Nếu so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp, tiếng Việt có nhiều điểm yếu: không có hệ thống tiếpđầu ngữ và tiếp vĩ ngữ, cấu trúc câu thường không rõ ràng hợp lý, không đủ các từ chuyên môn và từ khoa học kỹ thuật, ... Còn một vấn đề nữa là tiếng Việt không chia động từ nên khó diễn tả chính xác. Chỉ một câu ngắn gọnI’ve been thinking about it.mà tiếng Việt phải nói khá dài:Tôi đã nghĩ đếnđiều này và bây giờ vẫn còn đang nghĩ đến.vì tiếng Việt không có thì Present Perfect Continuous. Nói chung thì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, rất tiện để giao dịch kinh tế thương mại và rất mạnh về khoa học kỹ thuật, nhưng không phải là không có điểm yếu. Về mặt hùng biện và tính lãng mạn (rhetoric, romantic) thì tiếng Pháp có phần lôi cuốn hơn. Về từ tâm linh (spiritual terms) thì tiếng Anh khá nghèo nàn so với tiếng Hindi và tiếng Hoa. Về tình cảm và những quan điểm về Triết Học Đôngphương thì tiếng Hoa và tiếng Việt phong phú hơn nhiều.

Chữ TÌNH (情) trong tiếng Việt bao hàm nhiều ý nghĩa: tình yêu (love, affection) tình thương và sự thông cảm (compassion, feeling, pity, sympathy, empathy), tình chăn gối (sexual harmony), tìnhbạn (friendship), tình anh em (brotherhood), và tình người nói chung (good human relationships) bao gồm tình gia tộc, tình hàng xóm, tình đồng đội, tình chiến hữu, ... Chữ tình có nhiều nghĩa như thế nhưng không mâu thuẫn nhau vì tất cả là lý lẽ của con tim (reasons of the heart). Đối lập với chữ TÌNH là chữ LÝ 理 (reasons of the mind). Cách xử thế căn bản của người Việt là cố gắng tạo cân bằng giữa tình và lý, không nghiêng thái quá về một bên.

Về chữ NGHĨA (義) thì trong tiếng Anh không có từ tương đương với khái niệm “sự trung thành, lòng thương mến lẫn nhau, và trách nhiệm trọn đời với nhau giữa những người có quan hệ cho và nhận lâu dài” (loyalty, mutual affection, and mutual obligations for life between those who have a long-term give-and-take involvement). Và đó mới chỉ là một khía cạnh của chữ NGHĨA. Nếu muốngiải thích bằng tiếng Anh, tiếng Pháp các khái niệm NGHĨA KHÍ, NGHĨA QUÂN THẦN, NGHĨA PHU THÊ, NGHĨA BẰNG HỮU, KHỞI NGHĨA, HY SINH VÌ ĐẠI NGHĨA, KIẾN NGHĨA BẤT VI VÔ DŨNG DÃ, CỦA PHI NGHĨA LÀ CỦA PHÙ VÂN, ... thì phải mất công viết khá dài.

Chữ DUYÊN (緣) cũng là một từ riêng của Đông Á, không có từ tương đương trong tiếng Anh, tiếng Pháp. Trong bài viết này tôi không bàn đến các khái niệm về Thập Nhị Nhân Duyên vàNghiệp Duyên trong Phật Giáo, chỉ nói đến một ý nghĩa cổ truyền của văn hóa Hoa-Việt trong điểntích“Nguyệt Lão Xe Duyên” - buộc sợi chỉ hồng vào hai người nào là hai người đó sẽ nên duyên chồngvợ. Trong tiếng Hoa, chữ Duyên được viết với bộ Mịch 糸 (sợi dây) và chữ Thoán 彖 (ám chỉ ThoánTừ 彖 辭 trong Kinh Dịch, nói về định mệnh và các khuynh hướng nên theo). Do đó, DUYÊN là đểchỉ các mối dây tiền định đã khiến con người đến với nhau trong quan hệ tình nghĩa. Thế giới này có hơn sáu tỷ người, dĩ nhiên có rất nhiều người hợp với mình, nhưng định mệnh chỉ cho phép mình kết duyên với một người mà thôi. Quan niệm về DUYÊN khiến những cuộc tình thơ mộng hơn (Người đâu gập gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không?) và dễ dàng đưa đến sự gắn bó thủy chung.

Người Mỹ không có khái niệm về DUYÊN. Những cuộc tình của họ phần lớn là tạm bợ, không thích nhau nữa thì chia tay rồi “move on” kiếm người khác. Trong cuốn phim“Sleepless in Seattle” (Tom Hanks, Meg Ryan) họ không có từ ngữ để diễn tả “duyên kỳ ngộ” hoặc “duyên nợ ba sinh” là chủ đề chính của cuốn phim. Người Pháp cũng thế - khi chuyển âm sang tiếng Pháp họ gọi phim này là “La Magie du Destin” (pháp thuật của định mệnh). Nhưng chữ DUYÊN không phải chỉ đơn giản như vậy, ngoài duyên chồng vợ còn duyên bạn hữu và các quan hệ khác. Chữ “lương duyên” thường dùng để chỉ những quan hệ lâu dài, còn những duyên ngắn hạn thì gọi là “bình thủy tương phùng” – duyên bèo nước gập gỡ, gần nhau một thời rồi xa nhau vĩnh viễn.

Chữ NỢ (tiếng Hán Việt là Trái 債) cũng có nghĩa rộng hơn chữ DEBT (tiếng Anh) hay DETTE (tiếng Pháp). Từ này bao gồm cả nợ tiền, nợ tình, nợ nghĩa, nợ sự săn sóc quan tâm, nợ những xúcphạm lầm lỗi, … Chữ NỢ thường đi cùng với chữ DUYÊN, vì chỉ có những người có duyên phận với nhau mới sẵn sàng hy sinh cho nhau, chịu thiệt thòi vì nhau và cùng chấp nhận những khó khăn cựckhổ để xây dựng gia đình (“Phi túc trái bất thành phu phụ”: nếu không có nợ từ kiếp trước thì không thành vợ chồng). Khái niệm về NỢ cũng gắn liền với ý thức về TÌNH và NGHĨA, vì chỉ có nhữngngười trọng tình nghĩa mới cảm thấy mình “mắc nợ” với những người săn sóc yêu thương mình, mắcnợ cả những người mình đã đối xử không tốt hoặc đã xúc phạm một cách không chính đáng. Người Tây phương thiếu ý thức về NGHĨA, cho nên đối với họ DEBT hay DETTE chỉ là nợ tiền của mà thôi.

Tóm lại, những khái niệm về “TÌNH”, “NGHĨA”, “DUYÊN”, “NỢ” mang những nét đặc thù của văn hóa Á Đông mà đa số người Tây phương không cảm nhận được. Từ tình cảm Anh Pháp thường mang ý nghĩa khác tiếng Việt, thí dụ như hồi mới học tiếng Anh tôi tưởng rằng chữ SHY có nghĩa “mắc cở” nhưng thực ra SHY nghĩa là “thiếu cởi mở, căng thẳng, nhút nhát, thiếu tự tin trước người khác” và những synonyms của SHY như BASHFUL, TIMID, RESERVED, TIMOROUS, SHEEPISH, MOUSY, NERVOUS, INSECURE, … không tương đồng với nhiều cách diễn tả trong tiếng Việt: xấu hổ, mắc cở, ngượng, thẹn, bị quê, quê độ, ngượng ngùng, ngần ngại, ngại ngùng, sượngmặt, sượng trân, ngượng chín người, muốn độn thổ, thẹn thùng, e lệ, bẽn lẽn, rụt rè, e ấp, … Như vậylàm sao tìm được từ Anh Pháp để dịch những câu như “Động phòng dìu dặt chén mồi, bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi tình xưa”? Truyện Kiều, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng và những truyện kiếmhiệp của Kim Dung - Cổ Long, khi dịch ra tiếng Anh,tiếng Pháp thường mất hơn 50% giá trị, bởi vìnhững bản dịch chính xác nhất cũng không thể chuyển dịch những khái niệm Đông phương vào nhậnthức Tây phương.