Tổng quan về phát triển trí thông minh tự nhiên cho học sinh trường liên cấp

Không ít các trường liên cấp hiện nay thiết kế chương trình giảng dạy theo mô hình trí thông minh đa diện với 8 loại trí thông minh khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trí thông minh tự nhiên (Nature Intelligence), cũng như cách nhận diện học sinh có trí thông minh tự nhiên và làm sao để giúp các em phát huy.

Khái niệm, đặc điểm trí thông tự nhiên ở học sinh trường liên cấp và gợi ý hoạt động ngoại khóa liên quan

Trước khi đi vào chủ đề chính, chúng tôi xin nhắc lại một chút về khái niệm trí thông minh đa diện. Trí thông minh đa diện, hay thuyết đa trí tuệ (Multiple Intelligence) là học thuyết được phát triển bởi giáo sư Howard Gardner vào năm 1983. Lý thuyết ban đầu của ông chỉ bao gồm 7 loại trí thông minh, đó là trực quan-không gian, ngôn ngữ, logic-toán học, thể chất, âm nhạc, liên kết cá nhân và trí tuệ nội tại. Sang thập niên 1990, trí thông minh thứ 8 được thêm vào, đó là trí thông minh về tự nhiên.

Thế nào là trí tuệ tự nhiên? Nó mang lại những lợi ích gì cho học sinh trường liên cấp?

Trí tuệ tự nhiên liên quan đến sự quan tâm và nhạy bén đặc biệt của một cá nhân với các hành vi, thói quen, môi trường sống của con người và cả các giống loài khác (động vật, cây cỏ…). Những ai sở hữu trí thông minh này, từ nhỏ đã sớm hòa hợp với thiên nhiên và thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng, khám phá môi trường sống và không ngừng tò mò, học hỏi về các loài khác.

Trí thông minh về tự nhiên này sẽ tạo cho học sinh trường liên cấp 5 khả năng tư duy như sau:

  1. Định hướng thuộc tính: Khả năng tìm ra những điểm tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giống loài.

  2. Phân loại: Xác định các nhóm đối tượng khác nhau theo thuộc tính hoặc đặc điểm.

  3. Lập luận phân cấp: Khả năng xếp hạng hoặc sắp xếp các đối tượng theo tầm quan trọng hoặc mối tương quan.

  4. Ghi nhớ có hệ thống: Khả năng xử lý và ghi nhớ thông tin theo thuộc tính hoặc phân loại thứ bậc.

  5. Hiểu biết về tự nhiên: Khả năng nhận biết các sinh vật sống và môi trường của chúng.



Làm sao để phụ huynh và giáo viên trường liên cấp nhận biết và định hướng một đứa trẻ có trí tuệ tự nhiên?

Cả 8 trí thông minh theo học thuyết của Gardner đều được bộc lộ ở trẻ khá sớm. Nếu gia đình và nhà trường phát hiện trẻ có các đặc điểm và hành vi sau đây, thì rất có thể trẻ thông minh về mặt tự nhiên:

  1. Nhanh nhạy với mọi thứ xung quanh và cảm nhận được nhịp điệu của thiên nhiên (chim vỗ cánh, lá đưa xào xạc, sóng biển…);

  2. Có khả năng nhận thấy các chi tiết nhỏ mà người khác có thể bỏ lỡ.

  3. Có trí nhớ sắc bén với các tiểu tiết; thường quan sát kỹ và dễ dàng ghi nhớ mọi thứ quanh mình.

  4. Phát triển tốt cả 5 giác quan, thậm chí có cả “giác quan thứ sáu”.

  5. Yêu quý động vật và nhớ rõ nhiều thứ về chúng;

  6. Học nhanh và nhớ lâu các môn học về tự nhiên, sinh học ở trường liên cấp.

  7. Thích ở ngoài trời hơn trong nhà; hào hứng tham gia các hoạt động cắm trại, dã ngoại, leo núi…

  8. Thích xem phim ảnh, sách báo về sinh vật hoặc các hiện tượng thiên nhiên.

  9. Lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng sáng tạo (Vẽ tranh, dựng mô hình…).

  10. Có ý thức bảo vệ môi trường tốt;

  11. Luôn luôn tò mò và không ngừng học hỏi về môi trường xung quanh.

Khi đã xác định được năng lực này ở trẻ, thầy cô và gia đình có thể cân nhắc định hướng cho trẻ theo một số nghề nghiệp như sau:

  • Nhà sinh vật học/cổ sinh vật học;

  • Nhà bảo tồn sinh vật;

  • Kỹ sư môi trường;

  • Kỹ sư nông nghiệp;

  • Nghệ nhân cây cảnh;

  • Bác sĩ thú y.

Trường liên cấp có thể tổ chức các hoạt động gì để giúp học sinh nâng cao trí thông minh tự nhiên?

Theo như các mô tả ở trên, học sinh thông minh về mặt tự nhiên có xu hướng thích hòa nhập với môi trường bên ngoài và có sự quan tâm đặc biệt đến động vật, cây cối, môi trường. Do đó, trường liên cấp có thể triển khai các hoạt động bổ ích sau đây:


  • Tham quan dã ngoại ở các địa điểm như sở thú, khu bảo tồn, vườn thực vật, nông trại, thủy cung, viện hải dương học, bảo tàng sinh học…

  • Tổ chức các câu lạc bộ về khoa học tự nhiên và sinh học;

  • Tổ chức trồng cây ở các lớp và trong khuôn viên trường;

  • Triển khai phong trào tái chế và sử dụng đồ dùng thân thiện với môi trường;

  • Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, phim tài liệu về sinh vật cho các em tham khảo;

  • Đẩy mạnh các tiết thực hành cho môn Sinh học và Địa Lý.

Đối với các học sinh có năng khiếu về thiên nhiên vượt trội, nhà trường có thể phối hợp cùng gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em phát triển. Đồng thời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách cân bằng giữa các môn năng khiếu và các bộ môn còn lại để đảm bảo việc học và tốt nghiệp.

Nhìn chung, sự yêu thích đặc biệt của trẻ với thiên nhiên không chỉ là đặc điểm tính cách, mà đó còn là biểu hiện của sự thông minh, nhanh nhạy về mặt tự nhiên. Nếu trường liên cấp và cả gia đình học sinh có thể giúp các em phát triển đúng hướng, thì chúng ta sẽ đào tạo ra được rất nhiều nhân lực chất lượng cao cho môi trường, hệ sinh thái và cả nền nông nghiệp.