Làm sao để giúp trẻ học tốt chương trình giáo dục Tiểu học môn tập đọc

Khả năng đọc hiểu thành thạo là một trong những nhiệm vụ chính ở chương trình giáo dục Tiểu học. Để trẻ có thể đọc tốt thì không chỉ cần sự luyện tập thường xuyên mà phải đảm bảo đúng cách nữa. Nếu phụ huynh sắp có trẻ sắp vào Tiểu học hoặc trẻ đang gặp vấn đề với môn đọc, thì có thể tham khảo qua những cách dạy trẻ đọc tốt trong bài viết sau đây.

4 cách luyện đọc theo chương trình giáo dục Tiểu học cho bé lớp Một

Để giúp bé đọc tốt thì đầu tiên, phụ huynh cần đảm bảo con đã nhận diện tốt tất cả chữ cái tiếng Việt, dấu câu, phân biệt được đâu là nguyên âm, phụ âm, cũng như biết các nguyên tắc ghép vần, đánh vần. Tiếp đến, chúng ta có thể một cách luyện đọc khá tốt, chính là kết hợp đọc và viết tay. Bên cạnh đó, giúp con hình thành thói quen đọc sách thường xuyên cũng rất hữu hiệu trong việc rèn kỹ năng đọc - hiểu.

Để đọc tốt ở chương trình giáo dục Tiểu học, bé cần nắm vững bảng chữ cái, đánh vần và ghép vần

Nhận mặt chữ và đánh vần là nền tảng cho việc đọc. Do đó, ba mẹ nên giúp bé nắm vững phần này, rồi sau đó mới đến việc đọc. Với những bé chuẩn bị vào lớp 1 thì việc tập đọc sớm là không cần thiết mà lúc này, bé chỉ cần nhận biết được mặt chữ là đủ. Ngoài ra, việc các bé chưa thể phát âm chuẩn ngay từ đầu là việc hết sức bình thường. Sau khi con đã thuộc hết bảng chữ cái thì chỉnh phát âm cho bé sau cũng chưa muộn.

Sau khi trẻ đã nhớ hết chữ cái rồi thì sẽ đến khâu đánh vần. Thông thường, trẻ ở chương trình giáo dục Tiểu học ít khi gặp vấn đề với việc đánh vần đơn giản gồm một phụ âm đơn và một nguyên âm đơn. Nhưng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn đối với các phụ âm kép và nguyên âm đôi. Lúc này, trẻ cần sự luyện tập thường xuyên và ứng dụng nó vào các từ vựng quen thuộc hằng ngày, ví dụ như “giường”, “trường”, “truyện”.

Tập đọc kết hợp viết tay ở chương trình giáo dục Tiểu học giúp bé cùng lúc phát triển 2 kỹ năng đọc và viết

Đọc kết hợp viết sẽ giúp bé nhớ mặt chữ tốt hơn và viết đúng chính tả hơn, được xem như là cách học 2 - 1 hiệu quả và tiết kiệm thời gian, thay vì tập đọc xong rồi tập viết. Ở giai đoạn đầu, phụ huynh có thể cho bé đánh vần thành tiếng từng chữ cái sau đó viết xuống giấy. Khi bé đã quen dần thì chúng ta có thể tăng độ khó lên bằng cách từ/cụm từ ghép, tiếp đến sẽ là cả câu. Bé sẽ đọc lên thành tiếng một câu hoàn chỉnh thật rành mạch, sau đó ghi nhớ chúng và viết xuống giấy. Cách luyện tập này cũng rèn cho bé khả năng học thuộc lòng và chép xuống giấy, giúp bé sẵn sàng cho việc học thuộc bài và làm bài sau này.

Việc đọc lên trước khi viết còn luyện cho bé khả năng nghe và tiếp thu thông tin sau đó viết xuống giấy, giúp bé làm tốt các bài tập đọc chép chính tả sau này. Sau khi bé đã quen với việc tự đọc và chép, ba mẹ có thể đọc cho bé chép xuống vở. Ba mẹ có thể “thử thách” bé bằng cách cho bé tập đọc - chép các nội dung nằm ngoài sách giáo khoa như báo thiếu nhi, truyện tranh…

Tạo cho trẻ thói quen đọc sách mỗi ngày để luyện tập tốt hơn cho chương trình giáo dục Tiểu học

Như đã nói qua ở đầu bài, việc đọc tốt ở chương trình giáo dục Tiểu học không phải là năng lực bẩm sinh, mà đòi hỏi quá trình luyện tập thường xuyên. Do đó, việc tập cho bé thói quen đọc sách mỗi ngày là rất cần thiết. Ba mẹ có thể bắt đầu với những thứ mà bé có thể thích thú như truyện tranh, dù có thể chúng không có quá nhiều chữ.

Xem thêm: bí quyết học tăng cường tiếng Anh là gì? Mẹo khiến trẻ học tốt hơn

Tiếp đến có thể là những quyển sách cổ tích, ngụ ngôn - đây đều là thể loại mà các bạn nhỏ rất thích. Tiếp đến sẽ là những đầu sách có tính giáo dục cao hơn như sách tìm hiểu khoa học, văn học, sách kiến thức dành cho thiếu nhi. Nếu trẻ chăm chỉ và chủ động tập đọc, phụ huynh có thể thưởng cho con các phần quà nho nhỏ để khích lệ.

Cách giúp phụ huynh cùng luyện đọc cho chương trình giáo dục Tiểu học cùng con tại nhà

Để hình thành thói quen đọc sách như trên, trẻ rất cần có sự đồng hành, khuyến khích từ phụ huynh. Dù bận rộn đến đâu, ba mẹ cũng nên dành thời gian cùng con đọc sách mỗi ngày. Phụ huynh có thể đọc cho bé nghe trước, sau đó đến lượt bé đọc lại cho ba mẹ nghe. Hoặc cả người lớn và trẻ nhỏ có thể cùng nhau đọc từng trang sách, như vậy phụ huynh sẽ kịp thời chỉnh sửa các lỗi sai khi đọc của trẻ. Phụ huynh hãy kiên nhẫn nếu trẻ đọc chậm, không nên hối thúc hay chê trách con vì sao vẫn chưa thể đọc tốt.

Trước buổi đọc, phụ huynh có thể cùng con tìm hiểu qua trước về nội dung sách. Trong lúc đọc, phụ huynh hãy thường xuyên đặt cho trẻ các câu hỏi để giúp trẻ phát huy kỹ năng hiểu và nắm bắt, phân tích thông tin. Ngược lại, phụ huynh cũng cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho mình nếu có chỗ nào chưa hiểu. Sau buổi đọc sẽ là hoạt động tổng kết lại nội dung đọc hôm nay. Phụ huynh có thể yêu cầu trẻ tóm tắt lại nội dung vừa đọc và nêu ra cảm nghĩ. Ngoài ra, để trẻ có thói quen đọc sách, gia đình cũng hãy làm gương. Cả nhà có thể tổ chức “giờ đọc sách cùng nhau” mỗi ngày, không chỉ bé đọc sách mà người lớn cũng thế.

Tham khảo chương trình giáo dục phổ thông mới :
https://ispschools.edu.vn/chuong-trinh-thcs-thpt/

Nhìn chung, việc trẻ chậm đọc khi mới làm quen với chương trình giáo dục Tiểu học không quá hiếm gặp. Thay vì áp lực trẻ và khiến trẻ càng thêm bài xích việc đọc, sợ đọc thì gia đình có thể giúp bé luyện tập từ gốc rễ cơ bản nhất, sau đó kết hợp đọc với nghe và viết, cuối cùng là tạo cho bé thói quen đọc thật nhiều khi ở nhà.