Xác định các yêu cầu của chế định thừa kế trong Luật dân sự

Chia tài sản thừa kế là một nội dung có trong chế định thừa kế của Luật dân sự Việt Nam. Bộ luật này ra đời đã giúp cho người dân có thể dễ dàng phân chia tài sản thừa kế hơn. Đồng thời cũng giúp việc phân chia diễn ra một cách công bằng nhất. Vậy cần xác định những gì để có thể phân chia tài sản đúng theo pháp luật?

Xác định hình thức thừa kế

Việc đầu tiên cần phải làm đó chính là xác định hình thức thừa kế. Hiện nay, có 2 hình thức thừa kế chính đó là : Thừa kế theo luật và thừa kế theo di chúc. Nếu đối tượng thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc thì cần phải xác định di chúc đó có hợp pháp hay không ? Có đảm bảo giá trị hiệu lực hay không ?,…

Ngoài ra, các bạn cũng nên tìm hiểu và đối chiếu các thông tin trong các quy định của Bộ luật dân sự xem đó là loại di chúc nào và đặc biệt phải quan tâm đến tính hiệu lực của di chúc đó. Nếu không có di chúc hoặc di chúc đã hết hiệu lực, có người bị truất, không được hưởng thì sẽ phải chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định.

Xác định người được hưởng di sản thừa kế

Sau khi đã xác định xong hình thức thừa kế, các bạn cần phải xác định được người hưởng di sản thừa kế là ai.

  • Đầu tiên, hãy xác định hàng thừa kế, cụ thể như sau : Xác định người có quyền thừa kế theo quy tắc : Hàng thừa kế thứ nhất – hàng thừa kế thứ 2 – hàng thừa kế thứ 3. Chỉ khi nào không còn người thuộc hàng thừa kế trên thì hàng thừa kế sau mới được quyền hưởng.

  • Sau đó, tiếp tục xác định xem ai mới là người được hưởng di sản thừa kế, ai không được hưởng. Đối với nội dung này, mọi người cần phải làm rõ, ai được nhận di sản, ai không được hưởng do bị truất quyền thừa kế, không được người viết di chúc đề cập tới.

>>>> https://meeyland.com/tu-van-luat/cach-chia-tai-san-thua-ke-theo-phap-luat-chuan-nhat-nam-2020/