Các phương pháp giáo dục ở chương trình chất lượng cao là gì?

Đối với câu hỏi “các ưu điểm đặc biệt của chương trình chất lượng cao là gì?” thì phương pháp giảng dạy phong phú, hiện đại là một trong số các đáp án nổi bật. Vậy các chương trình chất lượng cao đang áp dụng các cách thức dạy học nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

4 phương pháp dạy học ở chương trình chất lượng cao và lợi ích mà chúng mang lại

Ngày càng có nhiều giải pháp giáo dục mới ra đời nhằm tối ưu hóa kết quả lĩnh hội kiến thức của các em và giúp các em phát huy tốt tiềm năng nội tại của mình. Trong đó, có 4 phương pháp được áp dụng nhiều nhất, bao gồm: Học tập trải nghiệm, học tập cộng tác, học tập dựa trên dự án và học tập theo hướng nghiên cứu bài học.

Học tập trải nghiệm ở chương trình chất lượng cao là gì? Học sinh sẽ trải nghiệm những gì?

Học tập trải nghiệm (EL - Experiential learning) đề cập đến quá trình học tập dựa trên các trải nghiệm. Nó không chỉ nhấn mạnh việc học kết hợp thực hành, mà còn tập trung vào việc khám phá và phản ứng với thế giới xung quanh. Phương pháp này cần đến rất nhiều sự hợp tác và làm việc theo nhóm và học sinh sẽ là trung tâm của cách dạy học này. Như triết gia nổi tiếng Aristotle đã nói, "chúng ta học bằng cách làm." Phong cách học tập này đã thể hiện rõ niềm tin của ông.

Ví dụ điển hình nhất về học tập trải nghiệm ở chương trình chất lượng cao là gì? Đó là tham gia vào một thí nghiệm vật lý, hóa học, hay thực hiện một công thức nấu ăn như làm kem hoặc trồng hoa trong sân trường. Chúng sẽ mang lại cho học sinh trải nghiệm học tập chân thực hơn.

Học tập cộng tác ở chương trình chất lượng cao là gì? Vì sao học sinh cần cộng tác nhiều hơn?

Học tập hợp tác diễn ra khi học sinh được xếp vào các nhóm nhỏ để cùng nhau tìm hiểu một khái niệm mới. Mỗi học sinh đóng một vai trò nhất định trong nhóm. Khi chia nhóm, giáo viên nên có chiến lược cụ thể, để mỗi nhóm có thật nhiều màu sắc cá tính và năng lực học tập khác nhau, để từ đó các em có thể học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Sau đó, học sinh được cung cấp một nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành cả cá nhân và cùng nhau phù hợp với một bài học.

Lý do chúng ta nên đẩy mạnh học tập cộng tác ở chương trình chất lượng cao là gì? Vì học sinh luôn học được nhiều thứ từ bạn đồng lứa của chúng hơn cả từ thầy cô. Chúng chia sẻ với nhau cùng một ngôn ngữ, suy nghĩ, có cùng các vấn đề với nhau, từ đó dễ thấu hiểu và diễn giải cho nhau hơn. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm cũng là một trong những hành trang quan trọng nhất mà học sinh cần có. Học tập cộng tác sẽ là cách tốt nhất để các em trau dồi kỹ năng này.

Học tập dựa trên dự án ở chương trình chất lượng cao là gì? Học sinh được gì từ phương pháp này?

Học tập dựa trên dự án (PBL - Project-based learning) là phương pháp sử dụng các kỹ năng đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề làm cơ sở. Giải thích đơn giản, học sinh sẽ tìm hiểu kiến thức thông qua việc thực hiện một dự án nào đó (thực hành, khảo sát, nghiên cứu…). Các chủ đề khá phổ biến bao gồm sự nóng lên toàn cầu, thế giới động vật hoặc tìm hiểu văn học, lịch sử. Học sinh có thể tự do chọn dự án mình muốn: Trò chơi, tham quan, nghiên cứu hoặc khám phá hoặc mô phỏng các tình huống dựa trên các câu hỏi chủ đề. Học sinh có thể tạo một danh sách các câu hỏi về các vấn đề mà các em muốn tìm hiểu.

Lợi ích mà học tập dựa trên dự án mang lại cho học sinh trong chương trình chất lượng cao tại trường tư thục TPHCM là gì? Có 5 lợi ích cụ thể sau đây:

  1. Giúp học sinh chủ động hơn trong việc học;

  2. Mang lại cho học sinh các trải nghiệm học tập mới lạ và hứng thú;

  3. Kích thích các em suy nghĩ đa chiều, sáng tạo hơn;

  4. Thúc đẩy hoạt động làm việc nhóm.

  5. Giúp học sinh hướng trọng tâm vào quá trình thay vì kết quả.

Học tập theo hướng nghiên cứu bài học ở chương trình chất lượng cao là gì?

Học tập theo hướng nghiên cứu bài học (Inquiry-based learning) chỉ việc đặt câu các hỏi và thực hiện việc nghiên cứu để giải đáp chúng. Sự tò mò và ham muốn khám phá của học sinh là trọng tâm của quá trình này. Quá trình này sẽ bắt đầu với việc học sinh đặt câu hỏi, nghiên cứu câu trả lời cho câu hỏi, chia sẻ kiến ​​thức thu được với các bạn cùng lớp và cuối cùng phản ánh lại về quá trình này.

Điểm đặc biệt của phương pháp này đó là, hầu hết các câu hỏi và nghiên cứu được đưa ra và thực hiện bởi học sinh chứ không phải giáo viên. Thầy cô sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn và theo dõi quá trình nghiên cứu của các em. Đây được xem là phương pháp đề cao tinh thần lấy học sinh làm trung tâm (student-centered) nhất trong cả 4 hình thức được giới thiệu trong bài viết hôm nay.

Nhìn chung, những phương pháp mà chúng tôi vừa liệt kê đều mang tính khoa học và hiệu quả cao, được nhiều quốc gia phát triển về giáo dục áp dụng. Nếu phụ huynh đang băn khoăn về phương pháp dạy học cho con ở chương trình chất lượng cao là gì? Có mang lại hiệu quả hay không thì chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp phụ huynh thêm yên tâm về lựa chọn của mình.