dáng đàn bà con trẻ.

Chỉ chuyện đàn ông đi nhậu với nhau mỗi ngày là cũng đủ làm mấy bà đưa ra tòa ly dị, phong tục xứ người là thế. họ uống, họ hôn nhau, bá vai nhau, dìu nhau ngã nghiêng ra về như những người người đồng tính ở xứ tây.

Quán nhiều chuyện lạ, ngổn ngang bề bộn trăm thứ, ra về, quay cuồng không biết nhớ một ai. có những chàng trai, ngày nào anh ta đều uống. nhậu từ lúc sáng mai quán vừa mở cửa, nhậu đến chiều khi đóng quán không còn ai. có kẻ nhậu năm này qua tháng nọ, độc ẩm rồi hát nghêu nhao át cả tiếng cười la.

Chỉ có khóm trúc vàng cô độc ngoài sân nhìn vào làm nhân chứng. tội nghiệp cây si già chống nắng, tàng lá xanh cố sức che kín mái tôle hoen rỉ nóng hừng hực trên nóc quán. đám lá khô xào xạc trên mái nóng. từ đám lá, hàng trăm rể cây si màu nâu mục nát, mỏng manh buông thòng xuống. rể si mãi đong đưa với gió trời, như lớp người bên dưới quán, lắc lư mãi vui cười. nhìn lên cao cây nhạc ngựa đâm trái không buồn réo nhạc giữa đám lá xanh.

*

Cuối bàn, chị c. lẩm bẩm nhiều lần với mọi người, thầm tiếc rẻ chuyện trúng đề. chị đã đánh con chó số 11. hôm qua chị thấy trên xe chị sáu, mới mua 2 con chó bông mới.

Chị bán tin bán nghi, nên chị đánh nhỏ 300 đôla cho 2 số : số 11 con chó nhỏ - số 61 con chó lớn. kết quả số đầu 11, chị trúng không được nhiều. thường ngày chị đánh đề đến mấy ngàn đôla. con chó làm nhiều người tiếc rẻ. chị c. qua nhà hàng bên cạnh mua dĩa cua rang me, chị nói cua nhà hàng hôm nay không được ngon. có thêm bánh tét, bánh chưng ngày tết còn sót lại và nhiều món ăn của các bà mang tới.

Thức ăn luôn ê hề chật bàn, riêng chị c. ăn cơm với dưa leo chấm mắm ruốc. khi người ta có nhà hàng, người ta có nhiều tiền, người ta trở nên khó ăn. hình như họ chỉ nhớ đến mùi hương vị, mùi con mắm, miếng cà pháo của tuổi ấu thơ...

Tiệc tàn có lời tạm biệt, có nụ hôn hai bên má lúc chia tay. bóng người mờ trong khói thuốc. tiếng nói không còn vui, ánh mắt buồn... chị l. bên đảo honolulu vừa đến chơi, báo tin cho chị c. :

- chị sandy h. bạn chị c. bị bắt bên phi với 2 kilô thuốc phiện. tivi có loan báo, báo chí đưa tin quá trời. có thể sandy bị lãnh án tử hình.

Mọi người lắng nghe, chị c. cau mặt, lắc đầu:

- tôi không tin, vì sandy h. giờ đây giàu lắm, nổi tiếng bên đảo. nếu sandy muốn buôn á phiện, chỉ cần sai bảo đệ tử mang dùm. xưa có thể, bây giờ thì không. chị c. buồn, kể lại, chị sandy h. thỉnh thoảng qua đây chơi, biết nhau trên 10 năm rồi. thuở mới tới honolulu, chị và chồng người hoa mở sòng bài, làm ăn chung với tụi phi... sau chị giàu lên. chị có về việt nam làm mồ mả, xây chùa, xây nhà trẻ, xây trường học tuốt đâu quê bến tre... tội nghiệp sandy h.

Quanh bàn, người ta bàn tán xôn xao, mỗi người nói mỗi ý. xứ này, tội mua bán ma túy chỉ có trời mà cứu. tôi nhớ lại sydney, người việt, người hoa bán ma túy còn hơn bất cứ ai. người buôn phải về vùng cabramatta mua chất trắng đó, vì giá ở đó rẻ với chất lượng tuyệt vời, hơn cả vùng kingcross.

*

Buổi sáng ngày về, phi trường honolulu có cuộc đình công của taxi người việt. trên chiếc máy bay, trang báo trước mặt có đưa tin “một người đàn bà gốc việt quốc tịch hoa kỳ tên sandy h. bị áp giải từ phi về mỹ vì tội buôn lậu ma túy. tội nhân có khả năng sẽ bị lãnh án tử hình.

&

Thỉnh thoảng tôi vẫn liên lạc với những người đàn bà việt xa nhà trên đảo xa đó. mỗi ngày họ vẫn sống, ngồi với nhau, vẫn bàn chuyện như thế. chị c. cùng nhiều người đàn bà khác vẫn nửa tỉnh nửa mê trong cơn mộng mị số đề. chất bột trắng hình như vẫn tiếp tục làm gia tăng tội phạm ma túy trên hòn đảo bên cạnh.

*

Một năm sau, trong phòng mổ dưỡng đường tôi đang làm việc có một bệnh nhân dáng dấp đẹp, đứng tuổi. chị đến nhờ tôi cắt bỏ lớp da thừa bên dưới mi mắt giờ đây có nhiều vết nhăn, chị còn cho biết là từ honolulu về thăm bà con. tôi nhớ lại chuyện cũ và hỏi :

- Chị có nghe tin gì về vụ án sandy h. không? có bị tử hình không ?

Người đàn bà mỉm cười, bật ngồi dậy trên bàn mổ nhìn tôi :

- Tôi là sandy h. đây, còn sống sờ sờ đây. hôm tôi ở phi, tụi nó ghét tôi vì thấy tôi làm ăn khấm khá. chúng nó ném 2 kilô á phiện trước phòng tôi ở, ngay lối đi trong khách sạn. tôi được áp giải về mỹ, khi ra tòa tôi thắng kiện. hiện tôi đang nhờ luật sư kiện ngược lại