Vũ Hoàng Chương

thư họa Văn Tấn Phước

Vũ Hoàng Chương 武黃遧 (14/5/1915 - 6/9/1976) sinh tại Nam Định, nguyên quán làng Phù Ủng, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ ông theo học Albert Sarrault ở Hà Nội, đỗ tú tài năm 1937. Năm 1938 ông vào trường Luật nhưng chỉ được một năm thì lại bỏ đi làm Phó kiểm soát Sở Hoả xa Đông Dương. Năm 1941 ông bỏ Sở Hoả xa đi học toán tại Hà Nội, rồi bỏ dở để đi dậy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng viết thơ, viết kịch. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương vào Sài Gòn, tiếp tục sáng tác không ngừng cho đến khi ông mất.
Nguồn: thivien.net

VT:  Không như nhiều nhà thơ nổi danh khác, thi bá Vũ Hoàng Chương sành sỏi tất cả thể loại thơ và làm đủ loại đề tài : thơ thất tình đau thương, khóc thương nàng Tố, thơ say, thơ rượu, thơ liêu trai, thơ quê hương, hùng ca như bài ca Bình Bắc, Kinh Kha, ... VHC làm thơ đủ thể loại: bát cú, tự do, lục bát, tứ tuyệt, ... Thơ Ông rất giàu âm điệu, nhạc tính, ngôn từ rất trau chuốt, một chữ cũng không thừa, ... 

Tuy Ông không uống rượu, nhưng thơ Ông đầy chất men say, và hay tự xưng là chàng Say, Hoàng lang, ... Ông được giới thi đàn miền Nam tôn xưng là thi bá.
VHC biết tiếng Hán và cũng có làm vài bài bát cú tiếng Nho, nhưng hầu hết là thơ tiếng Quốc Ngữ. 

Thư pháp của Ông rất đặc biệt vì  Ông viết bằng cây tăm.


Vợ của Ông là bà Đinh Thục Oanh, chị ruột của Đinh Hùng, cũng là nhà thơ. 

Tác phẩm của Ông bao gồm:
- Thơ say (1940),  Mây (1943), Tâm sự kẻ sang Tần (1961), Lửa từ bi (1963), Ta đợi em từ ba mươi năm (1970),  Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973), Trương Chi (kịch thơ, 1944)


Năm 1940, khi lựa thơ in vào tập Thơ say, tôi đã gạt bỏ nhiều bài mang tính cách quá riêng tư, một phần cũng e rằng lời thơ quá non nớt. Bây giờ đã là 1970. Sau đó cả một cuộc biển dâu - đúng 30 năm - những e ngại nói trên không còn nữa, tôi quyết định gom góp lại thành một tập nhỏ mang tiểu đề Tuổi học trò. Để đối lại với những bài thơ Tình-Yêu viết sau năm 40 tuổi - từ 1955 trở đi - cũng góp thành tập nhỏ với tiểu đề Từ đấy về sau.

Hợp cả lại, thành thi tập này - Đời vắng em rồi say với ai - nghĩa là thi tập này gồm 2 phần rõ rệt: Phần Nhất - Tuổi học trò - có 17 bài, đều là thơ Tình-Yêu viết từ trước năm 1940; và Phần Hai - Từ đấy về sau - đều là những sáng tác sau năm 1954 lựa được 19 bài trong các tập đã in trong khoảng 1955-1968.  Nói riêng Phần Nhất, chỉ có 3 bài đã đăng báo, lần đầu tiên được lên khuôn chữ.


Đến khúc quanh rồi (Tuổi Học Trò)

Cũng vì em (THT)

Im lặng (THT)

Trời nước tỉnh đông (THT)

Giấc mộng đầu (THT)

Rằng thực rằng hư (THT)

Trách gì ai (Từ Đấy Về Sau, sau 40t)

Một bài thơ / Tình si (TDVS)

Công chúa Paris (TDVS)

Y-sa (TDVS)

Mây sóng tình thơ (TDVS)

Mộng chim liền cánh (TDVS)

Duyên mùa loạn (TDVS)

Bảng vàng hoa tím (TDVS)

Gấm hoa (TDVS)