Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là gì? 4 phương pháp tích hợp phổ biến

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học gần đây được các trường học chú trọng và quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ tích hợp có nghĩa là lồng ghép, sát nhập, hợp nhất, kết hợp những cái chung, thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Sự liên kết giữa các môn học tưởng chừng khác biệt với nhau tạo thành một bài học tổng thể, nhằm đem lại kiến thức cho học sinh một cách toàn diện.

Định nghĩa phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là gì?

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học theo định nghĩa của phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Xuân Thành như sau: “ Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...”

Vậy điều này có nghĩa, dạy học tích hợp là dạy học theo định hướng phát triển cho người học khả năng huy động tổng hợp lượng kiến thức và kỹ năng thuộc đa dạng lĩnh vực khác nhau để giải quyết hiệu quả các vấn đề xung quanh học tập và cả cuộc sống đời thường.

4 phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học hiện nay là gì?

Cụ thể các phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học sẽ có đặc điểm khác nhau. Tùy theo mức độ tích hợp khác nhau mà sẽ có thể phân ra các kiểu như sau:

  • Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học - Tích hợp nội môn

Tích hợp nội môn: là cách dạy có nội dung được thiết kế từ hai hay nhiều phân của một môn học với mục tiêu là giúp trẻ nhận thức được hiện tượng hoặc có thể giải quyết được những vấn đề cơ bản dựa trên sự tích hợp và tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ các phần khác nhau của môn học.

Khi giảng dạy theo phương pháp này thì các môn học vẫn được giảng dạy một cách riêng lễ nhưng thực tế quá trình giảng dạy, việc tích hợp thể hiện qua việc giáo viên loại bỏ bớt những nội dung trùng lặp trong chính môn học đó. Điển hình như trong môn Ngữ văn, có sự tích hợp giữa các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói trong một tiết học.

Xem thêm : Giáo dục STEAM hiện đại và tầm quan trọng của chữ A – Nghệ thuật

  • Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học - Tích hợp liên môn

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học liên môn là cách dạy mà trong đó giáo viên sẽ tiến hành tổ chức chương trình học thông qua các môn nhằm để giải quyết một nội dung trong chương trình cần kiến thức, kỹ năng tổng hợp từ nhiều môn học. Với cách tiếp cận liên môn này, các giáo viên sẽ kết nối nội dung bài học từ nhiều môn học khác nhau để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn.

Đối với hình thức liên môn thì việc tổ chức học tập có thể chỉ đặt trong khuôn khổ một môn học, ở đó giáo viên tổ chức chương trình học tập những chủ đề, khái niệm cụ thể của môn học trong mối quan hệ với các khái niệm và kỹ năng liên môn.

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học - Tích hợp đa môn

Tiếp tục, phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học đa môn là cách dạy dựa theo chủ đề từ đó học sinh có thể tiếp cập nhiều môn học khác nhau. Cách dạy theo xu hướng này cùng một chủ đề nhưng có thể được nghiên cứu từ góc độ của những khoa học khác nhau.

Thông thường, khi áp dụng phương pháp dạy này thì nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi các vấn đề hoặc tình huống mà đòi hỏi ở người học phải có sự tổng hợp kiến thức, kỹ năng từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Vai trò Tăng cường tiếng Anh là gì đối với trí thông minh ngôn ngữ

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học - Tích hợp xuyên môn:

Phương pháp dạy học tích hợp xuyên môn là cách dạy sao cho các vấn đề và nội dung được hiểu và giải quyết bằng kiến thức và kỹ năng từng môn học. Thông qua đó, học sinh sẽ xem xét các vấn đề một cách toàn diện với những khái niệm và cả phương pháp đặc thù của cách tiếp cận xuyên môn.

Trên đây là 4 phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học phổ biến hiện nay. Với nhiều phương pháp dạy học khác nhau sẽ tạo ra nhiều cách tiếp cận bài học cho học sinh. Từ đó, tạo sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy, tăng sự sáng tạo và hứng thú của học sinh với các tiết học hơn.